thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Bia tưởng niệm
Hoàng Ngọc-Tuấn dịch
 
     John Yau sinh năm 1950 tại Lynn, Massachusetts, một năm sau khi song thân ông di cư từ Trung Hoa sang Mỹ. Ông tôt nghiệp cử nhân văn chương tại Bard College và thạc sĩ nghệ thuật sáng tạo tại Brooklyn College, dưới sự hướng dẫn của John Ashbery.
     Từ năm 1978, ông đã viết tiểu luận phê bình cho Art in America, Artforum, ART-news, Vogue, và nhiều tạp chí văn học khác. Tác phẩm của ông gồm có: The Sleepless Night of Eugene Delacroix (1980), Broken Off by the Music (1981), Corpse and Mirror (1983), Radiant Silhouette: New & Selected Work 1974-1988 (1989), Edificio Sayonara (1992), In the Realm of Appearances: The Art of Andy Warhol (1993), Berlin Diptychon (1995), Forbidden Entries (1996), The United States of Jasper Johns (1996), và Borrowed Love Poems (2002).
     John Yau đã đoạt các giải thưởng văn học Lavan Award (Academy of American Poets), và Jerome Shestack Prize (American Poetry Review), cũng như các học bổng từ National Endowment for the Arts, New York Foundation for the Arts, và General Electric Foundation.
     Dù tác phẩm của ông có vẻ lãnh đạm trên bề mặt và một giọng văn hờ hững (chịu ảnh hưởng John Ashbery), ông không có quan hệ với trường phái New York. Giữa những năm 1970, Yau viết những bài thơ ứng dụng trò chơi tráo chữ tương tự như lối viết của tiểu thuyết gia Pháp Raymond Roussel. Cuối những năm 1970, ông chuyển sang lối thơ nhiều tính tự sự hơn và đồng thời truyền đạt một cảm thức đứt đoạn như những mảnh chiêm bao.
     Phong cách tự sự của Yau phỏng theo kỹ thuật điện ảnh. Ông cho biết ông "chịu ảnh hưởng của điện ảnh, tốc độ của con mắt theo dõi màn bạc, những cú nhảy không tì vết, những vọng âm, và cách một sự vật nào đó hoà tan vào một sự vật khác."[*]
     Hiện nay, Yau sống tại Manhattan, và giảng dạy tại Maryland Institute, College of Art.
 
----------------
[*] Edward Foster, "An Interview with John Yau," Talisman, No.5, Fall 1990, 43.
 
 
 
JOHN YAU
(1950~)
 
 

Bia tưởng niệm

 
I
Những gợi ý về ký ức của họ đã được dán vào một tập ảnh. Những bức ảnh của gia đình và bằng hữu của bà, những bức tốc ảnh ông đã bấm trong cuộc chiến tranh. Tập ảnh được gói gọn gàng trong một chiếc rương, rồi chiếc rương được đặt vào trong hầm tàu thuỷ. Trời sắp sang xuân lúc họ du hành từ Thượng Hải đến San Francisco.
 
II
Tập ảnh không trắng như danh từ này gợi ý. Những trang giấy của nó thì đen — khoảng thời gian bên trong hộp tối trước khi ánh sáng dọi những chiếc bóng lên màn phim. Màu trắng chỉ ở những hàng chữ tóm tắt súc tích in dọc theo mép giấy bên dưới mỗi trang.
 
III
Tập ảnh được chia làm hai phần, của ông và của bà. Ở phần hai, của ông, người nào đó (chắc là bà) đã cẩn thận bóc đi những bức tốc ảnh. Đó chính là nơi tôi luôn luôn dừng lại và chậm rãi quan sát những khoảng giấy. Nơi đó có những chữ xếp hàng thẳng tắp phía dưới những ô chữ nhật màu đen.
 
IV
Những gì phản ảnh ánh sáng đã biến mất. Chỉ còn những hàng chữ trắng. Chỉ còn những hình chữ nhật đóng khung những khoảng không gian đen trống rỗng.
 
V
Tôi xoay vòng vòng trong phòng cho đến khi tôi không đứng nổi vì chóng mặt. Thế rồi, nằm trên giường, nhắm mắt, tôi giả vờ như chiếc phi cơ sắp đâm đầu xuống đất.
 
VI
Những ô chữ nhật màu đen được viền chung quanh bởi những khung đen đã phai màu, hầu như chỉ còn sắc xanh. Những hàng chữ được sắp ngay ngắn dọc theo mép giấy bên dưới mỗi trang. Ngày trước cha tôi là một kế toán viên, đây là cuốn sổ cái của ông.
 
VII
Tôi hiểu có ai đó đã cố xoá đi cái lịch sử của những trích đoạn này. Những hàng chữ tiếp tục vọng âm dài lâu sau khi tôi trả tập ảnh về chỗ của nó trên kệ sách.
 
