kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Bóng Thiên-đường

 

 

KỊCH NGẮN MỘT MÀN

 

Fòng khách nhìn qua những của kính kiểu Fáp, từ sàn nhà lên trần, cho thấy nắng sáng trên lối nhỏ lát gạch bên nhà. Fía bên trái của fòng khách là lối ra cửa chính. Fía bên fải của fòng khách là lối vào fòng ngủ và hành lang xuống bếp và nhà tắm. Cécile ngồi trên lòng Khoa, hai chân gác lên bàn.

Cécile: Nếu đây là nhà của mình, em sẽ trồng cây Quất ở kia, ngay trong nắng.

Khoa: Anh sẽ trồng cây Đào Quince cạnh cây Quất của em.

Cécile: Em thích cách thiết kế của nhà này.

Khoa: Nếu ở đây lâu thì mình bảo chủ nhà sửa cống thoát nước ở nhà tắm!

Cécile: Ở Fáp đừng mơ có một căn nhà như thế này.

Khoa: Khi anh thành công mình sẽ có.

Cécile: Bộ chén đĩa ba em tặng tụi mình rất hợp với bàn gế kiểu Bắc-âu này.

Khoa: Chắc hôm nay Ba em đã nhận được thư của chúng mình.

Cécile: Ba đã tìm cho em một việc Receptioniste ở Sứ-quán Tunisie.

Khoa: (Vuốt tóc Cécile) Tóc em mướt và bóng. Trán em đẹp nở nang.

Cécile: Em không muốn về Fáp!

Khoa: Ở đây đâu có tương-lai.

Cécile: Em về Fáp vì tương-lai của anh!

Khoa: (Hôn má Cécile) Anh muốn iêu em bây jờ!

Cécile: Để tối nay.

Khoa: Tối nay? Em tắm lâu quá!

Cécile: Có thế mới sạch và thơm!

Khoa: Em sạch và thơm như một bình trà còn nóng!

Cécile: Em thích thế!

Khoa: Nhưng lúc đó mình đâu có uống trà.

Cécile: Ôm nhau không thích hay sao?

Khoa: Ursula nói em tắm nhiều quá!

Cécile: Ông nào đụng vào con ấy có ngày chết ngạt!

Khoa: Chúng mình sẽ có con fải không em?

Cécile: Anh nói sang Fáp rồi mới có “tí nhau” mà?

Tiếng chuông ngoài cửa.

Cécile: Ai? Chắc là Holger!

Khoa: Ờ nhỉ hắn có hẹn sáng nay. Để anh ra mở cửa.

Cécile: Nếu vừa rồi chúng mình iêu nhau thì có fải lúc này lộn xộn không?

Khoa: Em đúng! Fa cà-fê đi em.

Cécile vào fòng trong. Khoa mở cửa ra ngoài. Khoa bước vào với Holger.Cả hai vui vẻ ngồi xuống

Holger: (Mở cặp lấy ra một quyển sách mỏng) Tao và Lan tới Paris gặp tiến-sĩ Hohl. Ông ta gửi mày cuốn sách này.

Khoa: Das Klagelied der Odaliske, bản zịch Cung-oán Ngâm-khúc của Nguyễn Ja-thiều. Ông Hohl zịch sang Đức-ngữ.

Holger: Tao rất ngạc nhiên. Ông ta là một triết-ja thi-sĩ.

Khoa: Tinh-thần “Hi-lạp” cổ xưa. Như Heidegger.

Holger: Ông ta thích Heidegger.

Khoa: (Mở sách đọc một cách tò mò) Ồ!?

Holger: Cái jì?

Khoa: Sao lại mở đầu là “Im Mondlicht”?

Holger: “Im Mondlicht”?

Khoa: Nguyên-tác của Ôn-Như Hầu chỉ có:

            Trải vách quế jó vàng hiu-hắt

            Mảnh vũ-i lạnh ngắt như đồng!

Bản Đức-ngữ của ông Hohl:

            Im Mondlicht,

            im Hauch des goldenen Herbstes

            ist mein Tanzkleid

            so kuhl geworden

            wie Kupfer.

