thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 4.015 – 4.0641

 

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh

 

LUDWIG WITTGENSTEIN

(1889-1951)

 

___________

 

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC

[4.015 – 4.0641]

 

 

4.015

Tất cả mọi hình-ảnh (Gleichnisse), kể cả hình-tượng trong lối (Mode) diễn-tả, đều nằm trong lí diễn-tả.

 

4.016

Để hiểu tinh-tuý của mệnh-đề, ta nên để í đến lối viết chữ tượng-hình biểu-trưng cho dữ-kiện, cũng như để-í đến cách viết theo mẫu-tự, luôn luôn bám sát vào nội-dung miêu-tả.

 

4.02

Cứ nhìn vào thể là biết í-nghĩa miêu-tả của kí-hiệu, khỏi phải dài dòng văn-tự.

 

4.021

Mệnh-đề là bức tranh của thực-tại. Hiểu mệnh-đề là hiểu hoàn-cảnh mệnh-đề miêu-tả, khỏi cần cắt nghĩa lôi thôi.

 

4.022

Mệnh-đề cho í-nghĩa.

 

4.023

Mệnh-đề phải cho ta thấy thực-tại “có hay không”.

Muốn biết “có hay không” mệnh-đề phải miêu-tả thực-tại rõ ràng, vì mệnh-đề chính là dữ-kiện.

Trong khi một vật được miêu-tả qua hình dạng bên ngoài của nó (seinen externen Eigenschaften), thì mệnh-đề diễn-tả cơ-cấu bên trong của thực tại.

Tư-tưởng phô diễn thế-giới quan dựa vào khung của luận-lí để ta thấy được tất cả những gì hợp lí đều là sự thật. Cũng nhờ thế ta biết những gì nằm trong suy-tư giả trá (falschen Satz Schlüsse)

 

4.024

Hiểu một tư-tưởng (Satz) là biết trường-hợp nào tư-tưởng ấy đúng.

Hiểu tư-tưởng là biết tư-tưởng ấy đúng hay sai.

Hiểu tư-tưởng là hiểu cơ-cấu (Bestandteile) của tư-tưởng.

 

4.025

Khi dịch từ một ngôn-ngữ này sang ngôn-ngữ khác chúng ta không dịch từng mệnh-đề. Chúng ta dịch cơ-cấu thiết yếu của mệnh-đề (Satzbestandteile).

(Dịch bằng tự-điển là dịch theo tự-loại [Substantiva]. Trong tự-điển các tiếng như động-từ, tính-từ và liên-từ chỉ là tự-loại mà thôi.)

[Dịch câu: Đầu tường quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa (Nguyễn Du) là trình bày một không-gian thổn-thức kéo dài mãi từ điểm uyên-nguyên theo tâm-lí, được linh-động bằng tiếng chim. Chứ không phải dịch chữ theo tự-điển.]

 

4.026

Hiểu chữ vì chữ được cắt nghĩa rõ ràng. Hiểu tư-tưởng là nỗ-lực của cá-nhân.

 

4.027

Iếu-tính của tư-tưởng có thể cho ta thấy í-nghĩa mới của tư-tưởng.

 

4.03

Mệnh-đề (tư-tưởng) có thể dùng một cách diễn-tả cũ để trình bày nghĩa mới.

[tục-ngữ: Quít làm Cam chịu. Í mới: Thì vin cành Quít cho Cam sự đời! (Nguyễn Du) nghĩa là: “Thôi đành chịu vậy.”]

Vì tư-tưởng cho ta biết trạng-huống (Sachlage), nên tư-tưởng và trạng-huống phải gắn bó với nhau. Gắn bó này i-như một mô-hình luận-lí (logisches Bild) của trạng-huống và tư-tưởng.

Thế thì tư-tưởng (mệnh-đề) chính là một bức tranh.

 

4.031

Cứ trình bày một hoàn-cảnh i như thực trong một tư-tưởng hay trong một mệnh-đề.

Thay vì nói, ‘mệnh-đề này có í-nghĩa thế này’, ta hãy nói, ‘mệnh-đề này trình bày một hoàn-cảnh như thế này.’

 

4.0311

Mỗi cái tên chỉ cho một sự-vật. Nhiều cái tên cho nhiều sự-vật để làm thành một bức tranh sống-động, hay làm thành chuyện trên đời (Sachverhalt).

 

4.0312

Mệnh-đề được thiết-lập trên một nguyên-lí là tất cả sự-kiện trong mệnh-đề phải có kí-hiệu tiêu biểu cho sự-kiện.(Prinzip der Vertretung von Gegenständen durch Zeichen).

