kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Ba người kể chuyện chợ Neo

 

Phỏng-theo nguyên-tác Inquiry into the Rape on the Neo River

 

KỊCH NGẮN — HAI MÀN

 

NHÂN-VẬT
BA: Đàn ông, nhà nông, 47 tuổi.
PHIÊU: Đàn ông, nhà nông, 49 tuổi.
A-BƠ: Đàn ông, lái đò, 42 tuổi, câm.
NGƯỜI LẠ: Đàn ông, khoảng 60.
TIẾNG SÓNG: Tiếng người sau hậu-trường.
TIẾNG THUYỀN: Tiếng người sau hậu trường.

 

Màn Một

Cả sân-khấu coi như mũi thuyền rộng, quang gánh chất đống. Bên cạnh đó Ba và Phiêu đang ngồi nói chuyện zưới ngọn đèn nhỏ. Trước mặt họ là một ấm nước vối, hai ba cái bát, và một điếu cầy. Gần đó, A-bơ zựa sườn vào mái chèo. Lúc ấy khoảng sáu giờ rưỡi sáng, tháng Mười. Xa xa trên trời mảnh trăng lưỡi liềm rất mỏng. Ba và Phiêu nói jọng Bắc địa-fương (những chữ in ngiêng).
 

TIẾNG SÓNG: Raaaaaaa. Rào! Raaaaaaa! Rào!

TIẾNG THUYỀN: Rắc, rắc, rắc, rắc! Rặc!

(Trong suốt vở kịch mọi người trên thuyền lắc lư, nhô lên nhô xuống.)

BA: Hôm ấy, tôi ở chên thuyền, như thế lày, gần chưa!

PHIÊU: Thế à!

TIẾNG THUYỀN: Rắc, rắc, rắc, rắc ...Rặc!

TIẾNG SÓNG: Raaaaaaa. Rào! Raaaaaaa. Rào!

BA: Xáng hôm ấy – cũng tháng mười – chong và đẹp. hiu hiu. Hơi nạnh chên xông. Xa xa đã thấy chợ Leo, chên bờ xông rài. Ở xa xa. Chên jời. Không mây! Có ba chấm đen. Tôi mường tượng có thể nge tiếng người ồn ào chong chợ. Có người chong chúng tôi tinh mắt bảo zằng ba chấm đen ấy không fải chim.

PHIÊU: (Rót trà nụ vối vào bát của Ba) Zồi! Thế nà nàm xao?

BA: (Uống nước vối) Rần rần, có vài người cùng nhận xét không fải chim. Ông chủ thuyền có nẽ tinh mắt hơn. Ông bảo thuyền chậm nại. Núc ấy thuyền đang ở cửa xông Leo zộng nớn. Nhưng vẫn còn xa chợ, chừng hai cây.

PHIÊU: Zồi xao?

BA: Mọi người chên thuyền hốt hoảng. Có tiếng người nái bảo chúng tôi đừng đứng nhấp nhô, mà ngồi iên hoặc lằm xuống vì những chấm đen kia nớn jần, cái chước cái xau nượn zài thấp ở chân jời. Tuy còn Xa, nhưng chúng tôi quả quyết những chấm đó máy bay. Cái chợ nớn và zài xuốt ven xông, gần hai cây, có vẻ bình iên. Bỗng nhiên chúng tôi thấy ba chấm đen quay vòng chở nại. Chên thuyền chúng tôi láo noạn, ầm ĩ và có nhiều tiếng lói một nượt, “Bỏ me! Tầu bay thật zồi!” Tức thời chúng tôi thấy ở một góc chợ xa xa về tay mặt có xự chuyển động.

PHIÊU: Cái chuyển động?

BA: Người! Zõ zàng láo noạn. Ông có biết không?

PHIÊU: Không?

BA: Ba chấm đó. Ba chiếc máy bay ấy nướt zài theo chiều chợ. Cả chục tiếng lổ “bùm bùm bùm!”

PHIÊU: Bom!

