thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Pen.orgy

 

Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 

RAYMOND FEDERMAN

(1928-2009)

 
Raymond Federman — nhà văn, nhà thơ, luận giả, dịch giả — là một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại. Ông sinh tại Pháp năm 1928, sống tại Mỹ từ năm 1947. Sau khi phục vị trong quân đội Mỹ tại Đại Hàn và Nhật (1951-1954), ông theo học tại Columbia University, đậu cử nhân văn chương hạng tối ưu năm 1957, và sau đó đậu thạc sĩ văn chương năm 1958 và tiến sĩ văn chương năm 1963 tại U.C.L.A. với luận án về Samiel Beckett. Từ đó, ông giảng dạy văn chương Pháp và Anh tại University of California at Santa Barbara và tại SUNY-Buffalo. Sau khi giữ chức trưởng khoa văn chương (Melodia E. Jones Chair of Literature) tại SUNY-Buffalo, ông về hưu với tước hiệu Distinguished Emeritus Professor (năm 2000).
 
Raymond Federman đã xuất bản mười cuốn tiểu thuyết: Double or Nothing (1971, đoạt các giải “Frances Steloff Fiction Prize” và “The Panache Experimental Fiction Prize”); Amer Eldorado (viết bằng tiếng Pháp, 1974, được đề cử giải “Médicis”); Take It or Leave It (1976); The Voice in the Closet (1979); The Twofold Vibration (1982); Smiles on Washington Square (1985, đoạt giải “The American Book Award” của tổ chức The Before Columbus Foundation); To Whom It May Concern (1990); La Fourrure de ma Tante Rachel (viết bằng tiếng Pháp, 1997); Loose Shoes (2001); và Aunt Rachel's Fur (2001); năm tập thơ: Among the Beasts (1967); Me Too (1975); Duel-Duel (1990); Now Then (1992), 99 Hand-Written Poems (2001); bốn cuốn sách phê bình về Samuel Beckett; ba tập tiểu luận; rất nhiều dịch phẩm và một số kịch bản.
 
Tác phẩm của ông đã được dịch ra gần 20 ngôn ngữ trên thế giới, và được đăng tải trên vô số tập san văn học ở Mỹ và các nước khác. Nhiều nhà phê bình và nghiên cứu đã viết về Raymond Federman, đặc biệt là cuốn sách dày 400 trang, Federman From A to X-X-X-X,của Larry McCaffery, Doug Rice và Thomas Hartl (San Diego State University Press, 1998), và số đặc biệt dành riêng cho ông, dày 500 trang, của tạp chí The Journal of Experimental Fiction (2002).
 
Raymond Federman vừa qua đời vào sáng ngày 6 tháng 10 năm 2009.
 

_______

 

PEN.ORGY[*]

 

1. trước tiên là tiền máy bay [$458] do PEN trả

 

2. một chiếc limosine[1] đón tôi ở phi trường

 

3. đưa tôi về khách sạn xịn Roger Smith trên đường Lexington Avenue

 

4. người ta cho tôi $200 xài hai ngày ở New York cho chuyện ăn uống [hai bữa ăn và số tiền biến mất tiêu rồi]

 

5. may là tôi khỏi trả tiền taxi – những chiếc limosine sẵn sàng cho tôi sử dụng bất cứ tôi muốn đi đâu [nên nhớ tôi là một trong những khách quí ở đây – tôi muốn nói là một trong những người già nhất – có thể là người già hơn cả – vì Hans Magnus Enzenberger phát hiện giùm tôi là ông ấy thua tôi một tuổi – bạn có biết Magnus là ai không? Chắc chắn không chút nghi ngờ ổng là nhà thơ Đức đương đại nổi tiếng nhất và có lẽ là tài năng nhất – nhưng quan trọng hơn, ông là người năm 1986 đã cho xuất bản trong tủ sách nổi tiếng Die Andere Bibliothek bản dịch đoạt giải thưởng ở Đức cuốn Double or Nothing [Alles Oder Nichts – xin kiếm một cuốn trong tài liệu lưu trữ của bạn và đọc lại đi]

 

6. trên sân thượng của khách sạn trong các dãy phòng[2] (không không phải đàn bà ở truồng đâu) mà là một kiểu phòng một mái mở thường trực là nơi ta có thể đến để nghỉ ngơi với vài cái bánh quy và gặp gỡ các nhà văn khác – cả thảy có 134 nhà văn tham dự cái pen.orgy[*] này

xin tìm xem chương trình và danh sách những người tham dự trên mạng

www.pen.org

 