Nên nhớ, kí-hiệu luận-lí (Logischen Konstanten) không phải là biểu-trưng cho sự-kiện. Không hề có cái gọi là biểu-trưng cho “luận-lí về dữ-kiện” (Logik der Tatsachen)

 

4.032

Một tư-tưởng hay một mệnh-đề diễn ra hợp-lí là một bức tranh vẽ ra trạng-huống.

(Ta gọi mệnh-đề đơn-giản như, ‘Ambulo’, là cơ-cấu [zusammengesetzt] vì mỗi cái cuống khác nhau của mệnh-đề ấy sinh ra mỗi nghĩa khác nhau.)

 

4.04

Hoàn-cảnh trong một tư-tưởng (mệnh-đề) phải có những cơ-cấu rõ-ràng của hoàn-cảnh i như tư-tưởng đó trình bày.

Hai cơ-cấu [trong tư-tưởng ấy] phải cùng tuân theo phương-pháp bội-phân (Mannifaltigkeit) của luận-lí, như trong toán-học. (Hãy so-sánh với Mechanik của Hertz về những mô-hình “dynamic”. (dynamische Modelle).

 

4.041

Dĩ nhiên, bội-phân trong toán-học không có khả-năng tự diễn-tả. Nhưng ta lại không thể không cần phương-pháp này trong lúc miêu tả (Abbilden).

 

4.0411

Nếu chúng ta muốn đặt kí-hiệu ‘Alg’ trước ‘fx’ trong mệnh-đề ‘(x). fx’, như Alg.fx, ta sẽ thấy chưa gọn. Vì chúng ta không biết cơ-cấu nào sẽ được tổng quát hóa (verallgeneinert wurde). Nếu chúng ta thêm ‘g’ vào mệnh-đề ‘fx’, để nó trở thành ‘f(xg) chúng ta vẫn thấy nó không ổn. Chúng ta đừng để í đến mục-đích của kí-hiệu tổng-quát (Bereich der Allgemeinheitsbezeichnung).

Ngay cả nếu chúng ta viết ‘(A, A). F (A,A)’, chúng ta cũng vẫn thấy không ổn. Ta đừng nên định rõ cơ-cấu biến-thiên (die Identität der Variablen).

Sở dĩ tất cả những lối trình-bày kể trên không ổn vì chúng thiếu phương-pháp bội-phân thiết-yếu của toán-học.

 

4.0412

Cũng vậy, con người lí-tưởng hay mơ về những cảnh-huống không-gian (Sehens der räumlichen Beziehungen) và cắt nghĩa những liên-hệ không-gian là điều không ổn. Làm sao có thể dùng phép bội-phân trong toán-học để trình bày những liên-hệ không-gian như thế.

 

4.05

Cứ đem thực-tại (Wirklichkeit) so với mệnh-đề là biết đúng hay sai.

 

4.06

Cứ nhìn vào bức tranh của thực-tại là biết mệnh-đề đúng hay sai.

 

4.061

Nên nhớ là mệnh-đề có cái lí ra ngoài dữ-kiện. Nếu không, có người sẽ cho là đúng hay sai đều là những liên-hệ như nhau giữa kí-hiệu và điều kí-hiệu biểu-thị. Chẳng hạn, có người sẽ nói ‘p’ được chứng-minh là ‘đúng’ i như ‘~p’ được chứng-minh là ‘sai’.

 

4.062

Sao ta không thể phân-biệt mệnh-đề (tư-tưởng) đúng và mệnh-đề (tư-tưởng) sai? – Nếu nó sai vì nó sai. – Không phải thế! Một mệnh-đề đúng khi ta thấy trong mệnh-đề đó có cái gì chắc chắn và rõ rệt; nếu chúng ta nói ‘p’ rồi lại bảo là ‘~p’ chỉ vì có những gì trong mệnh-đề đó khiến ta phải nói ‘-p’. Như vậy thì ‘p’ đúng chứ không sai. [Tại sao?]

 

4.0621

[Tại vì] Cả ‘p’‘~p’ đều có thể bàn về một sự-kiện. Trong khi ấy trên thực-tế không hề có gì liên-hệ đến dấu ‘~’. Tính phủ-định trong một mệnh-đề không đủ khả-năng minh-thị í-nghĩa phủ-định của mệnh-đề (~~p = p).

