kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Bình trà buổi sáng

 

Tặng Ngiêm Sĩ-Tuấn

 

KỊCH NGẮN

MỘT MÀN, BA ĐOẠN

 

NHÂN-VẬT:
CHƯƠNG, Giáo-sư, 59 tuổi.
TUẤN (Chỉ là tiếng nói), Bác-sĩ I-khoa, đại-uý Thuỷ-quân Lục-chiến, 27 tuổi
CÔ GÁI (Chỉ là tiếng nói), một gái đĩ hạng sang, 24 tuổi
SINH (Chỉ lả tiếng nói), sinh-viên I-khoa năm chót, 24 tuổi
 
Căn fòng có cửa sổ lớn, nhìn ra khuôn-viên đại-học, có nhiều cây thông Eldarica. Ở xa là những rặng núi đá chập chùng miền Tây-nam Hoa-kì. Fòng bài trí sơ sài. Thời-jan và không-jan jữa Chương và ba nhân vật cách nhau khoảng ba mươi năm, nhưng tư-tưởng của họ gặp nhau trong khoảnh khắc. Tám jờ sáng thứ Bảy.

 

I

 

CHƯƠNG: (Chương ngồi bên bàn nhìn đồ-vật) Con vịt vàng be bé xinh xinh ngồi đấy. Con lợn mầu cam nho nhỏ ngồi đây. Chỗ này zành cho cái Mustang Cobra rồi đến chiếc Volkwagen Jetta. Mày là bạn của “con bọ”. Ha! Đây là cái bình trà ngồi trên cái cốc. U! Trà nóng! Cái cốc ngồi trên cái đĩa. Jàu sang quá! (Rót trà vào cốc).

TUẤN: Ông đã có thì jờ ngiền-ngẫm bài thơ ấy chưa?

CHƯƠNG: (Ngừng rót trà, đặt nhẹ bình trà xuống bàn) Bài thơ của Hölderlin ông gửi cho tôi từ đơn-vị khoảng hai tháng trước?

Tôi không đủ khả năng hiểu “âm-nhạc” hay “điệu” hay “linh-hồn” tiếng Đức. Đây là vấn-đề đọc thơ ngoại quốc. Nó “chọ chẹ”, “ngây thơ” và cũng ‘zễ-thương”, i như lúc ta nge tiếng Việt fät âm ở mỗi vùng khác nhau.

Này nhớ, làm sao một người ngoại-quốc học tiếng Việt có thề cảm được chữ “hôn-hoàng” trong Cung-Oán Ngâm-khúc của Nguyễn Ja-Thiều như sau:

Hoàng-hôn thôi lại hôn-hoàng
Nguyệt-hoa thôi lại thêm buồn nguyệt-hoa.

“Hôn-hoàng” là cách nói láy, cách vuốt đuôi, i như hình-ảnh của một vật trong gương. “Hôn-hoàng” không có trong từ-điển. Không có “hoàng-hôn” thì không có “hôn-hoàng”. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Zu cũng có hiện-tượng rất “Việt” này:

Song nha vò võ phương trời,
Nay hoàng-hôn đã lại mai hôn-hoàng.

TUẤN: Rất đúng!

CHƯƠNG: Bận sau thầy cho bài zễ một tí nge thầy. Tôi mới có sáu tháng tiếng Đức mà thôi.

TUẤN: Ta khen nhà ngươi. Mới có sáu tháng tiếng Đức, mà zùng động-từ “reizen” vời “an” và “zum” rất đúng, theo ngĩa “khêu gợi”, và “khó chịu”.

CHƯƠNG: Thầy khen em thế... còn jì... là em!

TUẤN: Ta khen thật đấy,. Trong thư vừa rồi, nhà ngươi viết rất đúng: “Das reizt mich an ihr. Eine solche Ansicht reizt zum Widerspruch.” “Đó là điều khiến tôi để í đến cô ta. Đó cũng là điều làm tôi khó chịu.” Ông không ưa cô ta. Nhưng cái tính vớ vẩn của cô ta thì ông lại thích.

