thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Lượm lặt trong “Cahier des charges de LA VIE MODE D’EMPLOI”
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
GEORGES PEREC
(1936-1982)
 
 
Lượm lặt trong
Cahier des charges de LA VIE MODE D’EMPLOI
 
 

1. Bartlebooth, I*

 
 
 

2.

 
 
 
 
Hình trên được sử dụng làm bìa cuốn La vie mode d’emploi của Georges Perec
[ấn bản bỏ túi]. Tranh do Charles-Albert Bertall [1820-1881] sáng tác và sau đó
được Lavielle thực hiện litho, từng xuất hiện trong cuốn Le Diable à Paris [Hetzel,
1846] và mang tên Paris, le 1er Janvier 1845. Cinq étages du monde parisien.
 
_______________
* Percival Bartlebooth là tên một nhân vật trong La vie mode d’emploi, một câu chuyện Georges Perec tưởng tượng trong đó có trò chơi ghép hình [puzzle]: Giữa Thế chiến I và II, một ông đại gia giàu có người Anh tên là Bartlebooth [tên ghép hai nhân vật trong văn học, Bartleby của Herman Melville và Barnabooth của Valéry Larbaud], ngụ tại chung cư “tưởng tượng” số 11 đường Simon-Crubellier, thuộc quận 17, Paris, nghĩ ra một kế họach về sau sẽ chiếm hết thời gian còn lại của đời ông, đồng thời tiêu hết trọn gia sản của ông. Trước tiên ông bỏ ra mười năm học vẽ tranh màu nước dưới sự giám hộ của Serge Valène, là người sau đó cũng dọn đến ngụ tại chung cư số 11 đường Simon-Crubellier; tiếp theo ông bỏ hai mươi năm xuống tàu đi du lịch vòng quanh thế giới với người tớ trung thành của mình là Smautf, ngụ cùng số 11 đường Simon-Crubellier, cứ khoảng “mỗi hai tuần” ông vẽ một hải cảng khác, tổng cộng có 500 bức màu nước. Sau đó ông lần lượt gửi hết về Pháp, và tranh vẽ trên giấy sẽ được dán hồ lên một tấm cac-tông, và một nghệ nhân được tuyển chọn cẩn thận tên là Gaspard Winkler, ngụ cùng số 11 đường Simon-Crubellier, cắt mỗi tranh ra 750 miếng nhỏ để làm thành một trò chơi ghép hình. Khi trở về Pháp, Bartlebooth đem những hình rời ra ghép, để tái tạo cảnh tượng đã được ông vẽ trước đó. Mỗi hình ghép làm xong người ta sẽ đem dán dính liền nhau bằng một dung dịch đặc biệt, phát minh của Georges Morellet, cũng ngụ cùng số 11 đường Simon-Crubellier. Sau khi dung dịch bôi lên giấy, người ta tháo miếng gỗ làm mặt nền, và tranh vẽ được gửi về hải cảng ngày xưa Bartlebooth từng đến vẽ. Đúng 20 năm sau ngày tranh được vẽ, người ta đem nó để trong nước biển cho đến khi các màu biến mất, và bản vẽ giấy trắng [ngoài những vết cắt ráp không rõ ràng] được gửi trả về cho Bartlebooth. Như thế, rốt cuộc 50 năm làm việc của ông người ta chẳng được nhìn thấy gì: kế hoạch của ông tuyệt đối không để lại một dấu vết nào trên đời. Những hình cắt ghép của Winkler ngày càng khó hơn, và kết quả là Bartlebooth bị mù. Bấy giờ có một kẻ say mê nghệ thuật còn tìm cách ngăn cản Bartlebooth tiêu hủy những tranh vẽ của ông, nhưng đến năm 1975 thì ông đã trễ đến 16 tháng so với dự kiến, và ông qua đời khi đang làm đến được hình ghép thứ 439.
 
** PB: Percival Bartlebooth – GW: Gaspard Winckler
 
*** kh = khi , trg = trong , chg = chung
 
 
--------------------
Dịch từ nguyên tác trong Georges Perec, Cahier des charges de LA VIE MODE D’EMPLOI, CNRS Editions và Zulma xuất bản, Tủ sách “Bản thảo”, 1993 – do Hans Hartje, Bernard Magné và Jacques Neefs giới thiệu và chú thích.
 
