thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [28]
(tiếp theo)

 

Tiểu Kiều chân cao tới nách. Đi hai hàng. Mông lắc. Trông rất đĩ. Tiểu Kiều bảo ngày xưa em từng là á hậu chứ không xoàng đâu. Á hậu có giá của á hậu, anh đồng ý không? Nhất trí. Nhưng á hậu cũng không rẻ hơn hoa hậu. Vấn đề là đẳng cấp, anh hiểu không? Hiểu. Bán thì đắt, nhưng cho không cũng chẳng sao. Anh muốn mua hay muốn tặng? Khuyến mãi à? Có giảm giá hay mua một tặng hai đâu mà khuyến mãi. Vấn đề là em thích bán hay cho. Anh thì chẳng có cơ hội nào đâu. Đừng có mơ. Nhưng mà đi ăn sáng với em thì được. Brodard nhé. Tùy em. Anh có thấy mấy thằng cha ngồi trong góc kia không? Khách của em đấy. Chúng nó chỉ nói chuyện tỉ. Một đêm của em bằng lương của anh một tháng. Với mấy thằng nước ngoài, thì bằng lương anh một năm. Anh muốn nói chuyện triết học hay vô học? Anh thích võ học. Chơi luôn. Tự vệ và tấn công. Pháp môn thượng thừa của các bậc hành giả là không thù địch, không triệt hạ, không đối phương. Tình dục là một thứ võ học bao dung. Nó cũng không thù địch, không triệt hạ, không đối phương. Tuy phải dùng thế và thi triển các công phu, nhưng tột đỉnh của nó lại xóa bỏ mọi ý niệm. Nó cho anh sự an bình. Nó cũng cho anh thấy bản thể của mình. Nó là sự cứu rỗi, bởi nó có khả năng thánh hóa. Anh có bao giờ thấy cái nhịp điệu hoan lạc sinh thành của một hữu thể hợp nhất chưa? Tình dục tới bến là đáo bỉ ngạn sông mê. Một lần xong là một lần chuyển hóa cảnh giới tâm thức trong hành trình giải thoát. Từ ngã tới vô ngã. Khi em ngủ với người đàn ông thứ một ngàn thì em không còn là em. Tồn hữu em chỉ còn là nhịp. Nhịp không tạo nghiệp nữa, khi thân và ý của em đã biến mất. Em là pháp của tu tập mật tông. Em cũng là chỗ viên thành chánh quả.

Tôi hỏi Tiểu Kiều đã bị công an bắt bao giờ chưa? Tiểu Kiều kể có một lần em đang nằm trong phòng với hai thằng Đài Loan thì công an tông cửa vào. Không kịp mặc đồ, cứ thế em quì xuống lạy bọn nó như tế sao. Em không sợ bị bắt, đi tù hay phạt tiền, mà em sợ mang tiếng. Báo chí biết được thì đời em tiêu. Cát-sê của em cao thật ra đâu phải vì em đẹp, mà do em nổi tiếng. Mất cái tiếng em chỉ còn là con đĩ thập thành hàng chợ thôi.

Bất chợt Tiểu Kiều hỏi lại tôi, lúc nứng quá thì anh làm sao? Tôi cười, có hai cách, một là để dành cho các dịp lễ lạc thêm phần xôm tụ, hai là cắt cơn bằng cách tự dọa mình coi chừng công an bắt. Tiểu Kiều bảo tôi xạo. Tại sao tôi lại phải xạo một cái chuyện rất thường tình con người kia? Hoàn tinh bổ não. Cứ như anh thì bọn em húp cháo, Tiểu Kiều nói. Tôi bảo em có điều kiện để chọn lựa tốt hơn mà. Tất nhiên là thế, nhưng em muốn cho thế giới biết, em có một cái hĩm đẹp, nó thuộc về em và em muốn cho hay bán là quyền của em. Vả lại, em thích làm đĩ. Làm đĩ vừa sướng vừa có tiền, thậm chí nhiều tiền. Em thích tiền và thích tiếng. Bất chấp mọi thứ để có nó.

Đọc Tiền Vệ, biết tin eVăn chết.(*) Dù không thích eVăn, tôi cũng thấy mình hoảng hốt. Bởi tôi không tin eVăn có thể chết. Nếu nó chết thật, với tôi, đó cũng là cái chết của niềm hy vọng (vốn rất mỏng) cuối cùng đối với tình hình văn học trong nước.

Khi eVăn mới chỉ nằm trong dự kiến, Tuấn Anh đã liên hệ với tôi để xin một truyện ngắn. Tuấn Anh cũng cho biết sẽ chọn truyện của tôi để khai trương cho eVăn cùng với một bài viết về truyện của tôi của tiến sĩ Nguyễn Phượng, cũng là một người tôi không quen biết như Tuấn Anh. Trong thư, Tuấn Anh dặn dò tôi không tiết lộ thông tin này, bởi vì sao thì hẳn nhiên tôi biết. EVăn ra mắt, theo lời Tuấn Anh kể khi tôi có dịp ra Hà Nội, một loạt phản ứng từ nhiều phía, kể cả các nhà văn “đáng kính”, tại sao lại để cho Nguyễn Viện khai trương?

