thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
mộng đã thành khói
 
Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường
 
 
 
CHARLES BUKOWSKI
(1920-1994)
 
 
 

mộng đã thành khói

 
cái thư viện công cộng ở L.A.
đã cháy rụi
cái thư viện ở trung tâm thành phố
và cùng với nó đã bay luôn
phần lớn tuổi trẻ
của tôi.
 
thủa ấy tôi hay ngồi trên một chiếc băng
đá với thằng bạn
trọc đầu của tôi thì bỗng dưng nó
hỏi:
mày sắp nhập
Sư đoàn
Abraham Lincoln phải không?
 
cái chắc, tôi
đáp.
 
nhưng vì biết rõ mình chẳng là
một gã trí thức
có lý tưởng hay có xu hướng chính trị
nên tôi đã
rút lui.
 
lúc đó
tôi rất ham đọc sách
tôi đi từ phòng này qua
phòng kia: văn chương, triết lý,
tôn giáo, thậm chí cả y học
và địa chất học nữa.
 
trước đó chẳng bao lâu
tôi đã có ý định trở thành một nhà văn.
tôi nghĩ đó là cách
dễ nhất để
thoát
và các văn sĩ cự phách của chúng ta
đối với tôi thật ra chả khó nhai
tí nào cả.
tôi có nhiều vấn đề hơn
với Hegel và Kant.
 
điều đáng
chán đối với tôi là
hầu hết bọn họ thảy đều
đã tốn quá nhiều thời giờ để
có thể phát biểu được một
điều gì đó sống động và / hay
thú vị
tôi nghĩ mình sẽ thành công
dễ dàng hơn
bọn họ.
 
tôi đã phát hiện được hai
điều:
a) phần lớn các chủ nhà xuất bản nghĩ rằng
những cái gì đọc lên mà thấy buồn ngủ là
sâu sắc.
b) rằng tôi cần có nhiều thập kỷ
sống và viết
trước khi có thể
ghi lên trang giấy
được một câu
xấp xỉ với
ý
muốn.
 
vào lúc đó
trong khi những người trẻ tuổi khác chạy theo bọn
đàn bà
tôi chỉ đuổi theo những cuốn
sách cũ.
tôi là một gã yêu sách vở, dù chỉ là
một gã yêu sách vở
một cách bất mãn
và như vậy
là do bởi sự nhào nắn của
thế giới.
 
tôi sống trong một căn gác ván ép
ở mé sau một tòa nhà có trang bị sẵn để cho thuê
với món tiền phòng là 3 đô-la rưỡi
mỗi tuần
và ở đó tôi đã cảm thấy mình tựa như một
Chatterton
dúi đầu vào một tí
Thomas
Wolfe.
 
vấn nạn lớn của tôi là
tem, phong bì, giấy
và rượu
chát,
với cái thế giới đang ở ven bờ
Thế Giới Chiến thứ hai.
tôi chưa bị xao xuyến bởi
phụ nữ, tôi vẫn là một gã trai tơ
và tôi viết được từ 3 đến
5 cái truyện ngắn mỗi tuần
chúng đều bị gửi
trả lại
bởi The New Yorker, Harper's,
The Atlantic Monthly.
tôi có đọc thấy
Ford Madox Ford phết vách tường
phòng tắm của ông ta bằng những lá thư
từ chối
nhưng vì không có
buồng tắm nên tôi đút chúng vào
một cái hộc tủ
và khi nó đầy ắp đến mức
không thể kéo
ra
tôi lấy tất cả các tờ thư
và vất chúng cùng với mớ
truyện ngắn.
 
mặc dù vậy
cái thư viện công cộng của L.A. vẫn là
chỗ ngụ của tôi
và của nhiều người
sống lang thang.
chúng tôi kín đáo sử dụng
toa-lét
và những thành phần trong
bọn tôi
bị trục xuất là những kẻ
đã gục ngủ
trên bàn
của thư viện — chẳng có ai ngáy ròn hơn
một kẻ sống lang thang
ngoại trừ người mà bạn đã
kết hôn.
 
song tôi đã chưa hẳn là một
gã sống lang thang. Tôi có tấm thẻ của thư viện
và tôi lấy ra và mang trả lại
những cuốn sách
những chồng sách cao
nghệu
luôn luôn là số sách tối đa được
cho mượn:
Aldous Huxley, D.H. Lawrence,
e.e. cummings, Conrad Aiken, Fedor
H.D., Freddie Nietzsche, Art
Schopenhauer
Steinbeck,
Hemingway,
vân vân...
 
tôi có ý chờ nghe mụ quản thủ thư viện
nói: cậu có gu lắm đó, cậu em
ơi...
 
thế nhưng con mẹ thối địt và gần lép xẹp đó
chẳng rõ mụ ta là ai cả
vậy thời
tôi là cái thá chi hả
bạn thử nghĩ lại mà xem.
tuy vậy các kệ sách ấy đã trữ
một kho báu phi thường: chúng giúp tôi
phát hiện
các nhà thi bá Trung hoa
như Đỗ Phủ và Lý
Bạch
có thể diễn tả chỉ trong một câu
thơ nhiều ý hơn phần đông thi sĩ với
ba mươi
hay một trăm câu thơ.
Sherwood Anderson hẳn đã có
đọc qua
hai nhà
thơ ấy.
 