7. Thứ Sáu 27 tháng Tư từ 12 giờ trưa đến 1 giờ 30 tôi đọc ở Maison Française, New York. Tôi đọc bằng tiếng Pháp những trích đoạn trong cuốn Retour au Fumier [3] [cuốn tiểu thuyết mới của tôi được đề nghị giải Prix Grandbousier của hội Société des Grands Vins de France người ta nhận ra là cuốn sách đề cao chủ nghĩa khoái lạc], rồi sau đó tôi đọc My Toes trích trong My Body in Nine Parts, rồi người ta yêu cầu tôi đọc Le Livre de Sam [4] – cuốn sách tôi đang viết về Beckett. Tôi được hoan nghênh nồng nhiệt, nhưng điều này với tôi chẳng có nghĩa gì. Tôi chỉ ký tặng hai cuốn. Nhưng sau khi đọc tôi được đưa đến một nhà hàng xịn ở Greenwich Village và tôi gọi món ăn đắt tiền nhất trên thực đơn và đã uống tới hai cái bia thay vì một cái như bình thường. Lý do tôi làm như thế là bởi quá ít người mua sách của tôi. Tôi thích ký tặng sách – lúc nào tôi cũng ghi một cái gì buồn cười bên cạnh chữ ký. Chẳng hạn khi tôi ký một bản cuốn My Body in Nine Parts của mình cho một cô mua cuốn sách ấy sau buổi đọc sách của tôi tôi đã viết trong sách – Tặng Sylvie [đó là tên cô ấy] là người giờ đây có thể lạm dụng thân thể tôi.

 

 

8. Sau khi ăn trưa, cái limosine của tôi hối hả đưa tôi tới Columbia University là nơi tôi đã được lên chương trình tham gia một diễn đàn với tên gọi: Dịch thuật và Toàn cầu hoá. Đây phải là một cuộc hội thảo nghiêm chỉnh về tình hình đau thương của những bản tiếng Anh dịch từ những ngôn ngữ trên thế giới không được biết tới.

Nói một cách khác là làm thế nào để toàn cầu hoá văn chương bên ngoài văn chương viết bằng tiếng Anh. Trên diễn đàn ấy tôi biết được có hai tỉ người nói tiếng Anh trên hành tinh này và bởi thế nên do tiếng Anh đã chinh phục và thống trị thế giới thế thì chuyện dịch sách còn để làm gì nữa – hãy để các nhà văn trên thế giới – chủ đề của đại hội là Những tiếng nói trên Thế giới – hãy để các nhà văn trên thế giới viết bằng tiếng Anh – bằng cách này các nhà xuất bản sẽ không phí tiền phải trả cho các dịch giả và sẽ xuất bản những cuốn sách không ai thực sự muốn đọc bởi lẽ các nhà xuất bản chẳng phải làm nhiều nỗ lực để phát hành những bản dịch ấy – hay một cái gì tương tự – tôi không chắc lắm bởi đây là một diễn đàn đúng ra phải nói là tẻ nhạt – Richard Howard có mặt trong những người tham dự, và có cả một nhà văn từ Ý đến miệng nói không ngớt với một giọng lè nhè không ai hiểu – rồi một nhà văn người Anh cũng nói lung tung với một giọng Anh nghĩa là giọng tôi nghe không hiểu được một chữ bà ta nói – và cũng có một bà thông dịch người Pháp – phải nói là hấp dẫn ngồi ngay bên cạnh tôi và đọc hết tên những cuốn tiểu thuyết bà dịch từ tác phẩm những người mà bà bảo là những nhà văn hay nhất của Mỹ – tôi chỉ nhận ra duy nhất mỗi một tên – tên của một nhà văn Mỹ rất giàu nhưng tôi chưa đọc bao giờ – tôi cố tìm cách chính trị hoá cuộc hội thảo này bằng cách lên án các nhà xuất bản và tạp chí New York Times Book Review và các nhà sách và các cây viết điểm sách đã cố ngăn chặn những bản dịch sách hay tới tay người đọc nhưng tôi bị cúp giữa chừng vì chúng tôi đã nói quá thời hạn và anh nhà văn người Ý đã ngốn mất quá nhiều thời gian –

 

