thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§12]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

Hơn bốn trăm năm trôi qua, tư-tưởng trong triết-học Tây-fương, chủ iếu là Anh và Đức đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết của con người về mặt chính-trị, xã-hội và đạo-đức; ảnh hường rất lớn vào sự thay đổi văn-hoá, khoa-học, kĩ-thuật, chính-trị và kinh-tế toàn cầu. Kể từ gần hai trăm năm lại đây, triết-học thực-tiễn của Hoa-kì, coi hành-động là điểm khởi-hành trước khi tiến về lí-thuyết. “Philosophy is a point of actions, NOT a point of interpretations.” Quan-niệm này đã từ từ đẩy triết-học Âu-châu (continental philosophy) vào hậu-trường. Triết-học nào — Âu-châu hay Hoa-kì — sẽ júp con người thức-tỉnh hơn và can-đảm hơn để tiếp-tục đi lên? Chương cuối của chuyên-luận sẽ bàn đến triết-học hiện-đại (contemporary/post-modernism) và xã-hội con người trong đó Mĩ, Việt và Tầu là ba thực-tại chính-trị và xã-hội được tác-jả khai-thác nhiều nhất vì chúng ta đang chứng-kiến quyền-lực và tự-zo trong hai thái-cực: Vòng biện-chứng mở rộng biên-cương của bá-quyền (circle dialectics), và vòng biện-chứng ngịch-đảo (negative dialectics) để júp chúng ta hiểu vì sao có những thể-chế đang trở về man-rợ.[*]
 
Nguyễn Quỳnh

 

 

§12.

Khó có thể bàn về fải trái với cường-quyền, vì cường-quyền — vua chúa hay đảng fái — coi jang-sơn là của họ và quần-chúng fải tuân lệnh họ. Cường-quyền cai trị bằng bạo-lực và nhà tù. Những chính-quyền ấy không có đối-thoại với zân, không chia sẻ quyền-lực với ai hết trừ những người trong fe nhóm họ. Trong chính-thể chuyên-chế (totalitarian) không có quyền tự-zo ngôn-luận, và không có xã-ước. Cái gọi là xã-hội chủ-ngĩa trong những chế-độ này là một khẩu-hiệu không có nội-zung đích-thực. Xã-ước là jì?

Bàn về quyền-lực chính-trị trong thiên xã-ước (Social Contract) tức “Cỗi-nguồn, fát-triển, và cứu-cánh đích-thực của chính-quyền zân-chủ” (An essay concerning the true original, extent and end of Civil Government, 1690), Locke khởi đầu với bốn luận-đề nêu lên câu hỏi nằm trong jả-thiết rất chặt chẽ đầy tinh-thần luận-lí:

1. Adam không có cái quyền trời-đất (natural right) cũng không có hồng-ân của Tạo-hoá (positive donation from God) để cai trị con cháu của mình (loải người), và cai-trị thế-jan như con người lầm tưởng.
 
2. Nếu Adam có những thứ kể trên thì con cháu chút chít của Adam không được sờ đến những ưu-quyền đó [vì là của Trời ban cho Adam].
 
3. Nếu con cháu chút chít của Adam có những ưu-quyền đó thì những cái đó không còn là quyền của đất trời và hồng-ân của Tạo-hoá. Chỉ có quyền-lực của đất trời và hồng-ân của Tạo-hoá mới quyết-định đứa nào thừa-kế trong vấn-đề cai-trị.
 
4. Nếu quả có chuyện thừa-kế như đã an-bài thì chúng ta fải biết là jòng chính xa-xôi nhất của con cháu Adam đã mất tự lâu rồi. Thế có ngĩa là trong nhân-loại chẳng còn người này ở trên người kia, để cho là có một ja-tộc lâu đời nhất hưởng quyền thừa kế.

