thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Ở hộp đêm Mao

 

Lúc nhìn thấy chân dung ông ta trên quảng trường, R có hỏi, Cha này là cha nào? Thằng cha trên giấy một đồng, trên giấy 10 đồng, trên giấy 100 Nhân dân tệ. Tôi bảo, Là người thống nhất đất nước vào năm 1949.

Đây là Tử cấm thành, sao không để hình hoàng đế?

Thì, tại chế độ bây giờ là... cộng sản.

Cộng sản, S xen vào, là một ý tưởng tốt nhưng không thực thi được.

Tôi nhìn S

S nói, không thể thực thi trong một nước.

 

S 16 và R 15 tuổi. Cả hai là con tôi và đều dưới 18. Tôi bảo S, mày kéo cái trùm đầu lên che bớt mặt, kẻo nó không cho mày vào. Tháng rồi, ở Beirut, S theo thằng anh họ vào trong một cái club bị canh cửa đuổi ra. Nhưng đây là Bắc Kinh, và đây là Mao, mang tên của chủ tịch và Rock Live House and Bar, đường Guolodongdajie ở Đông Thành.

 

Buổi chiều, bên ngoài, và cả bên trong bar, hộp đêm này giống như một chiếc tiềm thủy đĩnh. Tờ giấy quảng cáo chương trình ngoài cửa bằng Anh ngữ, một thứ tiếng Anh dịch bằng một thảo trình vi tính nào đó, Babel Fish, Alta Vista. Tài Lực http://www.youtube.com/watch?v=NujenMnoSYc nói với tôi, tiếc là lỡ mất Brain Failure http://www.brainfailure.com/news/. Tôi muốn xem Nữ Sát Nữ http://english.sina.com/p/1/2008/0728/173654.html, nhưng Nữ Sát Nữ ba ngày nữa mới lên sàn. Anh nhân viên nói, tối nay là ban nhạc rock hay nhất Bắc Kinh diễn nhưng cả tôi lẫn Tài Lực đều nghe không ra tên. Anh nhân viên bồi thêm, tối nay là đêm váy mini. Tài Lực bảo, váy mini ở Trung Quốc gọi là cái váy làm người ta lên cơn điên.

 

Bên ngoài xô đẩy và bên trong lúc nhúc, không ai hỏi chứng minh của S và R. Phụ nữ vào cửa mặc váy ngắn thì không tốn tiền, cho nên hiện diện có nhiều hơn các bạn nam đôi phần. Phòng diễn 500 chỗ đứng giờ chật ních, tôi kiễng chân không thấy được ban nhạc rock hay nhất Bắc Kinh. Quần chúng lắc qua lắc lại, lác đác là người nước ngoài, khói thuốc và mồ hôi nhễ nhại, tôi đứng cạnh các chuyên viên âm thanh ở cuối phòng, một anh đầu đội nón nhưng mình trần, trầm tư trước màn hình vi tính Pro-Tools. Đằng sau tôi một cô cầm nịt vú quay quay, tôi không rõ là nịt vú của ai vì cô này mặc áo nút cài lên tận cổ. Giọng ca sĩ nữ hát lúc tiếng Anh lúc tiếng Quan thoại, qua ba bài thì S đổ mồ hôi hột lấm tấm trên mặt nhiều hơn cả mụn trứng cá. S bị chứng suyễn kinh niên, tôi nói thôi ra ngoài cho dễ thở. Ngoài bar thì sáng hơn nhưng vẫn bức bối, dọc hai bên tường trai gái đứng ngồi chẳng biết đợi gì. Tôi thò đầu ra đường, anh gác cửa nói, ra ngoài là ra luôn. Thì luôn.

 

Tụ tập đằng trước, kẻ mới ra chưa muốn về, người vừa đến chưa muốn vào hay là vì đã hết chỗ. Một đám thiếu nữ lỡ lên váy ngắn đến đây giờ bàn tán chưa biết đi đâu. Quần chúng ở đây tối hôm nay có vẻ tạng dandy, Tài Lực nhận xét. Anh bảo hồi nãy có thấy một tay punk lòi ở túi quần sau một cái ví Vuitton có dắt giây xích. Tôi nói, ví Vuitton thật thì punk giả, còn ví Vuitton giả thì punk thật. Mới 11 giờ đêm, Tài Lực nói, mình trở lại quán The Tree Bar cho mấy thằng bé uống nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

--------------------------------------------------------

Tác phẩm của Đỗ Kh. đã đăng trên Tiền Vệ:

Là những bức ảnh tự chụp trong khách sạn, nơi đây nơi kia, lúc này lúc nọ và những lúc buồn. Những cái buồn này, ai cũng có hết, buồn kiểu vậy vậy và buồn không biết làm gì... (...)
 
Что делать  (sổ tay) 
Yevgeniy Fiks là một nghệ sĩ người Nga sống tại New York. Sinh ra và lớn lên dưới chế độ Xô Viết, quan tâm của ông là vấn đề căn cước của thời hậu cộng sản. Năm vừa qua, ông gởi quyển Chủ Nghĩa Đế Quốc, giai đoạn tối thượng của Tư Bản Chủ Nghĩa cho 100 công ty và tập đoàn ở Hoa Kỳ... (...)
 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Nếu đến thăm Al Aqsa, mua một cái Đền Hồi Mái Vàng lưu niệm, thì / Xác suất vật souvenir này Made in China rất là cao...
 
Nàng hỏi / Tôi nói / Yí nàm dành / Nàng nói / Yí nàm dành hủ tố / Tôi nói Hầm sếch cỏng Quảng Tòng hỏa / Nàng nói Yí nàm dành hủ tố hầm sếch / Tôi nói Sếch / Nàng hỏi Sếch?... [Bản gốc, Việt-Quảng, với các bản dịch Việt, Hán và pinyin của Trúc-Ty]
 
Từ nơi bàn học tại trường trung học Jean-Jacques Rouseau, tôi nhìn thấy một góc phố Hồng Thập Tự, bờ rào của Dinh Độc Lập và cái điếm gác bảo vệ khoang vườn ở bên trong. Ngay tại điểm này, một đám đông bất thường lớn dần, thanh thiếu niên áo xanh quần trắng đồng phục của các trường công lập Việt, lao xao chuyển mình đằng sau rặng biểu ngữ. Tôi kịp đọc hàng chữ đi đầu – “Đả đảo thực dân văn hoá Pháp!”... [Bản dịch của Hoàng Xuân Tứ] (...)
 
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)
 
Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)
 
“Tôi nghĩ là thơ chẳng những đã có trước chữ in mà đã có trước cả chữ viết. Thơ chắc vẫn sẽ còn sau khi chữ đã mất. [...] Tôi nghĩ thơ là dạng bình dân để phục vụ quần chúng, thì không kêu ca phàn nàn gì hết và chỉ có hơi ghen chút xíu với các ca sĩ...” (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021