thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
[THƠ CỦA CA/NHẠC SĨ] Tai tiếng
Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường
 
 
GEORGES BRASSENS
(1921-1981)
 
Georges Brassens là một trong những khuôn mặt độc đáo trong lãnh vực ca khúc ở Pháp. Với tiếng nhạc đệm guitare mộc mạc và giọng ca thân mật như kể chuyện, những lời ca của Brassens đã mang đến cho giới thưởng ngoạn một thi vị hết sức mới mẻ. Là một người viết ca khúc đầy tài năng, nhưng vì tự học âm nhạc, Brassens không dấn thân vào những thử nghiệm phức tạp trong giai điệu và hoà âm. Ông tập trung chủ yếu vào ca từ. Giai điệu của ông bao giờ cũng đơn giản, dễ nhớ, vừa đủ để diễn cảm, và nhạc đệm chỉ là những hợp âm căn bản trên chiếc guitar của ông, thỉnh thoảng có sự trợ lực của một người chơi contrebasse. Trên cái nền âm nhạc giản dị ấy, ca từ của ông nổi bật lên và trực tiếp thâm nhập vào cảm quan của khán giả. Tuy nhiên, khác hẳn với đa số nhạc sĩ viết ca khúc phổ thông đương thời vốn ưa đầu tư vào những lời ca ái tình dễ dãi và sáo mòn, Brassens mở rộng đề tài đến nhiều phương diện, kể cả những "taboo", của đời sống mà thể loại ca khúc phổ thông vốn hiếm khi tiếp cận. Bởi thế, ngay từ lúc vừa xuất hiện trước công chúng, ông đã trở thành một hiện tượng: "Le gorille", bài hát đầu tiên của ông được hãng Polydor ghi vào đĩa nhựa năm 1952, đã gây nên một làn sóng tranh luận dữ dội, và bị cấm sử dụng trên đài phát thanh Pháp cho đến năm 1955.
 
Hơn 15 năm sau đó, bài "Le gorille" [còn gọi là "Gare au gorille"] đã hoá thân thành bài Tục ca số 5, "Khỉ đột", mà Phạm Duy đã viết tại Sài Gòn, 1970. Hãy đọc lời tâm sự của Phạm Duy trong cuốn Ngàn lời ca:
 
Trong thời gian tôi đi học nhạc tại Pháp (1954-1955), tôi rất yêu thi sĩ kiêm ca nhạc sĩ Georges Brassens. Nghệ sĩ này nổi tiếng vì tính bất cần đời của ông. Khi ra sân khấu, ông không chào hỏi khán giả, ghếch một chân lên ghế, ôm đàn guitare hát với giọng hát đồng quê (accent du terroir) chứ không phải với giọng điêu luyện nhà nghề. Hát xong là đi thẳng vào hậu trường, không để ý tới tiếng vỗ tay của khán giả. Georges Brassens tự nhận mình là "le pornographe de la chanson", người viết nhạc khiêu dâm hay là "le polisson de la chanson", kẻ nói tục trong ca khúc. Trong số những bài ông gọi là "chansons grossières", tôi thích bài "Gare au gorille" và dịch nguyên văn để thành tục ca số 5 nhan đề "Khỉ đột".
 
Georges Brassens là một nghệ sĩ đa tài. Ông bước vào nghệ thuật qua những cánh cửa khác nhau. Ông đã viết tiểu thuyết (La lune écoute aux portes, 1947; La Tour des Miracles, 1953), kịch bản (Les Amoureux qui écrivent sur l'Eau, 1981), và hàng trăm ca khúc (ông đã được trao tặng Grands Prix du Disque de l'Académie Charles Cros năm 1954). Nhưng, trước hết và trên hết, ông là một nhà thơ.
 
Ông đã bắt đầu làm thơ lúc còn là một cậu bé 15 tuổi. Lúc ấy, ông cũng bắt đầu viết ca từ, nhưng vì chưa biết soạn nhạc, Brassens chỉ cố gắng đặt lời mới cho những giai điệu phổ thông mà ông yêu thích. Lên 16 tuổi, ông xuất bản 2 tập thơ mỏng, A la venvoleDes coups d'épée dans l'eau (1942). Đến năm 1954, ông xuất bản cuốn La Mauvaise Réputation: Poèmes et Chansons gồm thơ và ca từ. Và từ đó cho đến trước khi ông qua đời, thỉnh thoảng ông lại cho xuất bản một tập thơ và ca từ mới. Điều này cho ta thấy Brassens không phân biệt thơ và ca từ của mình: ca từ cũng là những bài thơ — những bài thơ được hát lên. Nhiều lời ca của Brassens đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến.
 
