thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Fong-cách Võ Đình (Mai)

 

Fong-cách (ethos) là chữ người xưa zùng để chỉ já-trị tinh-thần đáng nể của một tác-fẩm văn-chương, một xã-hội hay một cá-nhân. Cho nên ta zùng chữ fong-cách zưới nhiều zạng khác nhau, ví-zụ: bài thơ đó tuyệt vời, xã-hội đó thanh-bình hạnh-fúc, và một người có lòng khiêm-ái.

Võ Đình là một nhà-văn và là một hoạ-sĩ có tinh-thần ngiêm-ngị cổ-xưa.

Võ Đình, ở lúc sinh-tiền, vẫn thường cho anh thuộc về một thế-jới văn-học cổ. Văn của anh và những ẩn-zụ anh zùng trong văn, tuy không bao jờ sao chép cổ nhân, nhưng mạch văn và tư-zuy của anh cho người đọc thấy rõ điều này.

Võ Đình là một người ngiêm-ngị, rất chọn lọc, trong ngệ-thuật cũng như trong cuộc đời. Anh thẳng-thắn và cũng rất điệu, có tài ngâm thơ và uống rượu, nhưng nhất định không ngồi chung với tiểu-nhân. Anh cho tôi là người hết sức xã-jao (diplomatic), rất khác với anh. Nhưng chúng tôi là bạn.

Tuy nhiên, trong hội-hoạ, Võ Đình lại có những bước đi táo-bạo đầy í-thức. Bố cục tranh của anh, ở những bức thành-công, không có một hoạ-sĩ Việt Nam nào trong Hội Hoạ-sĩ Trẻ Việt Nam trước 1975 mà tôi biết có thể cảm được và đạt tới được, bởi vì đa số những hoạ-sĩ này thích làm “matière” tức cấu tạo texture sao cho lôi cuốn, như lối của Dubuffet và Klee, hoặc mơ-mộng theo kiểu Chagall, từ đó có cái “mode” gái-ngựa-trăng-hoa, và cho là đông-fương. Võ Đình đã nhẹ nhàng và ngiêm-khắc fê-bình hiện-tượng này như sau: “Nhưng đông-fương đâu chì là ngựa rung bờm, trăng lấp ló, và thuyền lãng-đãng.” Tranh của Võ Đình làm tôi liên tưởng tới Beckmann zù nội-zung và bố-cục khác nhau. Võ Đình nhìn tôi và trả lời ngay là anh chịu ảnh-hưởng của hoạ-sĩ người Đức lưu-vong này.

Võ Đình được ja-đình đưa sang Paris lúc còn rất trẻ, để tránh những lôi cuốn vào fong-trào chống Fáp của học-sinh thời đó. Thoạt đầu anh muốn học I-khoa, nhưng rồi anh đổi í và quyết-tâm theo ngệ-thuật. Hai cụ thân-sinh ra anh rất vui mừng trước quyết-định của anh và cho rằng là một ngệ-sĩ mới khó và đáng quí. Hiện-tượng này không jống như trường-hợp của Mary Cassatt. Khi nhận được thư của bà Cassatt gửi từ Paris về cho cha mẹ ở Pennsylvania với ước muốn trở thành hoạ-sĩ hơn là một bàc-sĩ i-khoa, ja-đình bà đã quyết-định không gửi tiền trợ-cấp hàng tháng. Thật là mỉa-mai. Ai bảo rằng đầu óc Đông-fương không cởi mở (liberal)?

Võ Đình hấp-thụ được tất cả những khuynh-hướng hội-hoạ của Âu-châu từ khoảng đầu thế-kỉ hai mươi, và hội-hoạ của Hoa-kì từ sau thế-chiến thứ hai. Anh rời Fáp sang Mĩ, tại đây anh kết zuyên với chị Helene (Huệ-liên). Ở Paris cũng như ở New York, Võ Đình triển-lãm tranh đều đặn. Anh thành công trên cả hai fương-ziện tiền-bạc và ngệ-thuật. Nhưng kể từ đầu thập-niên 70, hoạt-động triển-lãm của anh trong thế-jới Tây-fương coi như không còn, lí zo là những fòng tranh đã trưng bày tác-fẩm của anh trước kia không kiếm ra khách hàng hợp với bút fáp mới của anh. Anh về Frederick, Maryland, ở một nơi anh đặt tên là Thạch-lũng (Stone Vale), và anh thường mỉm cười nói tiếp: “Qui ngoạ Nam Sơn thuỳ,” ám-chì núi South Mountain gần đó thuộc zãy Appalachian.

Võ Đình quyến-luyến Việt Nam đến độ tôi hơi ngại cho anh bởi vì tôi biết sớm muộn jì nhiều thực-tại sẽ làm anh thất vọng. Năm 1974 lần đầu tiên anh về thăm nhà sau mấy chục năm xa quê-hương. Tôi may mắn biết anh nhờ anh chợt thấy một tấm tranh của tôi trưng bày trong văn-fòng zu-lịch ở trên đường Tự-zo. Ông bà chủ tên là Peter English mua tấm tranh này. Trong những câu chuyện trao đổi ban đầu với nhau tôi thấy Võ Đình đọc rất nhiều thông-tin về ngệ-thuật trong thế-jới Tây-fương, và hiểu rất cặn kẽ, một điều không thể có đối với đa số hoạ-sĩ Việt trong và ngoài nước. Khi chúng tôi đi qua một bụi trúc nhỏ gần góc đường Tự-đức và Mạc-đĩnh Chi, Võ Đình đã zừng chân, quì một gối để sờ vào rễ trúc và nói với tôi: “Đúng! Đây chính là đất đai rồng rắn là nhà!”

