thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Chuyện hứng khởi | Tận cùng cái mệt
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
 
 
RAYMOND FEDERMAN
(1928~)
 
Raymond Federman — nhà văn, nhà thơ, luận giả, dịch giả — sinh tại Pháp năm 1928, sống tại Mỹ từ năm 1947. Sau khi phục vị trong quân đội Mỹ tại Đại Hàn và Nhật (1951-1954), ông theo học tại Columbia University, đậu cử nhân văn chương hạng tối ưu năm 1957, và sau đó đậu thạc sĩ văn chương năm 1958 và tiến sĩ văn chương năm 1963 tại U.C.L.A. với luận án về Samiel Beckett. Từ đó, ông giảng dạy văn chương Pháp và Anh tại University of California at Santa Barbara và tại SUNY-Buffalo. Sau khi giữ chức trưởng khoa văn chương (Melodia E. Jones Chair of Literature) tại SUNY-Buffalo, ông về hưu với tước hiệu Distinguished Emeritus Professor (năm 2000).
 
Raymond Federman đã xuất bản mười cuốn tiểu thuyết: Double or Nothing (1971, đoạt các giải “Frances Steloff Fiction Prize” và “The Panache Experimental Fiction Prize”); Amer Eldorado (viết bằng tiếng Pháp, 1974, được đề cử giải “Médicis”); Take It or Leave It (1976); The Voice in the Closet (1979); The Twofold Vibration (1982); Smiles on Washington Square (1985, đoạt giải “The American Book Award” của tổ chức The Before Columbus Foundation); To Whom It May Concern (1990); La Fourrure de ma Tante Rachel (viết bằng tiếng Pháp, 1997); Loose Shoes (2001); và Aunt Rachel's Fur (2001); năm tập thơ: Among the Beasts (1967); Me Too (1975); Duel-Duel (1990); Now Then (1992), 99 Hand-Written Poems (2001); bốn cuốn sách phê bình về Samuel Beckett; ba tập tiểu luận; rất nhiều dịch phẩm và một số kịch bản.
 
Tác phẩm của ông đã được dịch ra gần 20 ngôn ngữ trên thế giới, và được đăng tải trên vô số tập san văn học ở Mỹ và các nước khác. Nhiều nhà phê bình và nghiên cứu đã viết về Raymond Federman, đặc biệt là cuốn sách dày 400 trang, Federman From A to X-X-X-X,của Larry McCaffery, Doug Rice và Thomas Hartl (San Diego State University Press, 1998), và số đặc biệt dành riêng cho ông, dày 500 trang, của tạp chí The Journal of Experimental Fiction (2002).
 
Federman là một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại.
 
 

