điêu khắc | hội họa | nhiếp ảnh | trang thiết | đồ họa | nhận định mỹ thuật |
tạo hình
Thu về trên đỉnh gềnh cao – Grand Canyon

 

Tranh 2007. Văn 2009.

 

Nguyễn Quỳnh, Grand Canyon. Điểm khởi đầu (September, 2007).

Mầu nước. Dry brush trên jấy Arches

 

§00. Sáng tháng chín jó mát. Những “fáo-đài” và “thành quách” đá thiên-nhiên mà chúng ta có thể gọi là gềnh, nhưng theo địa-chất “gềnh” mà chúng ta thấy hoặc trong câu thơ “Quản bao lên thác xuống gềnh” trong truyện Kiều của Nguyễn Zu, thì có thế gềnh không fải “canyon”, chứ đừng nói tới mầu sắc của đá ở đây: vàng son kì lạ! Lúc này “gềnh đá” trải bóng zài lên nhau ở tận đáy sâu từ bảy tới tám ngìn bộ Anh cho nên thung-lũng u-huyền.

Thành quách đá xa xa về fía bình-nguyên Kaibab sát với vòng đai fương bắc của Grand Canyon mơ màng sương fủ, trông tựa cửa sông mở rộng tuôn ra biển khơi, rất tốt cho những tâm-hồn lãng mạn, fiêu lưu. Bóng râm rút ngắn từ từ để lộ mầu sắc tương fản với nhiều chi-tiết và hình-thù fong-fú cho ta mĩ-cảm lạ lùng. Khoảng một jờ sau những hình-tượng mơ hồ trước đây — trông như một jòng sông lớn lẫn với bầu trời — hiện ra những vách đá trùng trùng điệp điệp khi sương mù buổi sáng từ thung-lũng ở fía xa tan đi. Bright Angel Canyon hiển hiện rõ ràng, nhưng jòng suối mang tên của nó thăm thẳm ở đâu? Không thấy!

Picasso quyết định bỏ hiện-thực vì ông cho rằng hiện-thực trong tranh đã trở thành vô-ích so với ống kính của máy hình. Tôi không thấy đó là vấn đề, vì một tấm tranh hiện-thực không bao jờ là một bức hình. Bàn tay và cái máy khác nhau. Hơn nữa, máy hình không có suy-tư và tình-cảm. Fác-thảo ban đầu của bức hoạ Thu Về Trên Đỉnh Gềnh Cao Grand Canyon cho thấy: những vệt mầu và nét cọ zở zang fản-ánh suy-tư hình-tượng (visual thinking), tình-cảm, kĩ-thuật, sắp xếp – cái hay cũng như cái zở. Thiên-nhiên qua đôi mắt của con người được fối-trí khi bổng khi trầm, theo climates của đời sống cá-nhân, xuyên qua kinh-ngiệm, văn-hóa và lịch-sử. Thiên-nhiên qua lăng kính — zù ở trình-độ kĩ-thuật khác nhau — không có bóng záng chủ-quan.

 

Nguyễn Quỳnh, Grand Canyon. Giai đoạn 1 (2007).

 

§01. Cái đẹp của thiên-nhiên zo con người cảm-nhận nhưng khó có thể nói cảm-nhận ấy không tự-nhiên NẾU chúng ta không hạnh-ngộ với thiên-nhiên. Hạnh-ngộ với thiên-nhiên NHƯNG đừng sao chép í-niệm về cái đẹp của thiên-nhiên zo cổ nhân để lại, như kiểu Vương-zuy và Tô Đông-fa. Zanh-hoạ Tầu zuy nhất cảnh cáo sự sao chép cổ-nhân là Fan K’uan. Đi với thiên-nhiên là một tình-cảm lãng-mạn, vì thiên-nhiên chẳng biết jì đến í-ngĩ của con người, Nhưng học từ thiên-nhiên là khát khao của con người trước những thứ vượt ra ngoài trí tưởng-tượng của con người. Khoa-học nhìn vào lẽ biến-zịch của thiên-nhiên và chế ra những mô-hình biến-zịch và trắc-ngiệm sự hiểu biết về thiên-nhiên. Ngệ-thuật không zựa vào những fương-trình, và cũng không bao jờ bảo đây là “cái biết”. Thay vì thế, ngệ-thuật có thể tóm tắt thế này: “Đây là sự sống” — trong mầu sắc, trong lời văn, trong tiếng đàn, trong jọng hát, và trong sự uốn lượn của thân-hình. Vì thế, hôm nay tôi vẽ những jì không fải Grand Canyon. Tôi vẽ sự hạnh-ngộ này

