thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Về không?

 

I.

Mỗi lần thầy Fúc gọi Năm lên nhà ngang là Năm hồi-hộp. Năm sợ thầy và sợ mấy con ong vàng làm tổ trên trần. Thầy Fúc được mọi người trong huyện kính-nể, nhưng học trò lại sợ vì thầy “zữ’ đòn. Thầy bắt bẻ từ một bài toán đố sai cho đến cách viết một nét chữ không ngay ngắn. Đôi mắt “khắc-kỉ” đầy tính “luân-lí” của thầy xuyên qua cặp kính đọc sách khiến Năm chỉ thấy một thứ “Vạn-lí Trường-thành” của ngàn năm văn-hoá chứ không thấy ở nơi thầy một nét bao-zung, trừ lúc thầy uống trà, ngâm thơ, nở nụ cuời tươi và bảo Năm cầm sách đọc lại cho thầy nge, — văn-chương của thầy — từng chữ, từng jòng, khi ngưng ngỉ, lúc vội vàng theo lời thầy zặn.

Năm thường ra đầu nhà, ngồi ở trên thềm gạch cao, một trong những ngôi nhà của ông Hương Thể, jàu có nổi tiếng trong huyện. Tại đây, Năm chơi với ngón chân, lim zim đôi mắt trong nắng, khám fá ra rằng nhịp thở của nó rất hoà hài với tiếng jó đang xô đẩy quanh nhà. Nó thì thầm hỏi jó: “Có fải tên đằng ấy là Cô-đơn?”

Đôi khi Năm cũng muốn về thăm nhà. Đó là những lúc nó để mắt bâng khuâng lượn trên đầu hàng cau cao. Thế rồi, một lần Năm bước ra khỏi cổng, đi trên đường lát đá tảng xanh. Đây là một làng trù-fú. Bên này là “Đời” bên kia là “Đạo”. Bên Đạo có cái tháp cao của nhà thờ. Trước đó là ao sen, bên này là chợ, tức Đời, với nhiều mái ngói, trải theo con lạch cong queo. Hình như đó là một zòng sông nhỏ.

Đã nhiều lần Năm theo dân cầy qua khỏi luỹ tre ở mấy xóm xa, nhìn ra đồng xanh bát ngát, như trải zài vô-tận. Trong vô-tận ấy, nếu Năm đi, Năm không hiểu sẽ về đâu. Cho nên Năm quay bước trở về, nhưng vẫn ngĩ fương xa ấy là nhà. Nó há miệng nói thầm vào cánh cửa thô sơ mọt ăn tơi tả: “Đó là nhà!” Rồi Năm chợt khám fá “cánh cửa ấy là thế-jới thần tiên.” Đây là jường fản, đó là cầu thang lên gác, kia là thác nước cheo leo...

 

II.

Thầy Fúc đi thăm bạn bè. Được ngỉ học, Toán, Vân và Năm rủ nhau lẻn vào vườn ông Ba hái trộm khế ăn. Vân là con thầy, không fải làm jì. Năm mang theo cái thớt nhỏ, Toán cầm zao bổ cau và muối hột. Cái thú ban trưa khi đã cuối thu, ngồi nhắm mắt, lè lưỡi, lắc đầu ăn khế chua là một điều quái-zị, nhưng lại vô cùng khoái-hoạt ở chỗ hồi hộp ăn trộm và fiêu-lưu, quên đi những ngày “quát tháo” nặng nề trong lớp học.

Ngay trên đường ra ruộng ở đầu ngõ gần nhà ông Hương Thể có một ja-đình khá-jả, mấy đời là đình-trưởng. Từ cổng vào nhà đó là một con đường ngắn, rộng thênh thang, có nhiều cây to jao-đầu, và một chòi canh. Người gác chòi canh ấy là con cả của ja-đình. Anh ta to lớn, trọc đầu, mắt đỏ như chó zại, miệng há ra. Anh ta không đi, mà nhẩy lò cò. Anh ta không nói mà chỉ gầm gừ, iên-lặng và man rợ. Một người điên như trong làng bảo thế.

Lần nào Toán và Năm đi qua chỗ ấy cũng hồi hộp nhìn lén “anh điên”. Thấy anh ở xa, chúng thường lễ fép cúi đầu, “Xin anh cho chúng em qua!” Những lúc ấy “anh điên” mắt vẫn như chó zại, miệng vẫn há ra, đứng một chân, nhưng có vẻ rất iên-lặng, záng chừng suy ngĩ mông lung. Nhưng cái iên lặng ở con người lạc loài ấy có lúc bị fá tan vì Toán và Năm, sau khi đã đi qua, bảo nhau quay lại cùng hét lên, “Địt mẹ thằng điên!”, rồi cùng ù té chạy.