Chuyện hứng khởi

 
Tôi đọc lại cuốn Malone meurt [1]
để đem cái chết ra giễu chút chơi
và để lên tinh thần.
Je serai quand même bientôt
tout fait mort enfin [2]
ngay từ đầu Malone kể cho ta nghe
chuyện của hắn.
Mở đầu như thế quả là tuyệt vời
ôi câu nói thật phi thường.
Với một câu như vậy
Malone làm cái chết của mình chậm lại.
Thật ra toàn bộ câu chuyện của hắn
chỉ là một thứ chuyện hoãn binh.
Malone còn làm cho cái chết
của mình lùi lại
đến tận cuối thiên thu.
Chữ bientôt [3] là một từ quá mơ hồ
Bientôt nó là bao lâu?
làm cách nào người ta đo được bientôt?
Người bình thường thì bảo
mười năm nữa ta sẽ chết,
hay ta sẽ chết trước
tuổi hai mươi lăm,
hay ta sẽ chết tính từ đây
đến cuối tuần tới.
Tout fait mort enfin, [4]
Malone nói rõ.
Trái với Malone
nằm dài trên giường mình
với một khúc bút chì nhỏ
bàn tay viết
nguệch ngoạc mấy chữ
câu chuyện cái chết của mình,
các vị còn đứng được họ
lại thích nói rõ ràng
về cái chết của mình.
Ồ họ quá thích
biết trước
ngày và giờ chính xác
cái chết của mình.
Họ sẽ thấy vô cùng nhẹ nhõm
khi biết được đích xác
chừng nào họ sẽ rời bỏ
le grand con de l’existence, [5]
như Malone nói,
để lao vào
cái dối trá to đùng
của thế giới bên kia.
Họ hẳn là vui vẻ biết bao
khi ra đời
nếu như ông bác sĩ tốt bụng,
hay cái bà nào phụ trách
tống khứ họ vào đời
có thể nói cho họ biết
nhà ngươi sẽ chết lúc 15 giờ 30
ngày 22 tháng chạp 1989.
Phải chăng Sam[6] lẽ ra đã có thể viết
je serai quand même bientôt
tout fait mort enfin...
nếu như ông biết được chừng nào
ông sẽ thay đổi được thời gian?
Chắc chắn không phải vậy,
bởi lẽ Malone nói cho ta biết ở đoạn
sau đó một chút trong chuyện của mình
rằng hắn sẽ chết sans enthousiasme. [7]
Phải chăng như thế có nghĩa,
rằng trái với bọn ngốc
on this bitch of earth [8]
vẫn thường nhiệt tình để cho bị nổ tung
đem theo bên mình
hàng đống những thân phận người,
cái thiếu hứng khởi
của Malone trước cái chết của mình
là một cách mánh mung kiểu khác
để làm chậm lại động tác chết.
Thiếu hứng khởi
đối với một cái gì
ấy là một cách làm chậm
hạn kỳ của cái gì ấy.
Từ bientôt của Malone quả chế giễu
tính thường trực của cái chết,
và cái thiếu enthousiasme [9] của hắn
nhạo báng từ enfin [10]
Như thế trước khi rời khỏi
trang đầu câu chuyện kể của hắn
Malone đã làm chậm lại được
cái chết của mình đến lễ Saint-Jean, [11]
và còn đến tận lễ Quatorze Juillet, [12]
hắn nghĩ mình có thể cưỡng lại
cho đến lễ Transfiguration, [13]
và đến cả lễ Assumption. [14]
Là điều chắc chắn gây nghi ngờ
về những gì đã thực sự xảy ra
với Đức mẹ Đồng trinh ngày hôm ấy,
hay về những gì sẽ xảy ra với Malone
nếu hắn chịu đòn nổi cho đến ngày đó.
Thật ra thì Malone đã đánh bại
cái chết của chính mình như thế đó,
khi trước tiên hắn đưa hai bàn chân thoát ra khỏi
du grand con de l’existence
như hắn đã cắt nghĩa cho chúng ta
ở cuối câu chuyện của mình.
Tout est prêt. Sauf moi.
Je nais dans la mort,
si j’ose dire.
Telle est mon impression.
Drôle gestation.
Les pieds sont sortis déjà,
du grand con de l’existence.
Présentation favorable j’espère.
Ma tête mourra en dernier.
Ramène tes mains.
Je ne peux pas.
La déchirante déchirée.
Mon histoire arrêtée je vivrai encore.
Décalage qui promet.
C’est fini sur moi. Je ne dirai plus je. [15]
Chẳng có gì nói thêm đêm nay.
Giờ thì ta sắp đi nằm đây.
Chào các bạn.
 
 
 

Tận cùng cái mệt

 
ta mệt
mệt không hiểu nổi nguyên do
mệt như một cái cây già
ao ước che bóng cho cái vỏ của mình
 
ta mệt
mệt như bộ áo giáp chiến đấu với thời gian
ao ước được nhắm mắt
để ngủ
 
cái chết là gì
rốt cuộc
chỉ là con đường đi xuống
chỗ tận cùng
của cái mệt
 
 
_________________________

[1]Malone meurt – truyện của Samuel Beckett.

