thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
 
danh mục tác phẩm
 
 

SBS Radio phỏng vấn về tập thơ tiếng Anh của 3 nhà thơ gốc Việt  -  Lê Văn Tài  /  Phan Quỳnh Trâm  /  Phượng Hoàng  /  Nguyễn Hưng Quốc  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Phượng Hoàng (SBS Radio) phỏng vấn nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cùng 3 nhà thơ Lê Văn Tài, Nguyễn Tôn Hiệt & Phan Quỳnh Trâm về tập thơ tiếng Anh do Vagabond Press xuất bản vào đầu tháng 10 năm 2015. Tập thơ gồm những bài thơ viết bằng tiếng Anh hay dịch từ tiếng Việt ra tiếng Anh của 3 nhà thơ, với lời tựa của Nguyễn Hưng Quốc, lời bạt của Nhã Thuyên, và tranh bìa là một tác phẩm sơn dầu của hoạ sĩ Nguyễn Hưng Trinh... (...)

Tán gẫu với nhà văn Nguyễn Viện: “Tự do và chuồng trại” -  Nguyễn Viện  /  Tuấn Khanh
“Một nhà văn chân chính không thể tự đặt mình dưới bất kỳ sự lãnh đạo của ai”, nhà văn Nguyễn Viện đã nói như vậy trong cuộc trò chuyện tháng 5, về sự kiện nhiều nhà văn tuyên bố ly khai với Hội Nhà Văn Việt Nam. Cuộc nói chuyện đề cập khái quát về hiện trạng của giới trí thức trong xã hội Việt Nam và về đời sống văn chương trong nước sau 40 năm dưới sự kiểm soát của “sợi chỉ đỏ xuyên suốt”... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Phan Quỳnh Trâm, nhà thơ  -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phan Quỳnh Trâm  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Phan Quỳnh Trâm là một trong những cây bút trẻ nhất trong số các cộng tác viên của trang Tiền Vệ ở Úc. Bắt đầu làm thơ từ năm 2008, rồi vài năm sau đó cô say mê dịch thuật. Phan Quỳnh Trâm nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm cá nhân của một người làm thơ. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đóng góp những nhận định về một số nét độc đáo trong thơ của Phan Quỳnh Trâm... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Phan Quỳnh Trâm, dịch giả -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phan Quỳnh Trâm  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Phan Quỳnh Trâm là một trong những cây bút trẻ nhất trong số các cộng tác viên của trang Tiền Vệ ở Úc. Bắt đầu làm thơ từ năm 2008, rồi vài năm sau đó cô say mê dịch thuật và cho đến nay cô đã dịch thơ, truyện ngắn và tiểu luận của hàng trăm tác giả quốc tế. Phan Quỳnh Trâm nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm của cô như một dịch giả. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn cũng đóng góp những nhận định về một số khía cạnh trong công việc dịch thuật văn chương... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Chim Hải, nhà thơ -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Phượng Hoàng  /  Chim Hải  /  Nguyễn Hưng Quốc
Chim Hải từng ngưng viết mười năm. Rồi chị trở lại với những bài thơ khác hẳn dòng thơ trước kia của chị, khác cả về ngôn từ, bút pháp, và ý thức thẩm mỹ. Chim Hải nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những cảm nghiệm mới của chị. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đưa ra những nhận xét về thơ của Chim Hải... (...)

Phỏng vấn Thi Vương Charles Simic: Thế giới, những cái đẹp và những cái ác của nó -  Vaughn, Michael J.
Charles Simic: Tôi là một anh chàng bi quan vui vẻ. Cuộc sống rất tuyệt vời, thế nhưng chúng ta bị bủa vây bởi những thảm kịch mỗi ngày, nếu không của ta thì của tha nhân. Tôi để cho độc giả tự suy luận qua từng bài thơ. Tôi chỉ tường thuật lại cảm giác của riêng tôi về thế giới, những cái đẹp của nó và những cái ác của nó... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Vụ khủng bố tại toà soạn báo Charlie Hebdo và quyền tự do ngôn luận  -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Nhân vụ khủng bố tại toà soạn báo Charlie Hebdo, Phượng Hoàng (SBS Radio) phỏng vấn Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn về quyền tự do ngôn luận trong những trường hợp văn nghệ sĩ trên thế giới và tại Việt Nam chết vì ngòi bút của mình... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Tạ Duy Bình, nhà thơ -  Phượng Hoàng  /  Tạ Duy Bình  /  Nguyễn Hưng Quốc  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Năm nay đúng 50 tuổi, cuộc đời Tạ Duy Bình có thể chia làm hai nửa: một nửa trước ở Việt Nam, và một nửa sau ở Úc. Trong nghệ thuật, anh cũng phân thân: một phần cho kịch nghệ và một phần cho thơ. Tạ Duy Bình nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về kinh nghiệm làm thơ. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đưa ra những ý kiến về thơ của Tạ Duy Bình... (...)

Phỏng vấn nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc về hội thảo văn học Miền Nam 1954-1975 -  Ðinh Quang Anh Thái  /  Nguyễn Hưng Quốc
... Đó là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam với những thành tựu hiếm có so với thời kỳ trước cũng như sau đó. Đó cũng là một thời kỳ văn học bất hạnh, bị nhà cầm quyền Việt Nam sau năm 1975 tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ, hủy diệt và nhấn chìm vào quên lãng. Trong tình hình ấy, nếu chúng ta, giới cầm bút ở hải ngoại, không tiến hành một cuộc hội thảo nghiêm chỉnh để nhận diện các đặc điểm cũng như các thành tựu của nền văn học ấy thì cũng sẽ không có ai làm... (...)

Phỏng vấn nhà văn Phạm Phú Minh: Ðặt lại giá trị văn học miền Nam 1954-1975 trong lịch sử văn học Việt Nam -  Tiểu Muội  /  Phạm Phú Minh
... Dựng lại những gì bị vùi dập. Ðịnh lại giá trị của những gì bị xuyên tạc, bôi bẩn. Góp phần cho một niềm thông cảm chung của người Việt Nam trong và ngoài nước trước các di sản tim óc của những lớp người đi trước. Ðó là ước nguyện của tất cả những ai đang cố gắng xây dựng, bồi đắp lại những gì mất mát do những nghiệt ngã của lịch sử đã gây ra cho nền văn hóa Việt Nam... (...)

Phỏng vấn nhà văn Trịnh Thanh Thủy về văn học miền Nam 1954-1975: Hoài hương là một ý niệm, một cội nguồn bất tận -  Trịnh Thanh Thủy  /  Kalynh Ngô
... Rời bỏ một quá khứ, lìa xa nơi chôn nhau, cắt rốn, làm thân lữ hành trên phần đất quê hương mới, có ai không khỏi thương nhớ phần đất kia của dĩ vãng, của đất nước... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Tạ Duy Bình trong kịch nghệ  -  Tạ Duy Bình  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Tạ Duy Bình vốn là nghệ sĩ kịch câm ở Việt Nam, tỵ nạn chính trị tại Úc năm 1988. Từ đó, anh tham gia trong nhiều hoạt động kịch nghệ tại Úc như một kịch tác gia, đạo diễn và diễn viên. Trong cuộc phỏng vấn này, Tạ Duy Bình nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những hoạt động của anh. Đồng thời, Hoàng Ngọc-Tuấn, người đã viết nhạc cho hầu hết những vở kịch của Tạ Duy Bình, đưa ra những nhận xét về Tạ Duy Bình, kịch tác gia... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Viết Vu Vơ & Những Ý Nghĩ Rời — hai cuốn sách mới của Nguyễn Hưng Quốc  -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về hai cuốn sách mới của Nguyễn Hưng Quốc: Viết Vu Vơ và Những Ý Nghĩ Rời... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Nhà văn Phùng Nguyễn nói chuyện về Thu Tứ và “Trường hợp Võ Phiến”  -  Phượng Hoàng  /  Phùng Nguyễn
Nhà văn Phùng Nguyễn ở Hoa Kỳ nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về việc Thu Tứ (con trai của nhà văn Võ Phiến) đã viết bài kết án thân phụ của chính ông là sai lầm khi chống chế độ Cộng Sản. Thu Tứ đã sử dụng bài kết án ấy để biện minh cho việc tự ý kiểm duyệt, cắt bỏ nhiều bài, nhiều đoạn trong tác phẩm của Võ Phiến, trước khi cho in lại trong nước... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: “Hành trình thơ của Lê Nguyên Tịnh”  -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Lê Nguyên Tịnh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Lê Nguyên Tịnh là một trong những nhà thơ xuất sắc trong giới làm thơ tiếng Việt ở Úc. Ông sáng tác vừa nhiều, vừa nhanh, và đặc biệt nhất là bút pháp của ông không ngừng tìm tòi những hướng đi mới. Trong cuộc phỏng vấn này, Lê Nguyên Tịnh nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về kinh nghiệm sáng tác của ông. Đồng thời, Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn đóng góp một số nhận định về thơ Lê Nguyên Tịnh... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: “Nguyễn Hoàng Tranh và nỗi ám ảnh Việt Nam” -  Nguyễn Hoàng Tranh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Phượng Hoàng  /  Nguyễn Hưng Quốc
Điều gì khiến một nhà thơ thuộc thế hệ 1.5 như Nguyễn Hoàng Tranh gắn bó với tiếng Việt và văn chương Việt? Điều gì khiến một nhà thơ lưu vong trẻ tuổi viết về quê hương bằng những dòng thơ nhiều dằn vật, phẫn hận? Phượng Hoàng (SBS Radio) đi tìm câu trả lời qua cuộc nói chuyện với nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc-Tuấn, và chính nhà thơ Nguyễn Hoàng Tranh... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: “Nguyễn Xuân Hoàng, người đi trên mây”  -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Phượng Hoàng  /  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN XUÂN HOÀNG (1940-2014)] Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về con người và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Hoàng Ngọc Thư trên đôi cánh của óc tưởng tượng -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc Thư  /  Nguyễn Hưng Quốc
Đây là phần tiếp theo của cuộc phỏng vấn về văn chương của Hoàng Ngọc Thư. Trong phần này, Hoàng Ngọc Thư nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về con đường sáng tác của mình. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn phát biểu một số nhận xét và đánh giá... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Hiện tượng thơ Lê Văn Tài  -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Lê Văn Tài  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Lê Văn Tài bước vào thế giới thơ sau nhiều năm đã tung hoành trong thế giới hội họa từ lúc còn ở Việt Nam cho đến khi sang Úc. Tại sao ông được cho là người đến với thi ca tiếng Việt bằng con đường vòng và là người làm “thơ cụ thể” nhiều nhất, đặc sắc nhất? Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về cái đẹp trong thơ Lê Văn Tài... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Hoàng Ngọc Thư và chủ nghĩa hiện thực thần kỳ  -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc Thư  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Đến Úc lúc mới 15 tuổi, Hoàng Ngọc Thư là cây bút thuộc thế hệ 1.5, sớm chứng tỏ tài năng và đặc biệt nổi bật với những bài thơ, những truyện ngắn, tùy bút đậm màu sắc của chủ nghĩa hiện thực thần kỳ, một mảnh đất chưa có nhiều nhà văn Việt Nam khai phá. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về lối viết hiện thực thần kỳ trong các tác phẩm của Hoàng Ngọc Thư... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Bài ca của niềm lạc quan và hy vọng  -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Trong thế giới đương thời, chúng ta dễ dàng cảm thấy bi quan và buồn chán khi đọc những bản tin hàng ngày về chiến tranh, thiên tai, giết chóc, nghèo đói, và sự xâm phạm nhân quyền. Tuy nhiên, có những bài ca mà mỗi lần chúng ta lắng nghe thì chúng ta lại cảm thấy tâm hồn phơi phới với cảm giác lạc quan và hy vọng. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Phía sau vẻ đơn giản -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Đôi khi một tác phẩm nghệ thuật trông có vẻ đơn giản, nhưng ngay khi chúng tìm thấy cách đi xuyên qua bề mặt của nó, chúng ta có thể sẽ thấy nhiều điều ngoạn mục. Một truyện ngắn của nhà văn Herta Müller (Nobel Văn Chương 2009) được phân tích như một ví dụ thú vị trong cuộc trao đổi giữa Hoàng Ngọc-Tuấn và Tú Trinh (SBS Radio) ... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Về cái “hay”, cái “đẹp” trong nghệ thuật  -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Người ta thường nói "bài thơ này thì hay", "bức tranh kia thì đẹp", "cuốn tiểu thuyết này thì tầm thường"... Tuy nhiên, trong lịch sử nhân loại, nhiều nhà tư tưởng, từ Plato, đến Aquinas, đến Montaigne, Spinoza, Kant... và những người khác, đã cố gắng tìm ý nghĩa của cái "hay", cái "đẹp", và dường như không ai có thể đạt được một định nghĩa mang tính hoàn vũ cho cái "hay", cái "đẹp". Thế thì chúng ta dựa vào những tiêu chuẩn nào để đánh giá cái "hay", cái "đẹp" trong văn chương và nghệ thuật? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Cây bút tiểu luận Nguyễn Hoàng Văn -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Nguyễn Hoàng Văn  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Nguyễn Hoàng Văn là một trong những cây bút tiểu luận sắc sảo hàng đầu trong giới cầm bút người Việt ở hải ngoại. Anh đã xuất bản hai tác phẩm: Văn Hóa, Giới Tính và Văn Học (Văn Mới, 2004) và Ngôn Ngữ và Quyền Lực (Người Việt, 2014). Nguyễn Hoàng Văn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio), với sự góp mặt của Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Văn học Việt Nam tại Úc  -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Hầu hết những người cầm bút gốc Việt ở Úc - cũng như ở hải ngoại nói chung - là những người lưu vong. Họ không ngừng bị ám ảnh về quá khứ, về đất nước, về chính trị. Họ hiện hữu chênh vênh giữa hai nền văn hoá, giữa hai ngôn ngữ... Thế nhưng, văn học Việt Nam tại Úc đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio)... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Nhạc trong điện ảnh -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Thử tưởng tượng chúng ta xem những cuốn phim chỉ có đối thoại mà không có âm nhạc! Chán làm sao! Nhưng tại sao chúng ta lại cần âm nhạc trong khi xem phim? Âm nhạc có những chức năng gì trong điện ảnh? Có phải người ta dùng nó để tạo không khí? Để làm cho những cuốn phim đỡ chán? Để minh họa cho những cảm xúc? Hay âm nhạc còn có nhiều chức năng tinh tế khác nữa mà chúng ta thường không nhận ra? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Âm nhạc của thổ dân Australia -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Tú Trinh
Thổ dân Australia đã có mặt trên lục địa này trước đây ít nhất 40 ngàn năm. Họ có một nền âm nhạc rất độc đáo, phong phú và hàm chứa những ý nghĩa mang tính tâm linh và văn hoá sâu sắc. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Văn học và chính trị [2]  -  Phượng Hoàng  /  Nguyễn Hưng Quốc  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Viết về chính trị hay không là quyền chọn lựa của người cầm bút có tự do sáng tác. Nhưng đối với nhiều người cầm bút Việt Nam lưu vong, viết về chính trị không chỉ là một sự chọn lựa, mà còn là một mệnh lệnh đạo đức của bản thân. Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio)... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Hình ảnh người cha trong văn chương & nghệ thuật -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Tú Trinh
Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về hình ảnh người cha trong văn chương và nghệ thuật, đặc biệt trong những bài thơ Việt Nam và quốc tế đương đại. Người cha như một biểu tượng của chủ quyền lãnh thổ, của minh triết, của kinh nghiệm, đồng thời là một nguồn cảm hứng và nơi nương tựa của tinh thần cho thế hệ sau... (...)

VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG: Văn học và chính trị [1] -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
“Con người là một con vật chính trị”, vậy có khi nào, ở nơi nào, dưới chế độ nào mà nhà văn hoàn toàn độc lập với thể chế chính trị họ đang sống và tuyệt đối không bị chính trị khống chế ngòi bút? Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio)... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Văn chương di dân -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Đã có rất nhiều cuộc di dân lớn diễn ra trên thế giới trong hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Sống trên quê hương mới, những người di dân đã viết như thế nào? Đâu là những đặc tính của văn chương di dân?... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Biển trong văn chương & nghệ thuật -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Trong văn chương và nghệ thuật, biển là một trong những đề tài lớn mang rất nhiều ý nghĩa gắn liền với tình cảm và cuộc sống của con người. Vẻ đẹp của biển, sự mênh mông của biển, màu sắc của biển, âm thanh của biển... sẽ là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho nghệ sĩ. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG: Văn chương và âm nhạc miền Nam sau ngày đất nước chia đôi  -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Đúng 60 năm sau Hiệp định Genève (20/7/1954), Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những đề tài chính trong văn chương và âm nhạc ở miền Nam Việt Nam trong những năm đầu tiên sau cuộc di cư lớn của hơn một triệu người từ miền Bắc, trong số đó có khá nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ngôn từ và âm nhạc -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Xưa nay chúng ta thường thấy ngôn từ và âm nhạc kết hợp với nhau dưới hình thức ca khúc (gồm ca từ và giai điệu), ngâm thơ, thơ phổ nhạc, hay đọc thơ trên nền nhạc. Tuy nhiên, một số nghệ sĩ đã sáng tạo những lối kết hợp mới lạ, chẳng hạn “truyện phổ nhạc” và “đọc thơ bằng mắt trong khi nghe nhạc bằng tai”... Những lối kết hợp mới lạ này đã đem đến cho khán thính giả những kinh nghiệm thẩm mỹ và cảm xúc mới lạ trong khi thưởng thức. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG: Vụ Nhã Thuyên [bài 2] -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Phượng Hoàng  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) về nhóm Mở Miệng bị cho là kích động sự phản kháng và chống đối chế độ cầm quyền ở Việt Nam. Tác giả luận văn bị tước bằng Thạc sĩ và bị sa thải khỏi chức vụ giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội... Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về nhóm Mở Miệng - đề tài của luận văn - và phản ứng của nhà cầm quyền CSVN trong vụ này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ý thức nữ quyền trong văn chương quốc tế đương đại -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Phong trào nữ quyền đã tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm đến mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt trong văn chương của những cây bút nữ từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

Tranh collage của Nguyễn Ðăng Thường -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Nguyễn Đăng Thường
Nguyễn Ðăng Thường: ... Nó là một thử “liên bản” do cắt dán, do đó tất nhiên cách hiểu hay cách diễn giải tuỳ rất nhiều vào trình độ của người xem. Người xem muốn diễn dịch tuỳ hứng thế nào cũng được, cũng hay, đó là cái quyền của họ. Nếu tôi đưa cho một chị giúp việc nhà coi, tất nhiên chị sẽ phì cười và nói “cậu vẽ cái gì mà kỳ cục quá”. Thay vì diễn giải, tôi chỉ xin gợi ý... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Thơ của ca/nhạc sĩ -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Tú Trinh
Thơ là tác phẩm của các thi sĩ. Thế nhưng, nhiều nghệ sĩ ở những lĩnh vực khác cũng làm thơ, và đôi khi thơ của họ cũng nổi tiếng không kém thơ của những thi sĩ lớn. Hoàng Ngọc-Tuấn trò chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về thơ của Georges Brassens (1921-1981) - một nghệ sĩ lừng danh trong lĩnh vực ca khúc, nhưng cũng là người được Hàn Lâm Viện Pháp trao tặng Giải Thưởng Lớn về Thơ (“Grand Prix de Poésie de l’Académie Française”) năm 1967... (...)