Chuyện văn chương ở xứ ta cũng giống như chuyện mâm cỗ giữa làng. Hủ lậu và ti tiện.

Tuấn Anh và Trần Tiễn Cao Đăng ra đi, tôi không biết lý do, nhưng tôi không thể không nhớ đến trường hợp của mình khi được mời về Vietnamnet. Sau một ngày rưỡi làm việc, tôi được “mời” ra. Trước đó, người ta đã vội vàng gỡ cái CPU đi (ngăn ngừa tôi manh động?!). Chỉ bởi tôi là Nguyễn Viện.

Dẫu sao, tôi vẫn mong eVăn sống mà không phải từ bỏ “tinh thần thế giới” về làng tắm ao, cũng như tôi mong Vietnamnet có một trang văn học đáng đọc dù không có tôi.

Tiểu Kiều bảo bây giờ anh thất nghiệp rồi, đi theo em làm ma cô kiếm ăn dễ hơn. Tôi hỏi ăn chia làm sao? Kiều nói anh ba mươi phần trăm, em cũng chỉ còn bốn mươi phần trăm thôi. Tôi bảo anh khấu trừ vào việc làm tình với em được không? Tiểu Kiều cười kha kha. Được lắm.

Trước ngày eVăn chết, Tuấn Anh và Trần Tiễn Cao Đăng đã kịp chôn sống và phi tang “Thơ trẻ Sài Gòn” cùng với các nhà thơ Thanh Xuân, Hoàng Long, Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Đợi bằng các bài thơ rất sạch sẽ (trắng quá nhìn không ra) giống như có một ơn gọi thánh hóa bản thân.

Tiểu Kiều bảo em thích những bài thơ tình nhẹ nhàng êm ái như thế vì nó cho ta cảm giác mình vẫn đang học cấp 2 đọc thơ của bạn mình. Anh cũng nên thánh hóa bản thân đi, chết còn lên thiên đàng.

 

2.5.2005

 

(còn tiếp)

 

-------------------------------
(*) Chú thích của Tiền Vệ:
Ngày 30.4.2005, mục "đối thoại / độc thoại" của Tiền Vệ có đăng bài "Vĩnh biệt eVăn" của tác giả Tam Lệ. Sáng ngày 1.5.2005, Tiền Vệ nhận được email của Đinh Tuấn Anh yêu cầu chúng tôi tạm lấy bài ấy ra, vì anh và Trần Tiễn Cao Đăng — hai người phụ trách eVăn — chưa thông báo chính thức về việc họ rời khỏi eVăn (tuy họ đã chính thức thôi việc vào ngày 30.4.2005), và vì bài ấy, tuy được viết bằng cảm xúc thuần tuý, có thể gây nên những hệ quả không thuận lợi cho những người có liên hệ với vấn đề này. Nhận thức được những góc độ "tế nhị" của sự kiện ấy, Tiền Vệ đã tạm thời lấy bài ấy ra. Tác giả Tam Lệ cũng đã phát biểu đồng tình với việc này. Có thế Tiền Vệ sẽ đăng lại bài "Vĩnh biệt eVăn" của Tam Lệ trong một ngày rất gần, khi Đinh Tuấn Anh và Trần Tiễn Cao Đăng thông báo chính thức về việc rời khỏi eVăn.

----------------

Xem kỳ trước:

Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [2]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [3]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [4]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [5]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [6]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [7]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [8]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [9]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [10]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [11]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [12]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [13]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [14]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [15]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [16]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [17]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [18]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [19]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [20]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [21]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [22]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [23]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [24]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [25]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [26]

Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [27]

 

Lời toà soạn:
Trong thư gửi về toà soạn Tiền Vệ, nhà văn Nguyễn Viện bày tỏ ý định viết một thể loại truyện tạm gọi là “truyện mở”. "Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai" là một thí nghiệm đầu tiên của “truyện mở”. Tác giả chỉ viết một câu: “Em có gì bí mật, hãy mail cho anh”. Bên dưới đính kèm địa chỉ mail. Đó là một địa chỉ thật. Truyện có thể chấm dứt ở đó, cực ngắn, hoặc sẽ rất dài, tùy thuộc vào sự tham gia của các “em”. Qua từng email tác giả nhận được từ các “em”, câu chuyện sẽ được viết tiếp, và có thể kéo dài... vô hạn.
 
"Em có gì bí mật, hãy mail cho anh" là hệ quả tự nhiên của "Truyện có thể cực ngắn hoặc rất dài và rất dai", sau khi tác giả nhận được một số email từ độc giả đáp lại lời mời gọi của ông. "Em có gì bí mật, hãy mail cho anh [2]" và những kỳ tiếp theo sẽ có thể làm “truyện mở” này trở nên “rất dài và rất dai“ như tác giả dự đoán.

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021