thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Đại-hội Triết-học Thế-jới kì 23 tại Đại-học Athens, Greece, từ 4 tới 10 tháng 8/2013

 

Bài viết này chỉ là một thông-tin nho nhỏ về đề-tài kể trên và về đôi chút kinh-ngiệm cá-nhân. Xin bắt đầu với kinh-ngiệm cá-nhân.

 

A. KINH-NGIỆM CÁ-NHÂN

Mồng 4 tháng-Tám, 2013

Trên bầu trời bao-la, vĩ-đại và tuyệt-mĩ của USA, máy-bay United Airlines (FLT:3267) đưa chúng tôi tới Chicago. Từ đây Hàng-không Österreich, Tyrolean (FLT:6740) bay tới Wien, thủ-đô của Österreich (Áo).[1] Tại sân-bay ở Wien, những cảm tình của tôi với Wien bị jảm xuống. Tổ chức hỗn-độn và mất trật-tự. Đọc báo viết bằng tiếng Đức thấy rất nhiều tin ở USA. Tôi không hiểu jọng tiếng Đức của người Österreich.

Mồng 5 tháng-Tám, 2013

Hàng-không Österreich, Tyrolean (OS) (FLT:804) đáp xuống fi-trường Quốc-tế Athens lúc 2 jờ 25 fút chiều. Tôi tới thẳng quầy hướng-zẫn (Information Desk), và nhanh nhẩu hỏi một người ăn-mặc tề-chỉnh, tạm gọi là H, có ánh-mắt và nụ-cười hiếu-khách:

Q: Thưa ông, tôi là zu-khách lần đầu tới Helen (Greece). Xin ông júp đỡ.

H. Tôi xin júp ông ngay. Đây là bản-đồ Athens. Ông tới Khách-sạn West Bestern ở Ilissia? Xin đi về hướng này, theo thang cuốn xuống sân Metro. Já vé là 8 Euros. Tới trạm Evengelismos thì ông bước ra.

Metro rất sạch sẽ. Tiếng người hướng-zẫn qua máy là jọng-nữ. Sau câu tiếng Greek là câu tiếng Anh. Jọng tiếng Anh rất đúng và rõ ràng như USA. Hơn thế nữa, tên của trạm sắp tới còn hiện ra trên màn ảnh. Càng gần trung-tâm thành-fố càng đông người lên xe, i như cảnh Subway ở New York City. Bởi thế khi đến Evengelismos, để bước ra khỏi xe, tôi đã hô lên: “Sorry! Getting off! Getting off!”

Trạm Evengelismos có 2 lối ra. Tôi chọn hướng về Bệnh-viện, một fần vì bên tường có trưng bày một số zi-tích khảo-cổ, và một fần vì có thang-cuốn đi lên. Tôi đã thấm mệt. Ra khỏi hầm tôi mới biết trạm Metro này ở ngay trong một công-viên, và kia là một nhà thờ kiểu Byzantine. Tôi đi về hướng khách-sạn Hilton mới biết rằng khách-sạn Best Western Ilissia ở ngay fía sau. Lên fòng 316, tôi ăn vội-vàng, tắm rửa rồi lăn ra ngủ như con “gụ”.

Mồng 6 tháng-Tám, 2013

Buối sáng, lúc 7 jờ ăn điểm-tâm miễn-fí ở khách-sạn. Thấy một bàn đầy học-jả Đại-hàn, tôi lịch-sự chào hỏi. Họ cho tôi biết từ đây tới Đại-học Hội-thảo đi xe Bus số 608. Gặp vài JS USA, chúng tôi hoan-hỉ chuyện trò. Trên xe Bus 608 tôi may mắn làm quen được với một JS người Greek. Biết tôi tới thuyết-trình tại Đại-hội ông bảo rằng tôi đã đến lầm Campus. Nơi tôi đến fải là The University of Athens, ở quận Zografos chứ không fải Campus chính. Ông ta gọi một Taxis cho tôi, zặn bảo người đó bằng tiếng Greek. Tôi ân-cần cảm-tạ ông ta. Vì hai Campus, một ở Đông và một ở Tây, cho nên tôi fải trả já theo máy tính là 7 Euros. Tôi cho tài-xế 9 Euros. Anh ta còn trẻ, bâp-bẹ tiếng Anh, cảm ơn tôi.