Năm 1967, Hàn Lâm Viện nước Pháp trao tặng "Grand Prix de Poésie de l'Académie Française" cho Brassens — đây là giải thưởng thi ca cao quý nhất của nước Pháp.
 
(Hoàng Ngọc-Tuấn giới thiệu)
 
 

Tai tiếng

 
Trong làng mình dù chẳng muốn khoe khoang
Tôi được tai tiếng là không đàng hoàng
Dẫu có nói năng hay dầu câm lặng
Tôi vẫn bị coi là kẻ nhập nhằng
Thế đấy tôi đâu có chọc ghẹo ai
Khi đường tôi tôi đi rất thoải mái
Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa
Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa...
Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa
Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa...
Thiên hạ bèn xúm lại nói xấu tôi
Trừ mấy trự câm là dĩ nhiên rồi.
 
Vào ngày Quốc Khánh mười bốn tháng Bảy
Tôi nằm nướng trên giường không áy náy
Âm nhạc trịnh trọng để diễu hành ôi
Chẳng ngầu tí nào cả đối với tôi
Thế đấy tôi đâu có chọc ghẹo ai
Nếu tôi không khoái loại nhạc inh tai
Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa
Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa...
Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa
Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa...
Thiên hạ bèn xúm lại chỉ chỏ tôi
Trừ bọn cụt tay là dĩ nhiên rồi.
 
Nếu gặp một thằng lỏi ăn cắp vặt
Rủi bị một anh đít bùn* đuổi bắt
Tôi chìa cẳng mình ra để giúp nó
Anh đít bùn vấp ngã té nằm đó
Thế đấy tôi đâu có chọc ghẹo ai
Nếu để thằng trộm táo thấy ngày mai
Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa
Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa...
Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa
Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa...
Thiên hạ bèn xúm lại rượt bắt tôi
Trừ đám cụt chân là dĩ nhiên rồi.
 
Chả cần phải là thầy bói tài ba**
Mới đoán được số phận của tôi mà
Nếu chúng mà vớ được một sợi thừng
Cổ tôi chúng tròng vào chẳng ngập ngừng
Thế đấy tôi đâu có chọc ghẹo ai
Nếu tôi không tản bộ vào Thiên thai***
Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa
Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa...
Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa
Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa...
Thiên hạ sẽ tới coi xử giảo tôi
Trừ lũ đui mù là dĩ nhiên rồi.
 
Mời độc giả thưởng thức đoạn băng ghi âm trực tiếp (không biên tập) của bài “La mauvaise réputation”. Trong đoạn băng này, Georges Brassens nói chuyện, hát và đệm guitare trước một nhóm khán giả tại La villa d’Este, ngày 21 tháng 12 năm 1953.
 
Nguyên tác:

La mauvaise réputation

 
Au village, sans prétention,
J'ai mauvaise réputation;
Qu'je m'démèe ou qu'je reste coi,
Je pass' pour un je-ne-sais-quoi.
Je ne fais pourtant de tort à personne,
En suivant mon ch'min de petit bonhomme;
Mais les braves gens n'aiment pas que
L'on suive une autre route qu'eux...
Non, les brav's gens n'aiment pas que
L'on suive une autre route qu'eux...
Tout le monde médit de moi,
Sauf les muets, ca va de soi.
 
Le jour du Quatorze Juillet
Je reste dans mon lit douillet.
La musique qui marche au pas,
Cela ne me regarde pas.
Je ne fais pourtant de tort à personne,
En n'écoutant pas le clairon qui sonne.
Mais les brav's gens n'aiment pas que
L'on suive une autre route qu'eux,
Non les brav's gens n'aiment pas que
L'on suive une autre route qu'eux,
Tout le monde me montre du doigt
Sauf les manchots, ça va de soi.
 
Quand j'croise un voleur malchanceux,
Poursuivi par un cul-terreux;
J'lance la patte et pourquoi le taire,
Le cul-terreux s'retrouv' par terre
Je ne fait pourtant de tort à personne,
En laissant courir les voleurs de pommes.
Mais les brav's gens n'aiment pas que
L'on suive une autre route qu'eux,
Non les brav's gens n'aiment pas que
L'on suive une autre route qu'eux,
Tout le monde se rue sur moi,
Sauf les culs-de-jatte, ça va de soi.
 
Pas besoin d'êre Jérémie,
Pour d'viner l'sort qui m'est promis,
S'ils trouv'nt une corde à leur gout,
Ils me la passeront au cou,
Je ne fait pourtant de tort à personne,
En suivant les ch'mins qui n'mènent pas à Rome,
Mais les brav's gens n'aiment pas que
L'on suive une autre route qu'eux,
Non les brav's gens n'aiment pas que
L'on suive une autre route qu'eux,
Tout l'mond' viendra me voir pendu,
Sauf les aveugles, bien entendu.
 
