thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Buda

 

Philip đến Buda lúc chín tuổi, nhiều nơi còn đổ nát. Cha mẹ nuôi Philip rất ngèo, nhưng có lòng nhân, ngĩ rằng nó fải đi học, ít nhất đọc được tin tức trên nhật báo và làm một cái đơn, ví zụ đơn xin khiếu-nại vì oan ức, nhưng không được nói tới những chữ “bất-công” hoặc “công-bằng” vì đây là một xã-hội còn xa thế-jới văn-minh. Nhờ học jỏi nên chỉ vài năm sau Philip vào được Descartes Circle, uy-tín nhất ở Buda và bắc bộ.

Ở trên đại lộ Sequoia có một số nhà xây cất rất khang trang còn nguyên trong thời chiến, có lẽ chủ-nhân ở về fe chiến thắng. Gần đó là Toà Hoà-Jải và một hiệu sách tên là Youth, bán nhiều truyện kiếm-hiệp và trinh-thám hầu hết có lưu-trữ trong một thư-viện công nho nhỏ ở ngay góc đường, nép mình bên hàng cây cao. Đường Tangerine chạy ngang qua đại-lộ Sequoia có một ngôi nhà số 17, sơn trắng và thâm kín nhưng có bảng hiệu to cao và hấp zẫn. Bảng hiệu quay hai mặt ra đường nên người ta nhìn thấy ngay từ hai fía. Trên bảng vẽ hình một người đàn ông ở tuổi ba mươi — ít nhất theo fỏng đoán của Philip. Người ấy mặc áo khoác cao cổ, bảnh trai và hùng như hình ảnh trong truyện ján-điệp kì-tình, cho người ta tin vào tài-ngệ siêu-quần của nhân vật. Người ấy cầm một khẩu súng lục trong vị thế thăm zò, tay còn lại — rất lạ lùng — cụt tới cổ tay, nhưng thay vào đó là một chiếc móc sắt. Bên cạnh có một hàng chữ: “The Investigators”, và huy-hiệu của văn-fòng, vừa đẹp vừa uy-ngi làm Philip kinh sợ. Người ta bảo huy-hiệu ấy zo cơ-quan địa-fương cấp cho để “hành-ngề”, với tất cả quyền hạn của nhà thám-tử. Philip và lũ bạn đồng tuổi nhìn hình nhà thám-tử không chán mắt, thán fục hoạ-sĩ vô zanh. Hết nhìn cái bảng ấy, chúng lại đến nhà sách Youth, iên lặng nhìn vào trong tủ-kính, đọc đi đọc lại những tựa đề hấp zẫn như Who stole the body of Miss Kathrina; The Private Eye; Finger Prints on Ceiling; The Magnificient Monk...

Nelson là đại-lộ ven sông có một tiệm nhỏ vừa vẽ hình theo ảnh vừa là tiệm jặt ủi. Ở Buda ai cũng nói tới tiệm vẽ hình ấy với nhiều kính nể. Họ biết đó là một ja-đình nghệ-sĩ ba đời. Cửa kính trưng hình vẽ đã đẹp nhưng vẫn không hấp zẫn bằng cái bảng hiệu jặt ủi vẽ một lực-sĩ nâng fiến đá vuông, záng vẻ hoa-lệ, mầu sắc lôi cuốn. Đó là bút fáp của ông Frank O’neil, cha thằng Jack.

Jack O’neil mười sáu tuổi, nước za xạm, đẹp trai, có nụ cười hấp zẫn, nổi tiếng trong thành phố Buda về tài vẽ. Thực vậy, hình vẽ của Jack chắc và lôi cuốn như hình chụp. Jack không đi học, chỉ đi bơi, ăn kem, rồi vẽ. Jack nhìn Philip như kiểu một người đứng trên bục cao nhìn xuống vì Philip quá nhỏ bé. Jack tủm tỉm cười lịch-sự, cất jọng êm đềm: “Tao nge nói mày học trường Descartes Circle, mày có khiếu vẽ từ kí-ức. Phải không? Vẽ cho tao cái hình ‘The Investigators’ thì tao cho mày hình vẽ ‘Tarzan’.”

Đi quá Toà Hoà-Jải là một cái chợ, ồn ào từ sáng đến chiều. Bên cạnh chợ có mấy fố nhỏ trong đó có một tiệm thuốc tây với bảng hiệu khiêm nhường nhưng nét chữ sắc sảo tài hoa. Người vẽ bảng hiệu đó là một thanh-niên mười chín tuổi mới vào trường trung-học. Tên anh ta là Oliver. Oliver chững chạc như một thanh-niên đã trưởng-thành và ít nói, khiến Philip chỉ zám nhìn Oliver từ xa. Người ta đồn Oliver là một “hoạ-sĩ tài ba” chuyên về kẻ bảng. Cha anh là zược-sĩ, không có óc kinh-zoanh, tính-tình trầm mặc.