VĂN NGHỆ & CUỘC SỐNG: Vụ Nhã Thuyên [bài 1] -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Phượng Hoàng
Luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) về nhóm Mở Miệng bị cho là kích động sự phản kháng và chống đối chế độ cầm quyền ở Việt Nam. Tác giả luận văn bị tước bằng Thạc sĩ và bị sa thải khỏi chức vụ giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội... Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về nhóm Mở Miệng - đề tài của luận văn - và phản ứng của nhà cầm quyền CSVN trong vụ này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tiếng hát của con người -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Có lẽ từ thuở hồng hoang, trước khi có ngôn ngữ, con người đã thốt lên những tiếng hát không lời, như những con chim hót. Trải qua bao thiên niên kỷ, tiếng hát của chúng ta đã đi từ thiên nhiên vào các nền văn hoá và trở nên một nghệ thuật tuyệt vời của âm nhạc. Chúng ta sẽ tiếp tục hát cho đến ngày nào những con chim không còn hót nữa... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tiếng mẹ đẻ và văn chương lưu vong -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Tú Trinh
Vì sao, sau nhiều năm sống ở hải ngoại, rất nhiều nhà văn / nhà thơ lưu vong vẫn miệt mài viết bằng tiếng mẹ đẻ? Phải chăng họ viết để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và văn chương của dân tộc của họ ở nước ngoài? Hay họ viết vì tiếng mẹ đẻ là ngôi nhà của tinh thần mà họ đã mang theo trong cuộc sống lưu vong của họ?... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Rác và nghệ thuật -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Rác ư? Trong tình trạng ô nhiễm của thế giới hôm nay, rác lại là một đề tài đã và đang được nhiều nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ lưu tâm. Người ta thường cho rằng rác thì không thơ mộng, không đẹp đẽ, không quyến rũ chút nào cả. Thậm chí, nhiều người không muốn nghe đến nó. Thế nhưng, đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nói về rác hay sử dụng rác để làm chất liệu, và cũng đã có những dàn nhạc sử dụng các nhạc cụ chế biến từ rác. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Vườn — một hoà điệu của thiên nhiên và văn hoá -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Mỗi khu vườn đẹp đẽ là một hoà điệu của thiên nhiên và văn hoá. Vườn là một vũ trụ của thiên nhiên nằm gọn trên một mảnh đất nhỏ. Bước vào vườn, nhìn ngắm những cây, hoa, rêu, đá và những sinh vật trong vườn, chúng ta cảm thấy mình đang trở về với thiên nhiên. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Lắng nghe phim câm -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Thời bây giờ hiếm khi chúng ta thấy một cuốn phim câm chiếu trong một rạp xi-nê, nhưng phim câm đã từng hiện hữu như một nghệ thuật và một món giải trí được nhiều người yêu thích suốt hơn ba mươi năm, trước khi nó bị truất ngôi bởi “phim nói” vào cuối thập kỷ 1920. Thật thú vị khi nhìn lại để xem phim câm đã được sản xuất như thế nào và được chiếu như thế nào trong những rạp xi-nê thời xa xưa ấy. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Đại dương trong một giọt nước -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật không nhất thiết được xét trên kích thước của nó hay trên khối lượng chất liệu mà nó chuyên chở. Một truyện cực ngắn, một bài thơ haiku, hay một bức tranh nhỏ... cũng có thể được xem là một tác phẩm có giá trị cao. Ngược lại, một cuốn tiểu thuyết dày cộm, một bài thơ dài lê thê, hay một bức tranh có kích thước rất lớn... cũng có thể chỉ là một tác phẩm thiếu giá trị. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Giai điệu của chim -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Những tiếng chim hót tuyệt vời vẫn luôn luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho các nhà thơ và nhạc sĩ. Giữa hàng vạn loài chim biết hót, sơn ca và hoạ mi hiển nhiên là hai loài chim được ca tụng nhiều nhất trong văn chương và âm nhạc của thế giới từ ngàn xưa cho đến hôm nay, và chúng đã trở thành những hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mùa thu chết... -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
“L’Adieu” của Guillaume Apollinaire có lẽ là một trong những bài thơ mùa thu nổi tiếng và được yêu thích nhất thế giới. Ở Việt Nam, bài thơ này đã được Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc “Mùa thu chết” và cũng đã được Bùi Giáng dịch thành vài bài thơ tiếng Việt với vần điệu khác nhau rất thú vị... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Những dòng sông trong thơ và nhạc -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Những dòng sông dường như bao giờ cũng gợi lên trong chúng ta nhiều cảm xúc và ý tưởng; và dường như ai cũng có một kỷ niệm nào đó gắn liền với hình ảnh một dòng sông. Biết bao nhiêu thơ và nhạc đã viết về những dòng sông... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Gabriel García Márquez - hào quang và bóng tối -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... Trong suốt hơn một tuần qua, báo chí khắp nơi trên thế giới tràn ngập những tin tức về sự qua đời của nhà văn Gabriel García Márquez người gốc Colombia, người đã đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1982, và được xem như là một trong những nhà văn lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, bên cạnh vô số bài báo tuyên dương thành quả vĩ đại của ông trong văn chương, cũng có vô số bài báo phê phán thái độ chính trị của ông vì ông đã ủng hộ và bào chữa cho những tội ác của Fidel Castro, nhà lãnh đạo độc tài của Cuba. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài gây nhiều tranh luận này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ý niệm về sự ‘sống lại’ -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Bây giờ đang là mùa lễ Phục Sinh. Sự sống lại của Chúa Giê-su mang một ý nghĩa rất lớn trong tôn giáo, và đồng thời điều đó cũng có những ảnh hưởng đến ý niệm về sự ‘sống lại’ trong những phương diện khác của cuộc nhân sinh. Trong văn chương và âm nhạc đương đại có rất nhiều tác phẩm đáng nhớ diễn tả những ý nghĩa phong phú của sự ‘sống lại’. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài nhiều ý nghĩa này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mơ làm cánh diều bay -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Tú Trinh
Thả diều là một trò chơi rất thú vị, mang niềm vui đến cho cả người chơi lẫn người thưởng ngoạn. Ở Úc và nhiều nước khác trên thế giới, mỗi năm đều có những lễ hội thả diều với những con diều muôn màu, muôn vẻ. Con diều cũng là một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa: diều bay cao khiến ta liên tưởng đến những niềm mơ ước cao vời; và diều đứt dây trông giống như một sự vỡ mộng hay một sự thoát ly... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài rất thú vị này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Thế giới của những kẻ vô hình -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Có lẽ bạn đã từng có lần tưởng tượng rằng mình là một người vô hình và có thể đi xuyên qua một bức tường đá… Nhưng, vô hình là gì? Phải chăng vô hình là một huyễn tưởng về siêu nhiên? Là một ảo ảnh quang học? Là một phép thần thông? Hay là một hiện hữu vô thừa nhận — kẻ vô hình thật ra vẫn hữu hình nhưng không hiện diện trong con mắt của xã hội chung quanh?... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài rất thú vị này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Cuộc sống muôn màu -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Màu sắc giữ những vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Thật vậy, chúng có thể là biểu tượng của quốc gia, tôn giáo, văn hóa, tư tưởng, tình cảm, và vô số điều khác trên đời. Màu sắc có thể gợi lên vô hạn hình ảnh trong trí tưởng tượng của chúng ta. Không chỉ các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia, mà các nhà văn và nhạc sĩ cũng đều bị quyến rũ bởi những màu sắc... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Người và bóng -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Tú Trinh
Trong mọi ngành nghệ thuật, đối tượng để miêu tả là con người và tất cả những gì chung quanh con người. Trong số đó, có một cái rất gần gũi mà lại rất bí ẩn: đó là cái bóng. Có lẽ vô số nghệ sĩ đã viết về cái bóng, nhưng hình như đó là một nguồn ý tưởng không bao giờ vơi cạn. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mùa lá rụng -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Mùa thu ư? Mùa của nhiều sắc màu và nhiều vẻ đẹp làm say mê mọi nghệ sĩ trên đời... Mùa thu là mùa của những chiếc lá rơi. Mùa thu thường gợi lên trong tâm hồn ta một cảm giác buồn, có lẽ vì niềm vui của mùa hè đã trôi qua, và cái lạnh của mùa đông đang dần đến... Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về những bài thơ và những ca khúc mùa thu... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mưa trong tâm hồn -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Mưa có rất nhiều ý nghĩa biểu tượng và là một nguồn cảm hứng vô hạn cho các nghệ sĩ văn chương và âm nhạc. Các nghệ sĩ đã nhìn ngắm và lắng nghe mưa từ vô số góc độ khác nhau; và mưa đã được diễn tả trong rất nhiều tác phẩm tuyệt đẹp. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Sách không chết. Sách muôn năm! -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Thời bây giờ, càng ngày càng có thêm nhiều người thích đọc trên màn hình của máy vi tính, nhưng sách vẫn không chết. Nó vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của nhân loại. Thật vậy, sự thay đổi từ sách in đến sách điện tử chỉ là sự thay đổi công cụ, và chúng ta vẫn tiếp tục đọc sách, bất kể nó được làm bằng giấy hay bằng những microchips. Hoàng Ngọc-Tuấn trao đổi với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Như cánh chim bay -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Từ ngàn xưa, con người đã bị ám ảnh bởi những cánh chim bay. Chúng ta ao ước bay được như loài chim. Đó có lẽ là một giấc mơ bất khả, nhưng chúng ta đã dựa trên hình ảnh những con chim để phát minh những chiếc máy bay có thể giúp chúng ta "bay" vòng quanh thế giới và lên đến tận mặt trăng. Tuy nhiên, niềm khát vọng bay được như cánh chim trời vẫn không bao giờ nguôi ngoai trong tâm tưởng con người. Trong câu chuyện hôm nay, Hoàng Ngọc-Tuấn và Tú Trinh (SBS Radio) sẽ trao đổi về sự diễn tả của niềm khát vọng này qua những tác phẩm văn chương và âm nhạc... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mùa hè tuyệt vời -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Mùa hè có lẽ là mùa nhộn nhịp nhất trong năm. Đó là mùa của những tiếng cười rộn rã trên bờ biển, mùa của những lễ hội triền miên trong các thành phố. Nhưng mùa hè cũng có những lúc yên ả như những khoảng lặng trong một bản hoà tấu... Nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã viết những tác phẩm tuyệt vời về những hình ảnh và kỷ niệm đáng nhớ của mùa hè. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Về những giấc mộng -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Từ ngàn xưa, những giấc mộng đã trở thành những mô thức vạn hoa trong văn chương và nghệ thuật. Một giấc mộng có thể mang nhiều ý nghĩa và mời gọi những sự diễn dịch khác nhau. Đôi khi nó được xem như là mặt đối lập của hiện thực, và đôi khi nó lại phản ảnh hiện thực. Giấc mộng có thể là một cách để thoát khỏi hiện thực, nhưng nó cũng có thể là một khát vọng mãnh liệt nhằm đạt đến một mục đích trong hiện thực... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Năm Mới với niềm hy vọng mới -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Chào đón ngày Tết cổ truyền, người Việt Nam lưu vong thường cảm nhận một nỗi buồn pha lẫn với một niềm hy vọng cho quê hương. Tâm trạng này có thể được chia sẻ bởi người Tây Tạng lưu vong vì họ cũng đã và đang trải qua một hoàn cảnh tương tự. Ngày Tết của người Việt Nam trùng với ngày lễ Losar của người Tây Tạng. Những ngày lễ hội cổ truyền chào đón Năm Mới này đem mọi người đến với nhau và làm dâng lên tình đoàn kết trong tâm hồn của mỗi người... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Luân vũ dưới ánh đèn màu và trong tâm tư -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Từ ngàn xưa, những điệu múa đã được xem như là một hình thức thông tri vô ngôn giúp con người diễn tả và chia sẻ tâm tư với nhau, với vạn vật và với cõi siêu nhiên. Trong đời sống đô thị hiện đại, những điệu múa đôi (khiêu vũ) trở nên rất phổ thông như một cách giải trí và giao lưu xã hội. Những điệu khiêu vũ luôn luôn song hành với âm nhạc. Chúng đã là chủ đề của rất nhiều tác phẩm điện ảnh, và chúng cũng thường xuyên xuất hiện trong văn chương như một hình tương thú vị với nhiều ý nghĩa. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Cửa sổ của tâm hồn -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, và có lẽ vì thế nên các nghệ sĩ rất thích diễn tả những đôi mắt trong tác phẩm của mình. Từ ngàn xưa đến nay đã có vô số bài thơ và bản nhạc tuyệt vời về đôi mắt... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Con ve sầu trong thơ và nhạc -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Từ xa xưa, con ve sầu đã xuất hiện trong thơ và nhạc như một hình tượng thú vị. Tiếng kêu của nó, kiếp sống của nó, và những cuộc thay hình đổi xác của nó mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và không ngừng gây cảm hứng cho các thi sĩ và nhạc sĩ. Nó đã trở thành nổi tiếng trong bài ngụ ngôn của thi sĩ Pháp thế kỷ 17 La Fontaine, rồi nó đi vào vô số tác phẩm thơ và nhạc trong suốt vài thế kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tiếng gào trong văn chương và nghệ thuật -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Tiếng gào (hay tiếng la, tiếng khóc, tiếng hét...) là phương tiện để diễn tả những cảm xúc tột độ, vượt qua giới hạn của ngôn từ bình thường. Trong văn chương và nghệ thuật, tiếng gào được sử dụng để diễn tả sự phản kháng, sự phẫn nộ, sự tuyệt vọng, sự kêu đòi cấp thiết, v.v... và đồng thời để mạnh mẽ khẳng định một giá trị, một sự hiện hữu. Trong hội hoạ có bức tranh "Tiếng Gào" lừng danh của Edvard Munch. Trong âm nhạc, tiếng gào càng ngày càng được sử dụng nhiều hơn kể từ hậu bán thế kỷ 20. Trong văn chương đương đại thì tiếng gào thường xuyên xuất hiện với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Giữa sự kết thúc và bắt đầu -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Chào đón Năm Mới, chúng ta đang ở cuối một năm sắp qua và đầu một năm sắp đến nghĩa là ở khoảng giữa của sự kết thúc và sự khởi nguyên, của quá khứ và tương lai và, như thế, chúng ta giã từ những gì đang trôi đi và đón nhận những gì đang dần đến... Biết bao nhiêu lời nhạc, ý thơ đã được viết về thời khắc đặc biệt này để nói lên những tâm trạng tiếc nuối hay hân hoan, lo lắng hay hy vọng... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về thời khắc đặc biệt này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Tuyết trắng và đôi giày Giáng Sinh -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Ngày Giáng Sinh là một trong những ngày đặc biệt nhất trong năm, cả về ý nghĩa tôn giáo lẫn văn hoá, và trong Mùa Giáng Sinh, có nơi trầm lặng yên bình, có nơi nhộn nhịp biết bao lễ hội, tiệc tùng, quà cáp... Trong thời điểm đặc biệt này, các văn nghệ sĩ có những cảm tưởng gì và họ diễn tả những cảm tưởng ấy như thế nào trong tác phẩm của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Hình ảnh con đường trong văn chương -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Người ta thường nói “đi và viết”, nhưng thực sự có phải những cuộc du hành bao giờ cũng có ích cho việc sáng tác văn chương? Đối với nhà văn, những cuộc du hành bằng các phương tiện di chuyển trên những con đường cụ thể có cần thiết hơn những cuộc du hành bằng trí não trên những trang sách? Còn những cuộc du hành ẩn mật bên trong tâm hồn của mỗi người thì thế nào? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Lê Văn Tài, hoạ sĩ / nhà thơ -  Hoàng Ngọc-Tuấn  /  Tú Trinh
Lê Văn Tài nổi danh là một hoạ sĩ tài hoa, và đồng thời ông cũng là một nhà thơ tài hoa đã sáng tác hàng trăm bài thơ với bút pháp độc đáo và ý tưởng hết sức phong phú. Tập thơ mới nhất của ông, với nhan đề Thơ Lê Văn Tài, sẽ được ra mắt tại Fairfield City Museum & Gallery (cnr. Horsley Drive & Oxford St., Smithfield NSW) vào lúc 2 giờ đến 5 giờ chiều thứ Bảy 14/12/2013. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về nghệ thuật của Lê Văn Tài... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Ánh trăng trong văn chương và nghệ thuật -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Ánh trăng có lẽ là một trong những đề tài được yêu chuộng nhất trong văn chương và nghệ thuật. Từ ngàn xưa vẻ đẹp của những đêm trăng đã là nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ... và đã trở hình ảnh chủ yếu trong nhiều tác phẩm tuyệt vời. Qua những góc nhìn và những lối diễn tả độc đáo của các nghệ sĩ sáng tạo, ánh trăng trở nên thiên hình vạn trạng và mang nhiều ý nghĩa vô cùng thú vị. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Người cầm bút và vai trò trí thức -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Những người cầm bút vẫn thường xuyên bị bắt bớ, giam cầm dưới những chế độ độc tài, chỉ vì họ dùng ngòi bút để thực hành vai trò trí thức trong việc phê phán những thực trạng xấu xa trong chính trị và xã hội. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Nhà văn và văn chương phản kháng -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Sống dưới những chế độ độc tài, các nhà văn đã phản kháng thế nào trong những trang viết của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Rượu và nghệ sĩ -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Từ Đông sang Tây, từ ngàn xưa cho đến hôm nay, dường như rượu vẫn luôn luôn là một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Cà-phê và nghệ sĩ -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Cà-phê và nghệ sĩ dường như có một mối quan hệ quá thân thiết. Cà-phê đã gây cảm hứng cho nghệ sĩ, và cà-phê đã đi vào biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này. (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Mây trong văn chương và nghệ thuật -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Mây là một nguồn cảm hứng vô hạn cho nghệ sĩ từ ngàn xưa đến nay. Vì mây không bao giờ ngừng thay hình đổi dạng, chúng luôn luôn gợi lên những ý tưởng, cảm xúc và tưởng tượng nơi người xem. Dù bạn là một họa sĩ như John Constable, một nhiếp ảnh gia như Berndnaut Smilde, một nhà thơ như William Wordsworth, một nhạc sĩ như Claude Debussy, hay chỉ đơn giản là một người yêu cái đẹp, mây sẽ luôn luôn làm rung động tâm hồn bạn. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Alice Munro, bậc thầy của truyện ngắn đương đại -  Tú Trinh  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Nhà văn Canada 82 tuổi Alice Munro (1931~), “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”, vừa được trao tặng Giải Nobel Văn Chương 2013. Từ thập kỷ 1960 đến nay, Munro đã là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng, và bà cũng đã từng đoạt nhiều giải văn chương quan trọng, kể cả giải Man Booker International Prize 2009 cho toàn bộ sự nghiệp sáng tác. Thật thú vị vì đây là lần đầu tiên một nhà văn chuyên viết truyện ngắn được trao giải Nobel Văn Chương. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về bút pháp và thế giới quan của Munro, và về lý do vì sao bà đã chọn viết truyện ngắn thay vì viết tiểu thuyết... (...)