“Hồi-hộp là cái sướng nhất trên đời!”, một hôm thằng Toán bảo thế. Toán học rất jỏi. Ít khi bị thầy quở trách. Toán hoạt-bát, tự-nhiên, tự-tin, và không cần tâm-sự, nói toạc là, “Tao chỉ muốn thầy bu tao bảo tao đừng đi học!” Có lúc Năm đăm chiêu, nhìn nắng chiều, gờn gợn trong lòng một suy ngĩ khó tả, như áng mây trôi. Nó muốn được như Toán, nhưng không muốn ngỉ học. Nó muốn có ngày Toán không vào lớp học, rồi bẵng đi như thế, một hôm nó thấy Toán đi trong nắng chiều, nhìn nó nhếch mép cười, rất zửng zưng, vì bao sách vở đã bay vào quá khứ.

Vân là con trai út của thầy Fúc. Mẹ nó là vợ bé của thầy. Nó xấu xí, lùn và đen đủi lạ lùng, mà thầy Fúc lại hồng hào, trắng trẻo, đẹp trai. Ba tháng trước cô con gái út của thầy có với bà cả đến thăm thầy. Cô đã mười lăm, nhan sắc tuyệt vời, với mái tóc zài và záng đi lả lướt zường như không đụng mặt đất, và không gây jao-động, nên ai cũng bảo cô đúng là một tiểu-thư. Trong suốt thời jan cô thăm cha, Năm không nge cô nói bao jờ, zĩ nhiên có lúc cô thì thầm với đứa em trai cùng cha khác mẹ. Cho nên Năm không biết jọng nói của cô thế nào. Cô không bao jờ nhìn ai hết, ngay cả khi Năm bưng cơm cho thầy Fúc, cô và Vân ăn. Zĩ nhiên cô ngồi ở đó. Năm có cảm jác là cô không thấy cái jì hiện hữu trên cuộc đời này. Thế nhưng ngay cả đến cái tên của cô Năm cũng không biết.

Một buổi sáng, Năm thấy cô và Vân ngồi bên hàng zậu ruối, có tiếng chặt đẽo ngọt ngào. Năm biết cô đang zùng con zao bổ củi rất sắc. Lại gần, Năm thấy rõ. Cô đang chặt cộng ruối làm con “gụ” cho Vân. Cô rất khéo tay, cứ mỗi lần một con “gụ” được đẽo xong, cô để một cái đinh vào, rồi zùng cậng zao đóng đinh vào “đít gụ”. Thấy Vân có cả chục con “gụ” trong tay, Năm lí nhí nói với cô: “Xin chị cho em một con!” Không nge cô trả lời, Năm ngĩ cô không nge vì tiếng lách cách của con zao. Tuy nhiên, Năm không zám hỏi nữa. Đột nhiên, cô nhìn quanh, thấy một con “gụ” bé đẽo gọt không hoàn hảo, cô đóng một cái đinh vào và trao cho Năm. Mắt cô không nhìn nó. Hai chị em đi vào nhà. Một mình Năm đứng ở ngoài vườn, nhìn con “gụ” trong tay và thấy một cái jì vừa fũ-fàng và rất xa xôi. Năm ngĩ tới một ngày nào đó, nó thấy cô đi ở xa, đẹp tuyệt trần trong nắng, chẳng để í jì đến thế-jan. Năm vẫn chỉ nhìn cô mà không zám lại gần. Chiều hôm ấy Năm về thăm cánh cửa điêu-tàn, để chuyện trò với những linh-hồn trong mộng.

 

III.

Thầy Fúc đi thăm bạn trở về, mặt thầy hồng hào, hân-hoan. Buổi chiều hôm ấy thầy bảo Năm quét sân, jải chiếu, đun nước fa trà “Tầu” cho thầy. Thầy ung zung lấy nhíp nhổ râu, rồi ung zung hơn nữa, lấy ra một tờ jấy, trên đó là một bài thơ của thầy. Thầy đọc nho nhỏ cho Năm nge và zặn Năm khi đọc fải để í tới záng điệu của thầy. Khi thầy thẳng người, khi thầy zơ ngón tay lên, khi thầy đưa mình về fía trước gật gù, Năm fải hiểu cách đọc ra sao: khi nhanh, khi chậm, khi lên jọng, khi xuống jọng. Năm cảm thấy những lời chỉ zẫn ấy đang ôm chặt thân thể của nó, chỉ cho nó một chút hi-vọng mong-manh, may ra có một jấc ngủ iên-bình.