Theo Locke, những luận-đề trên (premises) đã cho các nhà cai-trị thấy rõ ràng họ không có xơ múi jì hết nếu họ muốn thống-trị xã-hội lâu zài. Họ không thể nào có được mảy may bóng záng sức-mạnh làm chủ (authority) trích ra từ nguồn-mạch quyền-lực gọi là Quyền cai-trị riêng và và hệ-thống luật-fáp vĩnh-cửu của Adam. Zo đó ta nên thấy rằng mọi chính-quyền trong thế-jan này đều là sản-fẩm của sức-mạnh và bạo-lực (force and violence), rằng con người sống với nhau trong luật của bản-năng súc-vật (beasts). Vì là súc-vật, nên kẻ mạnh nhất sẽ gây ra hỗn-độn và lầm-lẫn triền-miên. Bởi vậy mới có chuyện một chính-quyền khác ra dời để cho một cỗi nguồn mới của quyền-lực chính trị đi vào lịch-sử, chấm zứt lối suy-tư tôn-quân tuyệt đối của Robert Filmer. Filmer, cũng na ná như Khổng-tử và đảng Cộng-sản ngày nay, luận rằng: con người không có tự-zo vì con fải chấp-nhận quyền cai-trị của cha mẹ, cũng như zân fải chấp nhận quyền cai-trị tuyệt-đối của vua và đảng.

Locke cho rằng một chính-thể zân-chủ là chính-thể của zân, zo zân và vì zân bởi con người thành lập xã-hội khởi đầu từ vợ-chồng, con cái. Những đơn-vị ấy nương-tựa vào nhau, chứ không thể tồn tại trong cô-độc. Xã-hội là tổ-hợp của nhiều ja-đình, gắn bó với nhau bằng ngôn-ngữ, tập-quán và văn-hoá. Cho nên khi ta nói tới chính-trị tức là ta nói tới một xã-hội của zân (civil society) và chính trên căn bản này chúng ta nói tới một zân-tộc (one people). Ngĩa là chúng ta không thể nói tới một zân-tộc mà không biết đến nền-tảng chính-trị của xã-hội đó. Xã-hội cần fải có một guồng máy chỉ đạo gọi là chính-quyền. Khi cá-nhân chọn một chính-quyền có ngĩa là cá-nhân uỷ-quyền Lập-fáp (the legislative) cho xã-hội soạn luật tốt cho tất cả mọi người, và cá-nhân cũng uỷ-quyền Hành-fáp cho xã-hội để bảo vệ cá-nhân đó khi cần. Thế có ngĩa là tập-thể con người từ bỏ một lối sống tự-nhiên không qui-ước (a state of nature) để tiến vào một cộng-đồng chung (commonwealth). Chính-quyền sẽ được zân lựa chọn như một quan-toà và được uỷ-quyền fân xử.

Ngày nay cơ-cấu chính-trị của xã-hội khá rõ-ràng trên căn-bản lí-luận. Đại-cương, chúng ta tạm nhìn vào mô-hình xã-hội của Locke, như sau: Cơ-quan Lập-fảp và Cơ-quan Hành-fáp. Cơ-quan Lập-fáp (Legislative) soạn ra hiến-fáp fản-ánh đúng tinh thần và đòi-hỏi của xã-hội trong đó zân là gốc, cho nên Hiến-fáp Hoa-kì đã mở đầu: “We, the People ….”. Zựa trên câu, “Chúng tôi, người zân” và những điều khoản kế-tiếp, nhà soạn luật trong cơ-quan Lập-fảp đưa ra những công-thức zựa trên công-lí và quyền lợi của zân, và không bao jờ ra ngoài hiến-fáp. Nếu trên thực-tế và zựa vào kinh-ngiệm sống có những vấn-đề thiết-iếu cần fải được làm sáng tỏ và fải có lợi cho zân, thì uỷ-ban Lập-fáp có thể đề ngị thêm “tu-chính án/amendment” ngay sau bản hiến-fáp, với điều-kiện không vi-fạm hiến-fáp.

Cơ-quan Hành-fáp (Executive) gồm một nội-các thấu hiểu và tôn-trong hiến-fáp, có tài lãnh-đạo để đưa xã-hội tiến lên, thịnh-vượng, vững-mạnh và hạnh-fúc. Như vậy, trong í ngĩa hỗ-tương của hai cơ-quan Lập-fáp và Hành-fáp, chúng ta thấy Lập-fáp theo đúng ngĩa không đợi cho đến khi zân lên tiếng, vì Lập-fáp luôn luôn để í xem Hành-fáp hành xử ra sao sau khi cơ-quan này đã được đa số fiếu của zân uỷ-nhiệm cho quyền lãnh-đạo. Ngược lại, Hành-fáp, trước những bước đi táo bạo, fải cần tiếng nói “thuận” của Lập-fáp. Bởi vì Lập-fáp là tiếng nói của zân. Sau đây là những điểm iếu-lược trong quan-niệm zân-trị hay xã-hội zân-chủ của Locke.

