kịch hình thể | sân khấu đồng hiện | nhận định sân khấu | kịch bản |
sân khấu
Mộng-huyền

 

Khai-triển từ nguyên-tác In Search of Venus’ Desire

 

KỊCH MỘT MÀN MỘT CẢNH

 

NHÂN-VẬT
Mộng-huyền: fụ-nữ đẹp, 38 tuổi, 6 con
Khương: nhà fân-tâm học, 42 tuổi, độc-thân

 

Thời jan: Trưa thứ Bảy. Không-jan: Fòng-khách của Mộng-huyền, ở ngoại-ô San Jose.

 

KHƯƠNG: (Zựa lưng vào gế.) Ngày ấy tôi mới hai mươi, một sinh-viên đại-học. Chị mới mười sáu, vừa từ cao-nguyên xuống với anh Sanh. Năm đó anh Sanh là Chuẩn-úy, chừng ba mươi tuổi.

MỘNG-HUYỀN: (Ngồi ở sofa đối ziện, đôi mắt đen vờn ánh bạc.) Hai mươi tám.

KHƯƠNG: (Gật đầu.) Năm ấy, chị hồn nhiên, hạnh-fúc và đẹp vô cùng.

MỘNG-HUYỀN: Anh để í đến tôi?

KHƯƠNG: Tôi thấy chị nhưng không zám nhìn lâu. Một người con gái đẹp, mới mười sáu tuổi, mới có chồng. Nét mặt chị làm tôi jật mình vì trông jống mặt tượng đá cẩm-thạch thần Vệ-nữ của Alexandros ở Milo (Milos).[1] Ngĩa là jà zặn, zửng zưng, kiêu-hãnh, khinh người.

MỘNG-HUYỀN: (Mở to mắt nhìn Khương.) Thật không?

KHƯƠNG: (Gật đầ.u) Vú to, mông lớn, bước đi oằn oại như “rên siết”.

MỘNG-HUYỀN: (Đưa người tới.) “Rên siết”?

KHƯƠNG: Nó gây ra liên-tưởng âm-thanh tựa hồ có cái jì vừa khó khăn và cũng vừa khoái lạc ở cặp mông của chị. Tôi thức-tỉnh.

MỘNG-HUYỀN: Có fải như người ta bảo tướng đi “vắt mình xà” của tôi?

KHƯƠNG: (Gật gù.) Nhưng chị rất hồn nhiên. Lúc nào cũng như khiêu-vũ vào đời. Chị gọi tôi là “Chú Khuơng!” Chị biết tôi hơn chị bốn tuổi. Tôi là sinh-viên đại-học năm thứ hai. Anh Sanh nói chị chưa bao jờ vào đệ-thất.

MỘNG-HUYỀN: Tôi xin lỗi đã gọi anh là “Chú Khương!” Chỉ vì anh Sanh gọi anh như thế.

KHƯƠNG: Tôi rất khó chịu. Nhưng cái khó chịu hơn thế là tôi có cảm-tưởng “chị lớn hơn tôi!” Nguồn-lực của thế xác chị làm cho tôi nhỏ bé... Tại sao vậy?

MỘNG-HUYỀN: Tôi không hiểu những jì anh nói.

KHƯƠNG: “Không hiểu”! Thế mới tuyệt vời.

MỘNG-HUYỀN: Mời anh zùng trà.

KHƯƠNG: Cảm ơn chị. (Đưa tách trà lên miệng, rồi đặt xuống đĩa nhẹ nhàng.). Chị không chỉ làm tôi nhỏ bé. Cả đám nữ-sinh cùng tuổi cũng nhỏ bé trước chị. Chị đẹp lồ lộ như một người mẹ trẻ no đầy. Họ chỉ là những đứa con non nớt như bong bóng trong mưa.

MỘNG-HUYỀN: (Mỉm cười.) Người có học ăn nói lạ thật!

KHƯƠNG: Một chiều chập choạng, tôi thấy chị bế đứa con đầu lòng, chỉ độ một tuần, về thăm bà nội. Chỉ có khoảng bảy tháng không thấy chị, mà chị hoàn toàn khác hẳn — đúng là thần Vệ-nữ, vú lớn, mông to — bước lên thềm như mang tất cả khoái lạc vào đời!