9. sau hội thảo này có một buổi tiếp tân trong một căn phòng đẹp của Nhà khách Phân khoa Columbia University – rượu vang và phó mát và bánh quy được dọn với những chiếc khăn ăn nhỏ in tên Columbia University – và mọi người đều có mặt ở đấy – và ở đấy tôi ngồi cùng bàn với tay Tuỳ viên văn hoá của Toà Đại sứ Pháp từng đọc tôi và là người tôi có gặp trước đây khi Toà Đại sứ Pháp trả chi phí máy bay cho tôi [vé máy bay hạng dành cho doanh nhân – các khách sạn 4 sao ở Pháp – toa hạng nhất trên xe lửa – ngay cả chi phí từng ngày[5] cho tôi để tham dự một cuộc hội thảo quốc tế về thơ tháng Chín vừa qua – khi tôi gặp tay tuỳ viên văn hoá là người cho biết đã có đọc nhiều cuốn sách của tôi – bằng tiếng Pháp tất nhiên – và trong khi chúng tôi thảo luận ở buổi tiếp tân – xin bạn đọc tha cho những lời tán rộng bên trong những lời tán rộng – tôi vốn là một kẻ có bệnh tán rộng không cách gì chữa được – anh ta hỏi ai làm đại lý cho tôi ở Mỹ – và khi tôi bảo anh ta là tôi không có đại lý – là tôi không tin đám đại lý – và những người đại lý tôi có trước đây – cả thảy ba người chưa bao giờ làm được một chuyện gì cho những cuốn sách không vào thị trường được của tôi – và quả thật cả ba đều chết – nghĩa là không phải cùng một lúc – mà là hết người này đến người kia – sau đó tay tuỳ viên văn hoá văn học móc điện thoại cầm tay ra – gọi một người đại lý – rồi đưa điện thoại cho tôi nói chuyện – và cái giọng nữ khả ái kia bảo tôi là cô muốn đọc một trong những cuốn tiểu thuyết của tôi và may thay tìm ra được cách kiếm ra những cuốn tiểu thuyết đã tuyệt bản của tôi đang được lưu hành trở lại – tôi còn kể cho cô nghe cô con gái dễ thương của tôi một lần nọ đã nói gì với tôi khi tôi than phiền là sách của mình thường tuyệt bản ngay trước khi được xuất bản – cô con gái dễ thương của tôi nói – bố ơi con biết mộ chí của bố phải là gì rồi - phải viết chữ gì lên bia mộ của bố - OUT OF PRINT[6] – tôi suy nghĩ về chuyện này và bảo con gái là chữ ấy phải được viết song ngữ bởi lẽ nó còn hay hơn khi viết tiếng Pháp – ÉPUISÉ[6] – dù sao tôi cũng đã gửi một cuốn tiểu thuyết của tôi cho cô đại lý ấy và giờ thì tôi chờ xem cô có sẽ làm cho tôi giàu và nổi tiếng được ở Mỹ hay không – trong buổi tiếp tân ấy tôi cũng gặp một người tham dự hội thảo nữa – một nhà văn Pháp có tên là Lydie Salvayre – tôi nêu tên bà ấy ở đây là bởi tôi muốn mọi người đọc tác phẩm của bà – bà là một nhà văn tuyệt vời – tôi đọc hai cuốn tiểu thuyết của bà – và tôi xin nói với các bạn là tôi chưa hề thấy nhiệt tình với nhà văn nào [nam hay nữ] kể từ khi tôi đọc... Italo Calvino – không bà không viết như Calvino – quả là nếu cái bà viết ra có giống thì là giống một chút Federman – vẫn cùng một thứ điên ấy – bà không ngại đưa ngón tay lên mũi lêu lêu đám làm Văn chương – sách bà đã được dịch qua tiếng Anh – hãy tìm trên Amazon.com – Dalkey Archives xuất bản sách bà – tất nhiên tôi đọc bà qua bản tiếng Pháp – trước đây tôi chưa hề gặp bà – nhưng với tôi đây là đỉnh cao của cuộc Hội thảo – tôi không ói đùa đâu – bà Lydie Salvayre này đích thực là một nhà văn lớn – hãy cho bạn bè các bạn biết điều đó –

 