Khi bàn đến quyền Lập-fáp, Hành-fáp và Liên-minh (Federative) trong một xã-hội, Locke nêu lên những điểm tất lí và tác-jả chuyên-luận này tóm tắt như sau:

1. Quyền Lập-fáp là quyền-hạn (right) tượng-trưng cho sức-mạnh của xã-hội cho nên luật fải được sử-zụng để bảo-vệ khối thịnh-vượng chung và người zân sống trong khối thịnh-vượng đó.
 
2. Luật-fáp trong xã-hội fải luôn luôn được sử-zụng để cơ-quan Lập-fáp không quá bận tâm.
 
3. Vì con người zễ tham quyền cố vị, nên hễ làm ra luật và lại có khả-năng thi-hành luật là zễ sinh chuyện vi-hiến để làm lợi cho mình, bất kể đến quyền lợi của zân.
4. Trong những xã-hội có trật-tự, lợi ích chung là điều đáng kể cho nên quyền Lập-fáp fải trao cho nhiều người khác nhau soạn luật. Những người này fải có trách-nhiệm trước nội-zung luật-fáp zo họ soạn ra vì luật fải có lợi cho zân.
 
5. Luật tuy được soạn-thảo trong thời-jan tất định nhưng sức mạnh của luật có tính chặt chẽ trường-kì và luôn luôn fải được thi-hành. Zo đó, cơ-quan Lập-fáp vả cơ-quan Hành-fáp fải đứng xa nhau.
 
6. Xã-hội cũng còn một quyền-lực nữa đó là quyền tự-nhiên của con người có trước khi bước vào xã-hội. Tóm lại quyền tự-nhiên này là tính người, hiển hiện trong xung đột jữa cá-nhân. Như vậy, tính-người ở mỗi cá-nhân fải nằm trong một tập-thể và tập-thể này tiêu biểu cho quyền tự-nhiên của con người
 
7. Cả hai tập-thể Lập-fáp và Hành-fäp đều có quyền tự-nhiên này, và trở thành Quyền Liên-minh (Federative) có sức mạnh trong thời chiến cũng như trong thời bình, đứng chung với những liên-khối (leagues) và những đoàn-thể cùng chung lí-tưởng.
 
8. Mặc zù quyền Lập-fáp và quyền Hành-fáp khác nhau nhưng cả hai lại gần như gắn bó với nhau. Lập-fáp theo zõi sự thi-hành luật. Hành-fáp lo chuyện an-ninh và quyền-lợi của zân.
 
9. Quyền-lực Liên-minh (Federative) chính là sự hỗ-tương của Hành-fáp và Lập-fáp, có thể mạnh và cũng có thể iếu cho nên chúng khó có hiệu quả khi được zẫn zắt bởi luật-fáp hiện-hành và đã có sẵn những điều tiên quyết (antecedent). Bởi vậy, xã-hội cần những người thận-trọng và khôn ngoan.
 
10. Khi luật-fáp có liên quan tới những người nước ngoài, thì fải canh-chừng hành-động của họ. Những zự-tính có liên-quan tới lợi lộc fải để cho người có khả-năng đứng sau luật-fáp biết mưu lợi cho cộng-đồng.
 
11. Tuy Quyền Hành-fáp và Quyền Lập-fáp tạo thành một Liên-minh (Federative) nhưng Liên-minh và Hành-fáp lại rất khác nhau cho nên fải cần những người mẫn-cán đảm đang. Cả hai quyền này cần xã-hội cho fép hành xử. Nhưng nếu hai quyền-lực này nằm trong tay nhiều người mà người nào cũng nhất thống (not subordinate hands) và muốn hành-động ra sao thì ra, thì có khi xã-hội sẽ rơi vào hỗn-loạn và suy-thoái.

