thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Xuyên Đại tây dương | Ngôi sao Giáng sinh
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
 
 
JOSEPH BRODSKY
(1940-1996)
 
 

Xuyên Đại tây dương

 
Hai mươi năm cuối thực tế là tốt cho mọi người
trừ người chết. Nhưng có lẽ cũng cho cả những người chết nữa.
Có lẽ chính Đấng Toàn năng đã trở thành trưởng giả đôi chút
và sử dụng thẻ trả góp. Bởi nếu không thì chuyến đi qua thời gian
chẳng có ý nghĩa gì. Vì thế mới có những ký ức, hồi tưởng,
những giá trị, lối xử thế. Chúng ta hi vọng mình không làm
kiệt quệ mẹ hay cha mình hay cả hai, hay một nhúm bạn bè
khi họ ngưng theo đuổi những giấc mơ của mình. Những giấc mơ
thì không như một thành phố, người ta càng già,
chúng càng thưa thớt. Bởi thế nên giấc ngủ ngàn thu
xoá bỏ mọi thứ phân tích. Hai mươi năm cuối
thực tế là tốt cho mọi người và tạo ra
kiếp sống sau cho người chết. Ta có thể thắc mắc về phẩm chất
nhưng không phải về thời hạn của nó. Ta cho rằng người chết sẽ
chẳng quan tâm tới chuyện sống vô gia cư, và ngủ dưới cổng vòm
hay nhìn những chiếc tàu ngầm đầy ắp trở về
bến quê hương của mình sau chuyến đi khắp chân mây cuối trời
mà không huỷ diệt cuộc sống trên mặt đất, không cả
một ngọn cờ thích đáng để kéo lên.*
 
1992
 
____________
* [Nguyên tác tiếng Anh của Brodsky] without / even a proper flag to hoist: liên quan đến cuộc tranh chấp năm 1991 giữa Nga và Ukraina về việc Moscow hay Kiev, ai sẽ kiểm soát Hạm đội Hắc hải Xô viết sau khi Liên Xô đã giải thể.
 
 

Ngôi sao Giáng sinh

 
Giữa mùa buốt giá, nơi người ta quen với hơi ấm
hơn cái lạnh, quen với đất bằng hơn chỗ núi non,
một đứa bé ra đời trong hang để cứu vớt thế giới;
gió thổi như chỉ trên sa mạc mùa đông gió thổi mạnh như thế.
 
Với Người, mọi thứ đều có vẻ quá lớn: Vú của mẹ, hơi thở
từ lỗ mũi con bò, Caspar, Balthazar, Melchior — nhóm các
thầy pháp, những lễ vật để đầy ngoài cánh cửa hé mở.
Người chỉ là một cái chấm, và chấm ấy là ngôi sao.
 
Với vẻ thiết tha, không nhấp nháy, qua những đám mây
xanh xao, lác đác, từ trên cao ngôi sao nhìn xuống đứa bé
nằm trong máng cỏ — từ trong sâu thẳm vũ trụ,
từ cuối hang. Và đấy chính là cái nhìn của đức Chúa cha.
 
24.12.1987
 
 
Trái: Cảnh Chúa ra đời trong máng cỏ — tranh O.A.Stemler [khoảng những năm 1900s.] Phải: Các thầy pháp Balthasar, Melchior, và Gaspar — tranh khảm cuối thế kỷ thứ 6 [Nhà thờ San Apollinare Nuovo, ở Ravenna, Ý.]
 
 
----------------
“Xuyên Đại tây dương” dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Transatlantic” của Joseph Brodsky in trong The New Yorker, 3 tháng 8 năm 1992 — bài thơ này sau đó đã được đưa vào Joseph Brodsky, Collected Poems in English (New York: Farrar, Straus and Giroux, 2000). “Ngôi sao Giáng sinh” dịch từ bản tiếng Anh “Star of the Nativity” của tác giả Joseph Brodsky, in trong báo The New York Times, 24 tháng Chạp 1988 — bài thơ này sau đó được đưa vào tuyển tập Joseph Brodsky, Collected Poems in English (New York: Farrar, Straus and Giroux, 2000) và trong Joseph Brodsky, Nativity Poems (New York: Farrar, Straus and Giroux, 2001). Bản dịch tiếng Việt cũng có tham khảo thêm bản tiếng Pháp “L’Etoile de Noël” của dịch giả Hélène Henry trong Vertumne et autres poèmes (Paris: Gallimard, 1993.)
 
