kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Tuyết bay

 

 

 

 

KỊCH NGẮN, MỘT MÀN MỘT CẢNH

 

NHÂN-VẬT:
Nguyễn Anh-Fong: Jáo-sư Triết-học, 48 tuổi
Nguyễn Katherina (Kim-Zung): Sinh-viên Tiến-sĩ Toán-học, 19 tuổi.
 
Trong fòng khách của ja-đình Friedrick Liebermann, số 64-66, Reinsnerstrasse, thuộc khu Botschaft des Königreichs, Norwegen, thành-fố Wien, khoảng 8 jờ sáng, ngày Thứ Bảy.

 

Katherina: (Để cà-fê xuống bàn.) Cà-fê của cha. Cha có khoẻ không?

Fong: (Gật đầu.) Cha thích nge con nói tiếng Việt. Con nói tiếng Việt rất tự-nhiên và rất đẹp như jọng Bắc-Ninh. Setzt dich du in den Sessel! Con ngồi xuống! Cha nói tiếng Đức có đúng không?

Katherina: Cha nói đúng lắm và mạnh. (Cười đùa.) Mạnh gần bằng Hitler!

Fong: (Cười vang.) Cho cha nge jọng tiếng Đức hay Áo của con đi.

Katherina: Ich bin eine Vietnamesin. Ich gleiche meiner Mutter mehr als dir. Con là gái Việt. Con jống mẹ hơn là jống cha.

Fong: Tuyệt vời! Cả thanh lẫn sắc! Jống mẹ, thông-minh tuyệt-đỉnh.

Katherina: (Quay ra cửa sổ.) Sáng nay tuyết lại bay!

Fong: Sao con nói hay thế? Mẹ con có zạy con đâu!

Katherina: Bà ngoại con thương mẹ con nên đã tìm được một bà người Việt quê ở Bắc-Ninh zạy con tiếng Việt từ khi còn nhỏ.

Fong: Bà ta còn ở đây không?

Katherina: Bà ấy về Việt-Nam năm ngoái. Về luôn.

Fong: Con có đia-chỉ của bà ấy không?

Katherina: Thưa có!

Fong: Ôi con ngoan quá. Bà ấy làm jì ở đây?

Katherina: Bà ấy là i-tá ở nhà thương.

Fong: Con có nhớ mẹ con không?

Katherina: (Chỉ tay lên bức hoạ trên tường.) Không! Mẹ con lúc nào cũng ở bên con!

Fong: Cha thật là có fúc! Người Việt tin rằng “Nhà có fúc có con ngoan. Nhà vô fúc zạy con đến mấy cũng chẳng ra jì!” Bây jờ cha tin là đúng.

Katherina: Cha nhớ mẹ con không?

Fong: Nhớ chứ! Nhưng...

Katherina: Nhưng sao?

Fong: Cha đến đây và cha đã gặp con.

Katherina: Sáng nay tuyết lại bay. Đời con đẹp như một jấc mơ!

Fong: (Đứng zậy bước đến bên cửa sổ.) Cha còn nhớ đã đọc một bài thơ rất zài, mà chỉ thích có hai câu, sau khi mẹ con lên đường trở lại Wien, với một bào thai, được mấy tuần. Là con.

Vì biết đời hoa vẫn còn tiếp nối,
Ở nơi mầm lộc nọ quá lên xanh!

Katherina: Thơ của ai đấy cha? Nge hay nhỉ.

Fong: (Quay lại nhìn Katherina, lắc đầu.) Cha không bao jờ nhớ tên tác-jả. Sự “tiếp nối” và “cái mầm lộc ấy” chính là con.

Katherina: Hay là cha sang đây zạy học đi! Wien vẫn mộng mơ. Áo rất hiền hoà.

Fong: Để xem. Đây là quê-hương của Wittgenstein. Ngày kia cha đên thăm The Austrian Wittgenstein Society.

Katherina: Chắc cha có địa chỉ?

Fong: (Bước lại tủ áo, lấy trong cặp ra một cuốn địa-chỉ. Mở ra cho Katherina xem) Con biết chỗ này?

Katherina: Ồ Kirchberg! Markt 63, A- 2880 Kirchberg am Wechsel. Có cả điện-thoại. Để con đưa cha đến đó.

Fong: Thế thì tốt quá. Cha có một cuôn sách về Wittgenstein tặng họ.

Katherina: Rồi. Bây jờ cha kể cho con nge một jai-thoại khi cha mẹ mới iêu nhau.

Fong: Cái thủa còn bé hơn con bây jờ?

Katherina: Thế à?