 

 

Để tới khuôn-viên Fân-khoa Triết-học, xe chạy trong một khu um tùm cây cối như công-viên, cho nên tôi gọi là Parkway. Thấp thoáng trên những trạm xe Bus có bích-chương Đại-hội Triết-học Thế-jới. Tôi làm thủ-tục rồi lên lầu 6, tìm fòng số 637 là nơi tôi sẽ thuyết-trình vào chiều ngày 7 tháng-Tám, lúc 2 jờ.

Trông bên ngoài thì Fân-khoa Triết-học rộng lớn khang trang, được xây cất vào năm 1987. Bên trong tối tăm và u-ẩn như nhà tù. Tôi buồn cho Greece. Nơi đây tôi gặp một JS USA ở Boston College, chuyện trò thật vui. Ông này thuyết trình về Metaphysics. Tôi lại quen với Luis Paulo Rouanet, JS Fụ-khảo Triết-học ở Universidade Federal de Sao Josao Dei-Rei, Brasil. Tôi đi chung Taxi với vợ-chồng anh ta về khách-sạn. Fần tôi, tôi trả 5 Euros. Hẹn với anh ta ngày mai gặp lại nhau trong buổi thuyết-trình của tôi.

Mồng 7 tháng-Tám, 2013

Buổi sáng, vài fút sau 7 jờ, tại fòng ăn điểm tâm, tôi bước lại bàn của mấy học-jả Đại-hàn nói với họ rằng: “Các ông bảo Bus 608 chạy đến Đại-hội. Không đúng!” Mấy mặt Đại-hàn cúi xuống iên lặng. Sau điểm-tâm, tôi lấy xe điện đường-Xanh đi về hướng Syntagma. Tại đây đổi sang đường-Đỏ ở trạm Elinito. Đây là hướng về Acropolis. Trong lúc đợi tầu, tôi cứ nhìn lên bảng gi tên trạm Metro: Elinito. Có jì đâu? Elini là tên một jai-nhân Greek, bạn tôi, lúc tôi còn ở Đại-học Columbia. Kể từ khi rời New York City để nhận nhiệm sở tại UTSA, tôi không liên lạc với Elini. Cũng đã hơn 20 năm. Ngày nay chắc jai-nhân trông khác rất nhiều.

Tới Acropolis lúc 8 jờ. Zưới chân đồi đá là những fố nhỏ, hàng quán thơ-mộng. Đang lên zốc trên đường đá bỗng nhiên tôi ngã cái “bộp”, trầy đầu gối fải. Có jì đâu, jây thần-kinh ở bàn chân trái của tôi tê-liệt đã 10 năm và đây là cái ngã thứ tư. Cái ngã đầu tiên ở Towson University. Cái ngã thứ hai ở UTEP. Cái ngã thứ ba ở EPC College. Bây jờ tôi ngã ở Acropolis. Kiến-trúc đền-đài trên Acropolis theo kiểu Doric và Ionic, với một đặc điểm là điện Erichtheion có sáu cột Caryatids, tức tượng fụ-nữ. Trên hai ngàn năm về trước điêu-khắc như thế quả là tuyệt vời. Tôi ngồi xuống fác-hoạ điện Erichtheion, chủ tâm ngồi rất lâu để vẽ cho được một chi tiết. Thế nhưng trời tháng 8 nóng quá và jó Mediterranean Sea thổi rất mạnh muốn tung cả jấy và cọ. Tôi đành bỏ cuộc.