 
 
-------------
Đã đăng:
 
Đảo Ellis: Mô tả một dự án  (truyện / tuỳ bút) 
... Cái tôi đi tìm ở Đảo Ellis, đó đích thị là hình ảnh của cái điểm không có đường trở lại ấy, là nhận thức về sự cắt đứt cội nguồn ấy. Cái tôi muốn tra vấn, đặt thành câu hỏi, đem thử thách, đó là cái gốc rễ của chính tôi trên cái nơi không có chỗ ấy, là cái không có mặt, cái điểm nứt làm cơ sở cho mọi cuộc tìm kiếm dấu vết, tìm kiếm lời nói, tìm kiếm Người Khác... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Khởi đầu, mọi thứ có vẻ đơn giản: tôi muốn viết, và tôi đã viết. Cứ mải miết viết, tôi trở thành nhà văn, trước tiên, lâu ngày là chỉ cho mình tôi thôi, rồi ngày hôm nay là cho cả những người khác. Trên nguyên tắc, tôi không cần phải tự biện minh (cả trước mắt tôi, cũng như trước mắt những người khác): tôi là nhà văn, đó là một sự kiện đã được nhìn nhận, một sự hiển nhiên, một định nghĩa... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Klébert Chrome  (tiểu luận / nhận định) 
Những trái táo là gi? Tại sao những trái táo? Cây táo có quyền gì? Chúng ta biết rõ, là rất nhiều lúc, cây táo tin chắc về quyền chính đáng của mình, và thật là vô ích, nếu không bảo là nguy hiểm, nếu ta tự đặt ra những câu hỏi về tính hợp thức, tính xác đáng của sự hiện hữu của nó và của chức năng của nó... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Tăng lương  (kịch bản) 
Kịch bản truyền thanh với ngôn ngữ hí lộng kỳ đặc của Georges Perec (1936-1982) — một trong những ngòi bút giàu sáng tạo nhất của văn chương Pháp thế kỷ 20. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Nhảy dù  (truyện / tuỳ bút) 
Cuối một buổi họp của nhóm tạp chí Arguments tại Paris, 10 tháng Giêng 1959, Georges Perec xin Jean Duvignaud cho được phát biểu. Thay vì một lời phát biểu bình thường trong một buổi họp, Perec đã kể một câu chuyện. "Truyện ngắn" này chính là bản chép lại cuốn băng ghi âm lời phát biểu của ông. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Những nơi chốn trốn chơi  (truyện / tuỳ bút) 
Chợ tem trong những khu vườn ở Champs-Élysées chỉ mở cửa vào ngày thứ Năm và Chủ nhật. Nó biết thế, nhưng nó tự nhủ có lẽ mình sẽ gặp một người nào đó, một ông già vô công rồi nghề nhìn vào tập tem của mình, dừng lại ở con tem Blériot màu nâu xám... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Tôi ra đời*  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi ra đời ngày 7.3.36. Bao nhiêu chục, bao nhiêu trăm lần tôi đã viết cái câu ấy? Tôi chẳng biết. Tôi biết rằng tôi đã bắt đầu khá sớm, rất sớm trước khi cái dự kiến viết một tiểu sử tự thuật thành hình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Một bài thơ  (thơ) 
Có phải ta đã thử ôm cổ tay em / bằng những ngón tay ta? / Hôm nay mưa rạch nhựa đường / Trong đầu ta không có một quang cảnh nào khác / Ta không thể nghĩ đến / quang cảnh em, những nơi chốn em đi qua trong bóng tối... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Chuyến đi mùa đông  (truyện / tuỳ bút) 
... Ông đã đọc đúng: điều này có nghĩa là Vernier đã “trích dẫn” một câu thơ của Mallarmé hai năm trước khi có câu thơ ấy, đã đạo văn của Verlaine mười năm trước khi có bài “Những khúc ariettes bị quên lãng” của nhà thơ này, đã viết theo kiểu Gustave Kahn gần một phần tư thế kỷ trước ông ta!... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Trước hết có những điều rất dễ làm, những điều tôi có thể làm ngay từ hôm nay [...] Rồi đến những điều hơi quan trọng hơn một chút, những điều cần đến những quyết định, những điều mà tôi tự nhủ, nếu tôi làm chúng, có lẽ cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Tiếp cận cái gì?  (tiểu luận / nhận định) 
Hãy tra vấn cái dường như quá hiển nhiên đến độ chúng ta không còn nhớ nguồn gốc của nó nữa. Hãy tái phát hiện sự kinh ngạc... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Cách ngôn  (tiểu luận / nhận định) 
Nhà văn Marcel Benabou thuộc nhóm OuLiPo đã nghĩ ra một cái máy chế tạo cách ngôn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021