thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
THẠCH-TRUNG-JÃ

 

Gần đây tình cờ đọc bài “Đi tìm Thạch Trung Giả” [1] của nhà-văn Trùng Dương trên Tiền-vệ (August 6-2010), tôi nhớ đến khuôn-mặt của một người thầy đáng mến cách đây hơn năm mươi năm.

Thạch-trung-Jả có khuôn mặt và nụ cười tươi. Chúng tôi chưa bao jờ thấy ông cau mày. Jọng ông luôn luôn bình-thường và rõ rệt. Ngay trong những fút đầu của niên-học, ông nói về chữ “jả” trong bút-hiệu của ông. Ông cho biết bút hiệu của ông là Thạch-Trung- chứ không fải Thạch-Trung-Jả như người ta thường quen gọi thế. Ông tiếp lời bảo rằng: “Thế rồi ai cũng quen với chữ ‘Jả’, kể cả tôi.” Ông cắt ngĩa “” là đồng-nội. Thạch-Trung- là Đá-Trong-Đồng. Chữ “” cũng có trong câu thơ của vua Tự-Đức, như sau:

Jã nội đào hoa lấm-tấm khai. [2]

(Ngoài đồng hoa đào nở lấm-tấm)

Ông zạy Việt-văn lớp đệ-tam, nhưng ông thường nói về thơ biểu-tượng (Symbolisme) của Fáp. Ông thuộc lòng nhiều bài thơ của Baudelaire, và viết lên bảng cho chúng tôi gi chép. Sau đó ông cao hứng đọc lên cho chúng tôi nge tiết-nhịp thơ trong tiếng Fáp. Ông thuộc về thế-hệ tiếng Fáp còn lừng-lẫy trong xã-hội và jáo-zục tại Việtnam, còn thế-hệ của chúng tôi, những người học trường Việt, sinh ra trong khoảng đầu và cuối thế-chiến thứ hai (1939-45), nên tiếng Fáp của chúng “ăn đong” lắm. Ông cũng thích nói về Fật-jáo, những jai-thoại về Vạn-hạnh Thiền-sư và bài thơ nổi tiếng, mở đầu là: Thân như điện-ảnh hữu hoàn vô. Một lần Thạch-Trung-Jã nói thế này: “Người Đức thường tự hào về triết-học của họ, nhưng họ chỉ zừng lại trước bán-đảo Décan (Ấn-độ).”

Thực-tình, tôi không bao jờ hiểu ông đã zạy chúng tôi cáì jì về văn-chương Việtnam. Các thầy cô cùng trường bảo rằng ông là một học-jả đáng kính – về bộ-môn nào? – chúng tôi không biết – zường như về Fật-học? Một hôm cao hứng, ông chép lên bảng vài đoạn trong một bài thơ ưng í của ông, sáng-tác khi còn trẻ. Đó là bài Trương-chi. Hôm nay, sau 54 năm tôi moi ra từ kí-ức, nếu độc-jả biết có chỗ sai và thiếu sót, xin làm ơn hiệu-đính.

 
TRƯƠNG-CHI
 
(...)
Cắm sào cho chặt hò cho tới lầu,
Mị-nương ngủ kĩ còn đâu
Anh kêu anh thác trời thâu biết cùng.
Thương anh zại đến vô cùng,
Cười anh lẩn thẩn mà mong kiếp nào?
Fù-zu là cái má-đào,
Ngàn xưa cũng vậy khác nào fù-zu.
Zại cho anh lái thiên-thu,
Đem zâng bất-tuyệt mà cho má-đào.
(...)
Còn không tinh-đẩu rụng rơi,
Còn không ziệt-thế đất-trời hư-vô.
Trong đêm thâu lung-linh sóng vỗ,
Bóng con thuyền thiên-cổ còn trôi.
Đêm nay một tiếng than zài,
Bóng thuyền thiên-cổ zấu hài vẫn không!

 

Bài thơ thứ hai của ông là Hòn Chồng. Hòn Chồng là tên một jải đá lớn thiên-nhiên lô nhô từ đất liền ra biển, ở về fía bắc Nhatrang, và fía nam Tháp Bà.

 
HÒN CHỒNG
 
Mưa lưu hốc đá
Đêm mọc tinh-cầu
Hiện ra thế-jới
Ai ngồi canh thâu?
 
Đêm mai trở lại,
Lần nữa qua cầu
Tịch không hốc đá
Một trời bay đâu?
 