[Ở đây, tác-jả Quyền-lực và Tự-zo xin jải-thích thêm. Khi viết chuyên-luận An Essay Concerning…, khoảng gần 400 năm về trước, Locke nói rõ là ông không tìm ra chữ nào khác hơn là fải zùng chữ “Federative/Liên-minh” để chỉ sự hỗ-tương của Lập-fáp và Hành-fáp. Khoảng 200 năm sau, Hoa-kì zùng chữ “Federal/Liên-bang” để chỉ cơ-cấu chính-trị gồm nhiều tiểu-bang, nhưng thực ra chữ Federal và Federative đều nêu lên tính càch liên-minh của Lập-fáp và Hành-fáp. Zo đó, chúng ta thường nge: “Theo luật của Liên-bang (Federal Laws) và theo luật của Tiểu-bang (State Laws). Luật của Tiểu-bang có já-trị tuyệt đối vì luật đó fản-ảnh người zân trong Tiểu-bang đó và chỉ bị chi-fối, nếu đúng, bởi Tối-cao Fáp-viện đại-ziện cho hiến-fáp.]

12. Theo Locke, một xã-hội tuy đã có hiến-fáp nhưng, trên thực-tế, để zuy-trì xã-hội thì xã-hội ấy vẫn cần fải có quyền-lực tối-thượng. Quyền tối-thượng này chính là Quyền Lập-fáp. Và như ta đã biết, vì Quyền Lập-fáp zo zân uỷ-nhiệm (fiduciary power) cho nên tính cách tối-thượng ấy chính là quyền-lực của Zân và zân có thể bất tín-nhiệm những người không có khả-năng trong Hội-đồng Lập-fáp. Tới đây, chúng ta thấy vì sao chuyên-luận xã-hội zân-chủ của Locke đã được coi là khuôn thước cho xã-hội zân-chủ ở Tây-fương.

Zường như bất kì lịch-sử xã-hội nào cũng có thể có chuyện vi-hiến. Chúng ta hãy nhìn vào xã-hội Hoa-kì.

Người Hoa-kì — những người có í-thức — thường coi chiến-tranh Việt Nam trong hạ-bán thế-kỉ 20 là một cuộc chiến-tranh zơ-bẩn (a dirty war) vì lí zo như sau: Cuộc chiến-tranh ấy không được Quốc-hội Hoa-kì tuyên-chiến. Như vậy cuộc chiến ấy vi-hiến vì ngịch với í zân. Lạ lùng thay, tuy Quốc-hội không cho fép chính-sách Hoa-kì (Cơ-quan Hành-fäp) đưa quân vào Việt Nam, nhưng Quốc-hội lại chuẩn-chi viện-trợ. Như vậy không những là chuyện mâu-thuẫn mà chính Quốc-hội (Lập-hiến) cũng vi-fạm hiến-fáp. Hoa-kì lúc đó có “lí-zo vi-hiến” vì quyền-lợi của Hoa-kì. Quyền-lợi ấy không chỉ là bảo vệ Hoa-kì trước mối đe zoạ bành trướng của Cộng-sản, mà chính là vấn-đề kinh-tế nội-địa.

Như vậy, không lạ lùng jì cả, Quốc-hội Hoa-kì có thể vi-hiến và vi-fạm nhân-quyền quốc-tế nếu điều ấy có lợi cho xã-hội Hoa-kì. Sau đây là lí-zo không hoàn toàn nằm trong một xã-hội, mà chính là, như Locke nhận-định: chính-sách đối ngoại fải có lợi cho zân, zù rằng trên thực-tế mối lợi lớn nhất thuộc về tư-bản.

