tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
«Hét» hay «Hát»  [đối thoại]

 

Tôi chân thành cám ơn ông Nguyễn Tôn Hiệt đã trả lời rất nhanh các thắc mắc của tôi. Xin trở lại với ông từng điểm một.

 

1. Hỏi câu đầu tiên, tôi muốn biết liệu ông Hiệt có theo dõi kỹ blog của Yoani Sánchez, và ông đã xác nhận.

"Những ai thường xuyên đọc blog GENERACIÓN Y của Yoani Sánchez từ tháng 4 năm 2007 đến nay thì đều có thể biết Yoani sống tại một căn hộ trên lầu một khu chúng cư ở Habana cùng chồng là Reinaldo Escobar — một nhà báo độc lập — và Teo Escobar, đứa con trai năm nay 15 tuổi. Căn hộ của chị có cửa sổ nhìn ra một đại lộ. Từ cửa sổ đó, Yoani đã chụp được nhiều hình ảnh và đã quay được nhiều đoạn video về những sự kiện xảy ra trên đại lộ ấy.

Wikipedia cũng cho hay cô Sánchez khởi sự viết blog từ tháng 04/2007, rằng cô sống cùng chồng là Reinaldo Escobar, con là Teo, trong một khu chúng cư ở Habana. Thế nhưng, dù có lục lại trong blog của cô, tôi vẫn không nhận ra một hình ảnh hay đoạn vidéo nào khác có cùng góc nhìn về con «đại lộ ấy» như ông Hiệt mô tả.

Trong khi đoạn vidéo quay cuộc diễn hành hôm 9/4 từ khoảng cách tương đối gần, với độ cao chừng tầng 3, nhiều bài trong blog cho thấy cô Sánchez sống ở tầng 14. Vì ông Hiệt đã đọc kỹ blog Sánchez nên các trích dẫn dưới đây dành cho độc giả tham khảo:

"I’m happy because Reinaldo won’t have to spend so much time repairing the prehistoric Armenian elevator. Thanks to those who, twenty years ago, expelled him from his profession, the residents of one hundred and forty-four apartments have enjoyed a journalist-turned-elevator-mechanic who, living on the fourteenth floor, has had a great interest in repairing the elevator.” (To go up and down)
 
"From the fourteenth floor where I live – which has nothing to do with an ivory tower...” (Unusual Movement)
 
"Shortly, in our home on the fourteenth floor of a Yugoslav-style building that could well be in any part of Cuba...” (The Carnival of the Dead)
 
"... because for more than seven months we had to climb up to our fourteenth floor via the stairs” (Party without guest of honor)

Thắc mắc của tôi về một chi tiết có vẻ nhỏ nhưng quan hệ đến việc nhà văn có còn «tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy».

 

2.

A. Nguyễn Tôn Hiệt:

«Lỗ tai của bạn có thể chỉ nghe họ “hô khẩu hiệu”! Nhưng lỗ tai của tôi thì nghe được chính xác cả giai điệu và tiết tấu như đã trình bày trong bản ký âm trên đây. Nên nhớ rằng một “khẩu hiệu” thì hoàn toàn khác với một bài hát. Một “khẩu hiệu” thì ngắn gọn để hô lên, chứ không có câu cú vần vè như một bài hát. Nó cũng không có giai điệu và tiết tấu như một bài hát.»

Tôi không có lỗ tai thẩm âm tốt như ông Hiệt, nhưng về chuyện «một khẩu hiệu không có câu cú, vần vè, (...) không có giai điệu và tiết tấu như một bài hát» thì mời ông đọc Fernando Navarro Domínguez:

4- La fonction poétique su slogan. L’importance du rythme et de la rime.
Peut-on parler d’une fonction poétique du slogan ? (...) La fonction poétique ne se limite pas à la poésie ; elle porte sur la forme du message. Elle apparaît que le signifiant importe autant que le signifié, dès que le contenu du message est inséparable de sa forme. La fonction poétique apparaît dans tous slogan digne de ce nom, puisque la matière de ce qu’il dit est inséparable de la manière dont il le dit : tout slogan est rhétorique.[*]
 
(tạm dịch) 4- Chức năng thơ ca của khẩu hiệu. Tầm quan trọng của tiết tấu và vần điệu.
Người ta có thể nói tới chức năng thơ ca của khẩu hiệu ? Chức năng thơ ca không giới hạn trong thơ, nó thể hiện qua hình thức của thông điệp. Rõ ràng cái biểu đạt quan trọng ngang với cái được biểu đạt, nội dung thông điệp không tách rời hình thức. Chức năng thơ ca xuất hiện trong mọi khẩu hiệu đúng nghĩa, bởi vì ý mà khẩu hiệu muốn nói không tách rời với cách mà nó nói : mọi khẩu hiệu đều có tính tu từ.

 

B. Nguyễn Tôn Hiệt lúc 20h ngày 22/4/2011 (giờ Paris):

«Esteban Casañas Losta là một blogger ở Canada. Anh ta đọc blog của Yoani Sánchez rồi đưa ra nhận xét của anh ta, chứ anh ta không trực tiếp chứng kiến cảnh đoàn lính Cuba tập diễn hành như Yoani đã chứng kiến và ghi trong băng video

Ông Hiệt cũng đâu có trực tiếp chứng kiến. Có lẽ thấy viết như vầy lố bịch nên nửa tiếng sau, lúc 20h30, ông Hiệt sửa lại thành:

«Esteban Casañas Losta là một blogger ở Canada. Anh ta đọc blog của Yoani Sánchez rồi đưa ra nhận xét của anh ta về nội dung những câu tục tĩu, chứ anh ta không nhận xét những câu ấy dưới nhãn quan âm nhạc.»