Nói tới tranh của Võ Đình fải nói tới mộc-bản của anh – ngang tàng, sắc bén cho tôi cảm jác nét “cắt” của con zao ngọt ngào như nét bút. Tôi đã chụp được nhiều tranh của anh, trắng-đen, mầu và slides, để zự-định viết một bài về ngệ-thuật của anh, từ gần 30 năm trước. Zự-định này tạm ngừng vì tôi cứ mong đợi thấy những tác-fẩm mới của anh. Nhưng chờ mãi không thấy. Khoảng đầu thập-niên 90, Võ Đình về Việt Nam và ở đó vài tháng trước khi bang-jao Việt-Mĩ bắt đầu. Đó là thời-jan không thuận-tiện cho anh, và ngay cả bây jờ. Anh trở lại Hoa-kì và tôi rất mừng cho anh. Thế rồi anh zọn về Florida với chị Lai-hồng. Lúc này tôi đang zạy ở Towson University, và chúng tôi có liên-lạc với nhau, nhất là lúc anh ra mắt sách ở Virginia.

Sau năm 1975, Võ Đình trở thành nhà văn. Anh viết nhiều truyện ngắn và một vài bài nhận-định về hội-hoạ. Sự có mặt của anh trong cộng-đồng Việt được nhiều người chú í và kình nể. Tuy nhiên cũng có vài người không ưa anh một fần vì tính thằng thắn và ngiêm-ngị của anh, một fần vì anh rất cao-ngạo với kinh-ngiệm, kiến-thức và tuổi đời của mình. Anh đã mượn mấy câu thơ của Nguyễn Zu để jãi bày tâm-sự với tôi:

Fong-trần mài một lưỡi gươm,

Những loài já-áo túi-cơm sá jì!

Ngênh-ngang một cõi biên-thuỳ

Thiếu jì cô-quả thiếu jì bá-vương!

Võ Đình đọc thơ của Nguyễn Bính cho tôi nge:

Hỡi ôi Nhiếp-chính mà băm mặt,

Jữa chợ ai người khóc nhận thây!

Anh cũng đọc thơ của Tố Hữu cho tôi nge:

Con chim se sẻ của tôi ơi

Con chim nho nhỏ mới ra đời![*]

Võ Đình đúng là con người văn-ngệ, lãng-mạn, đam-mê và cũng rất đa-tình.

Văn của Võ Đình trôi-chẩy, mực-thước và linh-động NHƯNG không sáng-tạo. Anh không đọc hoặc có thể không ưa – như anh đã nói – những lối viết thiên về “concept” kể từ Joyce – tức là không khai thác khía cạnh siêu-hình của ngôn-ngữ. Võ Đình cũng không ưa người đọc gán cho bút-fáp của anh là trường-fái này hoặc trường-fái kia. Anh mang trong lòng một nội-tâm đầy fong cách trầm-tư và anh muốn người đọc nhìn ra nội-tâm đó.

Trở lại vấn-đề hội-hoạ, Võ Đình đã làm tôi cảm-động khi anh nói với một số người là trong thiên-hạ có bốn bồ hội-hoạ, hai bồ thuộc về tôi, một bồ là của anh, còn một bồ ban fát cho thiên-hạ zùng. Trong một bài viết đăng trên báo, Võ Đình lại làm tôi cảm-động khi anh nhận xét rằng “Nguyễn Quỳnh có những tấm tranh vượt ra ngoài biên-jới Đông-Tây.”

Hai tháng trước tôi điện-thoại cho anh Võ Phiến, fàn nàn rằng sức-khoẻ của Võ Đình sa sút quá. Tôi nhắc lại là jữa thập-niên tám mươi Võ Đình học võ Việt Nam, và buổi sáng trước khi đưa tôi ra ga, anh ấy đã múa một bài quyền mà anh ấy bảo: “Đây là bài Tống-khách”. Zọng anh Võ Phiến rõ ràng nhưng xa vắng: “Ấy, sự đời có cái thật mỉa-mai!” Hơn một tháng trước tôi điện-thoại qua Võ Đình hỏi anh độ này có vẽ viết nhiều không. Anh trả lời –jọng rất iếu: “Lai rai!”

Tôi vẫn tin tưởng Võ Đình còn thọ “lai rai”. Ở Hoa-kì trên 70 chưa gọi là jà. Và tôi zự định qua Florida thăm anh. Nhưng “mỉa-mai” thay:

Hôm qua nó vẫn còn bay nhảy,

Chỉ một ngày thôi đã “mất” rồi.[*]

 

Nguyễn Quỳnh
June 04, 2009

 

_________________________

Chú thích của Tiền Vệ:

[*]Tác giả Nguyễn Quỳnh đã nhớ nhầm mấy câu thơ Tố Hữu một cách rất thú vị. Theo đúng như nguyên bản, bốn câu thơ đầu tiên trong bài “Con chim của tôi” của Tố Hữu là thế này:

 
Nó chết rồi con chim của tôi
Con chim sẻ sẻ mới ra đời!
Hôm qua nó hãy còn bay nhảy
Chỉ một ngày giam nó chết rồi!
 
[Trích bài “Con chim của tôi”, trong tập Từ ấy, in lại trong cuốn Tố Hữu - Thơ (nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1994) trang 94.

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021