kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Chân-zung

 

 

 

NGUYỄN QUỲNH, Portrait (Thi-kì)

19" x 9.5", watercolor on Fabriano paper

November 2008

 

___________

 

KỊCH NGẮN MỘT MÀN MỘT CẢNH

 

NHÂN-VẬT
Steve O’Loughlin: Sử-ja Mĩ-thuật
Olaff Hardy: Nhà Fân-tâm học
 

STEVE: Ông quá khen tôi. Tôi không fải là “họa-sĩ”. Harvard đòi hỏi muốn tốt-ngiệp Tiến-sĩ Lịch-sử Mĩ-thuật, ứng viên fải có Cao-học hay Thạc-sĩ Mĩ-thuật. (Fa rượu cho Olaff) Thêm Jin tô-níc nhé? Kẹt quá, tôi đi một vòng lịch-sử, ăn cắp Jim Dine một tí, Kandinsky một tí, Pollock một tí, Magritte một tí, Bacon một tí. Một thứ hầm bà làng – nhưng không zám đụng đến Tanguy. Các thầy khen tôi. Vẽ lếu láo như thế mà thầy nào cũng cho “A”.

OLAFF: Ha! Ha! Đại-bịp!

STEVE: Đúng! Nhưng có một sinh-viên Puerto Rico, không fải trong ngành sử, nhưng là ngệ-sĩ. Hắn zùng một cái que móc một cái jẻ rách mầu mè tùm lum, đem vào trong lớp, nhìn thầy, quả quyết và tự-tin, anh ta nói: “Đây là “ấn-bản mầu” của tôi. Anh ta được “A” Về nhà đôi lúc tôi cười một mình. Tôi cười cho con người “suy-thoái” và “bịp-bợm” của tôi. Tôi fải tự chữa cho tôi ra khỏi căn-bệnh này. Cho nên tôi không vẽ “lếu” nữa, và chỉ viết những bài có liên-quan đến “bệnh”, mà ngề của ông gọi là “fân-tâm”. Suốt ba mươi năm tôi chỉ vẽ được có năm chân-dung, để tạ tội đã là một tên lếu láo, và để chữa bệnh cho chính mình. Tôi đã học được nhiều. Thôi bây jờ xin ông cho biết vì sao ông có bức hình này. (Zơ hình trắng đen lên). Chúng ta đến Việt Nam tuy chỉ cách nhau có vài năm.

OLAFF: (Chầm chậm để li rượu xuống bàn) Buổi chiều Đà Lạt lạnh. Nắng qua rừng thông vào vườn một căn nhà gạch, kiểu Tây thuộc-địa.

STEVE: (Cầm li rượu, đứng lên ) Ta ra ngoài, trước fòng này.

OLAFF: (Đứng zậy với li rượu) Ngồi trước nhà cho vui. Towson làm tôi nhớ Đà Lạt.

STEVE: Nhưng không có thông reo?

OLAFF: Quả là thế. Chiều hôm ấy, tôi lủi thủi một mình, nhớ về Newport.

STEVE: Newport nào?

OLAFF: Ở Rhode Island.

STEVE: À. Ông học ở Brown.

OLAFF: Bất chợt, tôi zừng lại. Trong vườn có một thiếu-phụ đẹp tuyệt vời, trong tay bế một đứa nhỏ chừng một tuổi. Hai mẹ con iên lặng. Tôi iên lặng. Trong nắng chiều hôm ấy, tôi đã thấy cái jì ta gọi là “vàng son”.

STEVE: Ông làm tôi nhớ đến tranh của Fabriano.

OLAFF: Thiếu phụ zường như đang thì thầm hay hát nhỏ. Bất chợt quay ra nhìn tôi. Tôi cúi đầu chào – i như tác-fong của một người Hoa-kì lịch-sự. Đôi mắt của cô ta sáng. Tôi ngĩ tới mặt hồ Lake Mohonk. Tôi hỏi cô ta về cây cối trong vườn. Cô ta có một nụ cười ngây thơ và quyến rũ. Cô ta hiểu và nói được tiếng Anh, jọng đẹp và đúng. Cấu-trúc jản-zị và ngắn. Tôi rất ngạc nhiên. Chúng tôi hiểu nhau hơn.