Thầy Fúc đưa tách trà ra khỏi miệng, nhìn Năm và chờ đợi. Năm đọc:

Thưa Thầy ong lượn ngoài hiên

Khi hoa râm bụt đầu tiên mỉm cười.

Thầy Fúc zơ ngón tay, mắt mơ màng, gật gù. Năm đọc:

Về đi! Mày nói lôi thôi,

Vườn kia hoang zã ta ngồi ta ngơi!

Thầy Fúc zướn thẳng người lên, rồi nhìn nó gật gù. Năm đọc:

Về thăm cha mẹ mày thôi

Chạy qua đồng lúa ra ngoài ven đê.

Thầy gật gù. Năm đọc:

Đến bờ sông chẩy lê thê,

Bên bờ cỏ mộ lòng quê-quạnh chiều.

Thầy ngước mắt nhìn mây bay, đưa nhíp nhổ râu, rung đùi nhè nhẹ. Năm đọc:

Trên cao vang vọng sáo ziều

Vào mây nâng gót trăng nhiều điệu mê.

Hãy nhìn đôi mắt fa-lê

Của con ong bé đam mê tuyệt vời!

Thầy mỉm cười, gật gù. Năm đọc:

Cùng mang thân-fận trên đời,

Không chung ngôn-ngữ, không lời hỏi nhau!

Thầy zơ ngón tay lên. Nhìn vào không jan, rồi quay nhìn nó. Năm đọc:

Nhưng khi con vẫy tay chào,

Thì ong lại cứ bay vào thinh-không?

Thầy Fúc xoay hẳn người nhìn nó, rồi đưa tay hất lên, ngĩa rằng nó fải đọc to.

Về không?

Thầy zơ ngón tay lên ra hiệu vài zây ên lặng, Năm đọc lại:

Về không?

Thầy zơ ngón tay, nhìn nó trong nửa fút rồi chỉ tay vào bốn chữ còn lại, ra hiệu cho Năm đọc.

... Trời nổi cơn jông!

Đồng xanh zội sóng fiêu-bồng...

Thầy zơ ngón tay lên, chỉ vào hai chữ cuối câu. Năm đọc:

... Mày đi?

Thầy gật gù. Năm đọc:

Thưa Thầy, côi cút còn chi?

Không về con chỉ hoa-quì mãi thôi!

Thầy Fúc tươi nét mặt, nhìn Năm. Thầy vê một điếu thuốc lào. Năm vội vã, như thường lệ, thông điếu cho thầy. Thầy hài lòng, thở khói thuốc ra, người rung động. Thầy bảo Năm đọc lại bài thơ, i như cách thầy hướng dẫn. Đọc xong, thầy lại bảo Năm đọc nữa, và đọc nữa, với đôi chút đổi thay ngưng ngỉ. Thầy rất vui, như người vừa lên sân khấu thành công. Năm cúi đầu iên-lặng. Ông Hương Thể ở nhà trên, ra vào lén mắt mỉm cười nhìn thầy. Thầy cầm cái quạt mo, gõ nhẹ lên vai Năm: “Hai tháng nữa thầy cho con về!”

 

IV.

Một sáng mùa đông, jó buốt vô cùng. Người ta bảo Năm ra nhập đám người hồi-cư. Khi nó bước lên đê, có người bảo nó đứng lại, khoác thêm lên mình nó một chiếc áo tơi, và quấn quanh đầu nó một chiếc khăn đen cũ đã sờn. Đang trong mùa lạnh khô mà mùi ẩm mốc của chiếc khăn thẫm mồ hôi vẫn làm Năm cảm thấy ngột ngạt muốn ho. Jó gào bên tai, khiến không jan như mang một lớp bụi mù. Năm đi, iên lặng theo chân mọi người về một nơi mà nó không bao jờ biết có fải đó là quê-hương? Nó muốn trở lại, ngồi iên trước cánh cửa điêu-tàn, đi tìm bóng záng thân-iêu, đi gọi những cái tên thân-iêu, và để tiếp tục những câu chuyện đang đi vào vô-tận.

 

November 2008

 

 

---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021