CHƯƠNG: Phải chi lúc này ông ở đây. Ngắm bình trà mới của tôi rồi nhìn núi đồi gân guốc xa xa.

TUẤN: Sao sáng nay jầu tưởng-tượng thế. Ở xóm Lăng Ông, Bà Chiểu mà nói chuyện núi đồi viễn-mộng!

CHƯƠNG: Thế à? (Nhắm mắt lại )... Tôi vẫn ở đây hay ở đâu? [*]

TUẤN: Ở cái xóm đó chứ còn ở đâu! Tối nay ta lại. Ta ngủ ở nhà nhà ngươi. Như thường lệ. Nghe nhà ngươi tóm-lược cuốn Cộng-hoà của Platon.

CHƯƠNG: Năm giờ tờ mờ sáng ông trở về đơn-vị. Ở đâu nhỉ?

TUẤN: Bồng-sơn.

 

II

 

CHƯƠNG: Ngồi xuống đi. Cô đứng như “thần Vệ-nữ”. Cô không thua những “thần Vệ-nữ” Tây-fương. Cô làm buổi sáng êm đềm thơ mộng của tôi lên cơn sốt!

CÔ GÁI: Đừng nịnh em. Anh biết em là gái “hạng-sang”.

CHƯƠNG: Tôi chỉ biết có hai loại người, “là bạn” và “không là bạn”.

CÔ GÁI: Chúng mình không có “zuyên” với nhau đâu anh ạ.

CHƯƠNG: Thì cứ ngồi xuống. Cái váy của cô ngắn rất thời trang. Hợp với cặp đùi thon mướt của cô. Ngực cô căng nở tuyệt vời. Miệng cô đam mê. Nhưng đôi mắt cô không tình cảm.

CÔ GÁI: Vì em không “ngứa”! Nếu có zuyên thì chúng mình đã vồ lấy nhau, và trời đã sụp lâu rồi!

CHƯƠNG: Đúng.

CÔ GÁI: Một mình anh ở văn-fòng hôm nay?

CHƯƠNG: Tôi đang suy ngĩ mông lung.

CÔ GÁI: Mơ tưởng đến người iêu?

CHƯƠNG: Không. Tôi đang ngĩ đến một người bạn tuyệt vời!

CÔ GÁI: Ai thế?

CHƯƠNG: Tuấn. Cô không biết anh này là ai đâu.

CÔ GÁI: Tuấn nào?

CHƯƠNG: Tuấn, Bác-sĩ i-khoa. Đại-uý Thuỷ-quân Lục-chiến.

CÔ GÁI: Ô. Tưởng ai! Tuấn ấy và em là người iêu của nhau mà.

CHƯƠNG: Tôi là bạn rất thân của Tuấn. Tuấn không bao jờ nhắc tới cô? Và cũng chẳng bao jờ tôi thấy cô và Tuấn bên nhau.

CÔ GÁI: Chúng em thường đi Thủ-đức. Sống những fút thần-tiên bên nhau. Xa lánh tất cả mọi người.

CHƯƠNG: Mà Tuấn vẫn còn nguyên vẹn.

CÔ GÁI: Anh muốn nói jì?

CHƯƠNG: Nguyên vẹn. Tôi đọc cho cô nge bài thơ tình của Tuấn. Nguyên vẹn.

Ta nhớ em jòng ziễm-lệ xưa
Cho nên trừu-tượng đến bây jờ.
Fải chi lui gót thời-jan được
Ngắm nét em cười với trẻ thơ.
 
Ta nhớ bên thềm lớp học thưa
Em vui trang nhã gọi đâu ngờ
Mang bao í-ngĩa từ hoang-zã
Vươn mãi lên thành bức hoạ xưa.
 
Thơ-thẩn chiều đi ánh lửa tàn,
Bình-fương bán-kính fố thênh-thang
Em iêu-kiều mải từ đôi mắt
Trong suốt thời-jan vẫn rộn-ràng.
 
Fong-cảnh trên đời nét khẩn-hoang
Đi tìm thiên-thể jiữa hoang-mang
Em thông minh mãi người trong mộng
Khôn lớn cùng ta nét cỏ hồng.
 

