thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Những bài viết cũ [4]: Sáng tạo trong thơ

 

Lời tác giả:
Hai cuốn sách đầu tay của tôi, Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam (1988) và Nghĩ về thơ (1989), hiện nay đã tuyệt bản. Mười mấy năm, quan niệm về văn học đã đổi, cách viết cũng đã khác, tôi không còn hứng thú lắm để in lại. Tuy vậy, vẫn có một số bạn đọc xa gần thỉnh thoảng hỏi thăm về chúng. Thôi thì, thay vì tái bản thành sách, tôi chọn một số đoạn để đăng lại trên Tiền Vệ, như một món quà tặng cho một số tri âm, nếu có, đâu đó.

 

Hoàng Đình Kiên, nhà thơ Trung Quốc, đời Tống, viết một cách chí lý: "Thi nhân tối kỵ tuỳ nhân hậu" (Điều kỵ nhất đối với nhà thơ là bắt chước người khác). Trong thơ và trong nghệ thuật nói chung, cách đánh giá không giống với những lãnh vực khác trong đời sống hằng ngày. Trong đời sống hằng ngày, giữa một vườn hoa, đoá hoa thứ nhất: đẹp, đoá hoa thứ hai: đẹp, đoá hoa thứ ba: đẹp... có thể đến đoá hoa thứ một ngàn: vẫn đẹp. Trong thơ, ngược lại. Chỉ có đoá hoa thứ nhất là đẹp. Từ đoá hoa thứ hai trở đi, dẫu cũng hình hài ấy, hương sắc ấy, chúng lại trở thành nhạt nhẽo, tẻ ngắt. Thơ là sáng tạo. Một bài thơ hay là một thế giới tinh khôi vừa được thành hình. Lặp lại người khác cho dù với bất cứ động cơ nào hay với mục đích cao cả đến mấy, người ta cũng chỉ làm một công việc vô ích là ném vào nghĩa trang thơ thêm một cái chết mới: cái nghĩa trang ấy đã chôn vùi hàng tỉ bài thơ dở.

 

(Trích từ cuốn Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam, Quê Mẹ xuất bản tại Paris năm 1988)

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021