MỘNG-HUYỀN: Giời ơi! Anh bị ám-ảnh nhiều quá!

KHƯƠNG: Hiển nhiên là thế. Nhưng nếu không thấy chị thì cái nhìn của tôi về fụ-nữ sẽ thiếu một khuôn ziện lạ lùng. Tôi không nói là “quan trọng”. Để tôi kể cho chị nge hai chuyện về “mông”. Và ba chuyện tình-cảm của tôi.

MỘNG-HUYỀN: (Tủm tỉm.) Anh cứ tự nhiên. Không ngờ nhiều chuyện thú-vị thế!

KHƯƠNG: Bạn tôi tâm sự với tôi là anh ấy bị ám-ảnh bởi cái mông của người iêu anh ấy.

MỘNG-HUYỀN: (Nhìn trần nhà rồi bật cười như bị cù.) Xin lỗi anh.

KHƯƠNG: Tôi tò mò nhìn mông của cô ta.

MỘNG-HUYỀN: (Fá lên cười.) Anh này hay nhỉ?

KHƯƠNG: Tôi thấy mông của cô ta có cái jì bất ổn. To thì có to, nhưng mà nặng như hai quả tạ lắp vào người. Không có “linh-hồn”. Nếu ngã vào tôi, chắc là tôi fải “chửi thề” và hét lên: “Đi ra chỗ khác!”

MỘNG-HUYỀN: (Fá lên cười.) Anh nói chuyện vui thật!

KHƯƠNG: Thủa tôi đi lang thang ở Zục-mĩ. Zừng chân ở quán bên đường để mua một chai xá-xị. Chủ quán là một Trung-sĩ quá tuổi trung-niên, đen đủi và tối tăm. Nhưng, cô con gái như tự trời rơi xuống, trắng tinh như sữa, thân thể căng fồng uyển chuyển, đã có một con. Mặt rất đẹp, nhưng có một vẻ thờ ơ, khinh khỉnh, khó hiểu. Tôi lên đường mà cứ ngĩ đến cô ta — một thần Vệ-nữ. Lần đầu tôi quên chị.

MỘNG-HUYỀN: (Cười mỉm, lắc đầu.) Chỉ vì mông của cô ta?

KHƯƠNG: Mông, vú,và khuôn mặt! Bây jờ là chuyện tình-cảm.

MỘNG-HUYỀN: Anh kể đi!

KHƯƠNG: Cũng trong thời-jan thấy chị, tôi tỏ tình với một người bạn gái, nhan sắc không bằng bàn chân của chị.

MỘNG-HUYỀN: Sao lại nói thế bao jờ?

KHƯƠNG: Cô ấy lịch-sự từ chối! Tôi đã thành người. Rồi tôi lại mê một cô, con nhà cao sang. Lại bị từ chối. Tôi đã thành người. Không lâu, tôi gặp một cô thông-minh, có nhan sắc, kiêu-căng, và tự-fụ. Cô này mới có chuyện tan vỡ với người iêu. Cô gặp tôi cốt chỉ để tâm-sự. Tôi ngỏ lời thì cô ấy lắc đầu. Rất thật và rất nhẫn tâm cô ấy bảo tôi thế này: “Ngoài lớp học ra, Khương là kẻ chết rồi!”

MỘNG-HUYỀN: (Nhìn Khương ái ngại.) Tội-ngiệp! Sao lại thế?

KHƯƠNG: Những chuyện ấy theo đuổi tôi đến bây jờ!

MỘNG-HUYỀN: Anh vẫn còn vương vấn?

KHƯƠNG: Không! Đã hơn hai mươi năm qua có người hỏi tôi có fải tôi bị mấy người ấy khước từ không? Lạ thật? Sao họ biết? Tôi có tội à?

MỘNG-HUYỀN: Buồn nhỉ!

KHƯƠNG: Trở lại chị. Mông và vú của chị là sức sống ở thế-jan này.