Fong: Jai-thoại nào? À. Có lúc cha đâm ra lãng mạn, vớ ngay được một fần bài thơ của QuáchTthoại, rồi học thuộc lòng, đọc cho mẹ con nge.

Katherina: Bây jờ đọc cho con nge đi.

Fong: (Trở lại chỗ cũ, cầm li cà-fê lên uông, nhìn Katherina.)

...
Em hát lên cho ta bớt jật mình,
Em cầu nguyện để ta còn tin-tưởng.
Jữa nơi đây một mầu hoa ảo-tưởng,
Fủ mầu mơ trang trọng xuống nhân-jan.
... [1]

Katherina: Hôm nay con đã nge thơ Việtnam. Mẹ con nói sao?

Fong: Mẹ con chỉ cười.

Katherina: Cười là fải. Iêu thì cứ iêu sao lại đọc thơ!

Fong: Iêu thì hỗn-loạn! (Nhìn ra ngoài.) Tuyết đã ngừng. Đi fố với cha.

Katherina: Đó là í của con mà.

Fong: Đi chơi rồi cha tìm tiệm bán hoạ-fẩm.

Katherina: Ở ngay trung-tâm.

Fong: (Ra zấu cho Katherina đứng zậy.) Kim-Zung! Lại đây đứng trước bức chân-zung của mẹ con để cha cùng ngắm hai tuyệt-thế jai-nhân.

Katherina: Vâng!

Fong: Con không ngạc nhiên khi cha gọi con là “Kim-Zung”?

Katherina: Không! Con biết đó là tên con!

Fong: Trong ja-đình Liebermann có ai biết không?

Katherina: Không. Chỉ có bà biết.

Fong: Thế à!

Katherina: Khi bà còn sống đôi khi bà zặn con, “Tên Việt-Nam của con là Kim-Zung. Mẹ con muốn thế. Kim-Zung cũng là tên của mẹ con!” Bây jờ con hiểu hai câu thơ kia rồi.

Fong:

Vì biết đời hoa vẫn còn tiếp nối,
Ở nơi mầm lộc nọ quá lên xanh!

Katherina: (Gật đầu.) Cha vẽ mẹ con đẹp lắm!

Fong: (Gật gù.) Cha không fải là hoạ-sĩ. Nhưng vì mẹ con quá đẹp nên cha nổi hứng trở thành hoạ-sĩ, một lần thôi.

Katherina: Ai cũng khen bức tranh này quá đẹp. Bà con thường zở ảnh mẹ con ra so với bức hoạ và nói “tuyệt vời”. Bà thường chép miệng và nói, “Sao cha con không là hoạ-sĩ? Cha con ra sao? Bao jờ hết chiến-tranh?”

Fong: Bây jờ cha lại nổi-hứng muốn làm hoạ-sĩ một lần nữa..

Katherina: Tại sao?

Fong: Để vẽ con.

Katherina: Thế thì hạnh-fúc quá! Con sẽ kéo vĩ cầm cho cha nge.

Fong: (Bước lại tủ áo lấy từ trong cặp ra một tờ jấy gấp làm bốn, mở ra đưa cho Katherina.) Chắc con biết cái này hơn cha.

Katherina: (Ngiêm nét mặt, mắt sáng rực lên như thuỷ-tinh, nhìn Fong, nhếch mép cười khinh bạc.) Bài toán Topology.

Fong: Hai mươi năm qua mới có một người jải được bài này. Người ấy là bạn của cha. Ông ấy thua cha hai tuổi.

Katherina: Xin fép cha (Cô vào fòng bên. Khi trở lại cô mang áo ấm trên tay, và một tập jấy. Cô đưa cho Fong.) Đây là mẫu in bài toán Topology con mới jải ba tuần trước. Đây là thư của Viện Toán-học ở Áo gửi cho con qua đại-học. Bài này sẽ đăng trên quí-san Toán-học, với nhận xét: “Sau hai mươi năm, đây là người thứ hai jải được bài này!”

Fong: Ôi! Ngẫu nhiên quá! Con đúng là thần-đồng!

Katherina: Khoa-trưởng fân-khoa Toán nói trước hội-đồng: “Bài jải trong sáng như đôi mắt đẹp của Katherina Nguyễn!”

Fong: (Gật gù, nhích chân qua lại, rồi tự tay khoác khăn ấm quanh cổ Katherina.) Kim-Zung! Con tuyệt vời không kém mẹ con.

Katherina: Sao cha không là hoạ-sĩ. Cha iêu Triết-học thế sao? Hay là cha quá nhún nhường?

Fong: Không! Sáng-tạo khó vô cùng! Cha ấp ủ những jì cha biết ở trong lòng.

Katherina: Hay là cha không thỏa mãn.