10. Sau buổi tiếp tân tôi nhập vào một diễn đàn khác – đây là diễn đàn bàn về ý nghĩa của việc viết bằng một ngôn ngữ khác tiếng Anh – bởi vì tôi viết bằng cả hai thứ tiếng Anh và Pháp và thậm chí còn dịch nữa nên tôi được đặt vào diễn đàn này cùng với một nhà văn từ Đại Hàn đến, một nhà văn khác từ Israel, một nhà văn khác từ Croatia, một nhà văn khác từ Thổ-nhĩ-kỳ, một nhà văn khác từ Trung quốc – tôi có quên ai không nhỉ – chúng tôi cả thảy bảy người trên diễn đàn – và thực sự là một diễn đàn tuyệt đẹp – ồ tôi quên nhắc là cử toạ hôm ấy đông vô số kể – trên 200 người trong căn phòng của Nhà khách Phân khoa Đại học Columbia kia – chúng tôi đươc quay truyền hình và chụp ảnh tới bến trong khi ngồi ở đấy – mỗi người chúng tôi nói về ý nghĩa của việc viết bằng thứ ngôn ngữ mình đang viết – nhà văn Đại Hàn nói bằng tiếng Anh nhưng không ai hiểu được một chữ anh ta nói – may thay anh có một người thông dịch đi theo anh – nhưng rồi anh đọc một bài thơ bằng tiếng Triều Tiên[7] và thật là phi thường – không ai hiểu được một chữ nhưng vấn đề là ở chỗ đó – nhịp điệu nhịp độ nghe đúng là âm nhạc – nó giống như khi tôi ngâm nga nói – nghĩa là tất cả chúng ta cất tiếng đều như thế – tôi đặc biệt rất thích nhà thơ nữ Do-thái [bố mẹ bà đều đi vào lò thiên Auschwitz] khi bà giải thích cái đẹp viết lách bằng tiếng Hebrew – một thứ ngôn ngữ mà chỉ một chữ thôi có thể diễn tả nguyên cả một câu và khi làm như thế nó nhấn rõ tất cả mọi mức độ ý nghĩa – đây đúng là một diễn đàn tuyệt vời – tôi sung sướng được ngồi trên diễn đàn này hơn là trên diễn đàn về HIV hay về Nhân Quyền – vâng PEN rất quan tâm đến tất cả những vấn đề này – tôi cũng vậy – nhưng tôi thích nói về văn học hơn – đặc biệt là vào thời điểm văn học đang là một loại hình nguy hiểm – sắp trở thành một món văn hoá bổ sung –

 

11. sau hội thảo tôi đi ăn tối với một người bạn thân bấy giờ sống ở New York và mang một bộ râu làm anh ta trông giống như một giáo sĩ Do-thái mặc dù anh là một kẻ vô thần như tôi – quả là trong khi bước đi trên đường phố Broadway hướng về nhà hàng Pháp nơi chúng tôi muốn ăn tối – có một tay rách việc say rượu nhìn anh bạn tôi và hét tướng – mày là thằng Do-thái – tôi bước đến gần hắn và bảo tao cũng là một tên Do-thái đây – mày có muốn làm gì không – thằng cha đưa tay che mặt như là sợ tôi sắp đánh hắn tới nơi – rõ là một tay say xỉn thỏ đế –

 

12. bữa ăn tối trong nhà hàng Pháp ấy tôi ngốn một cái Cassoulet[8] to đùng thêm vào một chút rượu St. Emilion[9] 1992 – món này đắt thế nhưng PEN đã cho tôi 200 tì để bao chuyện ăn uống – ô tôi quên nói là đêm hôm trước tôi cũng ăn trong một nhà hàng Pháp trên đường 83rd có tên là Le refuge – tôi ăn mấy con cút nhồi – nhồi nấm hoang – trước đó tôi ăn ốc – rượu vang là một chai Beaujolais – tôi không nhớ năm – nhưng ngon và đắt tiền – tráng miệng là một thứ kem caramel –

 

13. – chiếc giường trong phòng tôi ở Khách sạn Roger Smith okay – nhưng tôi từng ngủ trong những chiếc giường tốt hơn – vòi tắm thì tồi tệ – đó là những gì tôi có thể nói về khách sạn –

 

14. – chiếc limosine của tôi đến đón tôi đúng giờ để lên máy bay ở phi trường JFK sáng hôm sau – chuyến bay OK – mặc dù lần tới nếu PEN mời tôi tôi sẽ đòi cho được hạng dành cho doanh nhân – ở tuổi tôi và với danh tiếng của tôi tôi xứng đáng được ngồi hạng dành cho doanh nhân – và các bạn có sẽ tin không tôi đã trả 5 tì cho một miếng bánh mì kẹp thịt trên chuyến bay đó – miếng bánh ghê đến độ tôi đã đưa phân nửa cho cô bé người Hawaii bay về nhà để thăm bố mẹ – cô bé ngủ hầu hết chặng đường bay – thế nên đấy là tất cả những gì tôi biết về cô.

 

bản tường trình chấm dứt.

 
Thứ Năm, 4 tháng Năm, 2006
 
 

_________________________

[*]Federman thêm chữ y để làm tăng tính cách... vui chơi của diễn đàn Pen.org.

[1]limosine – trong nguyên tác.

[2]penthouse.