STEVE: Hừ! Rồi sao nữa.

OLAFF: Tuần sau tôi lại qua vườn. Ja-đình cô ta mời tôi vào và nhờ tôi zậy tiếng Anh cho hai người cháu trai, học-sinh trung-học khi họ biết tôi đang zậy văn-chương Anh ở Đại-học Đà Lạt. Nhưng kể từ đó tôi không bao jờ gặp lại người đẹp trong vườn. Ja-đình này cho tôi biết cô gái đẹp ấy tên à Thi-kì, một cái tên lạ ngay cả đối với nhiều người Việt mà tôi biết.

STEVE: Hừ.

OLAFF: Tôi để í thấy zưới lớp kính zầy trên bàn học của ja-đình ấy có nhiều hình chụp thân-nhân, từ trẻ đến jà. Trong đó có mấy tấm hình của người đẹp trong vườn. Lợi zụng lúc hai cậu học trò còn ở trong fòng, tôi lén “mượn” một cái hình của cô ta. Tôi mang hình ra tiệm ảnh làm “copy”. Độ một tuần sau, tôi lén trả lại bản chính.

STEVE: Hừ. Ngoài này đã tối. Trời lại trở lạnh. Chúng ta vào nhà. Cái “Gumbo” của tôi chắc được rồi. Mùi thơm lắm!

OLAFF: Thế thôi! Đôi khi tôi nhớ Đalạt. Và cứ bị ám-ảnh bởi Thi-kì.

STEVE: Làm thêm một tẹo Jin nữa. Mời ông tí xúp. Tôi cho cả sườn và zồi vào.

OLAFF: “Lòng lợn” của người Việt làm đúng cách, sạch sẽ, thơm ngon vô-cùng.

STEVE: Bây jờ đến lượt tôi. Tôi tới Việt Nam năm 1960, một thanh niên hai mươi ba, mới tốt ngiệp cử-nhân văn-chương Anh-Mĩ tại Harvard. Tôi tới Nha Trang. Thành fố này lúc đó còn thưa thớt. Nhưng bờ biển thì đẹp. Quá iên-lặng. Cuối tuần tôi zạy tiếng Anh cho một cô bé thuộc ja-đình khá-jả. Cha cô là một bác-sĩ i-khoa, người thấp nhỏ nhưng bà mẹ cô ta lại cao. Người con trai cả lúc đó đã học xong I-khoa ở Sàigòn. Người con trai thứ vừa được bổ làm chánh-án ở Thừa-thiên.

OLAFF: Một ja-đình zanh-já.

STEVE: Bắc-kì zi-cư. Rất sính Tây. Cô con gái lớn kết hôn với một kĩ-sư người Fáp ở Paris. Cô học trò tôi là gái út, mười lăm. Fải nói là “sắc nước hương trời!” Cô ta rất thông-minh. Tôi cũng có zịp luyện tiếng Tây với cha cô ta. Thế rồi tôi học tiếng Việt. Cả ja-đình có cảm tình với tôi, và họ cởi mở hỏi tôi là “người Mĩ có văn-hóa không?” Thật khó trả lời khi chúng ta đụng vào thành-kiến

OLAFF: Tôi hiểu. Họ bị ảnh-hưởng của văn-hóa Fáp.

STEVE: Một hôm, tôi nge bà mẹ cô bé nói thế này: “Lá vàng còn ở trên cây. Lá xanh rụng xuống jời hay chăng jời!” Tôi hỏi ra mới biết ngĩa của câu đó. Nó ám chỉ sự tiếc thương cho một người còn trẻ đã sớm ra đi!

OLAFF: Cái đó tôi không biết.

STEVE: Cho nên, trong bức tranh này tôi vẽ một cái lá xanh rơi trên cuốn sách, bên cạnh mấy cái lá vàng.

OLAFF: Ngĩa là jì trong bức chân-zung này?