[2]Dù sao rốt cuộc ta cũng sắp / chết ngắt tới nơi.

[3]Sắp tới nơi.

[4]Rốt cuộc chết ngắt.

[5]cái cuộc đời khốn nạn này.

[6]Samuel Beckett.

[7]không hứng khởi.

[8]trên trái đất chó đẻ này.

[9]hứng khởi.

[10]rốt cuộc.

[11]24 tháng Sáu.

[12]Quốc khánh nước Pháp – 14 tháng Bảy.

[13]Lễ Biến thân – 6 tháng Tám.

[14]Lễ Qui thiên của Đức mẹ Maria – 15 tháng Tám.

[15]Tất cả đều sẵn sàng. Trừ ta. / Ta sinh ra trong cái chết, / nếu như ta dám nói. / Cảm tưởng của ta là như thế đó. / Sự thai nghén lạ kỳ. / Hai bàn chân đã đưa ra / khỏi cuộc đời khốn nạn. / Trình bày thuận lợi ta hi vọng thế / Cái đầu ta sẽ chết sau cùng. / Hãy rút tay ngươi trở lại. / Ta không thể. / Cái xâu xé bị xâu xé. / Câu chuyện ta chấm dứt ta sẽ còn sống nữa. / Cái chênh lệch hứa hẹn. / Về ta thế là hết. Ta sẽ không nói tôi nữa.

 
 
-------------
“Chuyện hứng khởi” dịch từ nguyên tác tiếng Pháp “Question d’enthousiasme” [có chỗ xen tiếng Anh, như thường lệ] của Raymond Federman – do tác giả gửi cho chúng tôi ngày 2.10.2008, từ San Diego. Những phần tác giả trích dẫn [chữ nghiêng] chúng tôi cố tình để nguyên tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, và chỉ dịch nghĩa trong phần Chú thích của người dịch.
 
“Tận cùng cái mệt” dịch từ nguyên tác tiếng Anh “The Final Reaches of Tiredness” của Raymond Federman – do tác giả gửi cho chúng tôi ngày 1.10.2008, từ San Diego.
 
 
Các tác phẩm của Raymond Federman đã đăng trên Tiền Vệ:
 
