thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Vincent
 
Bản dịch của Hoàng Ngọc Trâm
 
“Vincent” là một ca khúc của nhạc sĩ Don McLean (1945~), nói lên cảm tưởng về cuộc đời và tác phẩm của hoạ sĩ Vincent van Gogh (1835-1890).
 
 
Lời ca lấy cảm hứng chính từ bức tranh Đêm ngàn sao (“Starry Night”) của Vincent van Gogh nhưng đồng thời cũng nhắc đến một số những bức tranh khác của người hoạ sĩ thiên tài bạc mệnh.
 
 
Tôi dịch bài này sau khi xem video clip “Starry Starry Night” trên Youtube, với những bức tranh của Vincent van Gogh trên nền ca khúc của Don McLean. Xin mời các bạn cùng thưởng thức video clip nhiều cảm xúc ấy.
 
 

Vincent

 
Ngàn sao, đêm ngàn sao.
Tô sắc xanh và xám lên bản pha màu của anh,
Nhìn qua khung cửa một ngày hè,
Với đôi mắt thấu hiểu nỗi niềm ẩn khuất trong hồn tôi.
Những bóng râm trên đồi,
Phác hoạ cây cối và hoa thuỷ tiên vàng,
Nắm bắt làn gió nhẹ và cái giá lạnh của mùa đông,
Trong những màu sắc trên nền vải trắng tuyết băng.
 
Giờ đây tôi hiểu được điều anh muốn nói với tôi,
Anh đã chịu đựng sự tỉnh táo của anh ra sao
Anh đã cố gắng giải thoát cho họ như thế nào
Họ đã không lắng nghe, họ không hiểu nổi.
Có lẽ bây giờ họ sẽ lắng nghe anh.
 
Ngàn sao, đêm ngàn sao.
Những bông hoa lửa toả sáng rực sỡ,[1]
Những đám mây cuồn cuộn tím mờ,
Phản ánh trong đôi mắt xanh thẳm của Vincent.
Những sắc độ đổi thay, cánh đồng ban mai trổ hạt màu hổ phách
Những gương mặt dầm mưa dãi nằng hằn lên nét khổ đau[2]
Được làm dịu đi dưới bàn tay ân cần của người họa sĩ
 
Giờ đây tôi hiểu được điều anh muốn nói với tôi,
Anh đã chịu đựng sự tỉnh táo của anh ra sao
Anh đã cố gắng giải thoát cho họ như thế nào
Họ đã không lắng nghe, họ không hiểu nổi.
Có lẽ bây giờ họ sẽ lắng nghe anh.
 
Bởi họ đã không thể yêu thương anh,
Nhưng lòng yêu thương của anh vẫn chân thành.
Và rồi, khi không còn hy vọng nữa
Trong đêm ấy, đêm ngàn sao
Anh đã tự sát, như những tình nhân tuyệt vọng
Nhưng phải chi tôi đã có thể nói với anh, Vincent
Thế giới này không bao giờ rộng lượng với một con người
đẹp đẽ như anh
 
Ngàn sao, đêm ngàn sao
Những bức chân dung treo trong những sảnh đường vắng vẻ
Hình đầu người trơ trọi trên những bức tường không tên
Với đôi mắt ngắm nhìn thế giới và không thể quên
Như đôi mắt của những người xa lạ mà anh đã gặp,
Những người nghèo khổ trong những bộ quần áo tả tơi,
Ánh mắt như mũi gai lấp lánh của đoá hồng đẫm máu
Bị vùi dập nát tan trên nền tuyết trắng ngần
 
Giờ đây tôi hiểu được điều anh muốn nói với tôi,
Anh đã chịu đựng sự tỉnh táo của anh ra sao
Anh đã cố gắng giải thoát cho họ như thế nào
Họ đã không lắng nghe, họ vẫn chưa chịu lắng nghe.
Có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ...
 