 
------------
Đã đăng:
 
Bây giờ khi ta đã xây tường ngăn mình với thế giới, / ta muốn xây tường ngăn mình với chính mình. / Ta thấy có vẻ như hoàn thành tốt nhất việc này không phải / hàng rào những cột cây đốn được, mà là mặt gương soi... | ... Dòng sông / hôm nay thuộc quyền của chàng. Nó như một ngôi nhà / người thuê đã treo sẵn một tấm gương soi / nhưng chưa dọn vào ở... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Hãy nhìn tôi đây, hỡi anh bạn, / hỡi tương lai: / trang bị yên cương / kỹ lưỡng, / giữa đường đi đến / thiên nhiên – / ở tuổi hai mươi lăm – / tôi cất tiếng hát... | ... Đến đó thì, mồm há hốc và mắt lồi ra ngoài, qua những khung / cửa sổ mùa đông chúng ta nhìn chằm chặp chòm sao Cá / và lúc lắc những cái đầu cạo nhẵn, ở cái chỗ ai nấy / chuyên nhổ nước bọt lên sàn nhà – // nơi đôi khi người ta cho chúng ta cá để ăn, / nhưng không bao giờ cho dao hay nĩa để dùng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ab ovo  (thơ) 
... với các thi sĩ người Đức, mỗi dòng thơ hầu như / đều bắt đầu theo cách người ta khởi sự ăn điểm tâm, / hoặc với các nhà toán học cũng cùng một kiểu phách lối, / loay hoay ấp đều đặn những số không vô tận của mình, / những cái trứng không chút tì vết mà chẳng bao giờ nở... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Bảo rằng hắn không hạnh phúc là nói hoặc quá nhiều / hoặc quá ít: việc ấy còn tuỳ ai là người nghe. / Tuy nhiên cái mùi hắn bốc lên quả là hơi ghê tởm, / và nước phi của hắn cũng thật khó mà theo kịp. / Hắn bảo, Họ dự kiến một tượng đài, nhưng có cái gì đó bất thành; / khuôn đổ bên trong? việc lắp ráp? quản lý tài chính? / Hoặc nữa, chiến tranh không hề xảy ra, họ đã thoả hiệp với kẻ thù... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thật đáng buồn cuộc đời ta đối với bạn / đã không có nghĩa như cuộc đời bạn đối với ta. / ... Biết bao lần trên những bãi đất hoang ta đã / ném xu tiền đồng, mang dấu ấn quốc huy / ra ngoài vũ trụ những mạng lưới thép, / trong tuyệt vọng ta cố gắng kéo dài khoảnh khắc / liên hệ của chúng ta... | ... Đêm về tôi nhìn thẳng lên trần nhà tối / cho đến khi nhìn thấy một ngôi sao xẹt qua, bấy giờ, / phù hợp với những định luật tự cháy biến, / sao sẽ loé lên – trước cả khi tôi kịp cầu ước một điều – / ngang bên má tôi và xuống cả trên chiếc gối... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Khúc Belfast  (thơ) 
... A, ở những nơi này trời nhiều hơn, nói sao nhỉ, / hơn đất. Bởi thế giọng cô cất cao, / và cái nhìn cô còn lưu lại trên võng mạc ta như / ngọn đèn xám lưu lại khi ta chuyển đổi / những bán cầu... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Törnfallet  (thơ) 