 

 

Khi từ bậc thềm Propylaia bước xuống, tức cổng vào zuy nhất của Acropolis, jữa đám zu-khách đông như hội-chợ, tôi hỏi một cô hướng-zẫn Greek xinh đẹp rằng đây có fải là nơi xưa kia xe ngựa zừng. Cô ta gật đầu. Tôi đề ngị với cô rằng nếu điều tôi sắp nói là đúng thì cô cho fép tôi chụp hình cô. Cô gật đầu. Tôi nói: “Kiến-trúc sư vẽ kiểu Propylaia tên là Mnesikles?” Cô tươi cười gật đầu. Có jì đâu! Tôi thuộc tên này khi còn là học-sinh trung-học, rồi tốt ngiệp Tiến-sĩ Lịch-sử Mĩ-thuật Tây-fương ở Columbia University, và zạy môn này ở đại-học USA, cùng với Triết-học gần 30 năm, và vẫn còn zạy. Khóa nào cũng lải nhải như con vẹt.

 

 

B. ĐẠI-HỘI TRIẾT-HỌC THẾ-JỚI KÌ 23.

Bất cứ Đại-hội nào cũng có bài hay bài zở. Năm nay Đại-hội Triết-học kì 23 có tới trên 70 bộ-môn. Mỗi bộ-môn chia ra nhiều thành-fần (sections). Mỗi fần có nhiều bài thuyết-trình. Làm sao có đủ thì jờ để nge tất cả. Hơn nữa, ngành nào cũng có những lãnh-vực chuyên-môn. Mỗi người chỉ có thể đánh já-trị bài trong lãnh-vực chuyên-môn của mình mà thôi. Ví-zụ, trong Đại-hội Triết-học Thế-jới kì 22 ở Seoul, tôi để í đến một bài của một người đến từ nước Tầu[2] Đề-tài của bài đó là: “Phenomenology is not Philosophy”. Sau khi ziễn-jả hết lời, tôi đã hỏi ông ta: “Fương-fáp ‘Epoché’, tạm gọi là fân-tích gạn-lọc thật rõ ràng tương-đương với ‘Cùng kì lí’ trong tư-tưởng Tầu có fải là Triết-học không?” Ông ta gật đầu. Tôi tiếp lời: “Fương-fáp ‘Epoché’ là cốt tuỷ của Phenomenology. Chắc ông đã đọc Cartesianische Meditationen của Husserl?” Ông ta iên-lặng. Tất cả Tầu ngồi trong fòng đều iên-lặng. (Lếu-láo ở đâu!)

Trong hội-trường có khoảng 40 khán-thính jả. Kì này sau khi nge một JS người Đức cầm bài đọc viết bằng tiếng Đức– chẳng mấy người hiểu được. Tôi fải nhìn vào bài của ông ta. Tôi đề ngị: “Xin ông tóm tắt bằng Anh-ngữ để độc-jả hiểu.” Ông ta nói: “Triết-học không thể tóm-tắt được.” Tôi lịch sự nói: “Trong Tractatus, Wittgenstein có viết, “Tư-tưởng zù có fức-tạp đên mấy chăng nữa vẫn có thể trình-bày ngắn gọn.” Ông ta iên-lặng.

 

 

Đến lượt Vincent, một JS đến từ Spain. Anh ta còn trẻ. Trước khi vào hội, chúng-tôi trò-truyện thân-mật. Bài của anh ta fân-tích âm-nhạc của Brahms và Triết-học của Wittgenstein. Câu hỏi của tôi cho anh ta là: “Trong Tractatus, Wittgenstein viết Đạo-đức và Thẩm-mĩ là một. Có người không đồng í. Anh ngĩ sao?” Anh ta suy-ngĩ vài jây rồi trả lời nhỏ nhẹ là anh ta đồng-í với Wittgenstein. Tôi có cảm-tình với đề tài của anh ta. Tiếc rằng, tôi đã thú thật trong buổi họp là tôi không biết jì về Âm-nhạc. Luận-án Tiến-sĩ của tôi, gần 40 năm về trước, tại Columbia University là: Ludwig Wittgenstein: The Relationship between Modern Logic and Art. Mọi người iên lặng.