Thưa với ông Hiệt rằng chính Yoani Sánchez dưới đoạn phim diễn hành, đã thuật:

«El sábado pasado, un pelotón militar que ensayaba para el próximo desfile gritó –en una céntrica avenida– una consigna mezcla de lenguaje cuartelario, machista y prosaico».

Độc giả có thể kiểm chứng lại đoạn trích qua bản tiếng Anh blog GENERACION Y, do một nhóm thân hữu của cô Sánchez phụ trách:

«Last Saturday a military squad rehearsed for the upcoming parade shouting - on a central avenue - a slogan using the language of the barracks, sexist and dull»

Vậy grito una consigna / shouting a sloganhét to/hô khẩu hiệu hay hát quân ca???

Cả Yoani Sánchez, nhóm thân hữu phụ trách bản dịch Anh ngữ và Esteban Casañas Losta đều không cho đây là một bài ca thì làm sao họ có thể «nhận xét những câu ấy dưới nhãn quan âm nhạc»!

 

C. Coreandochant có nghĩa chính thức là hát. Tôi đồng ý. Tuy nhiên trong trường hợp nầy, Sánchez muốn đề cập tới coreando una consigna hay to chant slogans như tôi đã viết trong bài trước, là hét (to) / hô khẩu hiệu. Coreando una canción / hát một bài ca hoàn toàn không phù hợp.

Bản tiếng Anh blog GENERACION Y, vì vậy, đã dịch coreando con energía thành energetically shouted tức hăng hái hét to.

Để hiểu thấu văn bản, không phải lúc nào cũng có thể căn cứ vào «nghĩa chính thức» trong tự điển.

 

3. «Le roncan los cojones», tôi vẫn chưa thấy thuyết phục với cách dịch mot à mot «hai hòn dái bự cồ», dù ông có nhiều bạn văn nghệ sĩ đến từ Cuba và Mexico bảo chứng. Tôi thì không. Đành hẹn trở lại với ông Hiệt vào dịp khác.

 

4. Dù rằng Tiếng gọi công dânLa Marseillaise có những câu «khiến thiên hạ phải khiếp đảm» ngang với Tiến quân ca, đã không có ai xếp VNCH và Pháp vào chung một hội «canh giữ hòa bình cho thế giới» với CHXHCNVN và Cuba, nhưng cái tam đoạn luận thô thiển của ông Nguyễn Tôn Hiệt khiến người ta phải suy ra như vậy.

Một lần nữa cám ơn ông.

Nghiêm Quang

 

 

_________________________

[*]Đúng ra Domínguez đã trích lại đoạn viết đó trong quyển Le slogan của Olivier Reboul xuất bản năm 1975.

 

 

------------------

Bài liên quan:

23.04.2011
Cờ máu  -  Abc
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Cờ máu xuất hiện trong cả hai quốc ca Pháp và CHXHCN Việt Nam, nhưng thiển nghĩ chỉ trong quốc ca Việt thì cờ máu mới là niềm kiêu hãnh, chính vì thế mà khiến người đọc của trang cracked.com sợ chết khiếp... (...)
 
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Một phụ nữ Cuba cảm thấy tởm vì thứ ngôn ngữ tục tĩu được quân đội Cuba chính thức sử dụng. Ông Nghiêm Quang người Việt Nam lại tìm cách cho là thứ ngôn ngữ đó không tục tĩu. Thế là thế nào?... (...)
 
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Máu của Tiến Quân Ca thì toàn là máu kẻ thù , có “xài sang” thì cũng không hề gì. Máu nào của mình mà phải do dự? Máu của Tiếng Gọi Công Dân, tiếc thay, lại là Máu mình, máu của con dân... thế nên dè sẻn, cân nhắc khi “dùng”, không dám phung phí... (...)
 
22.04.2011
[CHUYỆN HÙNG CA] ... VNCH và Pháp chưa từng có ai đủ trình độ ba hoa nhố nhăng để tự xưng vai trò của nước mình là “canh giữ hoà bình cho thế giới”. Chỉ có ông Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam mới đủ trình độ đó. Vậy thì độc giả Nghiêm Quang nên đem câu này đi hỏi ông Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam, vì chính ông ta là người đã tuyên bố như thế tại Cuba ngày 03/10/2009... (...)
 
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Tiếng gọi công dân có những câu “Dù cho thây phơi trên gươm giáo / Thù nước lấy máu đào đem báo” tương đương với “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước (..) Đường vinh quang xây xác quân thù”. Nghe “L’étendard sanglant est élevé” (La Marseillaise) thì thấy cờ máu cũng không phải là hình ảnh độc quyền của Tiến quân ca. Vậy ông Nguyễn Tôn Hiệt có xếp VNCH và Pháp vào chung hội “thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới”?... (...)
 
21.04.2011
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Hai nước đệ nhất “hào hùng” đang “thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới” là hai nước bị điều khiển bởi một loại chính quyền nỗ lực tồn tại bằng những điều dối trá. Chính quyền của hai nước “hào hùng” ấy dối trá với chính nhân dân của họ và dối trá với cả thế giới... (...)
 
[CHUYỆN HÙNG CA] ... “Ô hô! Ô hô thiên!” / Cũng gọi con Rồng với cháu Tiên / Sao diễn mãi trò ô nhục ấy / Luồn lách thân lươn, một chữ tiền?... (...)
 
20.04.2011
[CHUYỆN HÙNG CA] ... Quốc ca của Việt Nam thì “hào hùng nhất thế giới”, khiến thiên hạ phải khiếp đảm! Quân ca của Cuba thì khí thế bừng bừng, khoe cả... dái! Hèn chi hai nước này rất xứng đáng với vai trò “thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới!”... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021