thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
TỪ ĐIỂN THI X/X LOẠI [chúng sinh] - Vần V (1)
 
 

VAI DIỄN & SỐ PHẬN (& trường hợp của Tưởng [Cu Đá])

 
Nhà tiên tri Vanga (Vangelia Pandeva Dimitrova; 1911–1996) có giải thích về số phận con người rất giản dị: đời người như một cuốn phim quay sẵn. Bà có nói với một người làm ở nhà hát: “Ta đã bảo ngươi rồi, là sau khi chết thân thể sẽ phân huỷ như bất kỳ sinh vật nào khác, nhưng một phần của thân thể, phần linh hồn, hay là cái gì đó mà ta không biết phải gọi thế nào, lại không hề phân huỷ. Cái còn lại của con người chính là linh hồn. Nó không phân huỷ mà tiếp tục phát triển để tinh tiến tới những trạng thái cao hơn. Cái đó gọi là sự bất tử của linh hồn.”[*] Bà còn nói với một người khác: “Với những người đã chết, ta là cái cửa ra vào cho họ trở lại với thế giới này. Khi có ai đó đến với ta thì những người thân đã chết của người đó vây quanh anh ta, hỏi ta nhiều câu và đưa ra câu trả lời, và ta chỉ việc kể với người sống những gì ta nghe thấy.”
 
Cái ý của Vanga đã rõ là con người có số phận và số phận đó không thể thay đổi. Mọi sự kiện trong đời đã được sắp đặt trước, miếng cơm chén nước đều có tiền định, không có gì mà phải hối hả tranh cướp cả. Rồi tất cả lại thay đời đổi kiếp trong luân hồi. Những người trải qua cái chết lâm sàng (clinical death) hay kinh nghiệm cận tử (near-death experience) cũng kể lại những điều tương tự. Họ còn nói rằng mỗi kiếp người như một khoá học, khi chết đi là con người tốt nghiệp một khoá học để đi lên theo học một trình độ cao hơn ở một kiếp khác nếu người đó “học” tốt, nếu “học” kém có khi lại còn phải quay lại học những khoá có trình độ thấp hơn (xuống Địa ngục?).
 
Từ những ý niệm đó ta lại nhớ đến Shakespeare với câu nói “bất hủ gây mất ngủ”:
All the world is a stage. And all the men and women merely players.
(Tất cả thế gian là một sân khấu lớn, tất cả mọi người đều chỉ là những diễn viên mà thôi).
 
Mọi vai diễn như vậy là đã được ông đạo diễn phân vai, không thể vì thích vai khác mà muốn đổi thì đổi được, nhất là trong cuộc đời thì ông đạo diễn ấy lại là Ông Tạo [hoá]. Vậy là đã rõ: số nghiệp (karma) của chúng ta chỉ là những diễn viên (đã được phân vai), nhiệm vụ (dharma) của chúng ta là phải đóng/diễn cái vai đó cho tốt.
Chính cái cụm từ “diễn cái vai đó cho tốt” làm cho chúng ta vẫn thấy được “sân chơi” của Con Người (chưa đến nỗi phải “đi chỗ khác chơi”)! Như vậy thì dù không đổi được vai mình muốn nhưng mỗi diễn viên vẫn còn “đất diễn” của mình, dù đó là vai chính (mà ai cũng thèm) hay vai rất phụ như “lính 1”, “lính 2”. Vì thực chất sau mỗi vở diễn người ta chỉ còn nhớ tới người nào diễn hay/tốt nhất chứ đâu cần biết đó là vai chính hay vai phụ. Chính người diễn hay nhất mới làm cho sân khấu/màn bạc/cuộc đời toả hào quang.
 