 

Nguyễn Quỳnh, Grand Canyon. Giai đoạn 2 (2007).

 

§02. Nếu nét “tung” là khuynh-hướng của bố-cục, thì các “fáo-đài” sẽ theo đường thẳng đứng lên tận mây xanh. Nếu nét “hoành” là hướng đi của bố-cục thì núi non zưới đáy đại zương xưa sẽ theo chân trời zuỗi mãi ra như con trẻ ngủ ngày. Thiên-nhiên bao jờ cũng là thiên-nhiên hay là “Ding an sich” của Kant, mặc cho con người suy-tưởng. Thiên-nhiên trong tâm tưởng của con người trở thành í-niệm hay khuôn mặt (a face) của con người. Nói “hoang” lên nữa, thiên-nhiên trong lòng người là một thứ “trò chơi xảo-điệu (a scrupulous game plan), nếu không, đời đâu có sướng.

 

Nguyễn Quỳnh, Grand Canyon. Giai đoạn 3 (2007).

 

§03. Đi suốt hai zặm để làm jì với bức tranh này? Để như quan-niệm thẩm-mĩ và triết-học của thuyết Platon Mới (Neo-platonism) trong thời Fục-hưng. Ngĩa là tìm ra những hình-tượng hợp với nhãn-quan của mình mà thời Leonardo da Vinci cho là những mảnh đẹp lí-tưởng, rồi sắp xếp chúng lại lại với nhau. Thế là thiên-nhiên hay đối-tượng đã bị vi-fạm, như hai bàn tay “của ai đó” trong bức hoạ Mona Lisa. Mona Lisa đâu còn là chân-zung của Mona Lisa, ngay cả nụ cười cũng vay mượn từ khuôn-mẫu ẩn- zụ cho cái đẹp (không cười toe toét) sáng trưng của trí-tuệ trong thời Hi-lạp Cổ-xưa (Classicism). Nhưng có vi-fạm như thế mới là sáng-tạo.

Từ “đỉnh tháp” khởi đầu của bức tranh nhìn xuống làm jì thấy sông Colorado. Fải đi gần 2 zặm mới thấy jòng sông ấy ở đáy sâu. Còn những gềnh đá zị-kì? Chúng nằm chen chúc gần xa. Nhưng trong tranh, chúng đã bị ép fải rời bỏ “quê-hương” đi về bố-cục, để trở thành biểu-í của người sáng-tạo.

 

Nguyễn Quỳnh, Grand Canyon. Giai đoạn 4 (2007).

 

§04. Ngệ-sĩ có thể ví mình như “thiên-nhiên” — nhưng không fải là Thượng-Đế — ở chỗ người ấy trình bày í-lực của mình. Trong Thu Về Trên Đỉnh Gềnh Cao Grand Canyon có một vệt lớn nằm ngang, chẳng zính záng jì với thiên-nhiên trong cảnh Grand Canyon. Thiếu vệt nằm ngang ấy tranh chẳng ra jì. Mỗi lần nhớ lại jòng sông Colorado tôi lại ngước mắt nhìn lên cao và tôi thấy hình ảnh sông Colorado trong trí nhớ của tôi lờ lững ở trên trời.

 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021