BA: Bom nửa. Chên thuyền chúng tôi hoảng vía. Xau những tiếng lổ nà nửa xáng zực ban chưa. Kéo zài chừng hơn cây xố. Chợ Leochung-châu zất nớn, chên bến zưới thuyền. Từ mạn ngược xuống đồng bằng. Cháy từ chưa qua đêm. Xáng za còn khói. Gần tối, thuyền chúng tôi zạt vào một nàng nhỏ tả ngạn. Suốt đêm fương ấy vẫn hồng! Thế mà đã một lăm qua!

A-BƠ: (Gật đầu, chỉ tay xuống zưới khoang thuyền) A bơ! A bơ!

PHIÊU: Anh ấy muốn lói jì?

BA: (Chỉ tay về fía A-BƠ). A bơ! A bơ? Cái jì?

A-BƠ: (Bước đến bên cột buồm, zựa lưng vào đó, hai tay zang lên, miệng há ra, hai bàn chân chụm lại, chỉ xuống khoang thuyền) A bơ! A bơ!

BA: A! Có fải “Đạo”? A bơ?

A-BƠ: (Gật đầu, rồi bước trở lại mái chèo) A bơ! A bơ (Chỉ tay về fía chợ Neo. Một tay cầm cái gậy zơ lên, một tay vẫy vẫy) A bơ! A bơ!

PHIÊU: Cái zì thế?

BA: Anh ta lói hôm ấy có người Záo chên thuyền từ zưới khoang cầm cái fướn hai mầu chắng vàng và cái “thập-tự ác”[1] za đứng ở đầu thuyền. A bơ! A bơ? Đúng không?

A-BƠ: (Gật đầu lia lịa) Abơ, abơ, abơ, abơ, aaabơơơơơơơơ...

PHIÊU: Anh ta nói jì thế?

BA: (Nhìn A-BƠ) Cầu kinh? A bơ! A bơ?

A-BƠ: (Gật đầu) A bơ!

BA: Chước mặt chúng tôi khói nửa mịt mù. Ba chiếc máy bay nượn chên đầu chúng tôi. Người Záo cầm fướn cầu kinh. Những người khác đi với ông ta quì xuống, chắp tay cầu nguyện nầm zầm, zồi đọc “Cầu cho chúng tôi!”

A-BƠ: (Gật đầu) A bơ, a bơ!

PHIÊU: Thế zồi xao?

BA: Kinh thật “nhiệm mầu”! Ba chiếc máy bay bỏ đi.

PHIÊU: Ừ! Họ hay cầu cái tôi không rõ! Ngoại chừ bốn chữ xau cùng “Cầu cho chúng tôi!”

BA: Người ta bảo đó những tiếng “ninh-thiêng”.

PHIÊU: (Nhìn trời sao. Châm lửa hút điếu cầy. Nhả khói. Uống bát nước vối) Chước ngày ấy, con zai tôi từ đơn-vị về. Bà con chong nàng, xát chợ Leo, đến mừng. Za-đình chúng tôi lở mũi.

BA: Còn fải lói!

PHIÊU: Xao ông hay uốn nưỡi thế?

BA: Lói “ biết uốn nưỡiLói thế mới đúng ám-tả (Quay qua A-bơ) A bơ! A bơ? Đúng không? A bơ, a bơ?

A-BƠ: (Gật đầu) A bơ! A bơ!.

PHIÊU: Chong xố bà con đến hàn huyên hỏi chuyện mạn ngược, có người hỏi, “Đã thấy cụ Hồ chưa?”, có người ngiêm-ngị bảo con tôi, “Cháu về đây có khi cả nàng tan lát”. Khoảng hai tuần chước đó đã có một toán xáu người từ Chung-ương gé qua nàng, nàm việc ngay ở chong chùa. Họ ăn mặc “ziêm-zúa” như người ở tỉnh. Xáng chiều họ đứng xếp hàng ngang, chước mặt bàn thờ tổ-quốc, có cờ đỏ xao vàng, và hình cụ Hồ. Lắm đấm zơ nên cạnh thái zương, họ hát bài “chào-cờ”.