VIII
Bệnh viện nằm sát trại giam. Từ trên mái tôi có thể thấy những phạm nhân đang chơi bóng rổ, những y sĩ thực tập đang dượt cú giao bóng.
 
IX
Tôi cố gắng tưởng tượng những bức ảnh có một lần đã nằm trong những hình chữ nhật màu đen ấy. Đồi đầu lâu, Thượng Hải, 1946 là bức tôi lưu ý nhất. Điện ảnh đã chiếu cho tôi xem mọi thứ ngoại trừ hình ảnh này.
 
X
Trên bãi biển tôi thấy những con chữ biến hình trong ánh mặt trời. Thấy chúng thành những ngọn đồi đầy sọ trắng hếu. Giờ đây chúng đã trở nên nhẵn thín và tròn trịa, trắng như những con chữ miêu tả chúng.
 
XI
Nằm bên cạnh những lâu đài sụt lở, nhìn cát rịn ra từng hạt xuyên qua những kẽ ngón tay. Những ví dụ bé tí của điều tôi đã đọc được. Trọn buổi xế trưa tôi chơi đùa với những cái sọ, xếp chúng thành những hòn núi nhỏ.
 
1984
 
------------------------------------
Nguyên tác: "Cenotaph", trong Postmodern American Poetry: A Norton Anthology, ed. Paul Hoover (New York: W.W. Norton & Company, 1994), 572-574.
 
Những tác phẩm đã đăng trong loạt THƠ HẬU HIỆN ĐẠI:
"skin Meat BONES (chant)", bài thơ để xướng tụng bằng ba giọng ở ba âm vực khác nhau như một bài hát ba bè, của Anne Waldman (1945~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ, một tên tuổi hàng đầu của thơ trình diễn và thơ đọc — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Chờ   của  Wilding, Faith
"Waiting", một bài thơ nổi tiếng của Faith Wilding (1943~) — nghệ sĩ đa diện và nhà vận động nữ quyền Hoa Kỳ. Đây là một tác phẩm thuộc thể loại "thơ trình diễn" (performance poetry), một thể loại phát triển rất mạnh trong nghệ thuật hậu hiện đại. Bài thơ này gói trọn cuộc sống của người phụ nữ dưới ách phụ quyền vào một chữ "chờ". Thân phận của họ là "chờ", mãi mãi "chờ", từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt. (Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)
"Rant", bài thơ như một tuyên ngôn, với câu thơ nổi tiếng: "Cuộc chiến hệ trọng duy nhất là cuộc chiến chống lại óc tưởng tượng / mọi cuộc chiến khác đều nằm trong đó". Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — đã diễn đọc bài thơ này rất nhiều lần, tại rất nhiều nơi, và luôn luôn chinh phục khán thính giả. Tiền Vệ xin gửi đến độc giả bản dịch Việt ngữ của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Bài thơ của Hiromi Ito (1955~) — một đại biểu của dòng thơ nữ quyền hậu hiện đại Nhật Bản. Bài thơ này đánh ngã quan niệm thẩm mỹ cũ kỹ vốn cho rằng thơ của nữ giới là phải đoan trang, kín đáo, mỹ miều. Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"The Practice of Magical Evocation", "Prophetissa", và "Studies in Light", ba bài thơ rất lạ, với những ẩn dụ và biểu tượng huyền bí xen lẫn vào ngôn ngữ thường nhật đương đại, của Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Slow song for Mark Rothko", một bài thơ ứng dụng cấu trúc âm nhạc thiểu tố, của John Taggart (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Sói  của  Fujii Sadakazu
Một bài thơ sử dụng huyền thoại dân gian về người đàn bà sói "tuyệt chủng" như một ẩn dụ để diễn tả lối tiếp cận thi ca mới, của Fujii Sadakazu (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Nhật Bản — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"FIVE NOTEBOOKS FOR EXIT ART", một bài thơ có hình thức mới lạ, trông như một bài nghiên cứu từ nguyên, của Cecilia Vicuña (1948~) — nhà thơ hậu hiện đại Chile — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Lost and Found" và "Breasts", hai bài thơ với những liên tưởng rất lạ, của Maxine Chernoff (1952~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Index", một bài thơ rất khác thường, dưới dạng một bảng tra cứu ở cuối sách, của Paul Violi (1944~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Conjugal", "Ape", "A Performance at Hog Theater", "The Toy-Maker" và "The Optical Prodigal", năm bài thơ văn xuôi với những hình tượng và liên tưởng rất khác thương, của Russel Edson (1935~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Falling in Love in Spain or Mexico", "Wonderful Things", "Nothing in That Drawer" và "Who and Each", bốn bài thơ với bốn thi pháp hoàn toàn khác nhau, của Ron Padgett (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Rape", một bài thơ chua cay, quyết liệt, của Jayne Cortez (1939~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"A Bouquet of Objects", "In a Monotonous Dream" và "A Date with Robbe-Grillet", ba bài thơ ngắn, nhưng đầy những khám phá thú vị trong bút pháp, của Equi Elaine (1953~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021