 
_________________________

[1]Vincent van Gogh, “Hoa hương dương” (hoạ tiết)

 
 

[2]Vincent van Gogh, “Những người ăn khoai”.

 
 
 
 
Đã đăng:
 
Hãy vũ với anh cho tới cái đẹp của em / với chiếc vĩ cầm nâu đang nung nấu / Hãy vũ với anh cho qua cơn hãi sợ / cho tới lúc anh an toàn về lại chỗ ban sơ / Hãy nâng anh lên như một nhánh ô liu / và làm chim bồ câu bay tới đậu / Hãy vũ với anh cho đến cuối cuộc tình... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Trên chân mi, ta chạy tuột xuống / những lối mòn từ sáng sớm. / Ôi cái đồ lừa, ta cũng là lừa, / Ta với mi chỉ là một... | Cô bé của tôi như dòng nước, cô như dòng nước chảy / Cô trôi đi như một dòng suối, mà bọn trẻ chạy đuổi theo / Hãy chạy đi, chạy mau nếu các bạn có thể / Không bao giờ, không bao giờ các bạn sẽ bắt kịp nó... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... bỗng dưng các ông bắt đầu / mè nheo và rên rỉ / đòi vú mẹ. / họ mở nút áo các bà / và ngon lành bú sữa tươi cho tới lúc đã thèm. / riêng tôi không bú / mà cũng không bị ai ngậm núm vú... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Chúng bảo mi sẽ thấy / Yêu đương như mù vậy / Lúc con tim bốc cháy... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "Le parapluie" là một trong những bài nổi tiếng của ông... Tôi mong như vào thời hồng thủy / Mưa rơi mãi rơi hoài rơi hủy / Để giữ nàng dưới mái dù êm / Bốn mươi ngày và bốn mươi đêm... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Paris ma cô / Với mắt con gái / Mặt mày du côn / Quần rách áo mạng / Và giọng rình rang / Của đàn phong cầm... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Em khoả thân / Dưới áo thun / Có con phố / Nó ma bùn / Ơi gái xinh // Trái tim em / Đeo ở cổ / Và hạnh phúc / Nằm dưới đó / Ơi gái xinh... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Hài hước của Brassens rất "cool", rất "tỉnh bơ" vì đến từ sự quan sát tỉ mỉ thực tại và tâm lý chứ không cố tình làm hề để chọc cười. Chưa thấy ai kể chuyện "xui" (nghĩa tếu) lý thú hơn tác giả bài "Marinette"... Khi con chạy tới hát bài ca nhỏ tặng con Marinette, / Người đẹp, con phản bội, đã đi nghe nhạc ô-pê-ra. / Với cái bài ca nhỏ, trông con quê quá, mẹ ạ. / Với cái bài ca nhỏ, trông con quê kệch quá trời... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "Les lilas" là một trong những bài nổi tiếng của ông... ... Tôi ghi bằng một chữ thập trắng / Để nhớ ngày hai đứa bay thẳng / Hổn hển bám vào một cành hoa / Một cành một cành hoa lilas... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
“Il n'y a plus d'après” của Guy Béart (1930~), do cô ca sĩ “hiện sinh” Juliette Gréco (1927~) trình diễn, là bài ca một thời vang bóng ở Pháp... Không còn mai sau đâu nhé / Ở Saint-Germain-des-Prés / Không còn trưa mốt em ghé / Những trưa hè ấy phai rồi / Chỉ có hôm nay mà thôi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "La mauvaise réputation" là một trong những bài nổi tiếng của ông... Trong làng mình dù chẳng muốn khoe khoang / Tôi được tai tiếng là không đàng hoàng / Dẫu có nói năng hay dầu câm lặng / Tôi vẫn bị coi là kẻ nhập nhằng / Thế đấy tôi đâu có chọc ghẹo ai / Khi đường tôi tôi đi rất thoải mái / Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa / Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Lâu lắm, lâu