thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Cuộc sống vẽ một cái cây...
 
Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn
 
 
(1925-1995)
 
Roberto Juarroz là một trong những khuôn mặt thi ca lẫy lừng của Argentina. Suốt đời ông chỉ viết một thi phẩm dưới nhan đề Poesía vertical [Thơ thẳng đứng], gồm 15 tập, mỗi tập gồm những bài thơ được đánh số thứ tự 1, 2, 3... Tập đầu tiên ra đời năm 1958, và tập cuối cùng được in năm 1997, sau khi tác giả đã mất.
 
Octavio Paz nhận định rằng “mỗi bài thơ của Roberto Juarroz là một sự kết tinh chữ nghĩa đáng kinh ngạc: ngôn từ cô đọng lại thành một hạt cườm toả sáng.” Julio Cortázar nhận định rằng thơ của Roberto Juarroz gồm những tác phẩm “cao thượng nhất và uyên thâm nhất trong ngôn ngữ Tây-ban-nha đương đại.”
 
Dưới đây là bài thơ số 1 trong tập Cuarta poesía vertical [1969]. Tôi xin tạm lấy câu thơ đầu tiên, “La vida dibuja un árbol...” [Cuộc sống vẽ một cái cây...] để làm nhan đề.
 
Bài thơ này đã gây cảm hứng cho hoạ sĩ Claudia Bernardi thực hiện một bức tranh vào năm 1998.
 
 
 
La vida dibuja un árbol y la muerte dibuja otro
[Cuộc sống vẽ một cái cây và sự chết vẽ một cái cây khác]
tranh fresco trên giấy (1998), của hoạ sĩ Claudia Bernardi
 
 

Cuộc sống vẽ một cái cây...

 
Cuộc sống vẽ một cái cây
và sự chết vẽ một cái cây khác.
Cuộc sống vẽ một chiếc tổ
và sự chết bắt chước nó.
Cuộc sống vẽ một con chim
nằm trong chiếc tổ
và lập tức sự chết
vẽ một con chim khác.
 
Một bàn tay không vẽ gì cả
lang thang giữa những bức tranh
và thỉnh thoảng đổi vị trí một bức.
Ví dụ:
con chim của cuộc sống
nằm vào chiếc tổ của sự chết
trên cái cây mà cuộc sống đã vẽ.
 
Những lúc khác
bàn tay không vẽ gì
xoá đi một bức trong loạt tranh.
Ví dụ:
cái cây của sự chết
mang chiếc tổ của sự chết,
nhưng không con chim nào nằm trong đó.
 
Và những lúc khác
bàn tay không vẽ gì
chính nó biến thể
thành một hình ảnh nữa
với dáng một con chim
với dáng một cái cây
với dáng một chiếc tổ.
Và lúc ấy, chính lúc ấy
không có gì mất đi và không có gì thừa thãi.
Ví dụ:
hai con chim
nằm trong chiếc tổ của cuộc sống
trên cái cây của sự chết.
 
Hay cái cây của cuộc sống
mang hai chiếc tổ
với chỉ một con chim nằm trong đó.
 
Hay chỉ một con chim
nằm trong một chiếc tổ
trên cái cây của cuộc sống
và cái cây của sự chết.
 
 
------------
Dịch từ nguyên tác tiếng Tây-ban-nha, bài số 1, trong Roberto Juarroz, Cuarta poesía vertical [1969], in lại trong Poesía vertical: Antología esencial (Buenos Aires: Emecé, 2001) 39.
 
 
 
Những bản dịch thơ Roberto Juarroz đã đăng trên Tiền Vệ:
 
Trọn vẹn tác phẩm Poesía Vertical XV (gồm 26 bài thơ) của Roberto Juarroz (1925-1995) — một trong những tên tuổi lừng lẫy nhất của thi ca châu Mỹ La-tinh hiện đại — lần đầu tiên đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu.
 
Trọn vẹn tác phẩm Poesía Vertical XIV (gồm 113 bài thơ) của Roberto Juarroz (1925-1995) — một trong những tên tuổi lừng lẫy nhất của thi ca châu Mỹ La-tinh hiện đại — lần đầu tiên đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu. Tập thơ được đăng thành 3 kỳ. Kỳ 3 gồm 38 bài.
 
Trọn vẹn tác phẩm Poesía Vertical XIV (gồm 113 bài thơ) của Roberto Juarroz (1925-1995) — một trong những tên tuổi lừng lẫy nhất của thi ca châu Mỹ La-tinh hiện đại — lần đầu tiên đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu. Tập thơ được đăng thành 3 kỳ. Kỳ 2 gồm 34 bài.
 
Trọn vẹn tác phẩm Poesía Vertical XIV (gồm 113 bài thơ) của Roberto Juarroz (1925-1995) — một trong những tên tuổi lừng lẫy nhất của thi ca châu Mỹ La-tinh hiện đại — lần đầu tiên đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu. Tập thơ được đăng thành 3 kỳ. Kỳ 1 gồm 41 bài.
 
Trọn vẹn tác phẩm Poesía Vertical XIII (gồm 105 bài thơ) của Roberto Juarroz (1925-1995) — một trong những tên tuổi lừng lẫy nhất của thi ca châu Mỹ La-tinh hiện đại — lần đầu tiên đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu.
 
Trọn vẹn tác phẩm Poesía Vertical XII (gồm 82 bài thơ) của Roberto Juarroz (1925-1995) — một trong những tên tuổi lừng lẫy nhất của thi ca châu Mỹ La-tinh hiện đại — lần đầu tiên đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu.
 
Luôn luôn tới một lúc / mọi người cần phải nghỉ / như bông hồng nghỉ người làm vườn / hay khu vườn bông hồng. / Như nước nghỉ nước / hay trời nghỉ trời... [Bản dịch Diễm Châu]
 
Một khẩn lệnh của thời buổi này: đổi mới, cập nhật hóa. Cả đến hư vô cũng đổi mới và cập nhật hóa... [Bản dịch Diễm Châu] (...)
 
Ta không thể hoàn toàn biết sự suy tưởng, những gì ta là, là vì ta không thể hoàn toàn biết sự vô-suy tưởng, những gì không phải là ta. | Đôi khi tất cả quá đầy tồn sinh, khiến tôi hầu như không còn chỗ để tồn sinh. Có những khi khác tất cả lại quá trống vắng tồn sinh, khiến tồn sinh hầu như làm tôi hổ thẹn... [Bản dịch Diễm Châu] (...)
 
Một cách tìm thấy mình: ngã ngửa trên một người khác và, khi quay lại, nhận thấy rằng người khác kia là mình. Một cách lạc mất bản thân: lượm cây gậy lên, cây gậy không tựa vào đâu... [Bản dịch Diễm Châu] (...)
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021