|
Ðồng hương tích
|
![]() |
Quán núi
dựng ven đường
Hương Sơn ngày trắng
mùa lễ hội màu cam
đi trong ngàn cây người khách du không quán trụ
về rừng chân chim trĩ chim công những ngày nước tràn loài sâu vượt ngót ngàn héc-ta thắng cảnh bốc lên dòng sống cận kề
Núi đá vôi hùng vĩ tuyệt đường
rừng nhiệt đới nắng lên những
đền
chùa
hang
động
rào rào vi sinh hội hoạt
thượng nguồn con suối cao cao những đường lên không người
thời gian dần rõ nét
loài cây không chỗ sống
bến nước trong
núi hiện
dòng hương tuyệt tích
Đốt cháy chân chim
đốt cháy vì sao
nồng nặc không gian rừng rừng sâu bọ
con người
biểu hiện kiến tạo và hủy hoại
đang ít dần đi
Đường lên núi
quán không
bán mùi hương
thời
biến
người không cơ, giác
Chùa sau hương
pháp không
trụ nước trắng
suối nguồn nắng mưa tạm bợ
(Chỉ còn một không gian bốc cháy
sao không
đang biến mất
về nơi
chừng như
nặng
Con đường lên
hương nắng
núi đá vôi trắng
giải
lượng rừng)
Người săn lễ hội vượt suối ngàn đồng nội trải dài đường thủy bộ trận mưa rào thời ô nhiễm thánh
Rừng cháy
người cháy
đá dựng mặt đồng
môi nắng
rải rác thời tích Người những hoại sinh
Quán núi dựng ven rừng những đồng hương tích
(29/5/98)
Ghi chú:
Bài thơ "Đồng hương tích" này là một bức collage thực hiện từ một bàn tin đăng trên báo Dân Việt số thứ Năm (7/5/1998). Tác giả sử dụng hoàn toàn các chữ và dấu có sẵn trong bản tin, và không thêm bất cứ vật liệu ngôn ngữ nào khác. Nguyên văn bản tin được đăng lại dưới đây; những chữ và dấu có gạch dưới là những vật liệu tác giả đã sử dụng.
Chùa Hương gần 4 tấn rác/ngày, quán nước thiếu vệ sinh
Hà Tây: Chùa Hương với quang cảnh được kiến tạo bởi vùng núi
đá
vôi
hùng
vĩ với dòng
suối, hang
động
rừng
nhiệt
đới
đang bị chính con
người
hủy
hoại. Rác thải ra là biểu hiện
rõ
nét nhất về tác động của lễ
hội tới môi trường. Với hơn 40,000 lượt khách
du lịch trong ba tháng lễ hội, ngày
cao điểm lên tới hàng chục ngàn người, lượng rác thải ra ước tính từ 3 đến 4 tấn một ngày. Tại các điểm khách tập trung nhiều như bến Yến, đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích... nguy cơ
ô
nhiễm rất nghiêm trọng. Thượng Toạ Thích Viên Thành, trụ trì chùa Hương cho biết: "Hầu hết lượng rác thải ra trong thời
gian gần đây không
giải quyết được, khi nắng
lên, mùi hôi thối bốc lên nồng
nặc. Sau mỗi trận
mưa
rào, chất thải tràn xuống suối và mọi nơi". Chỉ tính trung bình mỗi du khách thải ra 0.5 kg rác thì sau mỗi mùa lễ hội cũng lên tới 1,500 - 2,000 tấn rác. Biện pháp
đốt rác tại chỗ đang được áp dụng đồng thời cũng tạo ra nguy cơ cháy rừng
kề
cận. Một khảo sát của sở KHCN-MT Hà Tây cho thấy: Các nguồn
nước ở chùa Hương hầu hết bị ô nhiễm sinh học. Nước bán ở những
quán
ven
đường có lượng vi khuẩn đường ruột vượt quá nhiều lần cho phép của nước sinh
hoạt ô nhiễm nặng. Dịch vụ hội chùa Hương được trải
dài từ hàng chục km, kể cả đường thủy lẫn đường bộ nhưng chỉ mới có một nhà vệ sinh duy nhất đạt tiêu chuẩn, còn hàng loạt các nhà vệ sinh khác chỉ được quây tạm bợ, mất vệ sinh. Ngoài ra, rừng Hương Sơn cũng đang bị suy thoái về mặt sinh học. Một số loài cây hiếm quý như
cây sưa, cây, cây chân
chim, màu
cam
trắng... đang có nguy cơ tuyệt chủng. Những loài chim, thú như công, trĩ
sao, gá... cũng đang biến
mất do bị săn bắn, do mất chỗ
sống
vì rừng bị chặt phá, ngay cả các loài
sâu
bọ cũng đang ít
dần
đi. Chùa Hương là thắng
cảnh thuộc xã Hương Sơn (Mỹ Đức - Hà Tây), cách Hà Nội
chừng 60km, rộng ngót 10 ngàn hécta, bao gồm 30 chùa, động rải rác. Động Hương Tích được phát giác, xây dựng vào thời Lê Thánh Tông (1460-1497).
|