Trò chuyện về Thơ & Tâm linh với Trần Nguyên Đán  -  Ðỗ Xuân Tê  /  Trần Nguyên Đán
... TNĐ: Cho đến bây giờ có lẽ tôi vẫn chưa hiểu hết ý của Chúa vì sao Ngài đã chọn tôi (một đứa con khá nhạy cảm và hay xúc cảm, như hầu hết những tâm hồn văn nghệ sĩ) vào chức vụ của một người chăn bầy, một chức vụ dường như ngược lại với con người thật của mình. Tôi vẫn hay hỏi Chúa câu hỏi ấy, và dần dà nghe Chúa nói rằng con cứ sống cho trọn cả hai: chức vụ và bản chất. Vì vậy cả hai nhà “tu sĩ” và “thi sĩ” trong tôi đều có thể sống chung hòa bình, tôi đều sống trọn vẹn, không mâu thuẫn... (...)

Trương Vũ: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Trương Vũ  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Trương Vũ: ... Thời gian qua, bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố dồn dập đến trên thế giới, và bao nhiêu sự thật phơi bày trên đất nước, tôi không còn nhìn về ngày 30 tháng 4 như xưa nữa. Bây giờ, với tôi, “30 tháng Tư, 1975” là ngày khởi đầu cho một sự sụp đổ thê thảm, một hình thức khác của bại trận, của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam, tại Đông Âu, tại các nước Liên Xô cũ, và tại nhiều nơi khác trên thế giới... (...)

Hoàng Xuân Sơn: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Hoàng Xuân Sơn  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Hoàng Xuân Sơn: Khi đã là độc tài đảng trị, buôn dân bán nước thì lời nói nào thốt ra từ đám chóp bu hưởng quyền hưởng lợi chỉ là những lời tuyên truyền xảo trá, đĩ bợm, mị dân để cũng cố địa vị, quyền hành cho dù sử dụng bất cứ thủ đoạn nào kể cả luồn cúi cam tâm làm nô lệ. Cho nên những kẻ này không còn là người Việt Nam nữa... (...)

Trần Vũ: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Nguyễn Thị Thanh Bình  /  Trần Vũ
Trần Vũ: ... Thoát ra ngoài, so sánh tình trạng độc tài và tụt hậu tại quê nhà với các xứ Tự do, có thể đọc những quyển sử không tuyên truyền mà ghi lại tội ác thật sự của các chế độ Sô-Viết bên Nga, bên Tàu, Cuba... tuổi trẻ Việt Nam cũng sẽ nhận chân Đại Thắng Mùa Xuân 1975 là một sự đánh tráo xương máu của dân chúng. [...] Không. Không phải như Nguyễn Duy viết: “Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”. Chính phe Độc Tài chiến thắng thì dân chúng mới bại... (...)

Phan Xuân Sinh: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Phan Xuân Sinh  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Phan Xuân Sinh: ... Cho nên cái ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái ngày hoà bình thực sự trên đất nước cũng mở đầu cho cái ngày lao khổ mà chúng tôi nhận lãnh. Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng dân tộc hoà bình, thống nhất. Xoá bỏ tất cả để xây dựng. Nhưng người thắng trận quyết trả thù, phủ lên đầu chúng tôi những tội danh mà chúng tôi chưa hề hay biết... (...)

Lưu Nguyễn Đạt: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Lưu Nguyễn Đạt  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Lưu Nguyễn Đạt: ... Chúng ta có thể ngày nào đó tha thứ, bỏ qua, nhưng không bao giờ quên nổi tai ương quốc nạn của biến cố 30 tháng Tư 1975 và của những chính sách bạo tàn liên hệ... (...)

Đinh Từ Bích Thúy: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Nguyễn Thị Thanh Bình  /  Ðinh Từ Bích Thúy
Đinh Từ Bích Thúy: ... Khi mặc niệm về ngày 30 tháng 4, trong lúc này, gần bốn thập niên sau biến cố, Thúy thấy cái nhìn của mình không chỉ giới hạn trong khuôn khổ Việt Nam. Nó đã được hoàn cầu hóa, một phần vì những biến chuyển thế giới gần đây, như cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập, Lybia, Syria... [...] Mong rằng những người dân Việt ở Việt Nam đã và sẽ được hứng khởi, bừng mắt bởi những cuộc nổi dậy ở Trung Đông, cũng như những hành động dũng cảm của các nhà đối lập như Lưu Hiểu Ba, Lưu Hà, Ngải Vị Vị, Trần Quang Thành, v.v..., và tin vào khả năng tác động sự chuyển hóa của chính họ... (...)

Nguyễn Hưng Quốc: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Nguyễn Thị Thanh Bình  /  Nguyễn Hưng Quốc
Nguyễn Hưng Quốc: ... Bi kịch của cá nhân thì nên quên. Nhớ, không ai chịu đựng nổi. Nhưng bi kịch của cả dân tộc thì phải nhớ. Quên, người ta đánh mất cơ hội để trở thành giàu có, sâu sắc. Và nhất là, trưởng thành. Với cá nhân, nước mắt là đá, nặng trĩu, kéo oằn người ta xuống; với dân tộc, nước mắt là ngọc trai, trong giếng Mỵ Châu, tỏa sáng, lấp lánh, làm người ta đẹp hơn. Và cũng cao hơn... (...)

Chân Phương: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Chân Phương  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Chân Phương: ... Tôi hình dung đó là một bầy khủng long bằng sắt thép đêm ngày dò dẫm khắp rừng núi Trường Sơn tiến về phương Nam; nhưng khi chiếm được Sài Gòn thì nhanh chóng diễn ra tuồng kịch bi-hài của bọn khủng long chỉ có bộ óc không to hơn bát gạo bao nhiêu!... (...)

Trần Trung Đạo: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Trần Trung Đạo  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Trần Trung Đạo: ... Tôi có một niềm tin sâu xa vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Giá trị của một con người không phải được thẩm định khi người đó bị xô ngã nhưng ở chỗ biết đứng lên và đi tới. Dân tộc Việt Nam cũng thế, đã bị xô ngã trong ngày 30-4-1975 nhưng đang đứng lên và đi tới... (...)

Nhã Thuyên: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Nhã Thuyên  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Nhã Thuyên: ... Những bài học lịch sử ở trường phổ thông về “ngày giải phóng”, “chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”,... cũng như rất rất nhiều những kiến thức, nhiều quan niệm, nhiều “giá trị” tôi chỉ còn nhìn như những cụm từ rỗng nghĩa (nhưng không vô nghĩa). Tôi quan tâm đọc những gì mọi người viết về ngày này như một quan tâm về lịch sử-sống, những người có kí ức về nó đang kể lại, những tâm sự của những người chứng, là bên này hay bên kia, của bè bạn phương xa, của kẻ lạ, hay tôi quan sát, hỏi han, lắng nghe từ những người bình thường như chú xe ôm, bà hàng nước... (...)

Phùng Nguyễn: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Phùng Nguyễn  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Phùng Nguyễn: ... Có những cái loa sẽ không bao giờ ngưng nghỉ việc phát ra tiếng ồn, đặc biệt những vu khống nhằm bôi đen đối phương của mình. Những tuyên truyền láo khoét mà tôi gọi là “nọc độc văn hóa” này lâu ngày sẽ trở thành những thực tế lịch sử không thể đảo ngược. Tôi cho rằng những vết nhơ văn hóa/lịch sử này cần phải được lật tẩy và xóa bỏ... (...)

Hoàng Chính: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Hoàng Chính  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Hoàng Chính: Hiểm họa Hán hóa của những năm Bắc thuộc đã tỏ tường. Và người ta cũng chẳng bận tâm che giấu. Tôi đang nhìn thấy những ngày xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn voi lấy ngà, gom góp vàng bạc đúc tượng những ông Khổng, ông Trang, ông Mao, ông vân vân và vân vân... gửi về phương Bắc... (...)

Hồ Đình Nghiêm: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Hồ Ðình Nghiêm  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Hồ Đình Nghiêm: ... Tháng 4, để mình lục soạn trí nhớ thử, từ cái cớ đau thương nọ hình như chưa có bài thơ nào gây ra xúc động? Mình luôn mang nỗi hoài nghi: Khi bạn chạm mặt buồn đau, tang thương nghiệt ngã, chắc bạn sẽ thấy bất lực khi muốn dùng chữ viết để bạch hóa nó ra. 37 năm qua, mình chưa đọc phải một cái gì nhức nhối về “cải tạo” về “vượt biển” về “lưu vong”... (...)

GS Nguyễn Ngọc Bích: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Nguyễn Ngọc Bích  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Nguyễn Ngọc Bích: ... Đất nước chỉ còn có một hy-vọng độc-nhất, đó là đặt lên vai những tuổi trẻ hôm nay, những tuổi trẻ như Việt Khang, Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân... và nhiều người còn trẻ hơn thế nữa! Họ là những con người trong sáng, không bị gánh nặng của quá-khứ đè trĩu trên vai, và đã từ lâu họ nhìn ra không còn Quốc-Cộng ở trong hàng ngũ họ nữa, chỉ còn “nghĩa đồng-bào” con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên!... (...)

Trần Mộng Tú: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Trần Mộng Tú  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Trần Mộng Tú: ... Ba mươi bảy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh, người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng trên mạng, người Việt trong và ngoài nước vẫn có những dòng chữ gửi đến cho nhau mang theo những thông điệp thật buồn: Việt Nam tôi đâu? Người dân mất nhà, mất đất. Gái Việt bán sang Đài Loan. Gái Việt xếp hàng lấy chồng Đại Hàn. Không có Tự Do cho Việt Nam. Ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc bắt ngay trên biển của mình. Nước Việt âm thầm mất dần từng mảnh cho Trung Quốc... (...)

Nguyễn Tôn Hiệt: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Nguyễn Tôn Hiệt  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Nguyễn Tôn Hiệt: ... Tôi nghĩ, để “băng bó vết thương chung của dân tộc” thì, trước hết, ta không nên nhầm lẫn nó với những chiêu bài “hoà giải hoà hợp” giả hiệu. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” bằng cách tự đánh thuốc mê, tự chích thuốc tê, tự tẩy trắng mọi ký ức đau thương, khi vết thương thật sự vẫn còn nguyên trong tâm hồn và trên thể xác của biết bao người. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” khi những kẻ gây ra vết thương ấy không hề biết nhận lỗi, không hề biết sửa đổi, mà cứ tiếp tục dối trá, cứ tiếp tục tạo ra những tội ác mới, những sai lầm mới, cứ tiếp tục ca múa, giăng cờ, cụng ly trên chính vết thương ấy... (...)

Bắc Phong: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Nguyễn Thị Thanh Bình  /  Bắc Phong
Bắc Phong: Tôi vẫn muốn gọi ngày 30 tháng 4 là ngày Quốc Hận vì tôi là công dân của nước Việt Nam Cộng Hoà bị mất vào tay Cộng Sản ngày đó năm 1975. Tôi buồn nhiều vì, giống số phận đau thương của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam cũng phải sống khổ dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản từ đó đến nay và chưa biết còn đến bao giờ nữa... (...)

Uyên Thao: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Nguyễn Thị Thanh Bình  /  Uyên Thao
Uyên Thao: ... Thời điểm đó, tôi đã nói với bạn bè là tôi thấy cuộc chiến không hề chấm dứt mà chỉ chuyển sang một đoạn đường mới kể từ ngày nào Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản. Trong nhận thức của tôi, cuộc chiến đang diễn ra dù gọi tên là gì, dù được giải thích ra sao thì thực chất chỉ là cuộc chiến do yêu cầu bảo tồn sự sống của người Việt trước nguy cơ huỷ hoại sự sống của một tập đoàn mê muội cuồng dại mà thôi... (...)