BA: Cho tôi điếu thuốc. Zồi xao?

PHIÊU: X?m tối nực-điền đi cầy về, cởi chần, tụ tập chong xân chùa. Họ đánh vật và nhìn xáu người ở Chung-ương, coi thường, thách-thức. Con zai tôi cũng ở đó, đội mũ chào mào, đi nại ngênh ngang.

BA: Xao thế?

PHIÊU: Chong nàng xì xào bảo xáu người kia “Việt zan”. Chước khi về đơn-vị con zai tôi bảo tôi nên Đồng-đăng với .

BA: Thế à!

PHIÊU: Một ngày xau khi xáu người kia đi, và lửa ngày xau khi tôi và con zai đi Đồng-đăng, nge lói địch bỏ bom chợ Leo.

TIẾNG SÓNG: Raaaaaaa. Rào! Raaaaaaa! Rào!

TIẾNG THUYỀN: Rắc, rắc, rắc, rắc! Rặc!

PHIÊU: Chước ngày con zai tôi đi bộ-đội, thầy học của bảo ló zằng có một nhà “chí-thức nớn”, viết hai câu thơ.

BA: Thơ ?

PHIÊU: “Từ Cộng-xản đến Záo-zân,

Bớt fần ní-tưởng, thêm fần iêu-thương!” [2]

BA: Záo-zânnàm jì đâu. Họ vẫn xống với chúng ta mà.

PHIÊU: Ờ fải. Thế thì xai! Hay í bảo những tiếng “ninh-thiêng” kia.

BA: Tôi ngĩ thế. Những tiếng “ninh-thiêng” ấy bảo con người quên tổ-quốc và zân-tộc. Chỉ ngĩ đến “cái ông cởi chuồng” mà thôi.

PHIÊU: Chỉ ngĩ đến (zang hai tay, méo miệng, thảm thiết nhìn A-BƠ) A bơ! A bơ? Đúng không?

A-BƠ: (Gật đầu) A bơ! A bơ! A bơ!

PHIÊU: Anh ta hiểu tôi ám-chỉ “thằng chết tiệt”! A bơ! A bơ!

A-BƠ: (Chỉ tay về fía trước. Trời tây lờ mờ fản ánh bình minh, từ từ hiện ra rất gần, một bãi mênh-mông, hoang vu, bề bộn những mảnh vụn cháy, hỗn độn với những mầu vàng, ngả sang mầu nâu, rồi mầu đên. Tất cả như nằm về vô-tận.) A bơ! A bơ!

BA: Đến zồi! (Nhìn A-BƠ) A bơ! A bơ! Chợ Leo?

A-BƠ: (Gật đầu) À bơ! À bơ! (Chỉ tay về fía khán-jả) À bơ! À bơ!

FIÊUBA: (Quay lại cùng há miệng) À! Người Záo! Hôm lay cũng có ở đây!

(Một đám chừng mười người đi đầu là một nhà tu, hai tay cầm fướn, mầu trắng vàng, từ zưới bước lên sân-khấu. Họ cầu nguyện lầm rầm, và zứt bằng bốn tiếng, “Cầu cho chúng tôi!” Họ bước về fìa chợ, bước qua những đống hoang tàn rồi rẽ về bên trái.)

BA: Thấy chưa? Họ lầm bầm những tiếng “ninh-thiêng” nge như. “Bom bom. Chát chát. Bom bòm bom bòm bòm! Chát! Chát!”

PHIÊU: Như đâm, như chém! Như chừ tà! Ám quỉ! A bơ, a bơ? (Nhìn A-BƠ.)

A-BƠ: (Gật đầu) A bơ! A bơ!

(Nhiều người vội vã lấy quang gánh của họ chất ở trên khoang, chen chân xuống thuyền.)

BA: (Zơ tay chào A-BƠ) A bơ ở nại!