Mặc dù hai mệnh-đề ‘p’ và ‘~p’ có nghĩa khác nhau, nhưng chúng liên-hệ đến cùng một thưc-tại. (ví-dụ: bóng trăng và trăng/ một ảo một thật)

 

4.063

Để hiểu vấn-đề trên, ta dùng hình-ảnh cắt nghĩa về cái gọi là “đúng” (chân-lí). Ví-dụ ta hãy tưởng-tượng nhiều chấm đen trên nền giấy trắng. Càng nhìn ta càng tự hỏi “đen hay trắng?” Nếu “đen’ là điểm thật thì trắng không phải là điểm và ngược lại. Ta dùng bảng giá-trị đúng sai của Frege để nêu giả thiết.

Tỉ như trong trường-hợp trên tính giả-thiết (das Gleichnis) không có. Nghĩa là ta không thắc mắc “trắng hay đen” thì mệnh-đề không có nghĩa gì cả, và “trắng đen” không dính dáng gì tới tư-tưởng (mệnh-đề) ấy. Như thế bảng giá-trị đúng sai không cần thiết nữa, và động-từ thì trong mệnh-đề không chỉ “thì Trắng hoặc thì Đen” theo suy-luận của Frege. Như thế, chỉ có cái gì “đúng” mới có động-từ “thì” đứng trước nó mà thôi.

 

4.064

Mênh-đề nào cũng có í-nghĩa rõ ràng [nếu nó là bức tranh của thực-tại], không cần ta phải xác quyết là đúng, nếu nó đã đúng. Cũng như nếu mệnh-đề ấy sai, thì tự nó sai, cần gì phải phủ-quyết.

 

4.0641

Có thể là thể phủ-định phải liên-quan đến điểm tất-lí của mệnh-đề phủ-định.

Vai trò của mệnh-đề phủ-định là tìm cho ra một điểm tất-lí, khác với điểm tất-lí của mệnh-đề bị phủ-định.

Mệnh-đề có khả-năng phủ-định (verneinende Satz) tìm cho được điểm tất-lí (logischen Ort) hợp với điểm tất-lí của mệnh-đề bị phủ-định.

Mệnh-đề bị phủ-định có thể lại bị phủ-định một lần nữa. Điều này cho thấy cái gì bị phủ-định vốn đã là một mệnh-đề, chứ không phải là cái gì khơi mào (Vorbereitung) cho một mệnh-đề.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

 

-------------

Đã đăng:

... Bởi thế, luận-cương này phải đến tay các học-giả trẻ tuổi Việt-Nam, với một ghi-chú là, ‘khác với tôn-giáo, triết-học không có giáo-điều.’ Nếu quả thực có giáo-điều trong triết-học thì đã không còn triết-học, không còn trí-tuệ, không còn tiến-bộ và không còn văn-minh cho nhân-loại... (...)
 
1. Thế-gian chẳng qua là hoàn-cảnh (der Fall). / 1.1 Chẳng qua chỉ là dữ-kiện mà thôi (der Tatsachen). / 1.11 Dữ-kiện làm thành thế-gian. / 1.12 Qua dữ-kiện ta biết hoàn-cảnh nào có, hoàn-cảnh nào không. / 1.13 Dữ-kiện lù lù trong không-gian (Raum) và nó chính là thế-gian. / 1.2 Thế-gian có nhiều dữ-kiện... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
2.1 Chúng ta diễn-tả dữ-kiện cho chính chúng ta. / 2.11 Sự diễn-tả này trình bày cặn-kẽ một hoàn-cảnh trong không-gian hợp lẽ, bao gồm cả cái có lẫn cái không. / 2.12 Vậy thì cách miêu-tả (hay bức tranh) chính là cái hình của thực-tại. / 2.13 Vật miêu tả (Gegenstände) trong tranh có những nét tiêu-biểu cho vật đó... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
3.21 Trong một hoàn-cảnh, hình của vật tương-ứng với hình của kí-hiệu đơn-giản trong kí-hiệu mệnh-đề. / 3.22 Tên tiêu-biểu cho sự-vật trong mệnh-đề. / 3.221 Tôi có thể gọi tên cho sự-vật. Kí-hiệu là biểu-thị của sự-vật. Tôi có thể nói về biểu-thị của sự-vật, chứ không thể diễn ra biểu-thị bằng lời. Mệnh-đề chỉ có thể trình-bày sự-kiện xảy ra như thế nào, chứ không thể bàn đến sự-kiện là gì... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
3.41 Như vậy, điểm quan-trọng trong một mệnh-đề là: tất cả mệnh-đề phụ-thuộc có khả-năng diễn tả cùng một í-nghĩa đều phải có cùng chung mục-đích. Cũng vậy, điểm quan-trọng trong một kí-hiệu là tất cả kí-hiệu phụ-thuộc phải có cùng chung mục-đích... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021