Holger: Tao chịu!

Khoa: Có jó “der Hauch”, nhưng không có “vách quế”.

Holger: Chắc là fỏng-zịch.

Khoa: Zĩ nhiên. Fỏng-zịch là chuyển í. Zịch là lối học trò zò từng chữ-ngĩa “vô hồn”.

Cái khó khăn nhất trong chuyển-ngữ một bài thơ là những tiếng tính-từ và trạng-từ. Hai tiếng này tiêu biểu cho linh-hồn và cách trình bày cảm-xúc của mỗi zân-tộc. Ví zụ trong “lạnh-ngắt” thì chữ “ngắt” là quán-ngữ tiêu-biểu cho cái “vô cùng” hay không sao tả được, nhưng nó thấm vào mình, như “xanh ngắt”. Đây là trường-hợp của câu “Mảnh vũ-i lạnh-ngắt như đồng!” Cụm-từ “hiu-hắt” trong “jó vàng hiu-hắt” không fải là “động-từ”. Nó là “tính-từ” và cũng có thể là “trạng-từ”. “Hiu-hắt” có ngĩa là buồn cô-đơn, xa vắng, và lê thê... Như vậy “hiu-hắt” có ngĩa là “melancholisch”, cảm nhận qua tâm-tình, qua tiếng jó thổi. Từ đó ngiệm ra, “hiu-hắt” ziễn tả “nguyên-nhân”, tức tiếng jó. Nếu đúng thế, ta fải zùng trạng-từ “fluchtig”. Người Đức sẽ nhìn vào chất-liệu (fluchtig), zịch từ bản văn xa lạ, rồi chế biến theo tâm-tình và ngôn-ngữ của mình. Một nhà thơ tài-tình người Đức sẽ có cái nhìn “thiên biến vạn hóa”.

Holger: Tao đồng í với mày về linh-hồn của “tính-từ” và “trạng-từ”.

Khoa: Người Việt nói: “Chua vãi đái”. Người ngoại quốc sẽ cười ầm lên. Nhưng rồi khi ngĩ đến một cái chua “rùng mình” hay “zẫy tê tê” người ta sẽ gật gù. Tiếng Việt không chỉ rõ “chua vãi đäi” là một “idiomatic expression” hay là một “trạng-từ”.

Holger: “Chua vãi đái” là vị chua khủng khiếp.

Khoa: (Gật gù) Công-trình sáng-tạo của thầy Hohl chỉ zành cho người Đức.

Holger: Như thế đâu fải là Ubersetzung mà fải là Version hay Improvisieren.

Khoa: Rất chí lí!

Cécile mang khay cà-fê và bánh ngọt ra.

Cécile: (Nụ cười tươi) Gutten Morgen! Holger!

Holger: (Đứng zậy cúi đầu) Gutten Morgen! Cécile! Wie geht es ihnen?

Cécile: Gut! Gut! Lan mạnh khoẻ không?

Holger: Bình thường! Tụi này sắp “lên ngôi” cha mẹ.

Cécile: (Ngồi xuống cạnh Khoa) Ồ! Thế có ngĩa Lan là cô zâu Việt tuyệt vời!

Holger: Rất tuyệt vời!

Khoa: Tụi này không thể theo gót ông bà. Với lại Cécile tắm tối ngày!

Holger: Ngĩa là jì?

Khoa: Ursula bảo Cécile tắm nhiều quá hết cả “khích động”!

Holger: Ursula!

Cécile: Năm ngoái nó gé Việtnam vài tháng rồi sang Mĩ.

Khoa: Ursula bảo Cécile là tắm ít thì mới “nứng”.

Cécile: Anh kì quá!

Holger: Ha! Ha! Ha!

Khoa: (Gấp cuốn Das Klaelied der Odaliske) Thằng Tây cai trị Việtnam tám mươi năm mà chẳng thèm để í đến ngôn-ngữ và văn-hóa Việt, đến nỗi nhiều người Việt coi thường luôn ngôn-ngữ và văn-hóa Việt. Ông Hohl ở Việtnam có vài năm mà zịch Cung-oán Ngâm-khúcTruyện Kiều, lại khuyến-khích các học-jả Đức nên tìm hiểu văn-hóa Việt một cách khoa-học.Tôi quí ông ấy lắm. Mặc zù.

