thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Mặc khải

 

Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn

 

MAX JACOB

(1876-1944)

 

 

MẶC KHẢI

 

Tôi trở về nhà từ Thư Viện Quốc Gia; tôi để cái cặp xuống; tôi tìm đôi dép và khi tôi ngước đầu lên, có một người nào đó ở trên tường; có một ai đó! có một kẻ nào đó ở trên lớp giấy đỏ dán tường. Tôi rụng rời cả chân tay mình mẩy! Tôi bị sét đánh tuột cả quần áo! Ôi! cái giây phút bất tuyệt ấy! Ôi! chân lý! chân lý! những giọt nước mắt của chân lý! niềm hoan lạc của chân lý! chân lý bất khả vong. Thánh Thể đang ở trên tường căn phòng nghèo nàn của tôi! Chúa ơi, tại sao? Ôi! xin tha thứ cho tôi! Ngài đang ở trong một phong cảnh, một phong cảnh có lần tôi đã vẽ, nhưng chính là Ngài! đẹp đẽ biết bao! Thanh tú và dịu dàng biết bao! Đôi vai của ngài, dáng điệu của ngài! Ngài mặc bộ y phục bằng tơ vàng có viền xanh. Ngài xoay người lại và tôi thấy khuôn mặt ngài trầm lặng và toả sáng. Rồi sáu vị tu sĩ khiêng vào phòng một thi hài. Một người đàn bà, với những con rắn quấn quanh hai cánh tay và mái tóc, được đem đến gần tôi.

THIÊN THẦN

Bạn đã nhìn thấy Thượng Đế, hỡi kẻ ngây thơ! Bạn không hiểu được [diễm phúc] của bạn.

TÔI

Hãy để tôi khóc! Để tôi khóc! Tôi là một con thú người khốn khổ.

THIÊN THẦN

Quỷ sứ đã ra đi! Hắn sẽ trở lại.

TÔI

Quỷ sứ! Vâng!

THIÊN THẦN

Óc thông minh.

TÔI

Ông không biết sự tốt lành mà ông đã ban cho tôi.

THIÊN THẦN

Chúng tôi thương mến bạn, hỡi kẻ quê mùa. Hãy nhìn vào lòng mình!

TÔI

Niềm hoan lạc! Chúa ơi! Tôi hiểu, ôi! Tôi hiểu.

 

 

[Hình ở đầu trang: Chân dung Max Jacob (1916) qua nét vẽ của Amedeo Modigliani.]

 

 

-------------------
Dịch từ nguyên tác “La révélation” trong Max Jacob, La défense de tartufe (Paris: Société Littéraire de France, 1919) trang 31-32, theo bản chụp được lưu trữ tại Internet Archive.

 

 

-------------

Đã đăng:

[TƯỞNG NIỆM NGÀY MAX JACOB CHẾT TRONG TRẠI TẬP TRUNG Ở DRANCY, 5.3.1944] Năm bài thơ từ tập ca khúc Cinq Poèmes de Max Jacob do Francis Poulenc phổ nhạc vào năm 1932 cho giọng nữ cao và đàn piano, gồm: 1. Chanson bretonne, 2. Cimetière, 3. La petite servante, 4. Berceuse, 5. Souric et Mouric. [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn, có kèm băng thu giọng hát của Cecile Brown và tiếng đàn piano của Morris Brown]
 
[TƯỞNG NIỆM NGÀY MAX JACOB VÀO TRẠI TẬP TRUNG Ở DRANCY, 28.2.1944] ... Các đại lộ vòng đai về đêm ngập tuyết; lính tráng cướp cạn; tôi bị trấn áp với gươm và tiếng cười, bị trấn lột: tôi thoát chạy để lại rơi vào một khuôn viên khác. Sân trại lính hay sân quán trọ? Gươm, giáo kỵ binh hằng hà! Tuyết đổ! Tôi bị tiêm một mũi thuốc: thuốc độc để giết tôi; sọ đầu của một bộ xương khô trùm nhiễu cắn ngón tay tôi. Vài cột đèn mờ hắt trên tuyết ánh sáng vàng vọt của cái chết... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Mây là nhà bưu điện giữa các lục địa / Cuốn sách học vần lưu đày mà các Đại Dương, / Bị Địa Ngục buộc phải chiến đấu đến đầm đìa nước mắt / Sẽ không đánh vần trên lớp bóng của không gian... | Ông Youssouf quên chiếc dù của mình / Ông Yossouf đánh mất chiếc dù của mình / Bà Youssouf ơi, người ta đã đánh cắp dù của ông ấy... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Khi một đám các ông gặp một đám khác, hiếm có những lời chào hỏi không xen lẫn với những nụ cười. Khi một đám các ông gặp một ông, nếu như có một lời chào hỏi quá đáng, thì những lời chào giảm dần và, có khi, người cuối cùng trong đám còn không buồn chào. Dường như tôi có lần viết là bạn từng cắn một người đàn bà ở đầu vú và máu chảy ra. Nếu bạn nghĩ tôi từng viết như thế, tại sao bạn phải chào tôi?... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021