STEVE: Xin ông chờ một tí. Trong suốt thời jan zạy tiếng Anh cho cô bé, tôi để í có một thanh-niên, chừng hai mươi, mắt lờ đờ có thoáng đam-mê, như say như mộng. Có vẻ fong-sương. Anh ta cao so với người Việt Nam. Chắc ông nhớ, lúc này chủ-ngĩa Hiện-sinh đang ảnh-hưởng ở Việt Nam, một xã-hội sau thời chiến. Và hiện-tượng Jim Dean cũng đang lên.

OLAFF: Điều này tôi hiểu.

STEVE: Thế rồi một hôm, như thường lệ, tôi tới zạy học, thấy cô ta đang chuyện trò thân mật với thanh-niên kia trước cửa nhà. Bấy jờ tôi mới biết họ là bạn. Ba tháng sau tôi lên Đà Lạt, với một số tiếng Việt và tiếng Tây đủ để làm việc với người bản-xứ, trong một chương-trình gọi là “Zân-sự Vụ.”

OLAFF: Nhưng tôi vẫn chưa hiểu “zụng í của ông về chiếc lá xanh” kia.

STEVE: Khoảng hai năm sau, vào một tối tháng chạp, tôi nằm đợi máy bay ở phi-trường Đà Lạt – không đông người lắm. Tôi chợt nge tiếng người con gái rất quen. Tôi tò mò lén mắt nhìn và nhận ra ngay là người con gái kia ở ja-đình ấy, trước học tiếng Anh với tôi. Cô đứng cạnh người thanh-niên kia. Lúc này trông anh ta không có vẻ đam-mê, mơ mộng. Anh ta hút thuốc Lucky Strike. Cô học trò của tôi, lúc này chắc độ mười bảy, có thai độ bảy hay tám tháng. Người bạn của cô ta càu nhàu. Tôi nge câu được câu không, ngoại trừ câu cuối, “Cắn lưỡi chết đi!”

OLAFF: A!

STEVE: Vài tháng sau tôi có zịp gé Nhatrang.

OLAFF: Ông thăm nhà đó.

STEVE: Vâng. Tôi được biết ja-đình của cô ta đã sang Fáp.

OLAFF: Ông có hỏi ai về cô học trò đó không?

STEVE: Không! Tôi cảm thấy có cái jì “ác-độc” nếu tôi hỏi.

OLAFF: À.

STEVE: Cái lá xanh kia, theo cách zùng biểu tượng của tôi, vẫn mang í ngĩa của sự “chết non”. Nhưng ở đây là một sự chết “từ từ”. Nói một cách khác, “sống nhưng thực-sự đã chết rồi!” Hay là fải nói, “chết từ thủa thanh-xuân”.

OLAFF: Thế còn cái cành cây khô kia? Cũng là sự chết?

STEVE: “Khúc củi bạo-tàn!” ở ngay zưới bụng cô gái.

OLAFF: Trong tranh này ông vẽ cô ta có chửa!

STEVE: Trên mình quấn đầy nhung lụa. Tay cô ta để lên bản-đồ Bắc-Việt.

OLAFF: Cỗi nguồn.

STEVE: Ông tinh í.

OLAFF: Cách nhìn của ông chứa đựng “châm-biếm” hay “xót-thương”?

STEVE: Cái man rợ của một nhà fân-tâm-học, kiêm sử-ja Mĩ-thuật.

OLAFF: Nhìn đâu cũng thấy bệnh-hoạn!

STEVE: Trên khuôn mặt đẹp này có cái “zại zột lẳng lơ”. Sướng vì có bầu, zù là trước khúc củi bạo tàn. Bàn tay cô ta mơn trớn trên hai thành cao nguyên. Ở jữa là zòng sông chẩy. Trông như bộ-fận căng nở của đàn bà. Bên tai tôi văng vẳng câu này: “Cắn lưỡi chết đi!” Kia là berry-acanthus đỏ thẫm đam-mê. Nó là tôi, nhìn về Đông-fương cũng chẳng biết jì.

OLAFF: Tại sao ông lại zùng cái hình tôi nhờ ông vẽ để tạo chuyện này?

STEVE: Ô hay? Chẳng là chuyện của Thi-kì hay sao?

Olaff nhổm zậy. Steve đưa ngón tay lên.

 

MÀN

 

(2008)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021