Số vũ-khí thặng-zư của Hoa-kì trong thế-chiến thứ hai cần fải được jải-quyết. Vì đó là một thất-thu rất lớn. Thêm vào đó là những vấn-đề khác như thặng zư thuốc men đã quá hạn. Có thể nói làm thế nào để có lợi cho kinh-tế Tư-bản là điều quan trong trong chính-sách của Hoa-kì. Theo lẽ đó, cứ 10 Mĩ-kim viện trợ cho Nam Việt thì đa số — không biết là bao nhiêu — đã được trao thằng cho Tư-bản Hoa-kì. Năm 1973-74, luật-sư Thomas Miller tiết lộ là văn-fòng luật ở California mà ông là thành-viên kiện chính-fủ Hoa-kì về tội cho fép hãng thuốc đưa zược-liệu quá-hạn và nguy-hiểm sang viện-trợ cho Nam Việt. Câu kết luận của ông Miller: “Đừng tin vào bất cứ chính-quyền nào” có ngĩa ch í nh-quyền nào cũng làm chuyện mờ-ám và vi-fạm hiến-fáp, nếu người zân và quốc-tế không để í.

Cũng trong những năm 1973-74, Hoa-kì chế-tạo fản-lực cơ chiến-đấu mới và muốn mang sang viện trợ cho Nam Việt. Những cố-vấn quân-sự Hoa-kì “có lí-tưởng nhưng ngây thơ” trước mưu-đồ zơ bẩn trong chính-sách của Hoa-kì ở Việt Nam đã lên tiếng fản-đối. Theo họ, con số những chiến-đấu cơ mới quá ít và quá đắt tiền. Trong khi ấy, những fản-lực cơ chiến-đấu đang zùng ở chiến-trường Nam Việt rất hữu-hiệu và chỉ cần bổ túc những fần cần fải thay thế mà thôi. Zo đó, số tiền viện-trợ cho Nam Việt được sử-zụng tối đa. Ngoài ra, để sử-zụng những fản-lực cơ mới hữu hiệu, các fi-công Nam Việt cần fải được huấn-luyện thành-thạo để có kết quả tốt trên chiến-trường.

Sự-thật “zơ-bẩn” như sau: Tư-bản Hoa-kì chế ra chiến-đâu cơ mới cần thử-ngiệm xem khả-năng vũ-khí mới này hữu-hiệu thế nào. Hơn nữa, đây không fải là trò chơi vi quá đắt tiền. Cho nền tiền viện-trợ cho chiến tranh Nam Việt, thêm một lần nữa, fải được trả cho tư-bản chế tạo ra fản-lực cơ chiến-đấu mới. Sau những ngày bàn cãi gay go ở Quốc-hội Hoa-kì, nhóm lobby ủng hộ chuyện viện-trợ fản-lực cơ mới cho Nam Việt đã hứa với nhóm cố-vấn Hoa-kì là nếu họ bằng lòng kí nhận vũ-khí mới thì Quốc-hội Hoa-kì sẽ tiếp-tục chi-viện thêm cho Nam Việt. Nhưng, ngay sau khi nhóm cố-vấn bằng lòng và hạ bút kí, thì nhóm ủng-hộ viện-trợ fản-lực cơ mới đã nói thằng với các cố-vấn ở ngoài hành-lang: “Thôi nhé, chuyện viện-trợ tương lai cho Nam Việt là điều chúng tôi không biết có hay không!”