MỘNG-HUYỀN: (Nhìn Khương tò mò.) Anh lại làm tôi không hiểu!

KHƯƠNG: Khi mông vú chị nhích bên này, tôi nhích bên này. Khi mông vú chị nhích bên kia, tôi nhích bên kia. Tôi ước jì mông chị rơi vào tôi, để tôi... (Chậm chạp và tội ngiệp như con chim bị thương.)

Để cho hồn khi lắng xuống hư-vô,
Còn được thấy trên mặt người ấm áp. [2]

MỘNG-HUYỀN: (Nhìn sâu vào mắt Khương.) Anh có ja-đình chưa?

KHƯƠNG: Chưa!

MỘNG-HUYỀN: Có fải vì những chuyện tình-cảm anh vừa kể hay... vì tôi?

KHƯƠNG: Không fải. Tôi là một nhà fân-tâm học. Tôi muốn tự-zo.

MỘNG-HUYỀN: “Nhà fân-tâm học”? Anh có hiểu tôi không?

KHƯƠNG: Zù cho nếu có rất nhiều iếu-tố về chị, nhà fân-tâm học như tôi, vẫn không zám quả quyết là tôi hiểu chị. Chúng tôi mò mẫm và u-mê.

MỘNG-HUYỀN: Thế thì tôi iên tâm!

KHƯƠNG: Ngày ấy, mỗi lần chị có thêm một đứa con, tôi thấy chị còn “đã” hơn nữa...

MỘNG-HUYỀN: Giời đất chửa!

KHƯƠNG: Tôi không hiểu định-ngĩa thần Vệ-nữ thế nào cho đúng.

MỘNG-HUYỀN: Tôi cũng chẳng hiểu jì cả.

KHƯƠNG: Thân-thể chị nở-nang, hùng hậu, càng ngày càng bỏ xa anh Sanh.

MỘNG-HUYỀN: Anh theo zõi tôi nhiều quá!

KHƯƠNG: Nên tôi mới là tôi ngày hôm nay.

MỘNG-HUYỀN: Tôi vẫn không hiểu anh muốn nói jì!

KHƯƠNG: Ngày ấy tôi có cảm tưởng quần áo của chị có thể sẽ toạc ra từng mảnh, như thần Vệ-nữ của Alexandros để người đời hốt hoảng.

MỘNG-HUYỀN: Chết thật!

KHƯƠNG: Tôi sẽ cúi xuống nhặt lên từng mảnh để có cảm-jác trong hơi ấm-áp ấy một biên cương tan-vỡ trước sức sống hoang zã, bạo-tàn.

MỘNG-HUYỀN: Như thế làm sao anh học được?

KHƯƠNG: Học? Thầy và bạn thua tôi xa. Vì tôi không muốn “chết”. Tôi làm việc cho tới khi mệt mỏi để đi vào jấc ngủ mà không thấy mông, vú, lưng và háng của chị trong đầu!

MỘNG-HUYỀN: (Toét miệng.) Anh rất thành-thực. Tôi xin lỗi “vô tình” làm anh khổ thế!

KHƯƠNG: Tôi fải cám ơn chị. Có thế tôi mới là người.

MỘNG-HUYỀN: Tôi đã ba mươi tám tuổi rồi. Có sáu con. Mới sang Mĩ được ba năm. Chưa có bạn.

KHƯƠNG: Tôi tưởng chị có năm con thôi.

MỘNG-HUYỀN: Anh ở gần đây không?

KHƯƠNG: Tôi ở rất xa.

MỘNG-HUYỀN: Xa là ở đâu?

KHƯƠNG: New York.

MỘNG-HUYỀN: Phải chi anh ở gần. Thỉnh thoảng nói chuyện cho vui. “Chú Khương!” Nói chuyện có zuyên lắm! Nói anh đừng jận nhớ.

KHƯƠNG: Xin chị cứ nói.

MỘNG-HUYỀN: Hồi đó tôi biết anh “nhìn” tôi, nhưng tôi coi thường anh lắm!

KHƯƠNG: Tôi hiểu qua ánh mắt của chị! Hôm nay, tôi đến thăm chị để “hi-vọng” thấy “cái suy tàn của sức-mạnh!”