CÔ GÁI: Thôi chào anh, em fải về.

CHƯƠNG: Tôi có thể júp cô ít tiền trả nhà thương.

CÔ GÁI: Ai nói với anh? Em đâu có xin anh?

CHƯƠNG: Cô đep và hấp-zẫn. Cái jì của cô ai cũng biết. Cái ấy, ở đó khó trị lắm.

CÔ GÁI: Hôm nay em thấy anh bớt “đạo-đức jả”. Anh biết chứ. Em đâu có đến thăm anh. Em tưởng anh Khánh ở đây.

CHƯƠNG: Tôi biết.

CÔ GÁI: Anh mơ toàn những bóng-záng tiểu-thư huyễn-mộng. Họ có “huyễn-mông” mãi đâu. Họ cũng có thể zữ-zội như em. Anh “đạo-đức jả “ nên chưa quán-triệt câu nói của các cụ nhà ta:

Văn-chương chữ ngĩa bề bề,
Thân lồn nó ám mà mê-mẩn đời.

CHƯƠNG: Cô rất táo bạo.

CÔ GÁI: Anh đâu biết có bao nhiêu đàn ông đã úp mặt vào “cái chỗ khó trị ấy” của em không?

CHƯƠNG: Quả là tôi không biết!

CÔ GÁI: Anh lại “đạo-đức jả” với chính anh rồi. Hoặc là vì zạy tiếng Đức nên anh quá ngây thơ. Nếu thế, anh không fải là người. Không! Anh không hoàn toàn ngây thơ đâu. Anh chỉ “nhát” mà thôi. Nếu em “ác” thì lúc này anh đang quì zưới chân em. Lạy van em đừng trở gót đi.

CHƯƠNG: Xin cô bớt jận.

CÔ GÁI: Anh không fải là người vì anh trí-thức hoá cuộc đời nhiều quá. Anh không nhìn vào lịch-sử và thực-tại. Anh coi thường “thằng ngô, con đĩ”. Chính “thằng ngô, con đĩ” có thể cai trị thế-jan, trong ngĩa rộng cũng như ngĩa hẹp.

CHƯƠNG: Xin cô bớt jận!

CÔ GÁI: (Cười khanh khách) Anh Chương! Tội ngiêp cho anh. Nếu bây jờ em có “mời”, anh cũng không làm em thoả mãn. Thôi. Anh hãy an fận. Kể từ hôm nay cho đến một ngày, một tháng, hay một năm nào đó, những jì anh thấy hôm nay, như “cái đùi thon mướt, cái ngực căng nở tuyệt vời, cái miệng đam mê...” và ngay cả đôi mắt “không tình cảm” sẽ júp anh “úp mặt vào”. Cho em gửi lời thăm anh Khánh.

CHƯƠNG: (Mở ngăn kéo, lấy cuốn nhật-kí ra, cầm bút, cúi đầu) Hôm nay... là 17 tháng 8, năm 1972. Tại International School. Thêm một lần tủi-nhục.

 

III

 

SINH: Anh Chương! Ja-đình Tuấn nhờ tôi đến báo cho anh một tin buồn. Tuấn không còn nữa. Cuộc đời fù-zu quá fải không anh?

CHƯƠNG: (Rót trà vào cốc, chậm chạp đưa lên miệng uống. Mặt sắt lại.) Anh Sinh! Ngày ấy sao anh không trở lại để tôi ngắm khuôn mặt hồn-nhiên, thư sinh và trắng trẻo của anh? Để tôi nhìn rõ từ khuôn mặt anh từng nét đau buồn và ấm-áp, khi anh nói: “Tuấn không còn nữa. Cuộc đời fù-zu quá fải không?”

Vâng! Cuộc đời rất fù-zu. Những kẻ tài hoa như Tuấn thường là mệnh iểu. (Khóc) Chỉ có những kẻ vớ vẩn như tôi, kéo zài thân-xác “thổ-tả” trên đời.