[3]Xin đọc nhiều trích đoạn đã đăng trên Tiền Vệ

[4]Xem Le livre de Sam ou des pierres à sucer plein les poches (Editions Al Dante, 2006) - với một Photomontage 2006 © Hoang Ngoc Bien, trang 173 & Lời cám ơn Steve Murez, Hoang Ngoc Bien và Mathias Pérez, trang cuối.

[5]per diem – trong nguyên tác

[6]Tiếng Anh OUT OF PRINT, và tiếng Pháp ÉPUISÉ đều là TUYỆT BẢN. Federman cho rằng chữ épuisé trong tiếng Pháp hay hơn, hẳn là vì nó còn có nghĩa mệt mỏi, kiệt sức...

[7]Trong nguyên tác, chữ “Korean” có nghĩa chung là Đại Hàn và Triều Tiên. Người dịch khi chuyển ngữ có làm sự phân biệt, chọn từ tiếng Triều Tiên, là bởi tiếng Đại Hàn sẽ khó đạt được tính chuẩn xác.

[8]Cassoulet: món ăn nổi tiếng nhất miền tây nam nước Pháp, tuy có nhiều cách nấu, nhưng đại loại là gồm đậu, thịt và nước trái cây - tất cả nấu bằng cách nén, hay cũng gọi là hầm.

[9]St. Emilion: một trong những vùng nấu rượu vang đỏ ở Bordeaux, Pháp.

 

 

--------------
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh trong FEDERMAN'S BLOG [the laugh that laughs at the laugh...]

 

 

Danh mục tác phẩm của Federman trên Tiền Vệ:

Proust và Fragonard  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM RAYMOND FEDERMAN (1928-2009)] ... Proust quả là tay đểu – đúng là một gã đồi bại đêm đến là lang thang vào những chốn ám muội – trong câu chuyện ông đem kể cho chúng ta chỉ có toàn là cái giống – cái giống có mặt khắp nơi – khắp nơi trong những chữ – chỉ cần nhìn gần hơn là đột nhiên ta tự bảo – a cứt ỉa thật thì ra nó là như thế đó – thì ra đó là cái mà ông Proust đem nói với chúng ta – chẳng hạn lấy thí dụ – dưới bóng những thiếu nữ đương thì... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Nhà hoạ sĩ hậu hiện đại  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM RAYMOND FEDERMAN (1928-2009)] ... Trong một lúc chàng tự ngắm mình ngồi trước bàn viết tưởng tượng, rồi sau đó chàng tiến tới cái bàn thật, ngồi xuống ghế, mở một tờ giấy lớn trải ra trên bàn và bắt đầu vẽ một phác thảo chính mình ngồi trước bàn viết và đang vẽ một phác thảo chính mình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Nhặt sỏi  (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM RAYMOND FEDERMAN (1928-2009)] Viết / viết về cuộc đời của mình / có nghĩa là đi vào một con đường không dẫn đến đâu / và còn đi song song với toàn bộ cuộc sống của mình // Viết về cuộc đời của mình / là gợi ra một bóng dáng / bóng dáng anh nhà văn chạy xô về quá khứ của mình // Ta không thể nói hắn đi về đâu / bởi lẽ hắn đi quanh co rẽ hướng lạc đường / nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta theo chân hắn... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
“Quá khứ quả là một trò gian lận — bạn không sao nhìn ra nó khi bạn mới hai mươi tuổi, năm ấy là năm 1982, bạn ngồi trong lớp của cái anh chàng ấy, anh chàng Raymond Federman cứ đòi bạn rút từ trong con người ra một cái gì đó của bạn, rút ra năm ba chữ thôi, cho dù, như anh chàng trấn an bạn, những chữ kia không ngang tầm của công việc ấy. Đấy chính là khi bạn biết ra là mình sẽ gặp những chuyện khó khăn. Thế nhưng vẫn có một chuyện mà bạn không có được, ấy là cái cảm nghĩ quá khứ là một trò bịp...” [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Make sure you get my good side  (truyện / tuỳ bút) 
... Chắc chắn là cho dù nhìn trong gương tôi không thấy cái mũi của tôi bị quẹo, tôi vẫn buộc phải tin cái điều mọi người nói với tôi, rằng mũi tôi bị lệch. Con người lúc nào cũng nói sự thật khi có chuyện gì xấu xa, và họ thường nói dối khi họ bảo có cái gì đó tốt đẹp... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Tôi đọc lại cuốn Malone meurt / để đem cái chết ra giễu chút chơi / và để lên tinh thần. / Je serai quand même bientôt / tout fait mort enfin... | ta mệt / mệt không hiểu nổi nguyên do / mệt như một cái cây già / ao ước che bóng cho cái vỏ của mình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Làm sáng tỏ  (tiểu luận / nhận định) 
... Đối với tôi, những biến cố [của đời tôi hay của Lịch sử] một khi đã đi vào ngôn ngữ, chúng trở thành sản phẩm tiểu thuyết. Mallarmé đã nói rất rõ điều này: Tất cà những gì ta viết ra đều là tiểu thuyết. Vậy nên câu trả lời của tôi thật đơn giản: tôi viết tiểu thuyết, ngay cả khi cái tiểu thuyết ấy có vẻ như kể lại cuộc đời tôi — có thật hay tưởng tượng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Trước khi tôi bắt đầu viết, tôi muốn nói là viết cuốn sách đầu tiên của tôi, cuốn sách đầu tiên đáng kể, suốt thời gian đọc sách tôi tự nhủ, tôi muốn viết là viết như nhà văn này này. Tôi không thể quyết định tôi muốn viết sách của mình như thế nào. Một ngày nọ tôi bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết, cuốn tiểu thuyết đầu tiên đáng kể, và chính cuốn tiểu thuyết ấy đã cho tôi biết tôi phải viết nó như thế nào... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... ấy ta chưa bao giờ nghĩ ta có đủ sức / mô tả hiện tình sức khoẻ và thuốc men của mình / một cách rành mạch và chữ nghĩa đầy thơ như vầy // federman đã sẵn sàng chiến đấu... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
bạn biết đấy tuổi ta vừa 80 / và đột nhiên thân thể rụng rơi từng mảnh // hôm rày ta bị khá căng thẳng / và không sao viết lách gì được... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... cái tuyển tập federman bạn dự định cho xuất bản / ở việt nam nó tới đâu rồi / bạn có chi mới không // ta cũng thế sức khoẻ ta lúc này lung lay / ngực đau – hai bên ba sườn trật khớp / một chân hết xài / ngoài ra thì cuộc sống tiếp diễn... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ta có bao giờ nói với bạn là những dòng viết nguệch ngoạc bạn gửi ta gần như mỗi ngày làm ta muốn tiếp tục sống? / Ta có bao giờ nói với bạn về sự rộng lượng của bạn khi bạn trả lời giùm ta những câu hỏi ngốc nghếch mà ta cứ mãi tiếp tục hỏi mình?... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Điều tôi biết bây giờ--------năm mươi năm hay hơn thế / về thơ ca--------hoang phí / tôi từng biết nó khi tôi hai mươi tuổi--------kiểm chứng vô ích bằng thừa... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... trong bóng tối rất sâu / em hãy viết bài thơ / chị sẽ thì thầm vào tai em... | ... con hãy cứ để cái khăn quàng / lơ lửng bên trên / như vậy / sẽ không ai để ý... | ... bên kia / xe điện hầm lao / vào cái âm vật to tướng / hình tam giác của châu Mỹ | tưởng tượng / một / lát / rằng / ta / là / con / người / cuối cùng / trên / mặt đất... | ... những con số cộng những con số trừ / sắc da giống nòi hoang đường của chị / và cũng của tên em xuyên suốt lịch sử... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Về nhà văn & sự viết   (truyện / tuỳ bút)