A-BƠ: (Zơ tay vẫy) A bơ! A bơ!

BA: (Đẩy FIÊU) Đi theo họ! Mau nên. Đừng lói “Bom bom!”

PHIÊU: Thế lói jì?

BA: “Cầu cho chúng tôi!”

PHIÊU: Sao cũng Việt Lammới nhau” mà họ may mắn thế?

BA: Tại họ có cái tên Ma-ri Hợi và Zô-zép Biền ...

PHIÊU: Tổ-tiên họ là ai?

BA: Chắc là những Ma-ri và Zô-zép.

FIÊUBA: Cầu cho chúng tôi!

Đám người Công-jáo đã khuất. Trên sân khấu chỉ còn những bóng đen của Ba, Fiêu, và của cả chục người nhà quê, gồng gánh bước chậm và loạng quạng trên đống hoang-tàn. Họ ngừng lại, iên như tượng, như thể họ là những bóng ma lịch-sử. Trước mặt họ trời tây bỗng rực lửa hồng, và trong rạp vang lên tiếng của rất nhiều người, đồng thanh:

Bom bom, chát chát. Bom bòm bom bòm bòm. Chát chát!
Cầu cho chúng tôi!
Bom bom, chát chát. Bom bòm bom bòm bòm. Chát chát!
Cầu cho chúng tôi!
Bom bom, chát chát. Bom bòm bom bòm bòm. Chát chát!
Cầu cho chúng tôi!

Màn hạ xuống. Đèn tắt.

 

Màn Hai

Khi đèn sáng trở lại. Sân khấu toàn là mầu xanh êm-zịu. Một người lạ chừng sáu mươi, ngồi zuỗi hai chân trên đất, với chiếc Laptop trên đùi. Người ấy ngừng đánh bài, nhìn về khán-jả, vẻ bâng khuâng.

 

NGƯỜI LẠ: Tôi đang ngồi trên bãi xanh mênh-mông. Mầu xanh của mùa xuân, mà ta thường ví von là mầu “hi-vọng”. (Cúi xuống đánh bài) Trước mặt tôi là sông Neo, từ bến đò này ta đi về Bắc-jang hoặc rẽ về Đồng-đăng. Và mầu xanh kia, có hồi người ta bảo là chợ Neo, sầm uất, trên bến zưới thuyền. (Cúi xuống đánh bài) Tôi về đây để nge người ta kể chuyện chợ Neo ngày ấy. (Cúi xuống đánh bài) Thực ra, những người trong chợ Neo ngày ấy đâu còn ai nữa. Ngày ấy, tôi lên sáu ở một làng nhỏ gần đây. Ngày ấy, tôi ở nhà, cha mẹ tôi ra chợ bán hàng. (Cúi xuống đánh bài) Kể từ ngày ấy tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Lớn lên trong khói lửa và đã thành người. (Cúi xuống đánh bài) Thế thì, nói mỉa-mai, và cũng nói theo Nietzsche, “Con người bất-hạnh và u-buồn nhất chính lại là con người vui sướng nhất!”[3]

TIẾNG SÓNG: Raaaaaaa. Rào! Raaaaaaa! Rào!

 

MÀN

 

(2008)
 

_________________________

[1]Một số người ở nông-thôn Bắc-việt hồi đó gọi Thập-tự Já là “Thập-tự Ác.” Chữ “ác” ở đây không có ngĩa xấu.

[2]Trong Tập-san Sử Địa cụ Hoàng Xuân-Hãn trao cho tôi ở Paris, năm 1979. Đây là hai câu trong bài thơ của cụ Hãn, kết thúc bài tường-thuật về Hội-ngị Đà-lạt zo cụ Hãn gi.

[3]F. Nietzsche, Chí Hùng-vĩ (Der Wille zur Macht), Tập Một, Đoạn 91, Bản Anh-ngữ của Walter Kaufmann, 1968. Bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh, sẽ do Quantic Universe xuất-bản ở Hoa-kì, December 2008.

 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021