Holger: Zù sao?

Khoa: Ông ấy ziễn-thuyết về Heidegger ở Đại-học Vạn-hạnh và fàn nàn rằng “Người Việt không hiểu Heidegger!”

Holger: Có thể vì một vài fát biểu vớ vẩn?

Khoa: (Mỉm cười mỉa mai) Ở Van-hạnh, sau khi jáo-sư Lele về nước, người ta “vẽ” chữ Fạn chứ đâu có viết. Còn chuyện hiểu Heidegger? Fét không!

Holger: Mày cũng bực mình hay sao?

Khoa: Một ngày kia có người Việt hiểu Heidegger để chứng minh cho cụ Hohl là nhiều người Đức không hiểu Heidegger.

Cécile: (Lịch sự tắt ngang câu chuyện) Tháng này sang năm tụi này ở Paris.

Holger: Thế à? Chắc biết ở fố nào rồi?

Khoa: Ba của Cécile cho tụi này một fòng trên đại-lộ Theophile Gauthier.

Holger: Còn jì bằng!

Cécile: Hè năm ngoái tôi sang thăm ba. Theophile Gauthier đượm mầu cổ-kính.

Khoa: (Lại mở Das Klaglied der Odaliske) À! (Quay qua Cécile) Cécile! Cho fép anh nói chuyện “tục” với Holger một tí..

Cécile gật đầu, đứng zậy bước vào fòng trong.
Cécile đi rồi Khoa mỉm cười nháy mắt nhìn Holger.

Khoa: Đây là mấy cái vui trong Việt-ngữ mang về đọc cho Lan nge.

            Đền Vũ-tạ nhện zăng cửa mốc!

            Thú ca-lâu zế khóc đêm zài!

 

            An den Turen des Tanzpavillons

            Bildet sich Schimmel,

            Die Spinne webt dort ihr Netz,

            Zerstort ist der Zauner der Chore.

Holger: Cười ở chỗ nào?

Khoa: Nhiều người Việt, trong đó có tao, tưởng chữ “đền” là “đền miếu”. Cụ Hohl zịch là Tanzpavillons rất đúng. Vì đây là “đài khiêu-vũ” chứ không fải là “đền” hay “miếu”, tức “der Tempel”.

Holger: Hay. Nhưng cười ở chỗ nào?

Khoa: Ở sự xuyên-tạc ngôn-ngữ.

Holger: Người Đức cũng vậy! Nhất là ranh con.

Khoa: (Vỗ đùi) Đúng thế! Như tao đây! Có lần chúng tao, mấy thằng làm việc zưới quyền một cô, không còn HĂM, tức là không còn khoảng hai chục, mà BĂM, tức khoảng ba chục. Zám ế lắm.

Holger: Rồi sao?

Khoa: Chị ta cũng xinh xắn, nhưng “nguyên-tắc” và “soi mói” quá!

Holger: “Gái jà” khó tính?

Khoa: Một hôm chị ta hách với một người trong nhóm tao. Tao nhìn trần, tủm tỉm và kéo zài miệng đọc Cung-oán Ngâm-khúc cho vui:

            Đền Vũ-tạ nhện zăng cửa mốc!

            Thú ca-lâu zế khóc đêm zài!

Holger: (Hét lên cười) Mẹ! Ác quá! Chị ta hiểu không?

Khoa: Học trường đầm từ bé như Cécile làm sao hiểu được.

Holger: Zĩ nhiên.

Khoa: Về cách “chơi” âm tiếng Việt để tao viết cho mày những câu sau đây.

Holger: Làm sao tao hiểu được!

Khoa: (Vừa viết vừa đọc) Đọc xong câu này Lan sẽ chửi tao: Một cây sọt đọc! Hai cây sọt đọc! Ba cây sọt đọc... Cứ thế. Nhớ fải đọc nhanh.

Holger: Hừ!