Làm sáng tỏ  (tiểu luận / nhận định) 
... Đối với tôi, những biến cố [của đời tôi hay của Lịch sử] một khi đã đi vào ngôn ngữ, chúng trở thành sản phẩm tiểu thuyết. Mallarmé đã nói rất rõ điều này: Tất cà những gì ta viết ra đều là tiểu thuyết. Vậy nên câu trả lời của tôi thật đơn giản: tôi viết tiểu thuyết, ngay cả khi cái tiểu thuyết ấy có vẻ như kể lại cuộc đời tôi — có thật hay tưởng tượng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Trước khi tôi bắt đầu viết, tôi muốn nói là viết cuốn sách đầu tiên của tôi, cuốn sách đầu tiên đáng kể, suốt thời gian đọc sách tôi tự nhủ, tôi muốn viết là viết như nhà văn này này. Tôi không thể quyết định tôi muốn viết sách của mình như thế nào. Một ngày nọ tôi bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết, cuốn tiểu thuyết đầu tiên đáng kể, và chính cuốn tiểu thuyết ấy đã cho tôi biết tôi phải viết nó như thế nào... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... ấy ta chưa bao giờ nghĩ ta có đủ sức / mô tả hiện tình sức khoẻ và thuốc men của mình / một cách rành mạch và chữ nghĩa đầy thơ như vầy // federman đã sẵn sàng chiến đấu... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
bạn biết đấy tuổi ta vừa 80 / và đột nhiên thân thể rụng rơi từng mảnh // hôm rày ta bị khá căng thẳng / và không sao viết lách gì được... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... cái tuyển tập federman bạn dự định cho xuất bản / ở việt nam nó tới đâu rồi / bạn có chi mới không // ta cũng thế sức khoẻ ta lúc này lung lay / ngực đau – hai bên ba sườn trật khớp / một chân hết xài / ngoài ra thì cuộc sống tiếp diễn... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ta có bao giờ nói với bạn là những dòng viết nguệch ngoạc bạn gửi ta gần như mỗi ngày làm ta muốn tiếp tục sống? / Ta có bao giờ nói với bạn về sự rộng lượng của bạn khi bạn trả lời giùm ta những câu hỏi ngốc nghếch mà ta cứ mãi tiếp tục hỏi mình?... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Điều tôi biết bây giờ--------năm mươi năm hay hơn thế / về thơ ca--------hoang phí / tôi từng biết nó khi tôi hai mươi tuổi--------kiểm chứng vô ích bằng thừa... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... trong bóng tối rất sâu / em hãy viết bài thơ / chị sẽ thì thầm vào tai em... | ... con hãy cứ để cái khăn quàng / lơ lửng bên trên / như vậy / sẽ không ai để ý... | ... bên kia / xe điện hầm lao / vào cái âm vật to tướng / hình tam giác của châu Mỹ | tưởng tượng / một / lát / rằng / ta / là / con / người / cuối cùng / trên / mặt đất... | ... những con số cộng những con số trừ / sắc da giống nòi hoang đường của chị / và cũng của tên em xuyên suốt lịch sử... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Về nhà văn & sự viết   (truyện / tuỳ bút)
... Khi nhà văn công bố rằng hắn hay ả đã tìm thấy cái giọng của riêng mình, thì bạn có thể hiểu điều đó có nghĩa là: a) _____________ b) _____________ c) _____________ d) _____________ ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Thượng Đế xưa nay vẫn là chìa khoá mở ra Vũ Trụ / cho đến khi Hitler và đồng bọn quyết định... | ... Mặt Trời bảo anh sẽ chỉ được / nhìn nhận sau khi chết / thế nên chết càng sớm / thì anh càng sớm nổi tiếng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những thứ ở không xa đây / Những thứ không với tới được việt vị // Những thứ có thể đem nói rõ ràng / Những thứ nói bằng tâm thần phân liệt ngữ // Những thứ mất hút giữa Sahara / Những thứ trong gió sa mạc // Những thứ chẳng để nói lên điều gì cả / Và cùng lúc muốn nói lên tất cả... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thưa Bà, bà ngạc nhiên thấy một người Mỹ như tôi nói tiếng Pháp giỏi đến thế, và phát âm không một chút lạc giọng. Hãy cứ cho là tôi có khiếu về ngôn ngữ và khi tôi còn trẻ tôi từng được cấp một học bổng học môn ngôn ngữ ở Sorbonne. Nhưng mà không, chuyện không có thật đâu. Tôi trêu bà đấy, thưa Bà... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Một đoạn ở trại phân  (truyện / tuỳ bút) 
... Thế là mỗi đêm khi chị ta làm giường cho tôi tôi đứng sau lưng chị, động cỡn tưng bừng, nhưng tôi chưa bao giờ đụng tới chị. Tôi quá rụt rè. A quả là thời ấy tôi quá rụt rè. Và tôi cũng sợ nữa. Thế nên tôi chưa bao giờ dám đụng đến chị. Nghĩa là, trừ một lần... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
CUỐN SÁCH CỦA SAM [II]  (tiểu luận / nhận định) 
