tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Bài hay xen lẫn với bài vừa”  [đối thoại]

 

Thật là thích thú khi đọc bài “Thiệt là kẹt!” của Bùi Thị Lài. Trong đó, chị Lài, một cách dí dỏm và trôi chảy, đã nói thật chính xác về “Tài làm thơ và bình thơ của Bác” và “Nhân cách nhà thơ Huy Cận”. Xin cảm ơn chị Lài.

Hôm nay, tôi chỉ muốn đóng góp thêm một vài ý nho nhỏ về chuyện “Bài hay xen lẫn với bài vừa.”

 

Trong tiếng Việt, động từ “xen lẫn” có những ý nghĩa khác nhau tuỳ theo cách sử dụng. Ví dụ, sau khi ăn một bữa tiệc, trong đó có cả món ngon và món dở, ta có 3 cách nhận xét, tuỳ theo thực trạng của bữa tiệc:

1. Nếu trong một bữa tiệc, người ta bưng ra vài món ngon, rồi lại bưng ra vài món dở, cứ thế, rốt cuộc bàn tiệc có khoảng 50% là những món ngon và khoảng 50% là những món dở, thì ta có thể nói: “Bữa tiệc này cũng tàm tạm, có món ngon và món dở xen lẫn với nhau.”

2. Nếu trong một bữa tiệc, người ta dọn lên hầu hết là những món ngon, chỉ một số ít là những món dở, thì ta có thể nói: “Bữa tiệc này nhìn chung là khoái khẩu. Rất tiếc, có những món dở xen lẫn với những món ngon.”

3. Nếu trong một bữa tiệc, người ta dọn lên hầu hết là những món dở, chỉ một số ít là những món ngon, thì ta có thể nói: “Bữa tiệc này nhìn chung là tệ. May thay, cũng có những món ngon xen lẫn với những món dở.”

 

Cũng thế, khi đọc một tập thơ, trong đó có những bài hay và những bài “vừa”, ta có thể đưa ra những nhận xét như sau, tuỳ thực trạng của tập thơ:

1.Bài hay và bài vừa xen lẫn vào nhau”, nghĩa là tập thơ ấy có một nửa là bài hay và một nửa là bài “vừa”.

2.Bài vừa xen lẫn với bài hay”, nghĩa là tập thơ ấy có phần lớn là bài hay, chỉ có một ít bài “vừa” xen lẫn vào.

3.Bài hay xen lẫn với bài vừa” nghĩa là tập thơ ấy có phần lớn là bài “vừa”, chỉ có một ít bài hay xen lẫn vào.

 

Nhà thơ/lãnh tụ Bác “fê bình” tập thơ của nhà thơ/nịnh thần Chú là “bài hay xen lẫn với bài vừa”. Thế mà nhà thơ/nịnh thần Chú lấy làm sung sướng đem ra in lên bìa sách!

Tôi nghĩ nhà thơ/nịnh thần Chú không dốt đến nỗi tưởng đó là một lời tuyên dương giá trị tập thơ, nhưng

1. sung sướng vì được nhà thơ/lãnh tụ Bác hạ cố nói chữ “cảm ơn” (Cảm ơn Chú biếu Bac quyển thơ!)

2. sung sướng vì được nhà thơ/lãnh tụ Bác hạ cố quan tâm (Bac xem quyển thơ suốt mấy zờ); và ngay cả vẻ “đắn đo” của nhà thơ/lãnh tụ Bác (Muốn Bac fê bình... Khó nói nhỉ!) cũng biểu hiện sự hạ cố quan tâm.

3. sung sướng vì đã không bị nhà thơ/lãnh tụ Bác khiển trách, mà còn được nhà thơ/lãnh tụ Bác hạ cố khen tập thơ có dăm ba bài hay, tuy đa số là bài “vừa” (Bài hay xen lẫn với bài vừa).

 

Bấy nhiêu đó cũng đủ là một cái bùa hộ mạng cho nhà thơ/nịnh thần Chú.

Khi nhà thơ/nịnh thần Chú sung sướng đem in những câu đó lên bìa sách, thì nhà thơ/nịnh thần Chú muốn nhắn nhủ với một bầy Chú chung quanh rằng: “Bác ‘cưng’ tao như thế đấy, thì đố chúng mày dám đụng vào tao nhé!”

Chắc chắn là thế.

 

 

--------------

Bài liên hệ:

06.01.2009
... Quả là lãnh tụ Bác thật trân trọng Chú nhà thơ Huy Cận. Dù trăm công nghìn việc mà lãnh tụ Bác cũng bỏ công đọc quyển thơ của nhà thơ Chú tặng trong suốt mấy giờ, rồi lại lao tâm khổ trí làm thơ tặng lại nhà thơ Chú. Và “bài thơ” này tiết lộ đôi điều rất ngộ... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021