Nguồn: Georges Brassens, Poèmes et Chansons (Paris: Les Éditions du Seuil, 1993)
 
-----------------------------
Chú thích của người dịch:
* nguyên tác: cul-terreux: một anh nhà quê đít (cul) lấm bùn (terreux).
** nguyên tác: Jérémie: (khoảng 650 đến 580 trước Công Nguyên) nhà tiên tri Hy-bá-lai (Hébreu / Hebrew) trong Kinh Thánh.
*** nguyên tác: en suivant les ch’mins qui n’ mèn’nt pas à Rome: không đi theo những con đường dẫn tới thành La Mã.
 
 
Đã đăng:
Lâu lắm, lâu lắm, lâu lắm / Sau khi các thi sĩ khuất bóng / Những bài ca họ còn chạy rong trên đường phố... | Ngôi làng tôi dưới đáy sông / Nhớ lại những giờ khắc rất gần gũi / Khi bắt đầu ngày mới âm thanh vui / của những cái chuông bay bổng... | Biển / Ta thấy đang tung tăng dọc theo những vịnh nước trong / Lấp lánh ánh bạc / Biển / Của những phản ảnh vạn trạng / Dưới làn mưa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Biên & Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Charles Trenet (1913-2001), ca sĩ với chiếc gậy và chiếc "mũ phớt" (feutre) hoặc "mũ cói/mũ chèo thuyền" (canotier), lúc ca hay đảo tròng mắt, nổi tiếng cuối những năm 30 và những thập niên kế tiếp. Một ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, đã được giới ái mộ tặng cho cái biệt danh "anh chàng hát như điên" ("Fou Chantant")... Tôi nhớ mãi một cái góc phố / Hôm nay nó không còn đấy nữa / Tuổi nhỏ tôi nô đùa nơi ấy / Tôi vẫn còn chưa quên điều đó / Chỗ ấy có một cái hàng rào / Một lùm cây để phục kích nhau / Lũ du côn trong khu phố tôi / Kéo tới đó đập đánh nhau chơi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Mick Micheyl (1922~) là một nghệ sĩ đa diện: hoạ sĩ, nhà trình diễn nhào lộn (acrobat), kịch sĩ, ca khúc tác gia, ca sĩ, và hiện nay bà là một nghệ sĩ điêu khắc trên thép... Một chú lỏi Paris / Là cả một bài thơ / Chưa hề ở xứ nào / Có được y như vậy / Vì chú nhỏ ti ti / Bé con tí tí này / Được mọi người đều si... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Wassily Kandinsky (1866-1944), nhà danh hoạ của thế kỷ 20, không chỉ tập trung vào việc vẽ. Ông nói: "Marc và tôi đã ném chính mình vào hội hoạ, nhưng hội hoạ đơn thuần không làm chúng tôi thoả mãn..." Thế rồi, ông làm thơ... Mặt. / Xa. / Mây. / . . . . / . . . . / Một người đàn ông đứng đó với một cây kiếm dài. Cây kiếm dài và to bản. Rất to bản... | Ôi, hắn đi chậm làm sao. / Giá như ở đó có một người nào bảo hắn: Nhanh hơn, đi nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Paul Klee (1879-1940) luôn được thế giới tưởng nhớ như một thiên tài hội họa, nhưng... ông cũng làm thơ. Trong khi đang nhai một con người, / con sói giảng giải / cho bầy chó: // Nói cho tao biết... đâu... thế rồi... là... / nói cho tao biết... đâu? / thế rồi... là thượng đế của lũ con người?... | Tôi đứng trong bộ giáp trụ kín mít / Tôi không có ở đây / Tôi đứng trong những chiều sâu / Tôi đứng đằng xa... / Tôi đứng rất xa... / Tôi toả sáng cùng người thiên cổ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Đó là những kẻ kỳ cục sống bằng ngòi bút / Mà cũng có khi không sống tuỳ lúc của mùa / Đó là những kẻ kỳ cục xuyên qua sương lạnh / Với những bước chân chim dưới cánh của ca thi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Jean Hans Arp (1886-1966) là một điêu khắc gia lừng danh thế giới và cũng là một họa sĩ kiêm thi sĩ viết bằng hai thứ tiếng Pháp, Đức... Trước tiên phải để mọc lên những hình dạng, sắc màu, ngôn từ, cung độ và kế đó giải thích. / Trước tiên phải để mọc lên những bắp chân, những chiếc cánh, những bàn tay và kế đó để chúng bay chúng ca hát hình thành biểu hiện... | Thánh đường là một trái tim. / Làm sao tôi nói được / Thánh đường Lộ-trấn / là một trái tim?... [Bản dịch Diễm Châu]
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021