lắm, lâu lắm / Sau khi các thi sĩ khuất bóng / Những bài ca họ còn chạy rong trên đường phố... | Ngôi làng tôi dưới đáy sông / Nhớ lại những giờ khắc rất gần gũi / Khi bắt đầu ngày mới âm thanh vui / của những cái chuông bay bổng... | Biển / Ta thấy đang tung tăng dọc theo những vịnh nước trong / Lấp lánh ánh bạc / Biển / Của những phản ảnh vạn trạng / Dưới làn mưa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Biên & Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Charles Trenet (1913-2001), ca sĩ với chiếc gậy và chiếc "mũ phớt" (feutre) hoặc "mũ cói/mũ chèo thuyền" (canotier), lúc ca hay đảo tròng mắt, nổi tiếng cuối những năm 30 và những thập niên kế tiếp. Một ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, đã được giới ái mộ tặng cho cái biệt danh "anh chàng hát như điên" ("Fou Chantant")... Tôi nhớ mãi một cái góc phố / Hôm nay nó không còn đấy nữa / Tuổi nhỏ tôi nô đùa nơi ấy / Tôi vẫn còn chưa quên điều đó / Chỗ ấy có một cái hàng rào / Một lùm cây để phục kích nhau / Lũ du côn trong khu phố tôi / Kéo tới đó đập đánh nhau chơi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Mick Micheyl (1922~) là một nghệ sĩ đa diện: hoạ sĩ, nhà trình diễn nhào lộn (acrobat), kịch sĩ, ca khúc tác gia, ca sĩ, và hiện nay bà là một nghệ sĩ điêu khắc trên thép... Một chú lỏi Paris / Là cả một bài thơ / Chưa hề ở xứ nào / Có được y như vậy / Vì chú nhỏ ti ti / Bé con tí tí này / Được mọi người đều si... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Wassily Kandinsky (1866-1944), nhà danh hoạ của thế kỷ 20, không chỉ tập trung vào việc vẽ. Ông nói: "Marc và tôi đã ném chính mình vào hội hoạ, nhưng hội hoạ đơn thuần không làm chúng tôi thoả mãn..." Thế rồi, ông làm thơ... Mặt. / Xa. / Mây. / . . . . / . . . . / Một người đàn ông đứng đó với một cây kiếm dài. Cây kiếm dài và to bản. Rất to bản... | Ôi, hắn đi chậm làm sao. / Giá như ở đó có một người nào bảo hắn: Nhanh hơn, đi nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Paul Klee (1879-1940) luôn được thế giới tưởng nhớ như một thiên tài hội họa, nhưng... ông cũng làm thơ. Trong khi đang nhai một con người, / con sói giảng giải / cho bầy chó: // Nói cho tao biết... đâu... thế rồi... là... / nói cho tao biết... đâu? / thế rồi... là thượng đế của lũ con người?... | Tôi đứng trong bộ giáp trụ kín mít / Tôi không có ở đây / Tôi đứng trong những chiều sâu / Tôi đứng đằng xa... / Tôi đứng rất xa... / Tôi toả sáng cùng người thiên cổ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Đó là những kẻ kỳ cục sống bằng ngòi bút / Mà cũng có khi không sống tuỳ lúc của mùa / Đó là những kẻ kỳ cục xuyên qua sương lạnh / Với những bước chân chim dưới cánh của ca thi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Jean Hans Arp (1886-1966) là một điêu khắc gia lừng danh thế giới và cũng là một họa sĩ kiêm thi sĩ viết bằng hai thứ tiếng Pháp, Đức... Trước tiên phải để mọc lên những hình dạng, sắc màu, ngôn từ, cung độ và kế đó giải thích. / Trước tiên phải để mọc lên những bắp chân, những chiếc cánh, những bàn tay và kế đó để chúng bay chúng ca hát hình thành biểu hiện... | Thánh đường là một trái tim. / Làm sao tôi nói được / Thánh đường Lộ-trấn / là một trái tim?... [Bản dịch Diễm Châu]
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021