Liêu Thái: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Liêu Thái  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Liêu Thái: ... Cứ mỗi dịp tháng Tư về, vườn nhà tôi thi thoảng nghe chó sủa đêm rồi lại tru, mẹ tôi bảo đó là chó sủa ma. Và mẹ tôi cũng nói rằng còn quá nhiều oan hồn uẩn tử, âm khí quá nặng, nên tháng Tư về, song hành với tiếng reo hò chiến thắng là tiếng chó tru đêm đầy rẫy trên quê hương. Và, đâu đó trong góc khuất cuộc đời, những oan hồn đang thở dài nhìn hiện tình đất nước, nhìn những người bạn năm nào giờ đang lưu lạc… Cứ như thế, đất nước vật vờ trong nhịp buồn tháng Tư – tháng Oan Hồn... (...)

Nguyễn Viện: Những suy nghĩ về ngày 30/4 -  Nguyễn Viện  /  Nguyễn Thị Thanh Bình
Nguyễn Viện: ... Tôi vừa đọc lại cuốn Chuông gọi hồn ai của Hemingway, cũng là cuốn sách viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, và tôi nhớ có đoạn Hemingway để cho nhân vật của mình nói, đại ý: Cần phải có một cuộc giải tội tập thể cho cả dân tộc, bất kể anh ở phe nào. Vâng, tôi ước ao có một ngày mọi người dân Việt dù đang sống ở bất cứ đâu, cùng dành ra một giờ để xưng tội với nhau và xin tha thứ cho nhau. Cho cả những người đã chết, đang sống và sẽ sinh ra làm người Việt... (...)

Herta Müller: viết bằng kéo -  Müller, Herta  /  Noiville, Florence
... Người ta rất dễ hình dung một Herta Müller với các cây kéo lớn của bà. Cắt tỉa các phần của những câu cú thành những khoanh tròn. Khâu chung lại “những chữ ăn cắp đó đây, trên các trang báo hàng ngày, tạp chí, hay trong cuốn in mẫu hàng của hảng Ikea.” Nghịch đùa xem sự va chạm giữa “cái tầm thường và cái văn chương”. Nói tóm gọn, chế tạo lại hàng ngày cái ngôn ngữ sắc bén và thi vị đã giúp bà đoạt giải Nobel văn chương năm 2009... [Bản dịch của Nguyễn Ðăng Thường] (...)

“Phê bình là đưa ra bằng chứng nghệ thuật, từ góc độ khám phá cá nhân” -  Khánh Phương  /  An Huệ
... Một nhà phê bình, sau 20 năm, hoàn toàn có thể có những ý kiến khác về đối tượng trước đây của mình. Như thế không có nghĩa ý kiến của 20 năm trước là “sai”, mà nó là kết quả của một lối tư duy khác... (...)

Con gián của nhà hoạ sĩ -  Mostafavi, Hamdam
... Tin tưởng rằng quê hương anh, nhứt là sau “mùa xuân Ả Rập”, còn có thể đứng lên, anh liên lạc thường xuyên với các hoạ sĩ tha hương khác cùng với thân nhân trong nước. Thiển nghĩ của anh là các hoạ sĩ có thể làm được rất nhiều chuyện. “Công việc duy nhứt tôi có thể làm là vẽ tranh biếm hoạ. Tôi không mổ xẻ phân tích chính trị, tôi không có giải pháp nào cả. Nhưng tôi tin chắc rằng các hoạt động văn hoá và xã hội nho nhỏ chúng tôi đang làm mỗi người một nơi có thể trở thành một lượn sóng. Một cộng đồng trí thức Iran mạnh mẽ đã hình thành ở hải ngoại và cũng đang xê dịch được nhiều thứ.” ... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Hoàng Ngọc Diêu – Tôi không hề bị quê hương từ chối -  Hoàng Ngọc Diêu  /  Phạm Thị Hoài
Chiều ngày 11 tháng 1 năm 2012, khi vừa rời chuyến bay từ Sydney và xuất trình visa để làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, Hoàng Ngọc Diêu đã bị công an giữ lại để thẩm vấn suốt hơn 3 tiếng đồng hồ. Sau đó, anh đã bị áp giải lên một chuyến bay khác để trở về Úc. Đây là bài phỏng vấn Hoàng Ngọc Diêu do nhà văn Phạm Thị Hoài thực hiện... (...)

Trò chuyện với Lý Đợi và Bùi Chát: Khước từ thoả hiệp để lựa chọn tự do -  Bùi Chát  /  Nhã Thuyên  /  Lý Đợi
... Tất cả những điều gì làm nên Mở Miệng ngày hôm nay, phần lớn do thái độ khước từ sự thoả hiệp và chọn đứng bên lề... Trong một cái nhìn có phân tích và hơi lạc quan thì “tự do xuất bản và tự do sáng tác ở Việt Nam đã có thể nói đến một sự chuyển động rõ rệt”, nhưng tôi nghĩ điều đó không quan trọng bằng thái độ của người cầm bút với từng hoàn cảnh sống của mình. Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương... rõ ràng không nói gì đến tự do xuất bản, nhưng vẫn là tác giả có vấn đề của thời đại họ sống. Người cầm bút thích đứng bên lề các trung tâm là vì vậy... (...)

Phỏng vấn Bùi Chát - Hội viên Danh dự Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển -  Dân Làm Báo  /  Bùi Chát
Dân Làm Báo được thông tin Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển, một trong những thành viên lớn nhất của Văn Bút Quốc Tế, đã tuyển chọn nhà thơ Bùi Chát, sáng lập viên nhóm nghệ thuật Mở Miệng và Nhà xuất bản độc lập Giấy Vụn làm thành viên danh dự của Hội. Dân Làm Báo xin chúc mừng nhà thơ Bùi Chát và có cuộc trao đổi với anh nhân sự kiện này... (...)

Nói chuyện với tác giả “Hố Thẳm Tư Tưởng” -  Bùi Vị Xuyên  /  Phạm Công Thiện
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Nhà thơ Trần Hữu Dũng từ Sài Gòn vừa gửi cho Tiền Vệ một bài phỏng vấn Phạm Công Thiện do Bùi Vị Xuyên thực hiện theo lời yêu cầu của tạp chí VĂN. Trong cả một đời chữ nghĩa của Phạm Công Thiện, có lẽ đây là bài phỏng vấn duy nhất, đăng trên tạp chí VĂN số tháng 9 năm 1969, từ trang 79 đến trang 98... (...)

Trần Vàng Sao: nhà thơ mê vẽ -  Phanxipăng  /  Trần Vàng Sao
Trần Vàng Sao là một trong những trường hợp đặc biệt của văn nghệ Việt Nam hiện đại. Với giọng điệu đầy cá tính, một số tác phẩm của anh đã tạo lắm hiệu quả đáng nhớ: Bài thơ của một người yêu nước mình (1967), Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình (1984), Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa (1990) đem lại cho tác giả niềm vinh quang lẫn nỗi hệ luỵ. Bao năm nay, dưới mái nhà ở Vỹ Dạ, cố đô Huế, Trần Vàng Sao còn say sưa vẽ tranh bằng nhiều chất liệu... (...)

Nghệ thuật văn chương hư cấu [VIII] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Tôi nghĩ điều quan trọng là các nhà văn tham dự, đưa ra những phán đoán, và can thiệp, nhưng đồng thời không để chính trị xâm nhập và phá hoại lĩnh vực văn học, địa hạt sáng tạo của nhà văn. Khi điều đó xảy ra, nó giết chết nhà văn, làm cho anh ta chỉ còn là một kẻ tuyên truyền. Do đó điều cần thiết là anh ta phải đặt giới hạn cho những hoạt động chính trị mà không từ bỏ hoặc tự tước đi nhiệm vụ phát biểu ý kiến của mình... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính và chú thích của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Nghệ thuật văn chương hư cấu [VII] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Để hư cấu, tôi luôn phải bắt đầu từ một hiện thực cụ thể. Tôi không biết điều đó có đúng với tất cả các tiểu thuyết gia khác hay không, nhưng tôi luôn cần một bệ nhún của hiện thực. Đó là lý do tại sao tôi phải nghiên cứu và tham quan những nơi chốn xảy ra sự kiện, chứ không phải vì tôi chỉ muốn tái tạo hiện thực. Tôi biết điều đó là bất khả. Ngay cả khi tôi muốn tái tạo hiện thực thì kết quả cũng chẳng hay ho chút nào, nó sẽ là một điều gì hoàn toàn khác... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính và chú thích của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Nghệ thuật văn chương hư cấu [VI] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Tôi nghĩ tiểu thuyết, như một thể loại, thiên về sự thái quá. Nó có khuynh hướng tăng trưởng nhanh chóng, cốt truyện phát triển như một căn bệnh ung thư. Nếu tác giả theo đuổi mọi đầu mối của cuốn tiểu thuyết, nó sẽ trở thành một khu rừng rậm. Tham vọng kể toàn bộ câu chuyện là đặc tính cố hữu của thể loại này. Mặc dù tôi luôn cảm thấy đến một thời khắc nào đó bạn phải giết chết câu chuyện để nó không kéo dài vô tận, tôi cũng tin rằng việc kể chuyện là một nỗ lực để đạt tới cái lý tưởng của cuốn tiểu thuyết “trọn vẹn” ấy... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính và chú thích của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Nghệ thuật văn chương hư cấu [V] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Một số người xem văn chương như là một sinh hoạt bổ sung hoặc trang trí cho một cuộc đời vốn dành để theo đuổi những thứ khác hay thậm chí như một cách để đạt được thanh thế và quyền lực. Trong những trường hợp đó, có một sự tắc nghẽn, đó chính là văn chương đang trả thù chính nó, nó không cho phép bạn viết với một chút tự do, táo bạo hay độc đáo nào cả. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng việc dấn thân hoàn toàn vào văn chương là điều rất quan trọng... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính và chú thích của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Nghệ thuật văn chương hư cấu [IV] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Lúc đầu có điều gì đó rất mơ hồ, một trạng thái cảnh giác, một điềm báo, một điều gây thắc mắc. Một cái gì đó tôi nhận ra trong cõi mù mịt và chập chờn quanh tôi khiến tôi chú ý, tò mò, và phấn khích, và rồi tự nó biến thành công việc, những thẻ ghi chú, bản tóm tắt cốt truyện. Rồi đến khi tôi có cái sườn truyện và bắt đầu sắp đặt mọi sự việc theo trật tự, thì một điều gì đó rất tản mạn, rất mơ hồ vẫn còn lởn vởn. Giây phút “bừng sáng” chỉ xảy ra trong khi làm việc... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính và chú thích của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Nghệ thuật văn chương hư cấu [III] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Tôi không bao giờ biết khi nào thì tôi sẽ kết thúc một câu chuyện. Một mẩu chuyện tôi tưởng chỉ mất vài tháng đôi khi có thể mất vài năm để hoàn thành. Đối với tôi một cuốn tiểu thuyết dường như chỉ hoàn thành khi tôi cảm thấy rằng nếu tôi không kết thúc nó sớm, nó sẽ vượt qua khỏi tôi. Khi đã đạt đến độ bão hoà, khi tôi thấy đã đủ, khi tôi không còn chịu đựng được nữa, thì câu chuyện kết thúc... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính và chú thích của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Nghệ thuật văn chương hư cấu [II] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Tôi chưa bao giờ có cảm giác rằng tôi đã quyết định một cách duy lý, một cách lạnh lùng, để viết một cái truyện. Trái lại, những sự kiện hoặc những con người nào đó, đôi lúc những giấc mơ hay những gì đọc được trong sách vở, bất ngờ bám lấy tôi và đòi hỏi sự lưu tâm. Đó là lý do tại sao tôi nói rất nhiều về tầm quan trọng của những yếu tố hoàn toàn phi lý của công việc sáng tạo văn chương. Tôi tin rằng sự phi lý này cũng phải được chuyển tải đến người đọc. Tôi muốn những cuốn tiểu thuyết của tôi được đọc như cách tôi đọc những cuốn tiểu thuyết mà tôi yêu thích... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính và chú thích của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Nghệ thuật văn chương hư cấu [I] -  Vargas Llosa, Mario
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2010] ... Khi còn trẻ, tôi rất mê đọc Sartre. Tôi cũng đọc các tiểu thuyết gia người Mỹ, đặc biệt của thế hệ lạc loài — như Faulkner, Hemingway, Fitzgerald, Dos Passos — nhất là Faulkner. Trong số các tác giả tôi đọc khi tôi còn trẻ, Faulkner là một trong số ít những người vẫn còn có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Tôi chẳng bao giờ thất vọng khi đọc lại ông, như cái cách mà tôi vẫn thỉnh thoảng cảm thấy khi đọc lại Hemingway, chẳng hạn. Tôi cũng sẽ không đọc lại Sartre vào lúc này. So với mọi thứ tôi đã đọc từ thuở đó đến nay, thì tác phẩm hư cấu của Sartre có vẻ đã lỗi thời và đã mất đi phần lớn giá trị của nó... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính và chú thích của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

CHÂN PHƯƠNG - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Tự sự của lồng chim” và “thực tế của xà lim” -  Chân Phương  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
.. Tổ chức Đại hội Nhà văn Việt Nam sẽ cho họ cơ hội đánh bóng lại cái chuồng trại văn hoá của chế độ toàn trị made in Viet Nam! Và một lần nữa trang trí hoa lá cho “tự sự của lồng chim” để tiếp tục che đậy “thực tế của xà lim”!... (...)