... Khi nhà văn công bố rằng hắn hay ả đã tìm thấy cái giọng của riêng mình, thì bạn có thể hiểu điều đó có nghĩa là: a) _____________ b) _____________ c) _____________ d) _____________ ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Thượng Đế xưa nay vẫn là chìa khoá mở ra Vũ Trụ / cho đến khi Hitler và đồng bọn quyết định... | ... Mặt Trời bảo anh sẽ chỉ được / nhìn nhận sau khi chết / thế nên chết càng sớm / thì anh càng sớm nổi tiếng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những thứ ở không xa đây / Những thứ không với tới được việt vị // Những thứ có thể đem nói rõ ràng / Những thứ nói bằng tâm thần phân liệt ngữ // Những thứ mất hút giữa Sahara / Những thứ trong gió sa mạc // Những thứ chẳng để nói lên điều gì cả / Và cùng lúc muốn nói lên tất cả... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thưa Bà, bà ngạc nhiên thấy một người Mỹ như tôi nói tiếng Pháp giỏi đến thế, và phát âm không một chút lạc giọng. Hãy cứ cho là tôi có khiếu về ngôn ngữ và khi tôi còn trẻ tôi từng được cấp một học bổng học môn ngôn ngữ ở Sorbonne. Nhưng mà không, chuyện không có thật đâu. Tôi trêu bà đấy, thưa Bà... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Một đoạn ở trại phân  (truyện / tuỳ bút) 
... Thế là mỗi đêm khi chị ta làm giường cho tôi tôi đứng sau lưng chị, động cỡn tưng bừng, nhưng tôi chưa bao giờ đụng tới chị. Tôi quá rụt rè. A quả là thời ấy tôi quá rụt rè. Và tôi cũng sợ nữa. Thế nên tôi chưa bao giờ dám đụng đến chị. Nghĩa là, trừ một lần... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
CUỐN SÁCH CỦA SAM [II]  (tiểu luận / nhận định) 
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Raymond Federman — nhà văn hậu hiện đại lừng danh của Hoa-kỳ, một trong những chuyên gia hàng đầu về Samuel Beckett trên thế giới, tác giả nhiều cuốn sách và bài viết về Beckett, đồng thời là bạn thân của Beckett — đang viết sắp xong cuốn sách LE LIVRE DE SAM để giao cho một nhà xuất bản ở Pháp trong năm nay. Tuy nhiên, đáp ứng lời mời của nhà văn Hoàng Ngọc Biên, ông đã dành riêng cho Tiền Vệ quyền đăng trước ở đây những phần ông đã hoàn tất, như một đóng góp vào dịp Tiền Vệ kỷ niệm bách niên sinh nhật Samuel Beckett. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
CUỐN SÁCH CỦA SAM  (tiểu luận / nhận định) 
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Raymond Federman — nhà văn hậu hiện đại lừng danh của Hoa-kỳ, một trong những chuyên gia hàng đầu về Samuel Beckett trên thế giới, tác giả nhiều cuốn sách và bài viết về Beckett, đồng thời là bạn thân của Beckett — đang viết sắp xong cuốn sách LE LIVRE DE SAM để giao cho một nhà xuất bản ở Pháp trong năm nay. Tuy nhiên, đáp ứng lời mời của nhà văn Hoàng Ngọc Biên, ông đã dành riêng cho Tiền Vệ quyền đăng trước ở đây những phần ông đã hoàn tất, như một đóng góp vào dịp Tiền Vệ kỷ niệm bách niên sinh nhật Samuel Beckett. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Cái xứ sở kia  (thơ) 
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Không có cửa vào / không có cửa sổ ở đây // Ta bước vô từ hậu trường / nơi mà sống là đau // Ta ngồi chồm hổm / ta quì gối / ta bò lê tới bụng / và ta chờ... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
[13.4.1906 - 13.4.2006: KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH SAMUEL BECKETT] Tôi chạm trán lần đầu tiên với tác phẩm Samuel Beckett khi tôi xem vở kịch Waiting for Godot ở New York năm 1956. Tôi chưa bao giờ bình phục. Năm 1959 ở Đại học UCLA, tôi chọn Samuel Beckett làm đề tài luận văn tiến sĩ của tôi. Một số giáo sư trong ủy ban chấm thi tiến sĩ tìm cách khuyên ngăn tôi, bảo rằng Beckett là một ông lang băm... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Khi ta nghĩ đến hàng triệu hàng triệu những con người từng mơ mộng trước cả MONA LISA của Leonardo, ta có thể tưởng tượng họ sẽ cười ngọt cỡ nào nếu như ổng vẽ cái ĐÍT của nàng thay vì vẽ mặt nàng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thế nếu ta kể chuyện của ta cho ta nghe? // Quả thật là suốt câu chuyện gập ghềnh / ta thường bị sẩy chân, và khi ta ngã / ta liền đứng dậy và nói với mình... | ... Tôi muốn đút đầu vào / và nói với thằng chó má / phỏng vấn nọ rằng / hắn lẫn lộn / Việc làm với Làm việc... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Suy nghĩ về những cách cải thiện cái chết  (tiểu luận / nhận định) 
... Vâng, mười tám ngàn con người chấm dứt hiện hữu cùng trong một phút, gần như cùng một lúc, và trên cơ sở tiếp diễn. Những con số ấy làm cho đầu óc rối bù như một hoang mạc trừu tượng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Nó sẽ xảy ra thế nào đây / lần ra đi chung cuộc ấy / nó có sẽ hung bạo / có sẽ làm tổn thương / hay sẽ êm đềm / đầy im lặng... | Một ngày kia ta sẽ đến / chỗ đặt tro hỏa táng / và sẽ ngồi bên cạnh tro than / của mẹ ta và cha ta / ta sẽ ngồi trong bóng tối... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
“Who Will Crack First” [1997], một vở kịch ý niệm dưới hình thức một bài thơ, của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ: bắt đầu // một giọng nói vang vọng từ xa giải thích // tình thế // hai người bạn quyết định không bao giờ / nói chuyện với nhau nữa / họ cảm thấy tình cảm / và sự kính trọng giữa hai bên / đang dần dà teo mất với từng chữ / qua lại giữa họ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
“Who Will Crack First” [1996], một vở kịch ý niệm dưới hình thức một bài thơ, của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ: tình thế // hai người bạn quyết định không bao giờ / nói chuyện với nhau nữa // họ cảm thấy tình cảm / và sự kính trọng giữa hai bên / đang dần dà teo mất với từng chữ / qua lại giữa họ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những con số  (thơ) 
Bài thơ “Numbers” của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ: nhớ là điều rất quan trọng [1] / như Jasper Johns chứng minh rất đẹp với những con số của ông [2] / rằng những con số chỉ có thể quy chiếu chính chúng [3] / những con số đứng một mình chẳng có chuyện gì [4] ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Bốn bài thơ “Elsewhere” và “Dancing in the Dark” của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.]
 