Trong lớp học tư của Philip có một thiếu-niên, tuổi mười lăm tên là Hubert con của vị thẩm-fán trong Toà Hòa-Jải. Có lẽ thừa hưởng được tính-tình ngiêm-ngị của cha nên Hubert rất lịch-sự, hoạt-bát, nói năng nhỏ nhẹ zường như mọi thứ đã sắp sẵn trong đầu. Thầy Flaubert, cao to, lực lưỡng, mất một mắt trong thời chiến, thường chỉ nói chuyện với Hubert, những lúc trời đang lạnh rồi nóng lên gây ra những trận mưa bụi như hôm nay. Họ biết nhau như những người thân. Thày Flaubert quên cả lớp học, đắm mình vào mơ mộng, nói rằng: “Chú Hubert ạ. Tôi vẫn thích hai câu thơ của ba chú!” Hubert, ngiêm trang như người lớn, hỏi thày Flaubert: “Có fải thày nói tới hai câu sau đây:”

Thế thì những cái mong manh,

Tha hồ bay nhảy trên thành quách xưa.

Thày Flaubert mỉm cười, “Hai câu ấy? Vâng. Nhưng hai câu này cơ:”

Mơ màng zở mũ mù sương,

Cho lòng con trẻ tưng bừng chút thôi.

Philip nhìn thày trò đối thoại như trong một cuốn fim ngoại quốc, hay trong một mẩu truyện viết theo bối cảnh một chiều đông, ở Hoà-lan, Bỉ hay Thụy-điển. Philip bỗng thấy mình đang đi trên vỉa hè trước Toà Hoà-Jải. Từ trong toà-án Hubert sang trọng bước ra. Bây jờ anh ta là thẩm-fán, vẫn nét mặt trang ngiêm, không tình-cảm, tay cầm quyển vở có cái nhãn viết chữ đẹp như chữ in, mà cả lớp vẫn ngưỡng mộ. Chính vì thế nên Philip cũng bắt chước trình bày nhãn vở, với hình “The Investigators” vẽ ra từ kí-ức. Nhưng Jack O’neil chỉ khen là “cái nhãn đẹp” rồi zửng zưng bước đi về fía sở làm rượu có những ống khói mầu gạch đỏ cao vút và cạnh đó là nhà máy nước chạy zập zình.

Thày Flaubert coi nhãn vở của Hubert là zấu hiệu một tương-lai fi-thường, rồi liếc qua Philip, jọng nhỏ nhẹ: “Chú Philip nếu muốn học jỏi hơn thì fải cố gắng cho bằng cô Katherina.” Cả lớp cười. Hubert ngước mắt nhìn trần nhà, còn Dimitri, đối thủ về toán zuy nhất của Katherina trong lớp, nhưng kiêu-căng và đôi khi lỗ-mãng khinh người, nở một nụ cuời mỉa mai, nói lớn để mọi người nge: “Gần bằng cũng đã mệt rồi!”

Katherina iên lặng — lúc nào cô cũng kiêu-kì và iên lặng — đẹp lộng lẫy như một “nàng tiên”, và thông minh như “ánh sáng”. Cô không để í đến đám con trai cùng lớp. Mỗi lần cô quay sang thì thầm với bạn gái, cô nở một nụ cười, ánh mắt sáng lên là đám cọn trai bên này ngây ra như tượng gỗ. Mỗi lần như thế Dimitri xúc-động quá đến độ thầy Flaubert fải quay mặt đi chỗ khác, zấu nụ cười ruồi.

Katherina là con gái út của bác-sĩ William Klein, năm nay cô mới mười ba, nhưng trông như là mười bốn, mười lăm. Cô là một trong mấy hoa-khôi của thành-fố Buda. Thày Flaubert quen biết bác-sĩ Klein, nhưng vẫn không zấu nổi sự thán-fục đối với cô học trò thông-minh, sắc nước hương trời. Hôm nay, theo lệ mọi người vẫn trao bài tập cho học sinh ngồi đầu bàn, nhưng Katherina đứng zậy cầm vở tập của Philip bước lại chỗ ngồi của nó, nhìn vào nhãn vở rồi trao cho Philip. Mọi người iên lặng. Philip bàng hoàng.