MỘNG-HUYỀN: Tôi đâu còn mãi mãi như xưa!

KHƯƠNG: Vẫn còn hấp-zẫn. Chị chỉ hơi ngiêng về fía trước, thay vì ưỡn lên. Ở tuổi chị. Ở Hoa-kì. Thiếu jì vận-hội. Chị Lương Mộng-huyền.

MỘNG-HUYỀN: (Nhìn Khương rồi mỉm cười.) Anh nhớ cả tên họ của tôi thế đấy!.

KHƯƠNG: Trước khi đi, tôi xin chị ban cho tôi một ơn huệ.

MỘNG-HUYỀN: (Tự tin và hóm hỉnh.) Anh không cần khách sáo! Chúng ta là bạn! (Tinh ngịch.) Chú Khương! Chú đã “lớn rồi”!

KHƯƠNG: Chị có phải là thần Vệ-nữ không?

MỘNG-HUYỀN: (Bật cười.) Sao anh cứ nhìn tôi như thế?

KHƯƠNG: Chị có thề khoả thân cho tôi chiêm ngưỡng chị không?

MỘNG-HUYỀN: Anh đến đây chỉ vì thế hay sao?

KHƯƠNG: Vâng!

MỘNG-HUYỀN: (Nhìn xuống bàn.) Thấy rồi anh còn khao khát nữa không?

KHƯƠNG: (Ngạc nhiên.) Hôm nay chính chị mới là nhà fân-tâm học. Chị đã nge “ẩn-ức” của tôi, thật tình chứ không zựa vào mã-số.

MỘNG-HUYỀN: (Tủm tỉm nhìn Khương.) Anh gài cửa lại zùm tôi! (Đứng zậy.) Tôi sẽ đứng ở kia. Bên cạnh cái màn. Như thế có fần bí mật. (Bước lại sau màn.) Fải jữ lấy một fần bí mật. Anh phải ngiêng đầu ngó tới. Nào! Đây này! Thấy chưa? Anh hãy nhìn đi... Đừng đứng lên! Tôi biết những cái này của tôi, từ hồi mười sáu tuổi, zù ngày nay có xuống cấp ít nhiều!

KHƯƠNG: (Ngiêng mình nhìn.) Tôi đang đọc lịch-sử trên thân-thể chị. Khó cho tôi thấy được đâu là công trình của anh Sanh. Nhưng tôi có cảm tưởng đang mường tượng thấy.

MỘNG-HUYỀN: Anh đang thấy jì?

KHƯƠNG: Mường tượng thấy người kia, nên đứa con thứ sáu của chị ra đời.

MỘNG-HUYỀN: (Từ sau bức màn bước ra, ung zung sửa lại áo quần.) À ra thế! Ai đã nói cho anh biết về đứa con thứ sáu của tôi?

KHƯƠNG: Tôi gặp cháu Bảo-Anh ở Stockholm năm ngoái.

MỘNG-HUYỀN: Bảo-Anh nói hết cho anh biết?

KHƯƠNG: Anh Sanh tuyệt vọng vì cái tột cùng của chị như là một quả mít ngon zo anh vun xới, nhưng người kia no đầy, và chị là quả mít đã được mở ra, không ngừng zâng hiến cho người kia.

MỘNG-HUYỀN: (Ưỡn lưng, vuốt tóc, nhìn Khương.) Anh đang fán-xét tôi?

KHƯƠNG: Không! Tôi đã đến và tôi đã thấy.Tôi không có thẩm quyền fán xét ai hết. Nhất là đối với chi.

MỘNG-HUYỀN: Anh có đạo-đức jả không đấy?

KHƯƠNG: Không. Luân-lí thì vớ vẩn, còn đạo-đức quá xa xôi! Tôi cảm ơn chị. Tôi không thất vọng! Hùng-hậu lắm! Anh Sanh treo cổ tự-tử chỉ vì “quá thức-tỉnh” và đánh mất đam-mê. Phải hồn nhiên như chị. Cuộc đời đâu fải chỉ có một í-ngĩa mà thôi! Cũng có thể cuộc đời chẳng có một í-ngĩa jì rõ rệt! Bởi vì có lúc ta không thể nào quyết định cái này là “đúng” hay “sai” mà ta vẫn cứ ừ ừ.