Ông lại tủm tỉm nói tiếp: “Có vài nữ độc-jả gửi thư hỏi tôi còn làm thơ tình-cảm nữa không? Tôi trả lời rằng trái tim tôi ngỉ hè từ lâu rồi.”

Cuối năm Đệ-tam, tôi và hai người bạn rủ nhau đi thi Tú-tài Một, với tư-cách thí-sinh tự-zo. Buổi sáng tại trung-tâm thi, chúng tôi nhận ra Thạch-Trung-Jã ở hành-lang, trong số nhiều jám-khảo. Ông nhìn chúng tôi gật đầu với nụ cười tươi. Kể từ đó chúng tôi hăng hái với thành-công, mê mải tiếp-tục xây-zựng tương-lai, tuy từ-jã mái trường, nhưng không bao jờ từ-jã jáo-zục – nhất là tôi, như có lần tôi đã đùa, lấy thơ của một thi-sĩ, sửa đi để tự-trào: “Tôi khờ-khạo lắm, ngu-ngơ lắm. Chỉ biết học thôi chả biết jì!” Cũng kể từ đó, tôi không có zịp gặp lại thầy Thạch-Trung-Jã. Khoảng đầu thập-niên 1970 tôi loáng thoáng nge ai nói ông zạy ở Đại-học Vạn-hạnh. Mãi đến năm 1980, tình cờ đọc một đặc-san của người Việt zi-tản, hình như ở Bonn, Germany, trong đó có bài viết của Thạch-Trung-Jã về ngệ-thuật điêu-khắc cổ-điển ở Tây-Âu. Tôi không nhớ đề-tài, nhưng không quên một nhận-định của ông đại khái thế này: “Tôi rất thán-fục họ (các nhà điêu-khắc cổ-điển ở Tây-fương), nhưng đôi mắt của người trong tượng lại mù!” Tôi biết Thạch-Trung-Jã không quen nhìn ngệ-thuật ba chiều ở Tây-fương, cho nên không nhận ra cách sử-zụng ánh-sáng và bóng tối. Cứ nhìn tượng David của Michelangelo thì rõ. Đôi mắt rất linh-động chứ không mù. Còn tượng của Praxitelles, khoảng 300 năm trước Công-nguyên có đôi mắt mơ màng, một í-thức về sự có mặt của hai thực-thể trong thực-tại, hay một thực-tại của hiện-tại đang bị chi-fối bởi một thực-tại khác, trong quá-khứ hay trong hiện-tại, ra ngoài í-muốn của mình, tỉ như khi ta vui có bạn cũ đến thăm ở lại với ta vài ngày. Nhưng rồi trong thâm-tâm ta mong ngày bạn ta ra đi đến thật mau, vì không-jan của ta bị vi-fạm. Trong vở kịch Huis clos của J-P. Sartre, í-thức về sự hiện-hữu cho ta nhận ra “Người khác chính là kẻ hành-hạ mình.” Kinh-ngiệm khoảnh-khắc hiện-hữu của hai thực-thể song song và fi-lí ấy không fải zo tưởng-tượng mà là sự-thực. Triết-học Hiện-sinh (Existentialism) gọi hiện-tượng này là “absurdity”, rất khác với “irrationality” vì “irrationality” vớ-vẩn và không có thực.

 
Nguyễn Quỳnh
Hè 2010
 

_________________________

[1]Viết theo đúng cách gi của nhà-văn Trùng Dương.

[2]

Viên-trung oanh khuyển khề-khà ngữ,
Jã nội đào hoa lấm tấm khai.
 
Theo Cao-bá Quát, í hai câu thơ này không fải là í của thần-tiên ban cho vua Tự-đức, mà là í ai cũng biết trong văn-học. Cao-bá Quát ứng khẩu một bài thất-ngôn bát-cú, đọc lên cho vua Tự-đức nge, tỏ í chê bai, như sau:
 
Bảo mã tây fong huếch-hoác lai,
Huyênh-hoang nhân tự thác đề bài.
Viên-trung oanh khuyển khề-khà ngữ,
Jã-nội đào hoa lấm-tâm khai,
Xuân-nhật bất văn sương lộp-bộp,
Thu-thiên chỉ kiến vũ bài-nhài.
Khù khờ thi-tứ đa nhân thức,
Khệnh-khạng tương-lai vấn tú-tài.

 

 

--------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021