Chúng ta cũng nên biết trước khi Nam Việt sụp đổ, ngân-sách Hoa-kì viện-trợ cho Nam Việt còn thua xa ngân-sách của Columbia University ở New York City! Chúng ta cũng nên nhớ rằng, zù Liên Hiệp-quốc có Hiến-fáp (Hiến-chương) quốc-tế, nhưng chỉ nhằm bảo vệ các nước hội-viên. Song le, cho tới bây jờ không fải hội-viên nào của Liên Hiệp-quốc cũng được bảo vệ và xét xử công-bằng. Chuyện Tầu cưỡng chiếm đất đai của Việt Nam là một ví-zụ. Hơn nữa, trên thực-tế, Liên Hiệp-quốc gần như là tài-sản riêng của Hoa-kì không chỉ vì trụ-sở của cơ-quan này đặt tại New York City mà vì Hoa-kì có những đóng góp tài-chính điều-hành quá lớn, trong khi ấy, rất nhiều hội-viên, kể cả Nga, không đủ khả năng đóng góp. Những điều trên cho chúng ta thấy Quyền-lực của Hoa-kì trên thế-jới quá rõ ràng. Quyền-lực này làm cho quần-chúng Hoa-kì hãnh-ziện. Họ đã quên đi hay họ đã chấp nhận vấn-đề vi-hiến của Liên-minh Lập-fáp và Hành-fáp và bàn tay thống-trị vô-hình của Tư-bản [vô-hình đối với zân mà thôi]. Ngày nào Tổng Tư-lệnh (Tổng-thống) của cơ-quan Hành-fáp còn fản ánh quyền lợi Tư-bản, thì ngày đó vị Tổng Tư-lệnh còn có gế để ngồi. Ngược lại họ fải ra đi. Lincoln, con người jải-fóng nô-lệ fải ra đi vì trên thực-tế — rất ngịch với hiến-fáp — tư-bản Hoa-kì không muốn jải-fóng nô-lệ. Nếu Hoa-kì thực tình jải-fóng nô-lệ, thì lí tưởng đó fải được thi-hành zù cho Lincoln không còn nữa. Cũng vậy, chuyện J.F. Kennedy bị thảm-sát không fải là chuyện trai gái hay có liên-hệ (rất mờ tối) với Mafia, mà là chuyện ông muốn júp za mầu. Nếu bàn đến vấn-đề trai gái thì John Kennedy thấm jì với Bill Clinton. Clinton mang gái vào cho “bú cặc” ở ngay trong Toà Bạch-ốc. Khi ra trước hội-đồng thẩm vấn, Clinton còn lạm quyền zoạ nạt Ken Starr, với câu nói bất ngờ và vi-hiến, “In turn the investigator will be investigated.” Clinton không mất chức (impeachment) vì ông ta đã lấy tiền của zân bailout tư-bản. Khi hết nhiệm kì ông được mời đi nói chuyện về kinh-tế. Mỗi lần như thế ông được trả cả triệu Mĩ-kim! Đó là tiền kickback trả cho hành động vi-hiến của Clinton, nhưng có lợi cho Tư-bản. Và những chuyện đó đã đưa đến tình-trạng suy-thoái kinh-tế Hoa-kì ngày nay.

Trong xã-hội zân-chủ như Hoa-kì có những cái codes iên-lặng rất lạ-lùng. Sở zĩ có những chuyện vi-hiến thế này, vì quyền lợi của zân và tổ-quốc Hoa-kì. Cho nên, năm 2005, trong Hội-thảo Triết-học về Toàn-Cầu ở Á-châu, tại Hà Nội, tôi được hân-hạnh là người fát biểu đầu tiên và tôi đã mở đầu, với những câu mà nhiều người Việt không hiểu. Tôi nói: “Tôi là người Hoa-kì. Tôi biết Hoa-kì muốn jì. Toàn-Cầu Hoá (Globalization) là kế-hoạch mới của chủ-ngĩa Tư-bản và của chính-sách Đế-quốc Hoa-kì, mà chỉ có một số nước có khả năng sẽ thành-công mà thôi.”

Bây jờ chúng ta có thể bàn tới tính Độc-ác (cruelty) và Man-rợ (barbarism) trong văn-hoá ở những xã-hội xưa và nay còn lạc-hậu. Trong chuyên-luận này, “độc-ác” là “tính có í-chỉ rõ ràng (intentional)” còn “man-rợ” là hậu-quả của “độc-ác”.

Trong chính-trị, vua hay tập-đoàn cai-trị trở thành độc-tài khi hai cơ-cấu này không chỉ nắm trọn quyền Lập-fáp (legislative) và Hành-fáp (executive) mà còn gài người trong Hành-fáp vào cơ-quan Lập-fáp.

Trong luân-lí (morality) có những điều coi ra có vẻ cao-quí nhưng thực ra là độc-ác vì nó chối bỏ nhân-quyền. Khi cha mẹ zạy con “fải vâng lời” mà không bàn rõ lẽ “fải/must” ở trường hợp nào và lúc nào, và lẽ “nên/ought” theo bổn-fận ở trường-hợp nào, thì trong í-niệm luân-lí ấy chữ “fải” và chữ “nên” không được fân biệt rõ ràng, cho nên hai chữ ấy không chỉ lẫn lộn mờ tối mà chúng trở thành một “commandment” hay “điều răn” không ai có quyền cưỡng lại.