MỘNG-HUYỀN: (Ngồi xuống gế.) Như vậy, tôi không có tội?

KHƯƠNG: Không! Chị đừng ngĩ theo những thuyết định-mệnh và nhân-quả xa xưa.

MỘNG-HUYỀN: (Cười. Đưa tay che miệng, nhìn Khương.) Anh nói rõ hơn đi.

KHƯƠNG: Chị sinh ra với một thân-hình Vệ-nữ và đẹp lôi cuốn. Chị không có trách-nhiệm jì với thế-jan. Chị có trách nhiệm trước những jì tôi ngĩ về chị mấy chục năm nay không?

MỘNG-HUYỀN: Không!

KHƯƠNG: Chị có khả-năng cưỡng lại chị không?

MỘNG-HUYỀN: Không! (Đỏ mặt rồi cười khanh khách.)

KHƯƠNG: Mấy chục năm tôi mới lại được nge tiếng cười “thu hút cả sức sống trên đời” của chị.

MỘNG-HUYỀN: (Cúi xuống, để một tay lên bụng, xoa nhè nhẹ.) Cảm ơn anh! Cảm ơn “chú Khương”.

KHƯƠNG: Chị khóc à?

MỘNG-HUYỀN: (Ngửng lên, đôi mắt rớm lệ, liếm môi và mỉm cười.) Bỗng nhiên tôi mủi lòng cho người chết cũng như người sống đã vì tôi! Đúng! Tôi đâu có muốn sinh ra như thế! Cứ như bức tranh anh ziễn tả về tôi thì tôi xứng đáng với những jì tôi có. Tôi từ cao-nguyên đi xuống, vào đời như chiếc lá bay. Nhưng có fải vì “như chiếc lá bay” nên tôi không fải là người?

KHƯƠNG: Chị là người với tất cả í-ngĩa uyên-nguyên.

MỘNG-HUYỀN: Thế tôi có fải là nạn-nhân không?

KHƯƠNG: Không. Câu hỏi ấy lại vô cùng nguy-hiểm.

MỘNG-HUYỀN: Tại sao?

KHƯƠNG: Vì nó zính-záng tới luân-lí. Luân-lí là con đẻ của văn-hoá. Văn-hoá là những jáo điều jả-tạo. Trong tự-nhiên ta có đời sống. Trong văn-hoá ta mất tính người nguyên-thủy.

MỘNG-HUYỀN: (Nhìn Khương.) Anh có thể ở lại zùng cơm trưa với tôi không? Hôm nay nhà vắng.

KHƯƠNG: (Đứng zậy, cúi đầu lễ fép chào Mộng-huyền.). Hôm nay chị đã độ cho một linh-hồn. Thêm một lần nữa tôi lại trở thành người. Bao năm qua tôi đã bỏ công tìm hiểu thần Vệ-nữ.

MỘNG-HUYỀN: Thần Vệ-nữ nào?

KHƯƠNG: Là chị.

MỘNG-HUYỀN: Là tôi!?

KHƯƠNG: Khuôn mặt tôi ám vào mông chị, vào vú chị, vào háng chị.

MỘNG-HUYỀN: Sao cứ đùa mãi như thế?

KHƯƠNG: Tôi nhìn ra sao thì mặt tôi như thế! Hôm nay tôi đã hiểu. Thần Vệ-nữ là “căn-bệnh” của loài người. Xin cảm ơn chị.

 

MÀN

 

(2008)
 

_________________________

[1]Tương truyền rằng tượng Vệ-nữ ở Milo là tác phẩm của Alexandros of Antioch-on-the-Meander (khoảng 150 – 125 trước Công-nguyên).

[2]Huy-cận, “Nhạc Sầu” trong tập Lửa Thiêng.

Mở đầu: Ai chết đó nhạc sầu chi lắm thế?
Kết luận: Của cuộc đời ai rút tự trong xương!
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021