... Khi tôi nằm xuống / đây, tôi ngửa mắt nhìn / sao. Sao Kim đây rồi; / chẳng có ai giữa chúng tôi... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Những trò chơi của lịch sử chẳng phải / là chuyện lạ với họ. Bởi lẽ số điểm càng nhiều, thì cũng càng nhiều / số vết nám trên những cái trứng (những kẻ thua cuộc chơi trò cút bắt) / của mấy con gà cỏ và gà gô và mấy con chim cút bị bốc ra khỏi / hang trú của mình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Và, như chiếc bít tất lụa của một bà hoàng bán thân loã thể / buồn cười, nó leo lên đến bắp vế của chàng: bệnh thối hoại... | Đã sắp tới mười ba năm kể từ ngày con họa mi / tháo khỏi lồng và bay mất. Và, đêm đến, / Hoàng đế nuốt trôi những viên thuốc với máu / của một anh thợ may khác, rồi thả mình lên gối lụa, ngài / vặn điệu nhạc giả tiếng chim / ru giấc ngủ của mình bằng tiếng hót đơn điệu tẻ nhạt... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Hoặc miếng phó mát đã khô, hoặc tiếng chim đã ngưng hót. / Hoặc hơn thế: chim có hình dáng quạ, và tim có hình dáng vịt. / Thế nhưng chồn thì đơn giản, khi cắm răng nanh vào một hốc núi, / nó không nhìn ra đâu là máu, đâu là anh ca sĩ giọng nam cao... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Thật lạ lùng và không mấy thích thú / khi ta nghĩ rằng ngay cả kim loại cũng không biết số phận của mình / và cuộc đời ta đã sống trải là vì một lòng tôn sùng / đối với công ty Kodak, với sự trung thành ở những ấn bản của nó... | ... Thiên nhiên dường như cũng chỉ ghi nhận mẫu thức chung, / và bất cứ khi nào trời mưa, là điều hiếm hoi, những đám mây cũng nán lại lâu nhất / không phải trên những vận động trường quân đội hay hải quân mà là / trên nghĩa trang... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Hãy bày ly tách ra đây! / Chúng ta sẽ uống mừng những chàng kỵ binh có tên / đứng đầu bảng phân công của người chết, như trên một bảng phân công trong lớp học... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ta giậm chân từ bao giờ, cứ nhìn vào gót ắt thấy thôi. / Cả cái màng nhện cũng vướng lên trán ta. / Cái ta thích thú trong tiếng gà gáy ấy chính là / tiếng gáy vang ầm ĩ dai dẳng. / Ý nghĩ đen chính nó cũng thoát đi / như một cái bấc để lệch... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Anh lại sắp trở về nhà. Điều ấy có nghĩa gì? / Ở đây ai sẽ có thể còn cần đến anh, / có ai sẽ sẵn sàng coi anh như trong chỗ bạn bè? / Anh trở về nhà, anh đã mua ruợu vang ngon để uống trong bữa ăn tối, //và, dõi mắt nhìn ra cửa sổ, dần dần / anh nhận ra chính anh là kẻ có tội: / kẻ có tội duy nhất... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... “Đấy, / rốt cuộc mi sắp biết được cái từ lâu nay mi vẫn thường nhìn từ bên ngoài / nó giống cái gì khi mi nhìn từ bên trong; / hãy nhớ kỹ những chi tiết nhỏ nhất, và hãy vừa hô to: Tổ quốc muôn năm!” ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Trong làng Thượng Đế không phải chỉ có mặt / trong các góc thờ, như đám người báng bổ vẫn rêu rao, / mà hiển nhiên là hiện diện khắp nơi... | Tôi quàng tay qua những bờ vai ấy và đưa mắt / vô tình nhìn xem đàng sau có gì chăng. / Chiếc ghế xê dịch lẫn vào / bức tường chan hoà ánh sáng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Và bầu trời vô tận trên những mái ngói / càng xanh lên với tiếng chim hót khắp nơi. / Và chim càng nhỏ / tiếng hót nghe càng trong... | ... Nếu một ngày kia bạn quên mất / số góc trong một tam giác hoặc là diện tích / của vòng tròn luẩn quẩn, hãy trở lại đây... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thời gian chữa lành. Tuy nhiên vết sẹo, / khi phương tiện và cứu cánh lẫn lộn, tiếp tục / mưng mủ. Thuốc độc, với thuốc vạn ứng. / Và thế là đêm. Ba thập kỷ sau... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Một ngày kia, khi những kẻ đang sống đây không còn hiện hữu, / hay đúng hơn là sau khi chúng ta qua đời, ở nơi một thời ta đã sống / sẽ xuất hiện một cái gì gây sợ hãi, / một nỗi kinh hoàng, cho những kẻ từng biết rõ ta... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Chiều hôm  (thơ) 
Tuyết lọt qua những khe nứt / và rắc nhẹ trên cỏ khô. / Khi ta tung những cọng mềm / ta nhìn thấy một con bướm ngọ nguậy. / Bướm nhỏ ơi, ơi con bướm nhỏ! / Mày đã nương mình trên gác mái này, / mà thoát khỏi cái chết: / đã ngủ đông, sống sót ở đây... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Gửi Urania  (thơ) 
Mọi thứ đều có giới hạn, kể cả nỗi buồn. / Mặt kính cửa sổ giữ lại mắt nhìn. Không khác dãy tường rào cản / một chiếc lá. Ta có thể khua chùm khoá, nuốt trọn một ngụm nước. / Nỗi cô đơn ngẫu nhiên nhân hai lần con người... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Đêm xuống, cơ thể, như Shiva, mọc thêm những cánh tay / khát khao với tới người yêu dấu... | Nói về sao trên trời, thì sao lúc nào cũng thắp sáng. / Có nghĩa, khi một sao xuất hiện, những sao khác tô điểm / cho vòm cầu tối đen. Đó là cách hay nhất để từ đó nhìn / xuống đây... | Một bảng kê mấy nhận xét. Trong góc phòng, trời nóng. / Cái nhìn đi đến đâu cũng để lại một dấu ấn... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Đối thoại  (thơ) 
– Ông nằm đó, trên sườn đồi. / Gió luồn khắp mọi nơi. / Trên ngọn những cây sồi / quạ kêu cả trăm tiếng. / – Ông nằm đâu? Ta không nghe. / Lá xào xạc trong gió... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Và chỉ khi bạn gọi điện cho một người bạn gái / chưa lên đường vào nam và hãy còn nằm nhà, / bạn mới lắng tai nghe – tiếng cười đùa, nhiều thứ tiếng vo ve – // và bạn đặt nhẹ ống nghe xuống: thành phố và cả chế độ đã sụp đổ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Một trang giấy và lửa, hạt và những phiến đá xay, / lưỡi bén của một chiếc búa tạ và mớ tóc cắt ngang – / Chúa giữ lại mọi thứ, đặc biệt là những lời / tha thứ và tình yêu, như tiếng nói của riêng mình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
[THẢO LUẬN] ... Chỉ trong trường hợp chúng ta đã quyết định, đối với con Người hiện đại, là đã đến lúc cần phải chận lại bước tiến triển của hắn, thì bấy giờ văn học mới phải nói thứ ngôn ngữ của nhân dân. Trong trường hợp ngược lại, thì chính nhân dân cần phải nói thứ ngôn ngữ của văn học... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Tuyết rơi trên đống cỏ / Qua khe hở mái trần / Ta bới trong đống cỏ / Thấy một chú bướm con... | Nghĩa là, anh đã ngủ yên. / Nghĩa là, phải bay về suối / ngọn gió ở đây đã thổi / làm tắt ngọn nến của anh... [Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng]
 