Khoa: Chắc mày chưa biết người Việt jỏi tiếng Anh. Để tao viết xuống: “I can you! You died very kind! You did very..., too!” Chỉ có Lan júp mày mà thôi!

Holger: Hiểm hóc quá!

Khoa: Câu số 85 có thể nhiều người Việt ở Trung và Nam làm thiên hạ cười.

            Sân đào-lí zâm lồng man-mác

Holger: Tại sao?

Khoa: (Cười hô hố) Họ viết thiếu “g”. Về hỏi Lan.

Cécile: (Nói vọng từ trong nhà) Anh ơi! Sao cười to thế?

Khoa: Anh xin lỗi em!

Cécile: (Bước ra) Holger, ăn bánh đi.

Holger: Khoa zạy tôi tiếng Việt.

Khoa: Ngôn-ngữ fải là tiếng thơ mới đã. Heidegger viết một chuyên-luận về ngôn-ngữ. Ông triển hai câu thơ của George Stefan:

            Những jì còn ở trên đời,

            Đều tưng bừng nở trong lời thi-nhân.

Cécile: (Nhìn Holger) Về Đức học tiếng Việt với Lan. Đừng nge Khoa.

Khoa: Đừng để cảnh “nhện jăng cửa mốc!”

Holger: (Hét lên) Cécile đánh nó cho tôi!

Cécile: Tại sao?

Khoa: Thấy chưa! Vợ tao đâu có hiểu. Đầm mà!

Cécile: (Cécile zơ tay lên, rồi quay nhìn về fía cửa) Anh ơi! Có ai ngoài cửa!.

Holger: (Uống hết cà-fê rồi để tách xuống) Tao fải lại nhà bố mẹ Lan đây.

Khoa: Tối chủ-nhật tới, trước khi về Đức lại ăn cơm với tụi này.

Holger: Còn jì bằng!

Khoa tiễn Holger ra cửa. Cécile thu zọn tách đĩa đem vào nhà trong.
Khoa trở lại fòng khách có Tung theo sau. Cả hai ngồi xuống, nhìn nhau.

Tung: Mừng gặp nại ông! Ông có bạn đế-quốc?

Khoa: Bạn tôi là người Đức.

Tung: Lếu gặp nhau ngoài chiến-chường chúng ta không nhận za nhau.

Khoa: (Gật đầu) Lần cuối gặp nhau, ông mười tám. Tôi mười hai.

Tung: Tôi nuôn nuôn nhớ đến ông!

Khoa: Thỉnh thoảng tôi ngĩ đến ông. Thế ra ông hồi chánh?

Tung: Ư... ừ...Tôi đến thăm ông chỉ một nần lày mà thôi.

Khoa: Tôi hiểu. Ông có nhớ nhà không?

Tung: Nhớ chứ. Con jai tôi đã mười xáu. Bố tôi đã xáu ba.

Khoa: Tôi nhớ chú. Chú cao to, vạm vỡ, ít nói, có nụ cười hiền.

Tung: Ông đã có ja-đình?

Khoa: (Gật đầu) Cécile! Em ra chào chú Tung. Ông em họ của anh.

Cécile bước ra, nhìn Tung, cúi đầu chào với đôi mắt sáng tò mò. Tung vội vã đứng lên.

Tung: Thưa chị. Tôi em họ anh Khoa. Chị chẻ như lữ xinh. Mắt to, mũi cao!

Khoa: Cécile mới có hai mươi ba. Là đầm lai.

Cécile: Mời chú ngồi xuống. Chú mới từ đâu đến?

Tung: Tôi... tôi!

Khoa: Mới ở Trung vào. Em hâm bánh cuốn mời chú Tung ăn.

Cécile: Vâng (quay bước vào nhà).

Tung: Chị đầm mà lói jọng Bắc cao xang!

Khoa: Chúng tôi mới lấy nhau được hơn ba tháng.

Tung: Chúng ta khác nhau nhiều quá!

Khoa: Khác từ hồi bé. Tôi về làng kể chuyện Hopalong Cassidy cho ông nge. Còn ông nói những jì tôi không hiểu. Tôi chỉ nhớ mấy cái tên, Stalin, Marx-Lenin.