Vâng! Tôi đang kéo zài xác thân “thổ-tả” của tôi và tôi đang cảm thấy tâm-hồn tôi ê-ẩm.

(Khóc) Anh biết chứ! Tôi đã không thể đến tiễn đưa Tuấn, vì tôi đâu có tự-zo. Tuấn sinh ra như một cánh chim bằng fơi fới bay trong không-jan... rồi bay đi mãi... ngay trong tuổi thanh xuân.

Còn tôi? Tôi như kẻ “chống nạng” vào đời. Tôi muốn mua tự-zo, song không đủ tiền để trả. Nhưng mà tôi biết mai kia, ở một zây, trong một ngày, trong một tháng, trong một năm nào đó tôi sẽ gặp Tuấn ở một điểm trong không-jan. Kể từ tuổi thiếu-niên tôi chưa bao giờ khóc. Ngày ấy tôi đã khóc. Hôm nay tôi đã là người!

 

MÀN

 

August 2008

 

_________________________

[*]Thơ Hàn Mặc-Tử:

Tôi vẫn ở đây hay ở đâu
Ai mang tôi bỏ zưới trời sâu
Sao bông fượng nở trong mầu huyết
Nhỏ xuống lòng tôi những jọt châu!

 

----------------

Những kịch bản của Nguyễn Quỳnh đã đăng trên Tiền Vệ:

NGỦ LÀ “Z”! (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN, MỘT CẢNH] ... TẤT CẢ: (Fát âm rất nhỏ, như vọng từ xa) Ngủ là “Z”! Ngủ là “Z”! / PHILIP: Thế là ông ta đã đi rồi! / STEFAN: Beethoven bảo có thời ông ta là một vĩ-nhân! / PHILIP: Sách sử nói đây là lần thứ năm ông ta vượt sông Elbe...
 
Đôi bạn (kịch bản) 
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN, BỐN ĐOẠN]... FONG: Rất hữu lí! Fải là người Việt để bàn tới những câu: Cán-cân tạo-hoá rơi đâu mất, / Miệng túi càn-khôn thắt lại rồi! / TIÊN: Đó là ẩn-zụ của kí-hiệu trong ngôn-ngữ và văn-hoá. Còn cái ướt-át của không khí thấm vào xương-tuỷ thì “zịch là chết”. Ví như: Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, / Hòn đá xanh rì lún fún rêu!...
 
Vous êtes un homme! (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] … Tiếng nói: Lịch-sử cần fải được viết bởi tất cả mọi người – nếu có thể... tất cả mọi người. Và fải được xét lại cho đúng. Bất cứ lúc nào. Ngay cả những người đã chết! / Thượng-tá: Anh cho ví-zụ. / Tiếng nói: Viết về thảm-sát Mĩ-Lai! / Thượng-tá: Các anh có viết về vụ Mĩ-lai không? / Tiếng nói: Thưa không! Nhưng có người trong chúng tôi viết về cái khác. / Thượng-tá: Cái jì? / Tiếng nói: Vụ thảm-sát Mậu-Thân ở Huế...
 
Ngày xanh mòn mỏi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH]... Lệ-Thu: Tức là tuyệt-vọng? / Quang: Đúng! Nhưng “mòn mỏi” dường như không ngừng. / Lệ-Thu: Nó lê-thê. / Quang: Vâng. Như khi ta nói: “Mòn mỏi lắm rồi!” / Lệ-Thu: Khác nào ta nói: “Ê-ẩm lắm rồi!” / Quang: “Âm-ỉ” lắm rồi!” / Lệ-Thu: “Tơi-tả lắm rồi!” / Quang: “Chua-chát lắm rồi!”...
 
Cửa Trời (kịch bản)
[KỊCH NGẮN, BA CẢNH] Thoa: ////////////////// | Linh: Không. Không. Tôi nói mông chị đẹp, chứ tôi không nói mông cô Thuý-Liễu đẹp. | Thoa: /////////////////////////////// | Linh: Có lẽ cô Liễu hiểu lầm chị ạ. Lúc nào tôi cũng bảo “mông chị Thoa rất đẹp”. Chị đẹp và có lòng đại-lượng...
 