Bài ca Giáng Sinh  (thơ) 
... Bơi trong nỗi buồn khó hiểu / Tựa như đời sống sắp sửa bắt đầu trở lại / Gợi ra ánh sáng và vinh quang / Ngày may mắn và khẩu phần bánh gấp đôi, / Tựa như đời sống một thời lảo đảo sắp đứng / dậy để lên đường... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
John Donne đã ngủ, xung quanh đều đã ngủ. / Giường chiếu, sàn nhà, tường, những bức tranh, / ngủ say móc treo, then cửa, thảm, bàn, / tủ quần áo, nhà ăn, ngọn nến, rèm cửa sổ. / Tất cả đã ngủ. Cốc chén và chai lọ, / dao thái bánh mì, bát đĩa sứ, pha lê, / cả ngọn đèn đêm, tủ, kính, đồng hồ, / bậc cầu thang và cánh cửa. Đêm ở khắp nơi... [Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng]
 
... Họ từng hát cho chính mình. / Họ từng làm giàu cho chính mình. / Họ đã chết cho những người khác. / Họ vẫn luôn trả thuế, / từng tôn trọng qui định, / Và trong thế giới vật chất này như một ngõ cụt / Họ luận bàn kinh Talmud... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Cái chết nhỏ của chó. / Cái chết nhỏ của chim. // Kích cỡ bình thường / cái chết của người... | Những lời của ta, ta nghĩ, rồi sẽ chết, / và thời gian sẽ đắc thắng mỉm cười, / đưa công trình của ta bao khó nhọc / về cõi hư vô ở cạnh cõi người... [Bản dịch của Huyền Anh]
 
Anh tin vào cái sọ của mình. / Anh tin. / Người ta bảo anh: / “Vô dụng!” / Nhưng những bức tường đổ xuống. / Cái sọ, / Hoá ra cứng... | ... Những động từ không có danh từ. Chỉ trần trụi động từ, / Những động từ, / sống ở tầng hầm, / sinh ra ở trong hầm, nói ở trong hầm, / bị đè dưới bao nhiêu tầng gác / của chủ nghĩa lạc quan đại đồng... [Bản dịch của Huyền Anh]
 