Cái “note” kèm trong vở tập thế này: “Nhãn vở đẹp quá! Ai vẽ hình ‘The Investigators’ đẹp thế? Có fải Philip vẽ không?” Thế là Philip trở thành bạn của Katherina. Năm ấy Katherina đang học đàn guitare cổ-điển và tập bài Canon của Pachelbel, đôi khi với sự fụ-hoạ zương-cầm của bà chị khá xinh đẹp đã mười chín tuổi. Cô ngừng đàn, hỏi Philip, “Nghe hay không?” Đối với Philip, đường Camile song song với Nelson, rồi tới nhà Katherina là con đường thần tiên mà Katherina nên hỏi nó.

Một buổi sáng cuối tuần Katherina trao cho Philip một chiếc fong bì zán kín và bảo nó rằng đừng cho ai thấy những jì trong đó. Zần zần Philip trở nên bạo zạn. Nó cầm tay Katherina. Katherina cho Philip biết là ja-đình cô sẽ đi Paris. Ở đó có hai người anh đang học ngành I và Luật và cô chị cả sắp lấy chồng Tây. Cô hỏi nó: “Philip ngĩ sao?” Nó hoang-mang không thể ngĩ jì, chỉ nhìn khuôn mặt đẹp của Katherina. Katherina mỉm cười thì thầm: “Hãy nhớ mãi ánh mắt thướt tha và nụ cười ngây thơ quyến rũ!”

Mùa thu năm ấy các trường học đóng cửa. Buda đón nhận nhiều zân zi-tản, và cũng mất đi rất nhiều người sống trong thành-fố. Buda hỗn tạp, tiều tụy, vắng bóng người quen. Cha mẹ nuôi của Philip đi cất hàng xa gần một tháng không trở về nên Philip fải ăn nhờ hàng xóm. Con đường Camile, Sequoia, Nelson và Tangerine vẫn nhuộm nắng chiều và zường như chỉ in bóng thằng Philip chờn vờn trên những đống lá khô mà thôi.

Philip ra ga, vô tình bước hẳn vào trong sân, ở đoạn cuối có nhiều toa chở hàng và “gondola”. Nó hi vọng thấy người quen và gặp lại Katherina. Một đám lính bộ-binh có mặt ở đây vì trật-tự hay là họ cũng sắp lên tầu. Vị chỉ-huy là một người cao có nhiều nét Trung-đông, không mang súng, ngoại trừ chiếc gậy nhỏ trong tay. Ông ta nhìn Philip rất lâu rồi hỏi: “Cháu có fải là học trò không?” Philip vừa e sợ vừa gật đầu. Ông ta thủng thẳng hỏi tiếp: “Cháu có học tiếng Tây không?” Philip gật đầu như cái máy. Ông ta nhìn sâu vào đôi mắt của Philip, rồi hỏi: “Tu parle française?” Như cái máy Philip trả lời: “Je parle française comme une vache espagnole!” Vị chỉ huy hài lòng, “Tu t’en vas en vacances?” Philip lắc đầu: “Je vais à Hajda.” Vị chỉ-huy cầm tay Philip jắt lại toa “Gondola”. Ông bế nó lên để vào trong toa như khi người ta bế con mèo. Ông ta hỏi Philip: “Ca te vas?” Philip không còn biết jì nhưng vẫn trả lời: “Tout vas bien!” Vị chỉ-huy vừa nói “Bonne chance” và Philip chưa kịp trả lời thì con tầu zập toa, hú lên và từ từ chuyển bánh. Philip đâu có muốn đi Hajda. Nó buột miệng nói thế chỉ vì lúc này ai cũng ngĩ tới Hajda.

Trong jó lộng tung bay mái tóc, lần đầu Philip thấy không-jan bao la của cao-nguyên với những rặng núi xanh thấp zần về fía bình-nguyên. Kia là con sông chảy qua Buda. Xa xa là chiếc cầu sắt. Philip cẩn thận hé fong bì của Katherina cho. Nó say sưa nhìn tấm hình Katherina, đẹp như người trong mộng và tờ jấy bạc hai mươi đồng cũng của Katherina cho. Với số tiền ấy Philip có thể sống được ít ra là ba tháng, vì lương của một ja-đình ba người chỉ có độ mười lăm đồng một tháng mà thôi.

Tầu đi mãi vào nắng nhẹ buổi chiều, zần zần bỏ xa đồi núi, có đoạn đã mềm trong sương. Có những chiến xa bị trúng đạn nằm bẹp bên đường, những làn khói đen ở thung lũng vươn lên. Trong khi ấy, Philip lại nge tiếng nói của Katherina: “Hãy nhớ mãi ánh mắt thiết tha và nụ cười ngây thơ quyến rũ!” Philip cũng nhớ đến câu thơ của bố Hubert:

Cho lòng con trẻ tưng bừng chút thôi!

 

Sept. 07

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021