Xã-hội Nho-jáo là một xã-hội man rợ, nếu chúng ta để í đến tư-tưởng và tiến-trình chính-trị và jáo-zục của nó. Nho-jáo mở đầu bằng một câu không hiểu tính người: “Nhân chi-sơ tính bản-thiện.” Khổng-tử chu zu khắp nơi, san-định lễ-ngĩa trong các xã-hội ngày trước. Từ đó ông lập thành khuôn mẫu luân-lí cho xã-hội đặt nền-tảng ja-đình làm gốc. Ở điểm này Khổng-tử không sai, nhưng chữ “hiếu/piety” của ông fiến-ziện, mơ hồ và không thực-tiễn vì quyền-uy của cha mẹ đối với con cái, chồng đối với vợ, anh chị đối với em là những jáo-điều bó buộc hơn là lẽ fải. Từ ja-đình chuyển sang xã-hội trong đó vai trò của vua trở thành con trời (Thiên-tử) với uy-quyền tối-thượng đến độ trở thành vô đạo-đức và nhân-ngĩa jả, cho nên Tần Thuỷ-hoàng và ngay cả Lưu Bang lúc ban đầu rất gét Nho-jáo. Để cho đúng lễ, trước mặt vua, zân fải cúi đầu và tung-hô “Vạn-tuế, Vạn Vạn Tuế!” và fải tự xưng là “thảo-zân” tức là “nhỏ bé và vô-já trị”. Vua tự ngênh-ngang nói: “Jang-sơn này là của Trẫm!”

Vua bố thí cho zân cốt để zân tin những điều trên cả ngàn năm là đúng. Hành-động của vua như thế là một hành-động lừa zối nên độc-ác tinh-thần (mental cruelty). Kết quả lả zân ngu-si. Đây là một kế-hoạt để trị vô cùng man rợ (barbaric).

Như vậy, chữ “man-rợ/barbaric/barbarian” zùng để chỉ một tình-trạng sống thiếu lí-tính hay minh-triết. Trong cuộc sống như thế bất-công đưa tới những hành-động thưởng-fạt tàn-bạo (cruelty). Tuy nhiên, tính “man-rợ” xuất hiện trong quan-niệm luân-lí (morality) lại là một hiện-tượng nguy hiểm vì nó được đức tin che jấu nên không mấy người để í đến tính fi-lí và fi nhân của nó. Ta hãy xét một ví-zụ sau đây.

Trong Nhị-thập-tứ Hiếu, có một người con muốn cho muỗi không chích cha mẹ, người ấy đã cởi trần cho muỗi đốt. Người đó không hiểu rằng đêm đó muỗi sẽ đốt bất kể người nào không được bảo vệ. Cho nên, hành động “Hiếu” của người đó mù quáng và không có hiệu quả. Nhưng, điều làm chúng ta khó chịu là cả xã-hội trong hơn hai ngản năm vẫn ca-tụng hành-động “Hiếu” đó, chỉ vì Nho-jáo bảo thế. Tạo nên đức-tin mù-quáng như thế là “man rợ”.

Thoạt đầu, đảng Cộng-sản lên án chế-độ fong-kiến. Nhưng ngày nay, sau khi đã có thiên-hạ và muốn thiên hạ thuộc về đảng mãi mãi thì đảng fải có chính-sách cai trị zân “thoải mái” có lợi cho nhà nước, cho nên Đảng Cộng-sản Tầu cho tái-sinh Nho-jáo — một việc mà Lưu Bang đã làm hơn hai ngìn năm về trước — trong chính-sách ngu-zân. Việt Nam lại xách cặp theo Tầu. Đúng là một tập-đoàn không có trí-tuệ.

Những thể-chế độc-tài, kể cả những jì đang xảy ra ở Iran, sẽ đưa zân-tộc họ trở về thời Trung-cổ, tức là fản lại tiến-bộ và nhân-tính, i như việc làm của jáo-hội Thiên-chúa Jáo đã gây ra một ngàn năm man rợ thường được gọi là kỉ-nguyên Đen-tối (the Dark Age). Những thể-chế ấy sẽ fải ra đi, có khi ra đi trong máu lửa, cốt nhục tương-tàn. Những xã-hội ấy như đang sống trong một lời nguyền rủa, bởi lẽ vì tham-quyền cố-vị nên những chính-thể độc tài ấy sẽ đang lôi kéo zân-tộc họ vào cả mấy trăm năm hoặc cả ngàn năm suy-thoái. Tại sao fải làm như thế? Fải chăng vì họ sợ hãi trước quyền-lực sẽ zấy lên từ zân, bất cứ lúc nào? Một sự lãnh-đạo không có trí-tuệ thể-hiện qua tính ác và man-rợ là một lời nguyển rủa đáng thương cho xã-hội con người.