Xin được đơn cử ra đây một vài ví dụ của các vai diễn:
Trên sân khấu quyền lực/chính trị Trung Quốc thế kỷ XX người ta thấy vở diễn tuyệt vời giữa Mao Chủ tịch và Tưởng Tổng thống. Mao đích thị là nhân vật chính của vở kinh kịch hoành tráng ấy khi giành được Hoa Lục để trở thành “lãnh tụ vĩ đại của các dân tộc Trung Hoa”, còn Tưởng sẽ phải đóng vai gì? Đang đường đường là Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đầy quyền lực với thế giới mà vì thất thời/thế nên vào năm 1949 đã phải ngậm ngùi lủi thủi ra đảo Đài Loan (dài có 394 km và rộng chỉ 144 km), để trở thành “nhân vật phản diện” (mà ai cũng ghét). Thế rồi nhân vật phản diện đau khổ đó đã “biến đau thương thành hành động cách mạng”, âm thầm cần cù vượt gian lao với những chính sách khôn ngoan trên một hòn đảo cằn cỗi vốn dĩ chỉ là nơi cư ngụ của một nhúm dân đánh cá. Thế mà 30-40 năm sau Đài Loan đã trở thành một đất nước giầu mạnh với hơn 20 triệu dân, được xếp vào hàng ngũ “những con hổ châu Á” làm nên hiện tượng “sự thần kỳ châu Á”. Khi nhắm mắt xuôi tay (1976), Mao là ông chủ của một đất nước tan nát, nghèo hèn. Còn khi Tưởng mất (1975), Đài Loan đã xếp trong hàng ngũ những nước giầu, sau đó Chính phủ Đài Loan còn tuyên bố hùng hồn: sẵn sàng cho nhân dân cả nước Đài Loan nghỉ việc đi du lịch một năm, điều mà chưa cường quốc nào dám “chơi”. Chắc chắn khi Tưởng chết ông đã để lại một vai diễn ấn tượng nhất, và mọi người chỉ nhớ đến ông và hâm mộ ông mà thôi, dù đó là vai “phản diện”. Hiện nay Đài Loan được coi là nơi làm ăn dễ dàng sung túc thịnh vượng nhất thế giới, thể hiện qua câu nói của người Việt hải ngoại “nhất Đài, nhì Ca”. “Đài” đây là Đài Loan, còn “Ca” là California và Canada. Có thể nói Tưởng chính là một trong những “nhân vật phản diện vĩ đại nhất mọi thời đại”! Trong năm 2008 Liên hiệp quốc đã bắt đầu xem xét để Đài Loan trở thành thành viên như một quốc gia độc lập. Vậy là giờ đây nhân vật phản diện lại trở thành nhân vật chính diện mất rồi, khiến cho bao kẻ bồi hồi trước những dòng sông khi lở khi bồi. Đạo diễn Tạo Hoá đôi khi cũng thật tồi, vì nhiều khi “tiền hậu bất nhất” trước những bọn lất bất.
 
Trong “tháp ngà văn chương” cũng có những nhân vật lạ lùng, không hiểu đạo diễn Tạo Hoá sinh ra họ là để chứng minh một điều gì? (Xem các mục từ “Walt Whitman”, “James Joyce” hay “Hery Miller” trong tập từ điển này)
 
Như vậy ta càng thấy rõ trong tam tài Thiên-Địa-Nhân tài nào cũng có vai trò “đóng góp” của mình vậy, trong một quy luật mà người xưa đã dậy: Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên. Thế cho nên mới lại có câu “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”. Xin có lời cảnh báo những kẻ “nghịch” vậy.
 
Đọng lại vấn đề là phải được giao vai. Hãy cho con một vai, ơn “đạo diễn” Chúa! Năn nỉ mà. Dù phải nhẩy vào lửa để cứu công chúa hay đóng sex giữa trời băng tuyết, con hứa sẽ diễn hết mình.
 
Thì ai cũng được Chúa phân vai rồi đó thôi.
 
 

VĂN CHIÊU HỒN [GIỜI]

 
Nắng cao năng trút xuống trần tục
Phi lao rền rĩ cục hận đời.
Biết bao người hóa giời ơi
Vì bao hơi nóng rối bời ương linh.
 
Lạnh thần kinh cũng là tinh nhuệ
Nhiệt kinh thấy nhãn tuệ tinh tường.
Trợn ra nhiêu cảnh tiêu thương
Khẽ đưa một chớp muôn đường về âm.
 
Lạm rồi tâm cảnh nhập bức hậu
Ức lên câm nấc khẩu thạch hồn.
Rưng rưng vía dựng bên cồn
Đời kia trôi đấy mà hồn đâu đây.
 
Tình vắt tận chân mây xá kể
Tang thì lắng xuống bể dâu dài.
Mồ hôi từ trán xuống vai
Từ nách xuống háng từ tai qua mồm.
 
Kim Ô ốm đỏ như tôm nướng
Râu vàng như nghệ tướng khét đen.
Nhà nhà dù đã lên đèn
Bức bối lưu lại đêm đen hỏa lò.
 