NGUYỄN QUỐC CHÁNH - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Độc Hội hoành tráng” -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Theo tôi hiện nay Đảng không những không coi trọng thị trường, mà còn coi thường cái Chủ Nghĩa Xã Hội. Cái mà Đảng coi trọng và quan tâm nhất là sự sống còn của Đảng. Định hướng XHCN và thị trường là những phương tiện để những phe phái trong Đảng thoả hiệp và tranh giành quyền lợi... (...)

HOÀNG NGỌC BIÊN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Văn học dân tộc” – một thứ dây xích leng keng lịch sử... -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Tôi không tin có tiên, lại càng không tin có một vị tiên nào làm một việc “bất nhân” là ban cho ta một ân huệ để cầu ước cho hội ấy “sửa sai”. Bởi lẽ đó, nếu như bị ép quá, mà có một vị tiên được “bố trí” làm việc này, thì tôi chỉ xin một điều duy nhất: nếu hội ấy không được tái “cơ cấu” để biến mất, thì cho tôi không được nghe nói về nó nữa... (...)

THẬN NHIÊN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Ăn bám, mua vui bằng tiền của nhân dân” -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Hôm nay tác động của văn chương lên thực trạng xã hội là nhẹ hều, đúng hơn, chẳng là cái cóc khô gì cả. Nhưng văn chương vẫn nhận được một sự quan tâm quá mức cần thiết! Điều này có khi làm các nhà văn ngộ nhận rằng mình còn ngon, còn trọng lượng đáng kể, hay còn là tác nhân quan trọng có thể làm thay đổi xã hội! Bé cái nhầm, cả phía quan tâm và phía được quan tâm!... (...)

NGUYỄN QUỲNH - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Giải tán Hội Nhà văn Việt Nam” -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Tôi có 3 mong-ước: a) Toàn zân tẩy chay Hội Nhà-văn Việtnam. b) Jải-tán Hội Nhà-văn Việtnam. c) Mỗi hội-viên của Hội Nhà-văn Việtnam fải đọc và học cuốn Văn-chương là jì? của J.-P. Sartre để hiểu sứ-mệnh và trách-nhiệm của nhà-văn trong jai-đoạn tối-tăm ở Việtnam hiện-tại... (...)

HOÀNG XUÂN SƠN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Không có ‘đảng’, đố mầy làm văn!” -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Chỉ cần một điều: Cóc cần chơi với “đảng” nữa, e khá hơn chăng? Nếu không thì nên “phẹc mê bu tích”!... (...)

ĐỖ TRUNG QUÂN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Lấp đi cái ao làng” -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn Nghệ đã thành cái ao làng lâu rồi. Tôi ước: Lấp đi cái ao làng. Cái ao làng phải thật sự bị lấp để thách thức chính những kẻ quen sống trong ao... (...)

NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Sự đoàn kết bắt buộc của chuồng cừu” -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Văn học là Đảng, Đảng là văn học. Đảng nói dân cầm bút nghe. Dân cầm bút nghe Đảng nói. Bô bô cái lỗ miệng “xây dựng/xây đắp” thì dễ ợt ai mà chẳng làm được. Nhưng “dựng đắp” thì phải có công cụ (tài năng) và vật liệu (tác phẩm) và thời gian nữa chứ... (...)

NGUYỄN VIỆN - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: Văn nghệ “báo hiếu” -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Sự quan tâm của Đảng dành cho văn chương chính là vì chưa bao giờ như hôm nay Đảng mất quyền kiểm soát đối với văn chương, đặc biệt là văn chương ngoài luồng và những thứ chữ nghĩa trên internet... (...)

LIÊU THÁI - Nhà văn Việt Nam nghĩ về Hội Nhà văn Việt Nam: “Phân loại rác trong một hố rác” -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Lẽ ra phải nói là: Tài sản lớn nhất của Hội Nhà văn Việt Nam là tạo ra một cái nền gọi là văn học “dân tộc” dưới ánh sáng Mác–Lê, “tư tưởng” Hồ Chí Minh và Mao, một nền văn học tuyên truyền cự phách và một công cụ tuyên truyền toàn trị ưu việt. Nói như vậy nghe có vẻ thật thà đôi chút... (...)

Nói chuyện với một 8X -  Nguyễn Đình Chính  /  Phan Huyền Trang
... + Cô nói đúng. Những ai muốn thưởng thức vẻ đẹp của cuộc đời thì đừng đọc cái gọi là thơ “chẹc chẹc” của tôi. - Vậy thì ông mất công sản xuất ra cái gọi là thơ “chẹc chẹc” ấy làm gì? + Để đổi mới thơ ca, để công phá ít nhiều vào bức tường thành ngôn ngữ và ý thức của con người Việt Nam. Chẹc chẹc là như vậy đó. Cô hiểu chưa? - Em chưa hiểu. Ông nói như vậy có quá kiêu ngạo và ngộ nhận không? + Tôi đâu có nói như vậy. Đó là người ta nói về thơ “chẹc chẹc” của tôi đấy chứ... (...)

“Chỉ là một Con Người của Chữ Nghĩa” -  Borges, Jorge Luis
... MP-R: Ông nói rằng ông không phải là một nhà tư tưởng... Borges: Không, ý tôi muốn nói là tôi không có một hệ thống triết học nào của riêng mình. Tôi cũng không bao giờ thử làm điều đó. Tôi chỉ là một con người của chữ nghĩa. Cũng giống vậy, ví dụ như — à, tất nhiên, lẽ ra tôi không nên chọn ví dụ này — cũng như cách Dante sử dụng thần học cho mục đích của thơ ca, hay Milton cũng sử dụng thần học cho mục đích của thơ ông ấy, thì tại sao tôi không thể dùng triết học, đặc biệt là triết học duy tâm — thứ triết học đã thu hút tôi — để viết một câu chuyện hay một truyện ngắn? Tôi nghĩ rằng tôi được phép chứ, phải không? ... [Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Văn chương và Hoà bình: Từ lưu vong đến khát vọng -  Bay Vút  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
[NOBEL VĂN CHƯƠNG & NOBEL HOÀ BÌNH 2009] Bay Vút — tạp chí Việt ngữ liên mạng của Radio Australia, trực thuộc Australian Broadcasting Corporation (ABC) — phỏng vấn Hoàng Ngọc-Tuấn... “Một người là nhà văn, một người là nhà lãnh đạo chính trị, nhưng cả hai đều vươn lên từ bóng tối — một người từ bóng tối của sự kỳ thị chủng tộc, một người từ bóng tối của chế độ độc tài phi nhân tính. Họ cùng vươn lên từ bóng tối, nên họ cùng khát khao ánh sáng. Tôi tin rằng họ khao khát ánh sáng không chỉ cho riêng họ mà cho cả chúng ta...” (...)

“Nếu không viết, chắc đứt gân máu chết” -  Nguyễn Hưng Quốc  /  Nguyễn Viện
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Tôi xác tín về một dòng văn học phản kháng đang có mặt ở Việt Nam. Điều quan trọng nhất mà dòng văn học ấy mang lại chính là việc nó xác lập khuôn mặt văn học Việt Nam đương đại. Không dừng lại ở một thái độ chính trị, mà nó đang là dòng văn học chủ lưu với tất cả mọi nỗ lực làm mới văn chương Việt bằng một ý thức mạnh mẽ của tự do sáng tạo... (...)

Cảm nghĩ về tác giả Nguyễn Viện -  Bùi Hoằng Vị
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... Tóm lại,điều ấn tượng nhất về tác giả Nguyễn Viện? ... Là nhà văn sử dụng tiếng Việt thông minh, khoái hoạt, và hiệu quả; sáng tác sung sức nhất, đa dạng nhất, “thời sự” nhất, và “hot” nhất... (...)

Bát cú thuận nghịch độc 6-trong-1, tại sao không? -  Bùi Hoằng Vị
... Tôi quan tâm đến khả năng khác thường, có một không hai, của tiếng Việt. Vâng, ấy là cái khả năng cho phép lật ngược thứ tự các từ trong câu mà vẫn có nghĩa trong một số trường hợp, được vận dụng để tạo nên những văn bản gây ngạc nhiên đáng kể, đặc biệt là với thơ vần... (...)

Bản quyền ‘lục bát 2-trong-1’, tại sao không? -  Bùi Hoằng Vị
... Hắn sẽ không gọi nó là thơ, bởi đã hẳn không thể xem ấy là nghệ thuật; chẳng qua chỉ là kỹ thuật, hay xảo thuật -- một trò chơi, không hơn; tuy vậy, hắn muốn “đăng ký bản quyền” trò chơi này. Để hiểu rõ hơn điều hắn làm, mời bạn theo dõi cuộc “phỏng vấn” sau... (...)

Câu chuyện đằng sau một cuốn phóng sự tiểu thuyết -  Plimpton, George  /  Capote, Truman
... Những câu trả lời của Truman Capote phản ảnh quan điểm văn chương và báo chí của giai đoạn giữa thế kỷ 20; song về phương diện kỹ thuật viết, dù là viết sáng tác hay tường thuật, thì bài phỏng vấn vẫn chứa đựng nhiều điều cho chúng ta học hỏi... [Phỏng vấn Truman Capote, do George Plimpton thực hiện. Trùng Dương dịch và giới thiệu.] (...)

Nhà thơ Phan Huyền Thư — người nối dài sự sống cho chữ -  Hà Thanh Vân  /  Phan Huyền Thư
... Bởi vì chữ cũng là thực thể sống, nó cũng trẻ cũng già, cũng ốm đau, xấu xí bệnh hoạn, điên rồ và cũng có lúc lăn đùng ra chết. Viết những điều vô nghĩa là tạo ra một nghĩa địa chữ... tôi muốn sự sinh nhiều hơn sự tử. Vì thế, tôi muốn đi tìm giá trị mới cho chữ... (...)

“Thế giới [văn chương] luôn có nhiều con đường, quan trọng là có ‘người viết’ hay không” -  Nhã Thuyên  /  Ðặng Thân
... “Có câu chuyện tiếu lâm đùa cợt rằng chúng ta muốn văn học phát triển thì phải thay hết độc giả nước này đi. Câu chuyện tiếu lâm này tôi nghĩ có hàm chứa một thái độ, một ý muốn nghiêm túc. Nhiều độc giả của chúng ta hàng mấy chục năm qua không phải là những độc giả thật sự sáng suốt, không phải những độc giả nhiệt tình, và không phải là những độc giả công tâm. Đa phần độc giả chúng ta bị ảnh hưởng bởi báo lá cải và một số thứ khác.” ... (...)

20 câu trả lời cho 20 câu hỏi -  Renouf, Eugénie  /  Le Clézio, Jean-Marie Gustave
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2008] 1. Nét chính của tính cách ông là gì? Bướng bỉnh. | 2. Ông tìm nguồn vui bằng cách nào? Bằng cách sống như chính mình, không giả vờ. | 3. Cái tên nào làm tim ông đập mạnh? ... [Hoàng Ngọc-Tuấn giới thiệu và dịch] (...)

Tiếng Pháp có lẽ là quê hương đích thực của tôi -  Chanda, Tirthankar  /  Le Clézio, Jean-Marie Gustave
[NOBEL VĂN CHƯƠNG 2008] ... Nếu người ta cho rằng ông là một nhà văn không thể xếp loại được, thì có lẽ vì nước Pháp chưa bao giờ là nguồn cảm hứng duy nhất của ông. Những cuốn tiểu thuyết của ông là một phần của cái thế giới tưởng tượng mang tính toàn cầu hoá... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Cái Mới: nhận diện và song thoại -  Inrasara  /  Nhã Thuyên
... Đó là thơ dân tộc thiểu số, thơ Chăm, thơ nữ quyền luận, hậu hiện đại, nhóm Mở Miệng, nhóm Ngựa Trời, sáng tác của các nhà văn hải ngoại... Tôi thấy chúng mang cảm thức mới-khác hay nảy ra từ một nền văn hoá khác, qua lối biểu hiện mới bằng các thủ pháp mới. Tôi song thoại với chúng, sòng phẳng. Còn cái cũ không cần và tôi không có nhu cầu song thoại với nó... (...)