 

[Hết đoạn §12]

 

_________________________

[*]Nhẽ ra lời mở đầu này fải được gửi đến độc-jả Tiền-vệ ngay từ bài thứ nhất. Sự chậm trễ cho tới hôm nay vì tác-jả chưa quyết-định có nên theo sát bản Anh-ngữ hay không. Bây jờ fương-án khai-triển đã rõ ràng là chính bản Anh-ngữ cần được chỉnh lại cho sát bản Việt-ngữ. Xin ban biên-tập Tiền-vệ và độc-jả thông cảm. NQ

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§6]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§7]  (tiểu luận / nhận định) 
... Người Tầu nên hiểu rằng, ngay trong nước Tầu ngày xưa, những thiên-tài như Hàn-tín, Trương-lương, Tuân-tử, Ngũ Tử-tư, Hạng-võ không fải Hán. Ngược lại, con người ngu, hèn và jảo-hoạt nhất thế-jan chính là Lưu-bang, coi như tổ của Hán-tộc. Như vậy, tập-đoàn xưng tụng Đại Hán là một tập-đoàn điếm đàng, rất jỏi về fương-fáp “ngu zân để trị”... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§8]  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta cần fải đọc kĩ cuốn đạo-đức của Aristotle để tránh hiểu lầm. Theo Aristotle, cá-nhân hay tập-đoàn làm chính-trị fải có tài-năng và đức-độ cao, nếu không, người lãnh-đạo sẽ là ma-quỉ, và xã-tắc sẽ rơi vào hoả-ngục... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§9]  (tiểu luận / nhận định) 
... Nhà nước có í-thức và muốn sống còn fải quán-triệt điều này: Khi nhà nước không zo zân mà ra thì nhà nước đó rất có thể mãi mãi là một đơn-vị kì-lạ và kinh-hoàng với zân, mặc zù ở những lúc ban đầu, cả hai có những lí-zo tương trợ lẫn nhau, zo hoàn-cảnh từ bên ngoài đưa tới khiến cho đơn-vị nhà nước và zân fải đoàn-kết. Đúng theo tinh-thần luận-lí, hai đơn-vị này khác nhau, zo đó hoạt-động của A và B trong tinh thần tương-trợ X chỉ tồn-tại trong hoàn-cảnh Y. Cho nên, khi hoàn-cảnh Y không còn, sự tương-trợ trở thành một câu hỏi lớn, đặc biệt khi A đặt để ra đường-lối chỉ đạo để ép buộc B. Làm như thế A quên rằng A đang đi vào con đường cô-độc... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§10]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một xã-hội chỉ có một đảng trong đó các đảng-viên thay nhau cai trị là một cơ-chế chính-trị fản tiến-bộ, không nhân-bản và bệnh-hoạn. Fản tiến-bộ và không nhân-bản vì quần-chúng và nhà nước không có đối-thoại. Như thế không fải là một xã-hội con người, mà đúng là một xã-hội tôi-mọi... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§11]  (tiểu luận / nhận định) 
... Khi nhân-quyền không có thì nhiều nhóm ngoài công-ước fải đứng lên đòi hỏi công-lí. Nhà nước fải ngồi xuống lắng nge và tìm hiểu ngọn nguồn. Không được zùng công-an và quân-đội đàn áp zân. Không được nguỵ tạo chứng cớ để bắt zân. Mọi người fải được xét xử công minh, và fải có luật-sư tranh tụng cho họ. Họ chỉ bị khép tội khi có minh-chứng hiển-nhiên trước một fiên-toà công-lí, chứ không fải do những cánh tay mang zanh fáp-luật nhưng vi-hiến của chính-quyền... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021