Tung: Tôi vẫn chung-thành với chủ-ngĩa Mác-.

Khoa: Tôi quên Cassidy từ lâu rồi.

Tung: Miền Lam fồn thịnh chứ không như những tôi được zậy bảo: “Toàn ăn mày và đĩ điếm.”

Khoa: Ở đâu cũng có ít nhiều những thứ đó. Nhưng nói như thế thì quá quắt.

Cécile mang đũa bát và bánh cuốn ra bày ở bàn cà-fê rồi trở lại nhà trong.

Tung: Nhưng đây cuộc đời “tôi mọi”!

Khoa: Mời ông xơi khi bánh còn nóng. Thế sao ông lại hồi chánh?

Tung: Chỉ-huy của chúng tôi nhiều nần bị khiển chách. Nần cuối đơn vị chúng tôi bị hao mòn. Chỉ-huy của chúng tôi mang mấy đứa như tôi za hồi chánh.

Khoa: À ra thế! Ông gần nhóm Huỳnh Cự hay Lê Xuân-chuyên?

Tung: Chỉ-huy của tôi bạn của thằng Huỳnh Cự.

Khoa: A!

Tung: (Vừa ăn vừa nói) Tôi fải chở về để thực hiện jấc mộng: Đánh tan Mĩ-Ngụy, jải fóng miền Lam. Một lước Việt theo chủ-ngĩa Mác-.

Khoa: (Nhìn sâu vào mắt Tung) Chủ-ngĩa Việtnam của những người “iêu nước” và “anh-hùng” như ông. Không fải chủ-ngĩa Mác-Lê đâu.

Tung: Khi tôi za khỏi đầu nàng để vào bộ-đội, tôi biết tôi con tổ-quốc.

Khoa: Tôi có thể tưởng tượng ra điều ông vừa nói! Hào-khí ngất trời!

Tung: Còn ông?

Khoa: Tôi là một thằng hèn! Một kẻ vô-loài!

Tung: Ông có học. Ông fải người!

Khoa: Ja-đình ông là nhà nông làm ăn fát đạt, cho nên mới ra tỉnh ông đã cưỡi xe đạp mới toanh. Còn tôi khi đã mười ba tuổi, sáng sáng vẫn fải ngồi bán bánh mì ở đường Cát-dài. Buổi chiều đi học về tôi fải hái lá bàng cho mẹ tôi bán xôi. Tôi có fải là người không?

Tung: Chúng tôi biết hai bác zất ngèo. Nhưng xao cứ bỏ nàng mạc za đi?

Khoa: Không ruộng nương nhà cửa. Không đi? Ở làng chết đói hay sao?.

Tung: Vì thế bác gái zẫn ông vào Lam?

Khoa: Chúng tôi sợ ba thứ trên đời: ngèo đói, bệnh-hoạn, và tù tội.

Tung: Xã-hội Chủ-ngĩa không để cho ông no xợ thế.

Khoa: Ông có đọc thơ của Lí Fương-liên?

Tung: Thằng fản-động iếm-thế.

Khoa: Ông nói i như lập-luận của Như-Thiết. Tôi là kẻ vô-loài. Không có căn-cước!

Cécile mang hai tách cà-fê ra để trên bàn cho Tung và Khoa.

Tung: Ông một thành-fần nguy-hiểm.

Khoa: Đúng. Cho cả hai fe.

Tung: Jải-fóng miền Lam xong tôi xẽ júp ông.

Khoa: Các ông sẽ thành công. Bây jờ mời ông zùng cà-fê còn nóng.

Tung: Tin tôi đi. Với chủ-ngĩa bách chiến bách thắng và nhờ xự nãnh-đạo xáng xuốt của Đảng, thì: “Với xức người xỏi đá cũng thành cơm”.

Khoa: Rất cường điệu! Miền Bắc ưa zùng một số từ “Zao to, búa lớn... và trống rỗng”. Trong cách lập luận cũng rất “ngịch lí”.

Tung: Ông cho ví-zụ.