Ở mỗi ven biên trên đất nước nín lặng này, / trên mỗi bực thềm, gần mỗi bức tường, / sẽ xuất hiện, xuất hiện ngay thôi, nâu hay vàng óng, / linh hồn tôi, cô đơn trên hai khuôn mặt... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Lửa run rẩy trong bóng đêm, / những thanh củi đốt thành than chỉ còn sáng lờ mờ. / Quanh đống củi chen chúc nhau đông đảo lạ lùng / những ý nghĩ tôi trỗi dậy từ mùa đông vô tận... | Anh sẽ rong ruổi trong hoàng hôn qua những đồi giá lạnh, / bất tận, / ... trong bóng đêm con suối tách khỏi đường đi của anh, / và bóng anh thì thầm khi biến mất ở mặt sau những gạch ngói... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Mùa đông, mùa đông, ta đi suốt mùa đông, / ta đi dọc theo chiều dài tổ quốc ta nhìn thấy được, / hãy đuổi ta đi, hỡi nỗi bất hạnh, trên trái đất này, / cho dù phải bước giật lùi hãy đuổi ta về phía cuộc đời... | Tại sao còn đi nữa? Và tại sao / sự im lặng chưa bao giờ thừa đến thế... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Đề tặng Yalta  (thơ) 
“Đề tặng Yalta”, một bài thơ dài gần 600 dòng, có thể đọc dưới dạng một truyện trinh thám, trong đó “tính hiện thực rất hiện đại mang dấu ấn mỉa mai đã làm lung lay ngay cả ý niệm hiện thực”... Câu chuyện kể ra dưới đây là chuyện thật. / Chẳng may, ngày nay không phải / chỉ có những lời nói dối mà ngay cả sự thật đơn giản / cũng cần có lý lẽ vững vàng và được xác nhận chứng cứ / có cơ sở. Phải chăng đó là một dấu hiệu cho thấy / chúng ta đang đi vào một thế giới tuy hoàn toàn mới / nhưng buồn? ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Cái kim nổi tiếng trong đống rơm nổi tiếng không kém, / trong hoàng hôn và trong ánh sáng giả của thành phố, / trong tiếng xôn xao, trong tiếng bập bềnh và rên rỉ của thành phố / bài ca mong manh của cái chết đi qua... | Tiếng nghiến của những chiếc xe bò / rời bỏ những đồng rạ hoang dã / choán hết bóng tối đang lên / và bay đến tận chân trời... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Lại một Giáng sinh chấm dứt / thấm đẫm những sọc và sao. / Những bạn Ba-lan của ta ai nấy / đều nằm sau những song sắt, / bị khoá kỹ như những số không / trên một tấm biểu đồ giận dữ: / như một luật lệ qui định / nô lệ đánh ngã toán học... | Khi ngươi rót cho mình một ly whisky, / ngồm ngoàm con cá chép, hay kiểm tra đồng hồ, / khi bàn tay ngươi chỉnh lại cái cà vạt, / có những người đang chết... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Đêm trắng trên đầu chúng ta / vừa bắt đầu ló dạng. / Tôi đi tìm. Tôi muốn mình làm / một con người. / Thế mà chúng ta đã đi ra, / thế mà chúng ta đã ra tới bến bờ... | ... Đất không bao giờ thay đổi, / chỉ có trời là ngày càng đến gần chúng ta. // Ánh sáng chỉ mới cho chúng ta chút ít, / chỉ có những con chim mảnh mai bay qua / như mây của sự chết... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Khu vườn  (thơ) 
Im lặng sa mạc. / Trong bóng tối mùa thu / bao trùm sự trong suốt huyền ảo của khu vườn, / những chiếc lá nặng trĩu khát khao tìm về cõi chết / và chầm chậm cúi mình xuống đất... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ba đoản khúc  (thơ) 
Hector vĩ đại nằm yên, người cắm đầy những mũi tên, / linh hồn ông trôi bồng bềnh trên dòng nước đen, / những bụi cây rên siết, mây tan dần / và phía xa, trong lặng lẽ, Andromaque khóc... | Chúng ta lại sống gần vịnh, / mây bay qua phía trên chúng ta, / Núi lửa Vésuve vĩnh cửu lại bắt đầu gầm thét... | Tôi nghe tiếng em vọng lại từ những khu đất hoang / qua tiếng sủa khàn giọng của những con chó nhỏ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Một con chim cút nhồi rơm / đậu trên mép lò sưởi canh chừng cái đuôi mình. / Chiếc đồng hồ cũ đều đặn ngân nga trong buổi chiều tà / làm dịu tiếng lao xao của trục xoắn... | Mười tám năm ta sống ở Manhattan / Chủ nhà tốt bụng, nhưng hắn xấu dần. / Đúng ra, một tên cặn bã. Ôi, ta ghét hắn. / Tiền màu xanh lá, nhưng nó chảy như máu... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Em yêu, đêm nay ta ra khỏi nhà muộn, / thở chút không khí, hít cái tươi mát Đại tây dương. / Hoàng hôn thắp cho ban công cuối màu đỏ của một cánh quạt Trung quốc... | Này cô bạn, giờ đây vẫn cùng cái / quán rượu ấy, vẫn những hình vẽ nguệch ngoạc trên tường, / giá cả vẫn thế... Rượu vang có ngon hơn?... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ngày ấy, ở một nơi mà nha sĩ phát đạt / (con gái họ đặt quần áo đắt tiền từ Luân Ðôn; / những cái kẹp vẽ trên bảng hiệu của họ giơ cao / một cái Răng Khôn thông thường và trừu tượng)... | Ðây đứa con gái của thành phố hiểm hung. / Nàng cắt mái tóc sậm ngắn / cho bớt phần thân thể phải não nùng / khi người nào bị bắn... [Bản dịch của Lê Đình Nhất-Lang]
 