Fong: Không bao jờ thoả mãn. Chỉ có một đời sống thanh-bình và một tâm-tư jõi mãi vào vô-biên. Da Vinci đâu có vẽ nhiều. Nhưng chớ hão huyền ngĩ rằng “vẽ ít là thiên-tài”! Nhiều hoạ-sĩ ngày nay vẽ trái bí không xong. Hội-hoạ ngày nay là những “tiếng rên thê-thảm vào đời!” Da Vinci nói, “Mọi ngiên-cứu khoa-học của tôi chỉ cốt nhằm fụng-sự hội-hoạ của tôi thôi!” Cho nên, trong tranh của Da Vinci có không khí bao trùm sự-vật, một điều hiển nhiên như không khí đang ở quanh chúng ta đây. Vì thế cha không zám nhận mình là hoạ-sĩ.

Katherina: Bây jờ con hiểu. Thôi ta đi. (Cô để Fong đi trước. Cô khóa cửa chính. Rồi hướng đôi mắt sáng nhìn trời cao.) Sẽ còn tuyết bay. Tối nay ja-đình chú Joseph mời chúng ta ăn cơm.

Fong: Cha mang ơn jòng-họ Liebermann rất nhiều.

Katherina: Con khoác tay cha nhớ! (Đùa.) Để cha khỏi ngã.

Fong: Còn jì bằng. Nào ta bước xuống bậc thềm. Bước chậm (cũng đùa) để cha khỏi ngã và để nhìn vết jầy in trên tuyết. (Cả hai cùng cười.)

Katherina: Tự-zo và trinh bạch vô cùng!

 

MÀN

 

2008

 

Tranh phụ bản:
Katherina, của Nguyễn Quỳnh, watercolor on Arches Paper, 9” x 30”, 2002. Chân-zung với mô-hình toán-học, “An Apology of a Mathematician” của Hardy, và vĩ-cầm.

 

_________________________

[1]Như-Băng Trường-Tình

Mở-đầu: Ta ngạt thở bởi mùi-hương xa vắng,
Kết-luận: Ôi đau thương loài người xin hãn-hạn.

 

----------------

Những kịch bản của Nguyễn Quỳnh đã đăng trên Tiền Vệ:

Bình trà buổi sáng  (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN, BA ĐOẠN] ... TUẤN: Ông đã có thì jờ ngiền-ngẫm bài thơ ấy chưa? / CHƯƠNG: (Ngừng rót trà, đặt nhẹ bình trà xuống bàn) Bài thơ của Hölderlin ông gửi cho tôi từ đơn-vị khoảng hai tháng trước?...
 
NGỦ LÀ “Z”! (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN, MỘT CẢNH] ... TẤT CẢ: (Fát âm rất nhỏ, như vọng từ xa) Ngủ là “Z”! Ngủ là “Z”! / PHILIP: Thế là ông ta đã đi rồi! / STEFAN: Beethoven bảo có thời ông ta là một vĩ-nhân! / PHILIP: Sách sử nói đây là lần thứ năm ông ta vượt sông Elbe...
 
Đôi bạn (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN, BỐN ĐOẠN]... FONG: Rất hữu lí! Fải là người Việt để bàn tới những câu: Cán-cân tạo-hoá rơi đâu mất, / Miệng túi càn-khôn thắt lại rồi! / TIÊN: Đó là ẩn-zụ của kí-hiệu trong ngôn-ngữ và văn-hoá. Còn cái ướt-át của không khí thấm vào xương-tuỷ thì “zịch là chết”. Ví như: Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, / Hòn đá xanh rì lún fún rêu!...
 
Vous êtes un homme! (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] … Tiếng nói: Lịch-sử cần fải được viết bởi tất cả mọi người – nếu có thể... tất cả mọi người. Và fải được xét lại cho đúng. Bất cứ lúc nào. Ngay cả những người đã chết! / Thượng-tá: Anh cho ví-zụ. / Tiếng nói: Viết về thảm-sát Mĩ-Lai! / Thượng-tá: Các anh có viết về vụ Mĩ-lai không? / Tiếng nói: Thưa không! Nhưng có người trong chúng tôi viết về cái khác. / Thượng-tá: Cái jì? / Tiếng nói: Vụ thảm-sát Mậu-Thân ở Huế...
 
Ngày xanh mòn mỏi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH]... Lệ-Thu: Tức là tuyệt-vọng? / Quang: Đúng! Nhưng “mòn mỏi” dường như không ngừng. / Lệ-Thu: Nó lê-thê. / Quang: Vâng. Như khi ta nói: “Mòn mỏi lắm rồi!” / Lệ-Thu: Khác nào ta nói: “Ê-ẩm lắm rồi!” / Quang: “Âm-ỉ” lắm rồi!” / Lệ-Thu: “Tơi-tả lắm rồi!” / Quang: “Chua-chát lắm rồi!”...
 