Khoa: Mở đầu lên jọng “cả vú lấp miệng em” bằng những từ như “lí-luận”, “lô-jíc”, “khoa-học”. Chứng minh bằng uy-quyền, cho nên cưỡng ép. Thế thì còn jì là “lô-jíc”?

Tung: Thế lào nà đúng?

Khoa: Đúng hay sai fải nhìn vào nội-zung. Một từ-ngữ nêu lên cho kêu là biểu thị cho mặc cảm zốt nát hoặc không hiểu jì cả.

Tung: Tôi là chiến-cách-mạng. Tôi không hiểu điều ông lói.

Khoa: Thế thì tôi chết vì ông không hiểu.

Tung: Đừng xợ. Chúng ta anh em. Tôi sẽ xin Đảng jác ngộ ông.

Khoa: Ông đã có cách nào trở lại Thiên-đường?

Tung: Chưa?

Khoa: Tôi có người bạn là nhà jáo đã bảy tuổi đảng.

Tung: Thế à?

Khoa: Anh ta đang zạy học ở Long-khánh.

Tung: Tôi đã từng hành-quân gần đó. (Uống một hơi)

Khoa: Anh ta thường vẫn vào ra. Chắc có thể júp được ông. Tuy nhiên.

Tung: Có chuyện jì?

Khoa: Từ đây đi Long-khánh mất độ nửa ngày. Nhưng fải qua nhiều trạm kiểm soát.

Tung: Tôi biết điều đó. Fải chuồn mau!

Khoa: A! Tôi biết một người, vốn có ân-ngĩa, anh ta là an-ninh chìm. Đúng! Đúng! Anh ta thường xuyên đi Long-khánh công-tác bằng Vespa.

Tung: Thế thì tốt quá.

Khoa: (Lấy jấy bút viết xuống) Đây là tên người bạn của tôi. Đây là tên anh an-ninh chìm. Hãy nhớ tên của họ khi tiếp xúc. (Xé vụn tờ jấy)

Tung: Khi quân jải-fóng vào, ông ở iên chong nhà. Tôi xẽ đến tìm ông.

Khoa: (Vỗ tay) Thanh bình rồi tôi về chốn tổ chùa Zừa thăm mộ bố tôi.

Tung: Tôi xẽ tìm fương-tiện cho ông.

Khoa: Tôi sẽ đến thăm làng Gừa. Đứng nhìn mấy cây cổ thụ quanh đền miếu vĩ đại và uy ngi như cung-điện.

Tung: Tôi không bao jờ ở đó.

Khoa: Người ta bảo trong vọng cung của đền có tượng thần-hoàng là chị em ngồi chải tóc cho nhau. Tôi muốn nhìn xuống hồ sen in bóng trời ảm đạm và bóng những con quạ đen trên cành. Tôi muốn tìm lại anh chị Hương ở một cái chòi bên đình. Vào Hưng-iên, đi trên đường hai bên đầy cây nhãn.

Tung: Iên chí! Tôi xẽ zúp ông chở nại nàm người Việt Lam.

Khoa: Tôi sẽ tìm nhà chú Fúc ở ven đê cao. Ngủ ở đó. Ngửi mùi trà thơm đang sấy trong bếp. Hay là co ro trong chiếu nge mưa trên sông vọng à à.

Tung: Hình như xe đến. (Đặt tách cà fê xuống). Cứ ngồi iên đây. Đừng đưa tôi za. Gửi nời chào chị đó... Xê-xi.

Khoa: (Tung đứng lên và đã đi khuất nhưng Khoa còn nói theo) Cẩn thận và gắng chờ. Chúc ông sớm trở lại Thiên-đường. (Vẫn ngồi trên gế, ngả lưng, nói một mình. Cécile bước nhẹ lại gần.) Cécile! Sau khi đến Paris cho anh úp mặt vào ngực em, để anh khóc suốt một ngày. Từ Paris chúng ta xây zựng Thiên-đường của chúng ta.

Cécile: (Từ fía sau quàng tay ôm cổ Khoa, hôn lên má Khoa) Em đã nge qua, em đã hay.

 

MÀN

 

1/2009
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021