Trao đổi với Nguyễn Viện về tiểu thuyết [kỳ VI] -  Tiền Vệ  /  Nguyễn Viện
... lúc ấy, văn chương sến sẽ rực rỡ thay thế cho nền văn học cách mạng. Nhưng thật ra, nền văn học cách mạng đã chết từ bây giờ rồi. Những thay đổi trong lịch sử nói chung thường đi từ thái cực này sang thái cực khác, trước khi đến ngày văn học sến đăng quang, trong vòng 10 năm nữa, văn học Việt Nam sẽ có bộ mặt của người lưỡng tính... (...)

Trao đổi với Nguyễn Viện về tiểu thuyết [kỳ V] -  Tiền Vệ  /  Nguyễn Viện
... nhìn chung Hội Nhà Văn trở thành một lực cản hơn là sự thúc đẩy cho cái mới xuất hiện. Cho nên không thể chờ đợi gì ở Hội Nhà Văn, bởi vì nó là một tổ chức của Đảng, do Đảng lãnh đạo, nó tuỳ thuộc vào ý muốn của Đảng chứ không phải ý chí của các nhà văn... (...)

Trao đổi với Nguyễn Viện về tiểu thuyết [kỳ IV] -  Tiền Vệ  /  Nguyễn Viện
... Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ thuyết giáo về đạo đức không bao giờ thuộc về nhà văn. Cái mà anh ta cần làm trước hết là nghệ thuật của mình. Trong cái nghệ thuật ấy, người đọc cần nhìn thấy ở anh ta như tâm hồn và lương tri của thời đại mà anh ta đang sống. Bởi thế, nhà văn không thể là kẻ đồng loã với cái đen tối, cái phi nhân tính. Nhà văn phải luôn được coi là tiêu biểu cho sự phản kháng của lương tâm con người trước các thế lực muốn huỷ diệt quyền sống của con người... (...)

Trao đổi với Nguyễn Viện về tiểu thuyết [kỳ III] -  Tiền Vệ  /  Nguyễn Viện
... Tôi cho rằng tất cả những người viết kiểu giễu nhại, bụi đời, bạt mạng, gây hấn... đều là những phản ứng tích cực nhằm tạo nên những tiếng nói độc lập, không chỉ trong lãnh vực văn chương mà còn là một thái độ chính trị, nhằm xác lập một ý thức sáng tạo tự do và một ý thức công dân tự chủ. Thiếu tự do và tự chủ, không thể trở thành nhà văn... (...)

Trao đổi với Nguyễn Viện về tiểu thuyết [kỳ II] -  Tiền Vệ  /  Nguyễn Viện
... Đó là cách diễn đạt tốt nhất để mô tả một trạng huống, một tâm thái, một tâm thức, một bối cảnh xã hội và con người đương đại. Đó là sự đứt khúc văn hoá, sự hỗn độn trong đời sống, sự đứt mạch hệ thống tư tưởng nền tảng, sự mất định hướng trong điều hành của cơ chế chính trị, sự thay đổi các giá trị... Và sự chối bỏ của chính tôi với hệ thống, các định vị và định chế xã hội... (...)

Trao đổi với Nguyễn Viện về tiểu thuyết [kỳ I] -  Tiền Vệ  /  Nguyễn Viện
... Tại sao lại phải sợ? Đó chính là bi kịch của chúng ta, những người dân sống trong một chế độ toàn trị. Đây cũng là nguồn cảm hứng lớn lao nhất của tôi. Đối diện với cái sợ. Ai làm cho mình sợ? Sợ cái gì? Làm cho người khác sợ, có phải là tội ác? Làm thế nào vượt qua được nỗi sợ? ... (...)

Hoàng Long: người săn tìm những chớp truyện -  Nhã Thuyên  /  Hoàng Long
... Có thể xem truyện cực ngắn là một tia chớp loé lên giữa mịt mù của tâm thức để trong khoảnh khắc đó ta nhận ra rằng cuộc sống là một đường chỉ vắt ngang qua vực sâu mà hành nhân phải đi qua trên con đường hành hương thân phận... (...)

TAGALAU — Bảy năm nhọc nhằn và kiêu hãnh -  Huyền Hoa  /  Inrasara
Inrasara đối thoại xung quanh dư luận về TAGALAU — tuyển tập sáng tác - sưu tầm - nghiên cứu Chăm (2000-2007) ... (...)

Không còn ai minh bạch hoàn toàn -  Uyển Đông  /  Lý Đợi
... Nếu phải nói thẳng thì thế này: Nền nghệ thuật hiện nay không còn những tác giả được xem là minh bạch hoàn toàn nữa, mùi của tha nhân bốc lên đều khắp trong các tác phẩm... (...)

Chỉ những kẻ xem thường trí tuệ cộng đồng mới cả gan muốn dẫn dắt cộng đồng -  Lynh Bacardi  /  Nguyễn Viện
... Nhà văn, hắn sẽ cố nâng tầm điều mình muốn bày tỏ lên, chứ không hạ tầm nó xuống cho vừa với các tiêu chuẩn hay ý thích của người đọc. Hắn hoàn toàn không kiêm nhiệm, hay đại diện cho nhà đạo đức, nhà giáo dục, nhà chính trị... vân.vân... để lầm lẫn khoác cho mình vai trò thực hiện những trách nhiệm hướng dẫn, hay lèo lái tâm thức của cộng đồng... (...)

Trao đổi với hoạ sĩ Trịnh Cung về một chuyến đi Mỹ -  Trịnh Cung  /  Thanh Xuân
Cái chán nhất là công việc, nghe ra thì rất quan trọng, thì hăm hở biết chừng nào: qua Mỹ để trình bày đề tài nghiên cứu... nhưng... tôi có cảm giác là việc trình bày các tham luận một cách êm thắm và đầy tính nội bộ như thế này như chỉ cốt hợp thức hoá tài trợ Rockefeller Fellowship cho những đề tài đã được duyệt bởi William Joiner Center... (...)

Về chủ nghĩa hiện thực thần kỳ và việc dịch thuật văn chương châu Mỹ La-tinh -  Lorens, Gunter W.  /  Asturias, Miguel Ángel
[CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC THẦN KỲ TRONG VĂN CHƯƠNG] Tôi sẽ cố nói hết sức giản dị cho ông nghe tôi hiểu mấy chữ "hiện thực thần kỳ" như thế nào. Chắc ông cũng hiểu, một người thổ dân da đỏ hoặc một người dân lai sống trong một làng nhỏ rất có thể mô tả cách thức anh ta thấy một tảng đá lớn hoá thành một người hay một ông khổng lồ như thế nào, hoặc một đám mây biến thành một tảng đá ra sao. Đó không phải là một thực tại ta sờ mó thấy được, mà là một thực tại có liên hệ tới sự hiểu biết những sức mạnh siêu tự nhiên... [Bản dịch của Lê Huy Oanh] (...)

Phỏng vấn nhà văn Thế Uyên -  Hoàng Khởi Phong  /  Thế Uyên
Hoàng Khởi Phong phỏng vấn Thế Uyên về đề tài tình dục trong văn chương và về những quan niệm cá nhân của ông trước thời cuộc... (...)

Bắc Đảo nói về chính mình -  Bắc Đảo [Bei Dao]  /  Gleichmann, Gabi
... Tôi thấy một mối liên hệ giữa thơ và sự nổi loạn. Nổi loạn là một đề tài lớn của thế hệ tôi. Nhưng tôi tin rằng sự nổi loạn bắt đầu từ cấp độ bản thân, chẳng hạn, sự nổi loạn của tôi đối với cha tôi. Thơ là một hình thức nổi loạn đối với những thập kỷ hỗn độn ở Trung quốc... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Vài ý nghĩ về văn học Việt Nam hôm nay -  Lê Đình Nhất-Lang  /  Hoàng Ngọc-Tuấn
Lê Đình Nhất-Lang phỏng vấn Hoàng Ngọc-Tuấn về một số vấn đề liên quan đến sinh hoạt văn học Việt Nam hôm nay... (...)

“MURAKAMI LÀ MỘT TẤM GƯƠNG VỀ NHỮNG NỖ LỰC TÌM TÒI VÀ SÁNG TẠO KHÔNG NGỪNG” [Phỏng vấn Nhật Chiêu — nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản] -  Lê Tân  /  Nhật Chiêu
... "Ông bị các nhà phê bình thủ cựu kết án là phi truyền thống, không có chút gì, không có một giọt mực nào của truyền thống. Có nghĩa là đọc ông, ta không thấy được một Nhật Bản mà ta đã quen thấy ở những tác giả như Kawabata, Tanizaki, Míshima. So với cả Oe Kenzaburo, một tác giả không phải thể hiện đậm đà tính truyền thống, sáng tác của Murakami cũng rất khác. Vậy thì Murakami là một nhà văn mà điểm nổi bật so với những nhà văn Nhật Bản là ông nỗ lực sáng tạo một ngôn ngữ mới cho văn chương Nhật Bản..." (...)

Sáng tạo là quá trình vượt thoát khỏi cá tính -  Ngọc Anh  /  Mai Văn Phấn
... Thật kinh hãi khi phải ngắm nhìn một nghệ sỹ cứ đứng mãi một chỗ mà biểu diễn quá nhiều lần một tiết mục tới gần như vô cảm, nói cách khác là thương hại những ai thâm canh triền miên trên một mảnh đất đã cỗi cằn... [Mai Văn Phấn trả lời trong cuộc phỏng vấn do Ngọc Anh thực hiện] (...)

Samuel Beckett — người giám sát tôi -  Thwaite, Mark  /  Federman, Raymond
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Tôi chạm trán lần đầu tiên với tác phẩm Samuel Beckett khi tôi xem vở kịch Waiting for Godot ở New York năm 1956. Tôi chưa bao giờ bình phục. Năm 1959 ở Đại học UCLA, tôi chọn Samuel Beckett làm đề tài luận văn tiến sĩ của tôi. Một số giáo sư trong ủy ban chấm thi tiến sĩ tìm cách khuyên ngăn tôi, bảo rằng Beckett là một ông lang băm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

[Phỏng vấn Nguyễn Đăng Thường] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN -  Nguyễn Đăng Thường  /  Trần Tiến Dũng
Có thể coi như là sách samizdat của thời điện tử. Samizdat, tiếng Nga, có nghĩa là "tự xuất bản". Nếu như chúng không ít tốn kém, không ít nguy hiểm hơn, thì chắc cũng đỡ nhọc nhằn hơn in thạch (xu xoa), đánh máy, quay ronéo. Có ảnh hưởng gì hay không thì tôi không thể trả lời... (...)

[Phỏng vấn Lưu Hy Lạc] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN -  Lưu Hy Lạc  /  Trần Tiến Dũng
Hỏi tôi nghĩ sao? Trời ơi, được quá đi chứ... Theo tôi, đó là một chiều hướng mới mẻ thật tích cực. Chắc chắn trong tương lai nó sẽ có sức ảnh hưởng ghê lắm đến diện mạo của văn học đương đại ở ta... (...)

[Phỏng vấn Trịnh Thanh Thuỷ] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN -  Trịnh Thanh Thủy  /  Trần Tiến Dũng
Nói đến ảnh hưởng của phương pháp xuất bản này đối với diện mạo văn học Việt Nam, tôi nghĩ còn quá sớm để đánh giá một thử nghiệm nhưng không ít thì nhiều nó cũng thoả mãn được nhu cầu xuất bản các tác phẩm đang hay sẽ bị cấm đoán và nó còn là lối thoát cho những người nghệ sĩ yêu tự do, thể hiện được tư duy, tiếng nói của mình một cách trung thực... (...)

[Phỏng vấn Đoàn Cầm Thi] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN -  Ðoàn Cầm Thi  /  Trần Tiến Dũng
Theo tôi đây là cách xuất bản có thể phù hợp với hiện trạng Việt Nam, nhờ những ưu điểm: gọn nhẹ, nhanh, không tốn nhiều kinh phí, chủ động, tránh được kiểm duyệt. Tuy nhiên, điều này vẫn không giải quyết được các vấn đề liên quan đến sinh mạng của một ấn phẩm văn học: phát hành và giới thiệu... (...)