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Raymond Federman — nhà văn hậu hiện đại lừng danh của Hoa-kỳ, một trong những chuyên gia hàng đầu về Samuel Beckett trên thế giới, tác giả nhiều cuốn sách và bài viết về Beckett, đồng thời là bạn thân của Beckett — đang viết sắp xong cuốn sách LE LIVRE DE SAM để giao cho một nhà xuất bản ở Pháp trong năm nay. Tuy nhiên, đáp ứng lời mời của nhà văn Hoàng Ngọc Biên, ông đã dành riêng cho Tiền Vệ quyền đăng trước ở đây những phần ông đã hoàn tất, như một đóng góp vào dịp Tiền Vệ kỷ niệm bách niên sinh nhật Samuel Beckett. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
CUỐN SÁCH CỦA SAM  (tiểu luận / nhận định) 
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Raymond Federman — nhà văn hậu hiện đại lừng danh của Hoa-kỳ, một trong những chuyên gia hàng đầu về Samuel Beckett trên thế giới, tác giả nhiều cuốn sách và bài viết về Beckett, đồng thời là bạn thân của Beckett — đang viết sắp xong cuốn sách LE LIVRE DE SAM để giao cho một nhà xuất bản ở Pháp trong năm nay. Tuy nhiên, đáp ứng lời mời của nhà văn Hoàng Ngọc Biên, ông đã dành riêng cho Tiền Vệ quyền đăng trước ở đây những phần ông đã hoàn tất, như một đóng góp vào dịp Tiền Vệ kỷ niệm bách niên sinh nhật Samuel Beckett. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Cái xứ sở kia  (thơ) 
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Không có cửa vào / không có cửa sổ ở đây // Ta bước vô từ hậu trường / nơi mà sống là đau // Ta ngồi chồm hổm / ta quì gối / ta bò lê tới bụng / và ta chờ... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Tôi chạm trán lần đầu tiên với tác phẩm Samuel Beckett khi tôi xem vở kịch Waiting for Godot ở New York năm 1956. Tôi chưa bao giờ bình phục. Năm 1959 ở Đại học UCLA, tôi chọn Samuel Beckett làm đề tài luận văn tiến sĩ của tôi. Một số giáo sư trong ủy ban chấm thi tiến sĩ tìm cách khuyên ngăn tôi, bảo rằng Beckett là một ông lang băm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Khi ta nghĩ đến hàng triệu hàng triệu những con người từng mơ mộng trước cả MONA LISA của Leonardo, ta có thể tưởng tượng họ sẽ cười ngọt cỡ nào nếu như ổng vẽ cái ĐÍT của nàng thay vì vẽ mặt nàng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thế nếu ta kể chuyện của ta cho ta nghe? // Quả thật là suốt câu chuyện gập ghềnh / ta thường bị sẩy chân, và khi ta ngã / ta liền đứng dậy và nói với mình... | ... Tôi muốn đút đầu vào / và nói với thằng chó má / phỏng vấn nọ rằng / hắn lẫn lộn / Việc làm với Làm việc... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Suy nghĩ về những cách cải thiện cái chết  (tiểu luận / nhận định) 
... Vâng, mười tám ngàn con người chấm dứt hiện hữu cùng trong một phút, gần như cùng một lúc, và trên cơ sở tiếp diễn. Những con số ấy làm cho đầu óc rối bù như một hoang mạc trừu tượng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Nó sẽ xảy ra thế nào đây / lần ra đi chung cuộc ấy / nó có sẽ hung bạo / có sẽ làm tổn thương / hay sẽ êm đềm / đầy im lặng... | Một ngày kia ta sẽ đến / chỗ đặt tro hỏa táng / và sẽ ngồi bên cạnh tro than / của mẹ ta và cha ta / ta sẽ ngồi trong bóng tối... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
“Who Will Crack First” [1997], một vở kịch ý niệm dưới hình thức một bài thơ, của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ: bắt đầu // một giọng nói vang vọng từ xa giải thích // tình thế // hai người bạn quyết định không bao giờ / nói chuyện với nhau nữa / họ cảm thấy tình cảm / và sự kính trọng giữa hai bên / đang dần dà teo mất với từng chữ / qua lại giữa họ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
“Who Will Crack First” [1996], một vở kịch ý niệm dưới hình thức một bài thơ, của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ: tình thế // hai người bạn quyết định không bao giờ / nói chuyện với nhau nữa // họ cảm thấy tình cảm / và sự kính trọng giữa hai bên / đang dần dà teo mất với từng chữ / qua lại giữa họ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những con số  (thơ) 
Bài thơ “Numbers” của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ: nhớ là điều rất quan trọng [1] / như Jasper Johns chứng minh rất đẹp với những con số của ông [2] / rằng những con số chỉ có thể quy chiếu chính chúng [3] / những con số đứng một mình chẳng có chuyện gì [4] ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Bốn bài thơ “Elsewhere” và “Dancing in the Dark” của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.]
 