Trở về từ Constantza  (truyện / tuỳ bút) 
“Retour de Constantza”, truyện ngắn với lối viết khác thường, giống như những mảnh ngẫu nhiên cắt ra từ một mạch ý tưởng dài hơn (vì cuối truyện không có dấu chấm), của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Con sâu  (truyện / tuỳ bút) 
Cái rắc rối với hai kẻ ngu đần khởi sự quậy rối tung từ đầu tới cuối trên Thiên đường, tất nhiên, tôi muốn nói đến Adam & Eve, là ở chỗ họ đã chọn không đúng trái táo. Hai kẻ ngu đần trần truồng ấy đã chọn trái táo bự nhất, bóng loáng nhất, đẹp nhất trên cây... [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Bốn bài thơ “Advice for Older Men”, “American Dream”, “Another Failure”, và “In the End” của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.]
 
Đời nghệ sĩ ở Montparnasse  (truyện / tuỳ bút) 
Hai kẻ vô gia cư quyết định trở thành họa sĩ ở Montparnasse. Vậy là họ đến Paris, mướn căn một phòng ở Montparnasse, khoác một chiếc áo choàng họa sĩ và đội một cái béret và, để tự lăng xê mình, họ vẽ lên tường căn phòng tất cả những gì có trong phòng ấy... [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Tên phản bội chính nghĩa  (tiểu luận / nhận định) 
Từ rất trẻ tôi đã không có mẹ và đất mẹ. Mồ côi, tôi đã rời nước Pháp ra đi chẳng có gì trong tay. Không học vấn. Không gia đình. Không tiền bạc tất nhiên. Gần như trần truồng... (Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên). (...)
 
Ăn sách  (truyện / tuỳ bút) 
“Eating Books”, truyện ngắn với lối viết kỳ đặc của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Brudny Zyd đi Ba lan  (truyện / tuỳ bút) 
“Brudny Zyd goes to Poland”, truyện ngắn với lối viết rất ngộ nghĩnh của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Ba đoản văn  (truyện / tuỳ bút) 
Ba đoản văn, với lối diễn tả và kết cấu mới lạ rất thú vị, của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. [Bản dịch của nhà văn Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Ba truyện ngắn  (truyện / tuỳ bút) 
Ba truyện ngắn của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch nhà văn Hoàng Ngọc Biên. (...)
 
Phỏng vấn Godot  (kịch bản) 
Một kịch bản của Raymond Federman (1928~) — một nghệ sĩ đa tài và một khuôn mặt quan trọng của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch và một bài “viết lan man” thú vị của nhà văn Hoàng Ngọc Biên.
 
Công chúa & con ếch  (truyện / tuỳ bút)  [viết chung với George Chambers]
Một lần nọ, và đó quả là một lần hãi hùng... [Bản dịch của Trần Tuệ Minh] (...)
 
Tấm gương soi  (truyện / tuỳ bút)  [viết chung với George Chambers]
Hai khứa lão đang nắn mặt sửa mày trong một tấm gương cũ... [Bản dịch của Trần Tuệ Minh] (...)
 
Một lần nọ  (truyện / tuỳ bút)  [viết chung với George Chambers]
Một lần nọ, và đó là một lần hết sức bá láp... [Bản dịch của Trần Tuệ Minh] (...)
 
Vẻ đẹp của sự cô đơn  (truyện / tuỳ bút)  [viết chung với George Chambers]
Cô đơn là một trạng thái tự nhiên... [Bản dịch của Trần Tuệ Minh] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021