Đại-fáo (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] Trung-tá: Đù má, anh làm tôi kẹt! Thế nào cũng kẹt. / Đại-uý: Thắng lớn mà! / Trung-tá: Thắng cái đéo jì! Anh có biết một quả đại-bác já bao nhiêu?...
 
Con Ki và Chúa (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] Chí: Lắng nge: “Zê-su Ma!” Nhắc lại. / Sâm: “Zê-su Ma!” Sao lại là “ma”? / Chí: Không fải “ma”. Đây là “Đức Mẹ Ma-ri”. Đọc lại, “Zê-su Ma!” / Sâm: Zê-su Ma! Zê-su Ma! / Chí: “Lạy Đức Chúa tôi!” / Sâm: “Lạy Đức Chúa tôi!” / Chí: “Chúng tôi là người có tội!” / Sâm: “Chúng tôi là người có tội!”...
 
Thị-trấn Hồng (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN BA CẢNH] A: Thành-fố jì đây? / B: (Ngừng đọc báo) Hồng! Ông từ đâu tới? / A: Vân-mồng! / B: Tôi ngĩ là Mông-vần. / A: Có lẽ. Ở đây cái jì cũng hồng?...
 
Bắc-sơn (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH] PHONG: Vỗ tay. Nhè nhẹ... nhẹ. / NGÀM: Nếu anh không gật đầu thì đừng vỗ. (Ngàm dạo bản “Em Tôi”). Lào... lào... Xửa xoạn... Chưa gật!... Chưa... Chưa... Đợi đã... Chưa... Lào... Gật... Gật...
 
Tây-Thi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH]... SỨ-THẦN: Nhưng kẻ thù nào có thể vượt qua được con sông dài, lớn và hiểm trở thế này? / CÂU-TIỄN: Nó vượt qua dễ dàng khi có những tên bán nước. / SỨ-THẦN: Ai? / CÂU-TIỄN: Những kẻ có quyền trong tay như quả-nhân và tiên-sinh. Những kẻ được nó phong làm Lạc-tướng, Lạc-hầu. Những kẻ ấy chỉ đến với dân khi quyền-hành bị mất...
 
Đười ươi (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — HAI CẢNH]... “King Kong” là biểu-tượng cho vua loài khỉ, sức-mạnh vô song, và cũng là biểu-tượng vô-địch của tính-zục. Có khi người ta tưởng-tượng hơn là sự-thực. Đối với một số phụ-nữ za trắng thì chỉ có “King Kong” mới làm họ “cuống lên”. Zường như, đối với toàn-thể đàn ông za trắng, mối đe zọa nằm trong tiềm-thức là đàn bà của họ có thể bị hiếp-zâm bởi “King Kong” bất cứ lúc nào. Nhưng cái “đau” như hoạn đối với họ chính là những tiếng rên “Khỉ ơi! Khỉ ơi!”...
 
Bến cũ (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH]... Cô Vang: Anh Ngàm ít lói, nhu mì. / Ông Phiêu: Anh ta thường bảo: “Mác-Nê đéo gì!” / Bà Túc: Mác-Nê nà cái đéo gì? Có nàm được cái váy thì mới hay!...
 
Dao cảm (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN MỘT CẢNH]... Cô Loan rất thông-minh, biết ngay sự khác biệt giữa “con người trừu-tượng” và “con người trong xã-hội và chính-trị.” Trong xã-hội chuyên-chế, chỉ có kẻ thống trị là có “ngôn-ngữ” mà thôi. Người dân phải dùng ngôn-ngữ của nó. Cho nên tiếng nói của chúng ta bị ô-nhiễm...
 
Kẻ vô loài (kịch bản)
[KỊCH NGẮN — MỘT MÀN HAI CẢNH] Uỷ-viên: Anh có mù không? / Hải: Thưa Uỷ-viên, tôi không mù. / Uỷ-viên: Không mù nghĩa là anh có thể thấy được chứ gì? / Hải: Thưa ngài vâng...

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021