Đất Bắc làm kim loại co dúm, kính thì không hề hấn gì; / miền đất ấy dạy cho cổ họng cách nói, “Hãy cho tôi vào.” ... | ... và khi chữ “tương lai” được thốt lên, những đàn chuột / xông ra từ ngôn ngữ Nga và gặm một / miếng ký ức đã chín lỗ chỗ... | Không phải tôi mất tự chủ, chỉ là tôi đã hết chịu nổi mùa hè. / Anh kiếm một cái sơ mi trong hộc tủ và thế là nguyên ngày mất toi... | Lúc nào cũng còn có một khả năng còn lại – để anh / bước ra đường nơi khoảng mênh mông màu nâu... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ta sinh ra, ta lớn lên trong những đầm lầy vùng Ban tích, gần / những ngọn sóng xám bạc lúc nào vỗ vào bờ cũng đi cặp đôi, / vì thế mọi vần thơ... | Ta nhận ra ngọn gió kia sà xuống mặt cỏ, / cỏ oằn xuống dưới gió, như dưới bầy đàn Tata... | Sương muối trên mặt đất và những rừng trụi lá, / bầu trời xám như màu tôn của mái nhà... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Trong thị trấn từ đó cái chết trải dài trên tấm bản đồ lớp học / sỏi cuội ánh lên như những vảy bọc ngoài con cá chép... | Nếu có cái gì đáng ca ngợi, trước hết có thể là làm sao / gió tây đã trở thành gió đông, khi cành cây đóng băng... | Em đã quên ngôi làng mất hút trong hàng lớp những / đầm lầy trong thị trấn rừng thông... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Một đêm mùa thu giữa quảng trường khiêm tốn / của một thị trấn hãnh diện được có tên trên bản đồ... | Tôi cũng thế, từng sống trong một thành phố những mái đua ve vãn / mây trời với những tượng chạm khắc, nơi có một nhà tư tưởng / tại chỗ gào “Hư hỏng đi! Hư hỏng đi!”... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Chúng tôi vừa từ ngoài đồng trở về. Gió / lanh canh những thùng gàu nghiêng ngửa, / lật trần dải liễu trơ cành, / tiếng réo xuyên qua những mảng đá cuội. / Những con ngựa, hai bên sườn căng phồng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Anno Domini  (thơ) 
Các thị trấn đang ăn mừng lễ Giáng sinh. / Dinh ngài Toàn quyền giăng đầy / tầm gửi, đèn đuốc nghi ngút khói ở cổng vào... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Chúng tôi tiếp tục sống / Chúng tôi đọc thơ chúng tôi, / Chúng tôi ngắm những ngôi sao / trên bìa các tạp chí, chúng tôi rình rập bạn bè / khi họ trở về ngang qua thành phố... | Rời bỏ tình yêu, trong nắng trưa, không trở lại, / và tiếng thì thầm của cỏ trên những bãi cỏ mất hút. / Trong áng mây nóng cháy của ngày, trong hoàng hôn thiu ngủ / tiếng sủa của chó đêm vang qua những lối đi xiên... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Mỗi người trước Thượng đế / là trần truồng. / Đáng thương, / trần truồng / và nghèo khó. / Trong mọi âm nhạc / ta tìm thấy Bach, / Trong mỗi chúng ta, / ta tìm thấy Thượng đế... | Vĩnh biệt, / Hãy quên tôi, / Hãy tha lỗi cho tôi. / Hãy ném thư tôi vào lửa / như người ta đốt mặt đất khi đã đi qua... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Chúng ta không điếc hơn, / chúng ta không già đi, chúng ta nói / cùng giọng nói ấy và trong bộ đồ vét xám / phụ nữ họ không yêu chúng ta... | Ta sẽ không đạt đến cứu cánh mình / bằng sách vở hay bằng tiện nghi / bằng những ống dẫn nước yên tĩnh / bằng tiếng sấm / bằng những cuộc viễn chinh / bằng những qui chế của đảng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Hãy dựng một tượng đài / trong thành phố, ở cuối đại lộ, / hay ở trung tâm quảng trường lớn... Đêm đến ta sẽ trét bẩn lên đó dưới ánh sáng những ngọn đèn chiếu. // Hãy dựng một tượng đài cho sự dối trá... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Họ thích ngồi với nhau / trên sườn đồi. / Từ đó họ nhìn thấy nhà thờ, / những vườn cây, nhà tù / và bể chứa nước bềnh bồng / cỏ. Trên mặt cát / họ ném dép đi / và cả hai ngồi xuống... | Không bị nguyền rủa / cũng không là thủ phạm, / mang cánh đen, / trái đất, lấp lánh sương, / không là một sợi lông tơ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những trận đánh không dứt, / hoà bình chỉ đến với chúng tôi trong giấc mộng. / Đừng để bất cứ cái gì / quấy rối những giấc mơ của chúng tôi. / Đêm trắng / những con chim say ngủ / đong đưa trong im lặng xanh... | Những ngôn từ vây quanh tôi trong im lặng / như gương mặt những người lạ, / những ngôn từ, / ngôn từ đói khát và ngôn từ trần truồng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Telemachus con yêu của ta, / Cuộc chiến thành Troy / giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận. / Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể / đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình. / Thế tuy nhiên, đường về quê ta ta quả thấy quá xa... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Hai bài thơ của Joseph Brodsky (1940-1996) — nhà thơ Nga lưu vong và một trong những khuôn mặt thi ca quan trọng nhất của thế kỷ 20 — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ của Joseph Brodsky (1940-1996) — nhà thơ Nga lưu vong và một trong những khuôn mặt thi ca quan trọng nhất của thế kỷ 20 — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ của Joseph Brodsky (1940-1996) — nhà thơ Nga lưu vong và một trong những khuôn mặt thi ca quan trọng nhất của thế kỷ 20 — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ của Joseph Brodsky (1940-1996) — một trong những khuôn mặt thi ca quan trọng nhất của thế kỷ 20 — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Để tưởng niệm Joseph Brodsky nhân ngày từ trần của ông (28.1.1996), Tiền Vệ xin gửi đến bạn đọc một chùm thơ 6 bài của Brodsky do nhà thơ Diễm Châu chọn và dịch.
 