Bỗng làn gió thoảng đôi co nống
Mồ hôi hóa tuyết mộng hơn trời.
Âm dương cách mấy mẹ ơi
Nhớ ngày mẹ khuất rằm trời tháng Năm.
 
Mẹ đi ăn năn chẳng kịp vấn
Ngàn thu đã định vẫn căm Trời.
Mẹ bươn chải suốt cuộc đời
Ra đi dây nắng còn tời kéo theo.
 
Bão hạn gieo mắt nhăn nheo khói
Hằng mong mát mặt khỏi mo cau.
Hy vọng mãi đến mùa sau
Than ôi nắng mãi làm đau kiếp người.
 
 

VĂN/THI X & NGƯỜI TUỔI GÀ

 
Người tuổi Dậu ưa huênh hoang, sỹ diện hão. Vì vậy luôn muốn làm người của công chúng. Họ cũng có thể thành công về hoạt động xã hội, nhưng đa phần đa hư thiểu thực. Tóm lại, khó có thể bàn việc lớn với người tuổi Dậu (nhân gian có câu “Tuổi Dậu hậu đậu”), nhưng mọi người thường rất cần họ như những “hoạt náo viên” trong những cuộc vui vẻ... Đó là những lời tôi đọc được trong sách Tử Vi Nhật Bản. Thế sao có vô số người chơi rất hợp với người tuổi Gà? Chắc hẳn đó là những người hay bị trầm uất. Họ khó tự làm vui chính mình, nên thường cần đến các loại “doping” như cờ, bạc, tửu, sắc... Và người tuổi Gà có thể cũng là “doping” với họ. Tôi cũng chơi với một số “con Gà” và thấy hình như người Nhật nói đúng. Anh ruột tôi cũng tuổi Gà. Người trầm uất còn hay gặm nhấm một số “doping” khác: thuốc lá, ma túy, nỗi đau, cô đơn, lòng bất mãn và cái chết nữa (Lý giải đa phần những người tự tử đều trầm uất kéo dài). Những người tìm được lối thoát thường dấn thân vào những việc sáng tạo như: làm tranh, nhạc, thơ, văn... Họ chỉ tìm được Cuộc Sống trong những công việc đó. Đúng thôi, khi làm những việc sáng tạo là được gần Tạo Hóa nhất. Nó thỏa mãn Cái Tôi muốn làm “rốn vũ trụ” của khá đông. Tuy nhiên, làm sáng tạo không có nghĩa là thoát trầm uất. Đó là lý do những danh họa tự cắt tai mình, những thi sỹ gí... súng vào đầu... “Đêm dài lắm mộng” là nghĩa này - hỡi những người ưa suy tưởng.
 
Đêm qua tôi cũng mộng. Tôi gặp một nhà văn nổi tiếng. Chúng tôi chuyện trò không chán. Ông hiểu biết, đầy tự tin trước Vũ Trụ. Nhưng gương mặt vẫn có gì hiu hắt, nụ cười đâu giấu nét đìu hiu. Thỉnh thoảng ông văng tục. Bảo văng tục không phải để nói tục hay chửi cho sướng mồm. Mà để thể hiện tinh thần phản kháng, để tỏ rõ khí tiết hiên ngang. Ông làm tôi lây bệnh, cho nó hiên ngang, mẹ kiếp. Mà hiên ngang với ai mới được, bố đời. Nhưng Đời là cứt gì mà phải hiên ngang với nó? Quân thù? Đời là quân thù thì ta phải giết nó (Nó chết ta sống với ai?), hay là ta sống làm đéo gì nữa, cụ nó! Nhưng không sống “kẻ thù” bảo mình hèn, thật là cứt. Thôi thì sống thôi chứ chết làm sao. Và Đời còn thì vẫn còn các nhà văn, nhà thơ. Thế mới dơ!
 
9.3.09
 
_________________________

[*]http://www.answers.com/topic/baba-vanga

 
 
Đã đăng:
 
“Lồn” là một thực tại khách quan và đã được nhắc đến trong văn hoá dân gian từ xưa, thế mà nay thấy vắng bóng trên văn đàn làm nó buồn thiu là cớ vì sao? ... | ... Sông núi nước Nam là của vua nước Nam, gái nước Nam cũng là của vua nước Nam, bướm nước Nam là của chim nước Nam, không liên quan gì đến mày. Hiểu chưa?...
 