tôi cũng có mang về
các bài Cantos
và Ezra đã giúp tôi
triển nở các cơ bắp của cánh tay thay vì
não bộ.
 
và cái chỗ tuyệt vời đó
thư viện công cộng của L.A.
là một tổ ấm đối với những ai đã
từng
biết ngôi nhà của
hỏa ngục
NHỮNG DÒNG SUỐI QUÁ RỘNG ĐỂ NHẢY QUA
XA ĐÁM ĐÔNG ĐIÊN CUỒNG
ĐỐI KHÚC
CON TIM LÀ MỘT ANH THỢ SĂN CÔ ĐỘC
 
James Thurber
John Fante
Rabelais
de Maupassant
vài người không hạp
khẩu vị tôi: Shakespeare, G.B. Shaw,
Tolstoi, Robert Frost, F. Scott
Fitzgerald
Upton Sinclair khá
hơn
Sinclair Lewis
và tôi coi Gogol và
Dreiser như là những kẻ đần độn
hoàn toàn
 
song những phán xét kiểu đó thường do
lối sống bất
đắc dĩ của một người hơn là vì
lý trí của hắn.
 
cái thư viện cũ kỹ của L.A.
chắc chắn đã ngăn cản tôi
tự sát
trở thành
một tên cướp
nhà băng
đánh đập
vợ hiền
trở thành một anh chàng bán thịt
hay một tên cớm cưỡi mô tô
và dẫu cho các thứ ấy có thể
không tệ mấy
ấy là
một cơ hội
bằng vàng
bởi vì cái thư viện ấy đã có mặt
ở đấy khi tôi còn
trẻ và tìm cách bám
vào một cái gì đó
khi mà dường như
chẳng có
gì cả
và khi tôi mở tờ báo ra
và đọc bài tường trình về trận hoả tai
đã thiêu rụi cái
thư viện và một phần lớn sách vở
 
tôi đã bảo với
vợ tôi rằng: tôi đã ở đấy
trọn cả
thời gian...
VIÊN SĨ QUAN PHỔ
CHÀNG TRẺ TUỔI TRÊN CHIẾC ĐU BAY
CÓ HAY KHÔNG CÓ
 
ANH KHÔNG THỂ QUAY VỀ.
 
 
------------------
Nguyễn Đăng Thường dịch theo bản tiếng Pháp của Michel Lederer vì không truy ra bản tiếng Anh. Các cụm từ chữ hoa to là tên những cuốn truyện danh tiếng tôi dành cho độc giả truy lùng nguyên tác (và dịch lại) nếu thích.
 
Nguồn: Charles Bukowski, Avec les damnés (Paris: Grasset & Fasquelle, 2000; Le Livre de Poche in lại vào năm 2002).
 
 
Những tác phẩm của Charles Bukowski đã được giới thiệu trên Tiền Vệ:
Anh thấy em uống ở vòi nước với những bàn tay bé xíu / xanh lơ, không, đôi tay em không bé xíu / chúng nhỏ nhắn, và vòi nước thì ở xứ Pháp / nơi em viết cho anh lá thư cuối cùng đó và... | Tui rù ẻm / mất vài đêm trong một quán bar / không phải tụi tui là tình nhân mới, / tui mết ẻm suốt 16 tháng... [Bản dịch của Thận Nhiên]
 
Sự điên rồ của tôi  (truyện / tuỳ bút) 
Và nếu có bất cứ ai ngoài kia cảm thấy điên rồ đủ để muốn trở thành một nhà văn, thì tôi bảo cứ lao đầu về phía trước, nhổ nước bọt vào con mắt của mặt trời, gõ lên những phím chữ, đó là cơn điên tuyệt vời nhất đang diễn ra... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Hai bài thơ "Decline" và "The Suicide Kid" của Charles Bukowski (1920-1994) — một trong những cây bút phóng túng nhất trong văn chương Hoa Kỳ đương đại. Nhà thơ Đinh Linh dịch và giới thiệu.
 
Ba bài thơ "Young in New Orleans", "My First Affair with That Older Woman", và "Lifting Weights at 2 a.m." của Charles Bukowski (1920-1994) — một trong những cây bút phóng túng nhất trong văn chương Hoa Kỳ đương đại. Nhà thơ Đinh Linh dịch và giới thiệu.
 
sau giờ cày cuốc ở lò sát sinh / có một quán nhậu ở góc đường / tôi ngồi đó... [Bản dịch của nhà thơ Thận Nhiên]
 
trên tầng lầu hai ở đường Coronado / tôi thường nhậu xỉn / rồi ném cái radio qua cửa sổ / trong khi nó đang hát, và, dĩ nhiên / làm bể kính cửa sổ... [Bản dịch của nhà thơ Thận Nhiên]
 
Anh ân cần với em, này yêu dấu, anh yêu em, / lý do duy nhất anh đụ L. là bởi vì em đã đụ / Z. và sau đó anh đụ R. và em đụ N... [Bản dịch của nhà thơ Thận Nhiên]
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021