Bà Chủ-tịch đã làm tôi ngạc nhiên. Bà gọi gọi các học-jả khác bằng tên. Nhưng quay qua tôi bà cứ: “Prof. Nguyễn!” Chắc vì mái tóc bạc fơ của tôi. Tôi là người được trình bày đầu-tiên. Đề-tài thuyết-trình của tôi là: On the Beautiful and the Creative of Commonplace. Tôi vào đề ngay: “Quí-vị đã có bài của tôi. Xin đọc và cho tôi biết í-kiến qua E-mail. Bài này tôi viết đã được một năm. Bây jờ tôi muốn quẳng nó vào sọt rác. Chúng ta vào đề.” Có một jáo-sư hỏi tôi: “Những xác người hôi thối như nạn-nhân Holocaust, có đẹp không?” Tôi trả lời: “Như tôi đã nói “Thẩm-mĩ” là kinh-ngiệm riêng-tư và hoàn-toàn thuộc về í-thức hệ. Cho nên A không nhất thiết fải đồng-í với B. Hơn nữa, đối với kẻ sát-nhân thì “Xác chết sình-thối là đẹp!” Chắc chắn chúng ta không đồng í về quan-điểm đẹp như thế!”

Sau buổi nói chuyện tôi chụp chung với bà Chủ-tịch và với Vincent một tấm ảnh kỉ-niệm.

 

 

 

Hội-thảo là một zịp để chúng tôi lấy điểm ở Đại-học, học hỏi được ít nhiều từ đồng-ngiệp. Biết mình ở đâu. Như tôi đã nói ở fần mở đầu là đánh já-trị toàn hội-thảo là một việc làm quá khó và ngịch-lí (fallacy).

Về nhà, tôi sắp-xếp lại tất cả tài-liệu gi chép theo thứ-tự và đặc biệt vẽ bản-đồ khu vực Athens mà tôi có zịp la cà.

 

 

Trên Metro ra fi-trường, tôi đã fác họa được một cảnh núi non trông rất jống El Paso và Southwest USA, đặc biệt để í đến tranh “Graffiti”, rất jống USA.

 

 

Lần nào đi xa tôi cũng nhớ USA vô-hạn. Chỉ muốn mau mau rồi về. Tôi đang ngĩ đến bài thuyết-trình sắp tới của tôi tại Oxford University, UK, tháng 8, 2014. Bài này đã được hội đồng chấp-nhận. Đề-tài là:

HOW TO BUILD A WORLD POLITICS

A NECESSITATED AND INTEGRATED COMMUNITY OF MANKIND:

CONCERNS BASED ON DAILY READING INFORMATION[3]

Ở một zịp khác tôi sẽ bàn về cái mũi của fụ-nữ Greek. Tại sao có người bảo là mũi họ đẹp?

 

Nguyễn Quỳnh,
August 17, 2013.

 

GI-CHÚ

[1] Tôi không thích zùng cách fiên-âm của Tầu.
[2] Tôi không gọi nước Tầu là Trung-quốc. Tôi cũng không gọi người Tầu là “người Trung-quốc”. Đối với tôi họ là Tầu hay “chệt” mà thôi.
[3] Tài-liệu như sau:
 
THE 14TH INTERNATIONALCONFERENCE ON KNOWLEDGE, CULTURE
AND CHANGE IN ORGANISATIONS
Said Business School, Oxford University, UK
August 4-5, 2014
 
July 31, 2013
Dear Dr. Quynh Nguyen,
On behalf of the Organizing Committee, I am pleased to inform you that your proposal has been accepted for a Paper Presentation in a Themed Session at 14th International Conference on Knowledge, Culture and Change in Organisations.  I hope you will find your involvement in this knowledge community a rewarding professional experience. Details of your proposal have now been added to the public conference website at
We look forward to your contribution to the conference, journal, and participation in community discussions if you have any queries, please respond to this email and be sure to quote your proposal ID, M14P0014.
 
Yours Sincerely,
Kimberly Kendall, Ph.D.
Conference Program Development
Management Conference

 

 

-------------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021