Thi x này quả cũng thật phóng dật, và “phạm cái tội vừa mới tiến đã dật [đùng đùng/lùi]”, vì thời thế nhập nhoạng thế nào mà khi lên đường vào miền Nam ra trận ông lại bị nhét vào một “tiểu đội xe không kính”...
 
ăn gì mà lắm thế?... ngủ đéo gì mà ngủ nhiều?...
 
... HH: Cái thằng cỏ giả kia, ngươi thật là quá lắm, đồ vô liêm sỉ. // GG: Dạ vâng, phận tôi cỏ giả, đâu được thơm tho như bà. Nhưng nếu không có những thằng cỏ giả như tôi thì ai biết được hương nhụy của mùa xuân. Vậy mà Tây phương chúng nó lại cứ thích thú với đám cỏ giả cơ bà ạ. Bà gặp có việc gì không?...
 
Đời “bỉ vỏ” ta lại về với cỏ / Nhe hàm răng mong vồ vập gì đời / Da xanh xao thiếu máu người, thổi “linh hồn” lên Tiểu thuyết thứ 7, vượt qua “thời thơ ấu” mong 1 ngày về “cửa biển” tìm chi... | Ối giời ơi, nhớ anh y tá ngày nào đầu Kháng chiến. Sau này nhờ thạo chuyên môn anh tự thiến. Từ đó chim anh hoạt động theo nghị quyết. Nghị quyết hừng hực thì anh hừng hực. Nghị quyết lạnh lùng anh lạnh lùng. Nghị quyết lùng bùng anh lùng bùng... | ... Hãy lộn ngược da anh [làm giầy da lộn] / Và ghi lên đó mật khẩu [khí xằng]: / - Không lùi bước! (Cho dù đã hết nước!)...
 
Bố già Colombia sinh năm Mậu Thìn này có cái đầu của 1 con rồng [tồng ngồng]. Nghĩa là nó [cái đầu] cũng đầy chất hoang dã... | Họ Cao (Gao) sinh năm 1940 (Canh Thìn), người Trung Nguyên, được Nobel Văn chương năm 2000 [đúng năm hạn Canh Thìn, thế mới thấy ông giời rất mẹ mìn], vì...
 
Đời ba xạo sá chi không kiêu / ngạo. Vốn sinh ta bố láo thành / thần. Dăm ba câu gẫm gạ phỉ / nhân. Đưa tình lang dỡn mặt người / đát cũ... | Một nhân vật không dễ có hai trên đời / Người của nhân dân / Mấy chục năm sống chiến đấu lao động quên mình bên những người anh em cà răng căng tai một đời không nói dối...
 
Gadji... khi nhuwngx gias trij vawn hoas khoong theer cos ddur suwcs manhj ddeer dduwngs vuwngx trong khi nhuwngx khaaur ddaij phaos laij cos ddur suwcs manhj ddeer lamf chur soos phaanj con nguwowif...
 
Tuy là một nhóm nhưng họ đông như quân Nguyên Mông. Họ luôn ở trung tâm điểm của sự chú ý nên đã có nhiều bài viết về họ. Ví dụ như Nguyễn Huy Thiệp danh tiếng mà họ cũng coi không đáng mặt Tử Kỳ, cho nên ông đã phải lầm lì ngồi lẩm bẩm "nói chuyện với hoa thủy tiên"... về họ...
 
Xin các bạn đừng vội nghĩ thi x này tên là Sex. Không đâu, đây là một tác gia cụ văn thể có hình hài hẳn hoi. Y thường đội một cái nón rách te tua vì mưa bão với cái mặt nghênh nghêng, thân hình dặt dẹo co quắp...
 
Thi x [nhân] này còn được gọi là "bìu", "ngọc hành"... (các từ điển Anh - Mỹ - úc hay Niu Zí-lần gọi là "scrotum", "penis", "testicles"...); nhưng, một khi đã là Jái thì dù có gọi bằng bất cứ cái tên gì, vẫn tỏa... mùi ["A rose is a rose... would smell as sweet" (Shakespeare). Oh no! It would stink like hell]...
 
Thi x [nhân] tên thật là "Prostitute the First", lấy initial là P.F cho sành điệu trào lưu thời đại @ và các GSTS [dân gian gọi "gia súc thiến sót", tiếng Anh gọi là Prof. PhD (Professionally Physiological Deficiency)]...
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021