[Phỏng vấn Đặng Thơ Thơ] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN -  Ðặng Thơ Thơ  /  Trần Tiến Dũng
Ngoài luồng nếu so sánh với trong luồng thì bao giờ cũng mới lạ, táo bạo, can đảm và đa dạng hơn, về mặt nghệ thuật cũng như ý thức. Tôi nghĩ đến ngoài luồng như tất cả những gì không thuộc trong luồng: kể cả văn học bán/phi chính thức, văn học miền Nam trước 75, văn học hải ngoại và quốc tế, văn học báo giấy, báo mạng, và báo miệng. Tức là những sáng tạo tự do vượt ngoài vòng kiểm duyệt... (...)

[Phỏng vấn Mai Ninh] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN -  Mai Ninh  /  Trần Tiến Dũng
Nếu xuất bản ngoài luồng đưa đến cho người đọc những tác phẩm có giá trị nhưng vì áp lực kiểm duyệt nên không được chính thức ra mắt công chúng thì tôi thấy là một điều nên làm. Điều này có khác chi trường hợp tác giả viết xong tự in ra gửi/chia sẻ với mọi người... (...)

[Phỏng vấn Đinh Trường Chinh] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN -  Trần Tiến Dũng  /  Ðinh Trường Chinh
... một phần nào các tác phẩm photocopy/e-book có thể được đánh giá (ngầm) bởi “giới trong nghề” như một diện mạo mới của nền văn học Việt Nam đương đại, vượt ngoài biên giới địa lý. Các tác giả / tác phẩm “photocopy” này góp phần làm cục cựa một cái gì đó... (...)

[Phỏng vấn Nguyễn Hương] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN -  Nguyễn Hương  /  Trần Tiến Dũng
Tôi đã được đọc một số tác phẩm xuất bản dưới dạng photocopy: một tuyển tập truyện ngắn và nhiều tập thơ tôi có thể kể bằng tên tác phẩm và tác giả, nhưng có lẽ đa số bạn đọc trong giới văn nghệ đã biết rồi. Biết rồi vì nhất là trong lãnh vực thơ, các tác giả này đang là những cây bút hàng đầu của thơ tiếng Việt... (...)

Quanh vụ tập thơ DỰ BÁO PHI THỜI TIẾT bị thu hồi -  Nhóm Ngựa Trời  /  Trần Tiến Dũng
Trần Tiến Dũng phỏng vấn 5 tác giả trong nhóm Những Con Ngựa Trời về sự kiện tập thơ Dự Báo Phi Thời Tiết của họ bị thu hồi ngay sau khi được xuất bản tại Hà Nội... (...)

Nguyễn Đạt: 60 năm chưa về nẻo hiểm -  Lý Đợi  /  Nguyễn Đạt
Một truyện ngắn thành công thức tỉnh cái đang ngủ, cái u mê, cái lãng quên trong ta. Nó có thể chẳng giống truyện ngắn như ta biết, nó là bất kỳ cái gì nhà văn có thể viết, nhưng nó khiến người đọc thích thú hơn bất kỳ truyện ngắn nào được xác định là truyện ngắn. [Nguyễn Đạt] (...)

Lynh Bacardi: "Xin đừng thổi còi tôi quá sớm" -  Diệu Hoa  /  Lynh Bacardi
Tôi không gây shock bằng cách cố tình xài ngôn ngữ này, nhưng đề tài, chất liệu tôi chọn để đưa vào thơ là những mà người ta thường cho rằng u ám, đen tối, dưới đáy xã hội. Cái mà trước kia, người ta không dám đưa vào thơ... (...)

Phỏng vấn chớp nhoáng với Pablo Neruda -  Neruda, Pablo  /  Lispector, Clarice
— Viết văn có làm cho nỗi thống khổ của cuộc sống dễ chịu đựng hơn không? / — Có, tất nhiên. Thực hành nghề nghiệp của mình, nếu bạn yêu thích nó, thì thật là một diễm phúc. Nếu không, nó chỉ là địa ngục. / — Thượng Đế là ai? / — Đôi khi là tất cả mọi người. Luôn luôn chẳng là gì cả... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

Nói chuyện về «THƠ THẲNG ĐỨNG» -  Munier, Jacques / Juarroz, Roberto
... Nếu thơ và suy tưởng mà như một cái cây in trên nền trời, thỉ có lẽ sẽ có một cái gì đó trong trẻo như một con chim tới đậu lên đó... (...)

Sẽ là Mở Miệng, nếu thấy nhu cầu -  Nhóm Mở Miệng  /  Ðỗ Lê Anh Đào
Đỗ Lê Anh Đào phỏng vấn Lý Đợi, Bùi Chát và Khúc Duy về Mở Miệng... (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Tấn Cứ] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Tấn Cứ
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Trịnh Thanh Thủy] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Trịnh Thanh Thủy
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Thuận và PHỐ TẦU: Dùng nghịch lý để kể những nghịch lý -  Thuận  /  Nguyễn Chí Hoan
Để hiểu một tác phẩm, cách duy nhất là đọc nó. Đời tư của tác giả có thể bổ ích nhưng không bao giờ thay thế được tác phẩm. Mối quan hệ hiện thực/văn học ít khi có chung một logic với các mối quan hệ mà người ta vẫn gặp trong đời sống. (...)

Thư ngỏ về BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI -  Trần Nhuệ Tâm
... Tôi thành thật nghĩ, trong thực trạng hỗn mang của các vấn đề văn học nghệ thuật Việt Nam hôm nay, thể loại phỏng vấn chẳng khác gì hơn là tiếng chân chậm chạp mà rền vang, xuyên qua bao con đường hẹp của toàn cảnh một nền văn học thiếu dân chủ... (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Hoàng Ngọc Biên] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Hoàng Ngọc Biên
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Hưng Quốc] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Hưng Quốc
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Đỗ Quyên] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Ðỗ Quyên
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Hoàng Tranh] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Hoàng Tranh
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Trọng Tạo] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Trọng Tạo
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Trần Minh Quân] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Trần Minh Quân
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Cảnh Nguyên] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Cảnh Nguyên
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Thuý Hằng] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Thúy Hằng
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Võ Đình] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Võ Đình
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Phan Nhiên Hạo] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Phan Nhiên Hạo
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Thị Ngọc Nhung] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Thị Ngọc Nhung
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Đăng Thường] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Đăng Thường
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Đỗ Kh.] -  Ðỗ Kh.  /  Trần Nhuệ Tâm
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Lưu Hy Lạc] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Lưu Hy Lạc
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Lý Đợi] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Lý Đợi
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Inrasara] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Inrasara
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Hoàng Hưng] -  Hoàng Hưng  /  Trần Nhuệ Tâm
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Hoàng Ngọc Biên -  Trần Nhuệ Tâm  /  Hoàng Ngọc Biên
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Ngô Tự Lập] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Ngô Tự Lập
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Đinh Linh] -  Trần Nhuệ Tâm  /  Ðinh Linh
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Nguyễn Viện] -  Nguyễn Viện  /  Trần Nhuệ Tâm
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Một khoảng riêng với nhà thơ Phan Đan -  Trần Nhuệ Tâm  /  Phan Ðan
... Sáng tạo có thể là một chu trình khép kín, từ kẻ sáng tạo tới tác phẩm rồi trở lại kẻ sáng tạo, nhưng hiệu ứng của nó vẫn lan toả, bởi ngay khi sáng tạo, kẻ sáng tạo đã đổi khác và qua đó tác động tới cuộc đời... (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Nguyễn Đăng Thường -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Đăng Thường
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Thanh Xuân -  Trần Nhuệ Tâm  /  Thanh Xuân
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Đinh Trường Chinh -  Trần Nhuệ Tâm  /  Ðinh Trường Chinh
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Trịnh Cung -  Trịnh Cung  /  Trần Nhuệ Tâm
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Nguyễn Viện -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Viện
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Thận Nhiên -  Trần Nhuệ Tâm  /  Thận Nhiên
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Nguyễn Đạt -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Đạt
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Inrasara -  Trần Nhuệ Tâm  /  Inrasara
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Mai Văn Phấn -  Trần Nhuệ Tâm  /  Mai Văn Phấn
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Phan Huyền Thư -  Trần Nhuệ Tâm  /  Phan Huyền Thư
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Đỗ Kh. -  Ðỗ Kh.  /  Trần Nhuệ Tâm
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Nhà thơ nói về thơ tình: Nguyễn Quang Thiều -  Trần Nhuệ Tâm  /  Nguyễn Quang Thiều
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

VAI TRÒ NHÀ THƠ [phỏng vấn Đinh Linh] -  Ðinh Linh  /  Phillips, Lance
Tôi là người ý thức cực độ về mỗi phân vuông cơ thể và bất cứ gì nó đang làm ngay lúc đó. Nhiệm vụ hàng đầu của tâm trí là để suy ngẫm về thân thể. Tôi là nhà thơ của thân thể. Luôn cả thân thể anh... (...)

Phỏng vấn Raúl Rivero -  Ockrent, Christine  /  Rivero, Raúl
... Đây không phải là Cuba của những năm sáu mươi, với sự thành khẩn, cuồng nhiệt cách mạng, một xứ phải đổi thay thế giới. Đây là một xứ ở cuối thế kỷ, bị kẹt trong một mê cung nơi mọi người không có tương lai, cả cho cá nhân lẫn cho tập thể... (...)

"Người ta có thể làm thơ như làm giò chả...!" -  Ðỗ Kh.  /  Lý Đợi
"Tôi nghĩ là thơ chẳng những đã có trước chữ in mà đã có trước cả chữ viết. Thơ chắc vẫn sẽ còn sau khi chữ đã mất. [...] Tôi nghĩ thơ là dạng bình dân để phục vụ quần chúng, thì không kêu ca phàn nàn gì hết và chỉ có hơi ghen chút xíu với các ca sĩ..." (...)

Nói chuyện với Bắc Đảo -  Chen-Andro / Mouchard  /  Bắc Đảo [Bei Dao]
Trong một khung cảnh mà tất cả đều xa lạ, ngôn ngữ là nơi trú ẩn, nơi mà, nhờ thi ca, tôi có thể tìm lại mình. Ấy là điều cho ta sức mạnh chịu đựng cuộc sống lưu đày này. Có trách nhiệm bảo toàn ngôn ngữ này. Lưu đày ư? Ngày tôi bắt đầu làm thơ, ấy đã là lưu đày. Các tác giả khác cũng đã từng nói thế trước tôi... (...)

"Thơ hậu-hiện đại: hình thức là vỏ đạn bọc thuốc nổ là ngôn từ" -  Dương Minh Long  /  Nguyễn Hữu Hồng Minh
[phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh] ... Một nhà thơ có thể tách làm hai khái niệm Tôi và Chữ. Tôi đi trên đại lộ và chữ đi trong...mê lộ (!) (...)

Thơ có thể cứu vãn thế giới -  Séry, Macha  /  Bonnefoy, Yves
Thơ sống như thơ, đó là khát vọng và tác nhân của sự thiết lập dân chủ, chỉ có nó mới có thể cứu vãn được thế giới... (...)

Đinh Linh trò chuyện với Lý Ðợi: "Tôi chỉ là đĩ đực của ngôn ngữ và sự thật…!" -  Lý Đợi  /  Ðinh Linh
[Đây là toàn văn bài phỏng vấn, đúng như nguyên bản, không bị cắt bỏ, sửa đổi] ...Nhà thơ nên gần gũi với bản chất con nít, thú vật và cơn điên của mình. Khi viết bạn phải nửa tỉnh nửa điên... (...)

Nói chuyện với nhà văn Nguyễn Viện -  Nguyễn Viện  /  Thận Nhiên
... Cái bi kịch của con người là bi kịch về sự nô lệ. Bởi thế, tôi đã viết bằng một ý thức giải phóng... (...)

Nguyễn Viện và Thời của Những Tiên Tri Giả -  Trúc Quỳnh  /  Nguyễn Viện
... Nếu để khai lý lịch thì tôi thích ghi là nhà văn, dù tôi vẫn kiếm cơm bằng việc làm báo và viết báo... (...)

“Từ bãi rác của lịch sử...” (phỏng vấn Nguyễn Ly) -  Trúc Quỳnh  /  Nguyễn Ly
... Người Việt Nam ta có cái máu ưa làm chính trị, nhất là thứ chính trị làng xã. Văn chương cũng thường là để phục vụ chính trị chứ chẳng phải để tải đạo. (...)

Phỏng vấn Thuận (tác giả Made in Vietnam) -  Tiền Vệ  /  Thuận
... Trong khi viết, tôi rơi vào một cuộc chạy đua liên miên với các mâu thuẫn mà tôi tự gây ra, không phải bao giờ người thắng cũng là tôi. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021