25. XII. 1993  (thơ) 
Để có một phép lạ, hãy lấy mảnh áo da anh chăn cừu, ném / Vào một nhúm hôm nay, một hạt ngày xưa / Và một nắm ngày mai. Hãy thêm vào bằng mắt / Một chút đất, một mảnh trời, Thế là phép lạ xảy ra... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Hai bài thơ  (thơ) 
Ước gì có em ở đây, em yêu, / Ước gì có em ở đây. / Ước gì em ngồi trên ghế trường kỷ / và anh ngồi cạnh. / Khăn tay có thể là của em, / nước mắt có thể là của anh, chảy quanh cằm. / Mặc dầu thật tình nó có thể / chảy theo chiều ngược lại... | Ta sống với nhau lâu đến nỗi / ngày hai tháng Giêng năm nay lần nữa lại rơi / vào ngày thứ Ba, và cái vòng cung kinh ngạc nhướng / đôi chân mày nàng như một vòng quạt nước mưa / quét mất nỗi buồn khỏi gương mặt nàng và để lộ / những quãng đường quang đãng mênh mông... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Tĩnh vật  (thơ) 
“Tĩnh vật” — một trong những bài thơ quan trọng của Joseph Brodsky (1940-1996) — lần đầu tiên đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên...
 
Thế là đã sắp mười ba năm con chim họa mi bỏ lồng / bay đi... | Chỉ có tro mới biết thế nào là tàn lụi... [Bản dịch Diễm Châu]
 
Mây bay qua  (thơ) 
Anh có nghe, anh có nghe trong khoảng rừng chồi tiếng hát trẻ em, / những tiếng hát bốc lên trên những chòm cây bạc... [Bản dịch Diễm Châu]
 
Yêu  (thơ) 
Đêm nay đã hai lần anh thức giấc, và bước ra / cửa sổ. Những ngọn đèn đường là / một mẩu câu nói trong mơ... [Bản dịch Diễm Châu]
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021