Cửa Trời (kịch bản)
[KỊCH NGẮN, BA CẢNH] Thoa: ////////////////// | Linh: Không. Không. Tôi nói mông chị đẹp, chứ tôi không nói mông cô Thuý-Liễu đẹp. | Thoa: /////////////////////////////// | Linh: Có lẽ cô Liễu hiểu lầm chị ạ. Lúc nào tôi cũng bảo “mông chị Thoa rất đẹp”. Chị đẹp và có lòng đại-lượng...
 
Đại-fáo (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] Trung-tá: Đù má, anh làm tôi kẹt! Thế nào cũng kẹt. / Đại-uý: Thắng lớn mà! / Trung-tá: Thắng cái đéo jì! Anh có biết một quả đại-bác já bao nhiêu?...
 
Con Ki và Chúa (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] Chí: Lắng nge: “Zê-su Ma!” Nhắc lại. / Sâm: “Zê-su Ma!” Sao lại là “ma”? / Chí: Không fải “ma”. Đây là “Đức Mẹ Ma-ri”. Đọc lại, “Zê-su Ma!” / Sâm: Zê-su Ma! Zê-su Ma! / Chí: “Lạy Đức Chúa tôi!” / Sâm: “Lạy Đức Chúa tôi!” / Chí: “Chúng tôi là người có tội!” / Sâm: “Chúng tôi là người có tội!”...
 
Thị-trấn Hồng (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN BA CẢNH] A: Thành-fố jì đây? / B: (Ngừng đọc báo) Hồng! Ông từ đâu tới? / A: Vân-mồng! / B: Tôi ngĩ là Mông-vần. / A: Có lẽ. Ở đây cái jì cũng hồng?...
 
Bắc-sơn (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] PHONG: Vỗ tay. Nhè nhẹ... nhẹ. / NGÀM: Nếu anh không gật đầu thì đừng vỗ. (Ngàm dạo bản “Em Tôi”). Lào... lào... Xửa xoạn... Chưa gật!... Chưa... Chưa... Đợi đã... Chưa... Lào... Gật... Gật...
 
Tây-Thi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH]... SỨ-THẦN: Nhưng kẻ thù nào có thể vượt qua được con sông dài, lớn và hiểm trở thế này? / CÂU-TIỄN: Nó vượt qua dễ dàng khi có những tên bán nước. / SỨ-THẦN: Ai? / CÂU-TIỄN: Những kẻ có quyền trong tay như quả-nhân và tiên-sinh. Những kẻ được nó phong làm Lạc-tướng, Lạc-hầu. Những kẻ ấy chỉ đến với dân khi quyền-hành bị mất...
 
Đười ươi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — HAI CẢNH]... “King Kong” là biểu-tượng cho vua loài khỉ, sức-mạnh vô song, và cũng là biểu-tượng vô-địch của tính-zục. Có khi người ta tưởng-tượng hơn là sự-thực. Đối với một số phụ-nữ za trắng thì chỉ có “King Kong” mới làm họ “cuống lên”. Zường như, đối với toàn-thể đàn ông za trắng, mối đe zọa nằm trong tiềm-thức là đàn bà của họ có thể bị hiếp-zâm bởi “King Kong” bất cứ lúc nào. Nhưng cái “đau” như hoạn đối với họ chính là những tiếng rên “Khỉ ơi! Khỉ ơi!”...
 
Bến cũ (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH]... Cô Vang: Anh Ngàm ít lói, nhu mì. / Ông Phiêu: Anh ta thường bảo: “Mác-Nê đéo gì!” / Bà Túc: Mác-Nê nà cái đéo gì? Có nàm được cái váy thì mới hay!...
 
Dao cảm (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH]... Cô Loan rất thông-minh, biết ngay sự khác biệt giữa “con người trừu-tượng” và “con người trong xã-hội và chính-trị.” Trong xã-hội chuyên-chế, chỉ có kẻ thống trị là có “ngôn-ngữ” mà thôi. Người dân phải dùng ngôn-ngữ của nó. Cho nên tiếng nói của chúng ta bị ô-nhiễm...
 
Kẻ vô loài (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN HAI CẢNH] Uỷ-viên: Anh có mù không? / Hải: Thưa Uỷ-viên, tôi không mù. / Uỷ-viên: Không mù nghĩa là anh có thể thấy được chứ gì? / Hải: Thưa ngài vâng...

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021