Trở về từ Constantza  (truyện / tuỳ bút) 
“Retour de Constantza”, truyện ngắn với lối viết khác thường, giống như những mảnh ngẫu nhiên cắt ra từ một mạch ý tưởng dài hơn (vì cuối truyện không có dấu chấm), của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Con sâu  (truyện / tuỳ bút) 
Cái rắc rối với hai kẻ ngu đần khởi sự quậy rối tung từ đầu tới cuối trên Thiên đường, tất nhiên, tôi muốn nói đến Adam & Eve, là ở chỗ họ đã chọn không đúng trái táo. Hai kẻ ngu đần trần truồng ấy đã chọn trái táo bự nhất, bóng loáng nhất, đẹp nhất trên cây... [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Bốn bài thơ “Advice for Older Men”, “American Dream”, “Another Failure”, và “In the End” của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.]
 
Đời nghệ sĩ ở Montparnasse  (truyện / tuỳ bút) 
Hai kẻ vô gia cư quyết định trở thành họa sĩ ở Montparnasse. Vậy là họ đến Paris, mướn căn một phòng ở Montparnasse, khoác một chiếc áo choàng họa sĩ và đội một cái béret và, để tự lăng xê mình, họ vẽ lên tường căn phòng tất cả những gì có trong phòng ấy... [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Tên phản bội chính nghĩa  (tiểu luận / nhận định) 
Từ rất trẻ tôi đã không có mẹ và đất mẹ. Mồ côi, tôi đã rời nước Pháp ra đi chẳng có gì trong tay. Không học vấn. Không gia đình. Không tiền bạc tất nhiên. Gần như trần truồng... (Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên). (...)
 
Ăn sách  (truyện / tuỳ bút) 
“Eating Books”, truyện ngắn với lối viết kỳ đặc của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Brudny Zyd đi Ba lan  (truyện / tuỳ bút) 
“Brudny Zyd goes to Poland”, truyện ngắn với lối viết rất ngộ nghĩnh của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Ba đoản văn  (truyện / tuỳ bút) 
Ba đoản văn, với lối diễn tả và kết cấu mới lạ rất thú vị, của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Ba truyện ngắn  (truyện / tuỳ bút) 
Ba truyện ngắn của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch nhà văn Hoàng Ngọc Biên. (...)
 
Phỏng vấn Godot  (kịch bản) 
Một kịch bản của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch và một bài “viết lan man” thú vị của nhà văn Hoàng Ngọc Biên.
 
Công chúa & con ếch  (truyện / tuỳ bút)  [viết chung với George Chambers]
Một lần nọ, và đó quả là một lần hãi hùng... [Bản dịch của Trần Tuệ Minh] (...)
 
Tấm gương soi  (truyện / tuỳ bút)  [viết chung với George Chambers]
Hai khứa lão đang nắn mặt sửa mày trong một tấm gương cũ... [Bản dịch của Trần Tuệ Minh] (...)
 
Một lần nọ  (truyện / tuỳ bút)  [viết chung với George Chambers]
Một lần nọ, và đó là một lần hết sức bá láp... [Bản dịch của Trần Tuệ Minh] (...)
 
Vẻ đẹp của sự cô đơn  (truyện / tuỳ bút)  [viết chung với George Chambers]
Cô đơn là một trạng thái tự nhiên... [Bản dịch của Trần Tuệ Minh] (...)
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021