thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Đức Phật trong ánh hào quang
 
Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn
 
(1875-1926)
 
A mon grand ami Auguste Rodin [*]
 

Ðức Phật trong ánh hào quang

 
Tâm điểm của mọi tâm điểm, hạt nhân của mọi hạt nhân,
trái hạnh đào tự khép mình và đậm đà vị ngọt —
cả vũ trụ này, cho đến những tinh cầu xa nhất
là chất thịt trái cây của ngài: xin chúc mừng ngài.
 
Giờ đây ngài không còn vướng bận một điều gì nữa;
chiếc vỏ hạnh đào mở rộng đến khôn cùng,
và trong đó chất ngọt của trái cây dâng trào lai láng.
Và bên ngoài toả sáng đến vô biên,
 
vì trên đỉnh cao nhất là những mặt trời
xoay quanh ngài, tràn đầy và rực rỡ.
Nhưng trong hiện thân của ngài đã bắt đầu
một điều gì đó toả sáng dài lâu hơn những mặt trời.
 
_________________________

[*]Trong những năm 1905-1906, Rainer Maria Rilke là thư ký của điêu khắc gia Auguste Rodin (1840-1917). Ông viết bài thơ này sau khi chiêm ngưỡng một pho tượng Phật trong vườn nhà của Rodin, và đó là bài thơ cuối cùng của tập thơ Der Neuen Gedichte Anderer Teil (Leipzig: Insel-Verlag, 1908). Rainer Maria Rilke đã đề tặng tập thơ này cho Auguste Rodin, với lời đề tặng bằng tiếng Pháp: “A mon grand ami Auguste Rodin” (Tặng Auguste Rodin, người bạn lớn của tôi). Bài thơ “Buddha in der Glorie” đã được nhiều người phổ nhạc. Gần đây nhất, năm 1994, Rolf Walli đã phổ bài thơ này cho giọng soprano và đàn piano (bài thứ hai, trong tập ca khúc Drei Gedichte von Rainer Marie Rilke); và trước đó, năm 1991, Anthony Cornicello đã phổ bài thơ này cho giọng soprano, đàn violin, cello, vibraphone, và piano (bài thứ hai, trong tập ca khúc Rilkegesänge).

 
----------------
Nguồn: “Buddha in der Glorie”, bản điện tử do Elib Austria thực hiện từ tập thơ Der Neuen Gedichte Anderer Teil của Rainer Maria Rilke (Leipzig: Insel-Verlag, 1908).
 
Đã đăng:
Trong tiểu luận “Wozu Dichter?” (Thi sĩ để làm gì?), triết gia Đức Martin Heidegger (1889-1976) đã cho rằng thơ Rilke là hình thức cao nhất của tư tưởng, và trong truyền thống thi ca Đức Rilke chỉ đứng sau Hölderlin. Ngoài tiếng Đức, Rilke còn làm thơ bằng tiếng Pháp. Tiền Vệ hân hạnh gửi đến độc giả năm bài thơ tiếng Pháp: “Musique”, “Le poète”, “Jour d’été”, “Soliste” và “Feu d’automne”, của Rainer Maria Rilke, qua bản dịch Việt ngữ của Hoàng Ngọc Biên.
 
Trong tiểu luận “Wozu Dichter?” (Thi sĩ để làm gì?), triết gia Đức Martin Heidegger (1889-1976) đã cho rằng thơ Rilke là hình thức cao nhất của tư tưởng, và trong truyền thống thi ca Đức Rilke chỉ đứng sau Hölderlin. Ngoài tiếng Đức, Rilke còn làm thơ bằng tiếng Pháp. Tiền Vệ hân hạnh gửi đến độc giả bốn bài thơ tiếng Pháp: “Départ”, “Fleur pensive”, “Chanson orpheline” và “Automne”, của Rainer Maria Rilke, qua bản dịch Việt ngữ của Hoàng Ngọc Biên.
 
Thư gửi một nhà thơ trẻ  (tiểu luận / nhận định) 
Ông hỏi, thơ ông có được không. Ông hỏi tôi. Trước đây ông đã hỏi người khác. Ông gửi thơ đến các tạp chí. Ông so sánh chúng với những bài thơ khác, và ông băn khoăn khi bị những toà soạn nào đó từ chối. Vậy tôi đề nghị ông (vì ông cho phép tôi khuyên) hãy bỏ hết những chuyện đó đi. Ông đang trông cậy vào bên ngoài, mà đấy chính là điều không nên làm trong lúc này... [Bản dịch của Phạm Thị Hoài] (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021