|
Vous êtes un homme!
|
![]() |
“Vous êtes un homme!”
(Napoléon khen Goethe)
KỊCH MỘT MÀN MỘT CẢNH Màn mở ra. Ngay jiữa sân khấu có một cái bàn trên đó là một đống hồ-sơ, một bình trà và một cái cốc sành. Thượng-tá khoảng năm mươi, záng người cao, gầy, nước za sạm. Ông nhìn chăm chăm vào tập hồ sơ trên cùng. Ông ngửng lên nhìn sâu về fía trước, như một ông thầy nhìn suốt lớp học. Rất chậm chạp nhưng với jọng sắc bén, ông tự jới-thiệu.
Thượng-tá: Tôi là Thượng-tá. Tôi không fải là Thủ-trưởng của các anh. Cấp trên fái tôi tới đây zuyệt lại hồ-sơ của các anh. Trước khi quyết-định anh nào sẽ ra Bắc. (Jở hồ-sơn trên bàn. Rung đùi. Nhìn chung quanh. Ngừng rung đùi. Chăm chú nhìn hồ-sơ. Suy ngĩ mông lung.) Trần Thu-thảo! Tiếng nói: Thưa Thượng-tá! Có tôi đây! Thượng-tá: Anh là Thiếu-tá nguỵ ở Nha Quân-fáp? Tiếng nói: Thưa vâng! Thượng-tá: Anh làm nhiều tiền lắm? Tiếng nói: Thưa... Lương của tôi không nhiều. Thượng-tá: Sao anh lại có xe hơi và có nhà cho Mĩ thuê. Tiếng nói: Nhà tôi kinh-zoanh. Thượng-tá: Làm jì? Tiếng nói: Đấu thầu rác tại căn-cứ Mĩ ở Long-Bình! Thượng-tá: Muốn kinh-zoanh fải có vốn. Nha Quân-fáp. Một chữ kí thôi. Khối của. Tiếng nói: Thưa... thưa! Thượng-tá: Anh không cần fải trả lời. Có tiền nhiều thì tốt chứ sao. Anh tưởng chúng tôi không thích tiền hay sao? Trông tôi đây, cái đói còn hằn trên thân thể. Tiếng nói: Zạ... Thượng-tá: Ông Thảo! Tiếng nói: Thưa Thủ-trưởng... à... Thưa Thượng-tá? Thượng-tá: Tôi không muốn mất thì jờ. Câu hỏi thứ nhất. Tiếng nói: Zạ. Tôi nge! Thượng-tá: Anh có ngĩ là lịch-sử fải được viết bởi tất cả những người tham-zự, người thắng cũng như kẻ bại? Tiếng nói: Thượng-tá cho fép? Thượng-tá: Cứ nói. Anh nói sai, mất điểm! Tiếng nói: Lịch-sử cần fải được viết bởi tất cả mọi người – nếu có thể... tất cả mọi người. Và fải được xét lại cho đúng. Bất cứ lúc nào. Ngay cả những người đã chết! Thượng-tá: Anh cho ví-zụ. Tiếng nói: Viết về thảm-sát Mĩ-Lai! Thượng-tá: Các anh có viết về vụ Mĩ-lai không? Tiếng nói: Thưa không! Nhưng có người trong chúng tôi viết về cái khác. Thượng-tá: Cái jì? Tiếng nói: Vụ thảm-sát Mậu-Thân ở Huế. Thượng-tá: Anh có mặt ở đó không? Tiếng nói: Thưa không! Tôi cũng không có mặt ở Mĩ-Lai. Thượng-tá: Câu hỏi thứ hai: “Anh có thích nge những ca-khúc của Trịnh Công-Sơn không?” Tiếng nói: Thưa có. Thượng-tá: Anh có ngĩ những bài hát ấy rất hay nhưng rất fản-chiến không? Tiếng nói: Rất hiển nhiên. Thượng-tá: Thế sao nguỵ quyền lại không bắt hắn? Tiếng nói: Thực tình tôi không hiểu! Thượng-tá: Anh có biết Trịnh Công-Sơn “trốn quân-zịch” không? Tiếng nói: Ai cũng biết. Thượng-tá: Thế tức là hắn có tự-zo. Tự-zo fản-kháng? Tự zo suy-thoái! Tiếng nói: Lúc ấy miền Bắc ngĩ jì về thái-độ “fản-chiến” của họ Trịnh? Thượng-tá gi chép.
Thượng-tá: Chúng tôi “đánh”. Anh không được hỏi. Anh vẫn được thăm nuôi? Tiếng nói: Đã bốn tháng nay tôi không được thăm nuôi. Thượng-tá: Vợ anh không đến? Tiếng nói: Không! Thượng-tá: Vợ anh vượt biên? Tiếng nói: Thực tình tôi không biết! Thượng-tá: Có khi nào anh ngĩ vợ anh đã jan zíu với một cán-bộ không? Tiếng nói: Thực tình tôi không biết! Thượng-tá: Câu hỏi cuối cùng: “Tại sao các anh thua?” Tiếng nói: Chúng tôi thua vì chúng tôi quá tham-nhũng và chiến-đấu không có lí-tưởng. Thượng-tá: Tham-nhũng? Tham nhũng là làm tiền fi-fáp. Nhưng ai mà chả mê tiền! Không có lí-tưởng? Sai! Các anh thua vì “Các anh có tự-zo mà các anh không biết bảo-vệ tự-zo. Tự-zo là lí-tưởng của các anh!” Trịnh Công-Sơn là một ví-zụ. Chúng tôi “đánh”, chứ không “fản-chiến”. Tiếng nói: Thưa Thượng-tá. Tôi fải xin zùng lời của Napoléon để kết-luận những jì Thượng-tá vừa nói vô cùng chí lí. Thượng-tá: Lời jì? Tiếng nói: “Vous êtes un homme!” Thượng-tá: (Xếp hồ sơ lại! Mặt khinh bỉ.) Anh nói jì tôi không hiểu! Tiếng nói: “Ông là một con người!” Thượng-tá: (Chăm chú gi chép, rồi thủng thẳng nói.) Khi hai nước kí một thoả-ước, thì mỗi nước zùng chữ riêng của mình viết xuống. Như thế hậu sinh mới hiểu. Rồi cả hai nước thoả-thuận zùng một ngoại-ngữ mà họ đều biết, tức là tiếng thứ ba, để dịch nội-zung thoả-ước. Cái thời thuộc-địa Tây đã hết lâu rồi. Sao anh vẫn muốn là nô-lệ? Anh nói tiếng Fáp với tôi. Tôi khinh-bỉ anh. Đó cũng là lí-zo nữa “vì sao các anh thua.” (Đứng zậy.) Tôi bỏ qua những jì anh nói trước. Nhưng câu cuối cùng của anh cho thấy anh cần được cải tạo nhiều hơn nữa. Vả lại nếu lúc này nhà nước khoan-hồng cho anh về, anh cũng là kẻ chết rồi! Vợ anh đã có thai ba tháng với cán-bộ. Đèn tắt thình lình. Sân khấu chìm trong bóng tối.
Thượng-tá: Đèn đâu? Mở cửa cho tôi ra!
MÀN
(2008)
|