ß2
tiểu sử &  tác phẩm 

Sinh năm 1972.
Giảng viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hiện đang làm nghiên cứu sinh về văn học Pháp tại Đại học Paris 7, Cộng hoà Pháp.

tác phẩm

Cứt, hoa hồng
... ai thực sự sống với văn chương sẽ ngồi trên đống cứt. // Ngày nào cũng phải ngồi lên cứt, ít nhất mỗi ngày cũng phải một lần. / Và ngày nào cũng phải tạo ra nó. Sống là để làm ra cứt... (...)

Nhạc
Đêm qua chải đầu bằng nhạc / mỗi sợi tóc cùng cộng hưởng / căn phòng ba động / từng nốt từng nốt / mở ra... (...)

Đêm
Nỗi buồn / đứng đầu giường / Đôi mắt không tròng / ngó vào chỗ lẽ ra nó phải ở đó... (...)

Trượt
Trượt xuống / trượt mãi / trượt mãi // Làm gì đó để đừng trượt xuống nữa? / tự hỏi / Làm gì đó để đừng trượt xuống? / tự hỏi / Làm gì đó để đừng trượt? / tự hỏi... (...)

Về tập thơ CHỮ CÁI [kỳ 2/2]
Những chữ cái này ra đời, một phần, từ cảm nhận về sự bất lực và vô nghĩa của các chữ trong bảng chữ cái khi chưa kết hợp với nhau để tạo nên sức mạnh biểu đạt vô tận, và về sự bất lực của cá nhân tôi trước những điều không diễn đạt được thành lời... (...)

Về tập thơ CHỮ CÁI [kỳ 1/2]
... Việc tôi viết ra những chữ cái, trước hết, là sự tự thừa nhận nỗi bất lực của chính mình, thừa nhận sự lệ thuộc của tôi vào những ràng buộc mà tôi nhận thức được vào thời điểm đó, tức là thời điểm viết tập thơ. Không hề ngẫu nhiên khi tôi gọi chữ là “nhà tù chữ”. Toàn bộ tập Chữ cái, trước hết, là các vấn đề của chính tôi... (...)

T
Tôi không thể tiếp tục những gì đã được bắt đầu bằng chữ «tôi» / Tôi không thể ngừng những gì đã được bắt đầu bằng chữ «tôi»... (...)

Một bản dịch tồi
... Tặng bạn / tặng những khoảnh khắc đo không hết chiều rộng / những chuỗi tiếp nối khép hết chiều sâu / những kỷ niệm nằm phơi / trên hàng rào nắng và mưa và sương mù và giông bão / nơi những con quỷ vui đùa sau ngực và trán người đàn bà không trẻ... (...)

Nhà văn - nhà phê bình
Mối quan hệ nhà văn – nhà phê bình (ở đây hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao hàm các nhà nghiên cứu văn học), nhìn chung, trong đời sống văn học của chúng ta hiện tại, dường như chỉ diễn ra theo một chiều: nhà phê bình cần phải đọc và hiểu các nhà văn. Còn về phía các nhà văn, họ không cần đọc cũng không cần phải hiểu các nhà phê bình. Và dường như điều này là hiển nhiên... (...)

Lời mở tập thơ CHỮ CÁI, và “Z”
Tôi bắt đầu bằng các chữ cái đơn lẻ, cô độc, độc lập. Các chữ còn chưa kết hợp lại với nhau để tạo thành từ, các chữ không có nghĩa... Tôi bỏ một nắm Từ vào chảo, Từ chín đều và toả mùi thơm phức. Tôi pha bát nước chấm hợp khẩu vị đúng kiểu. Nước mắm đường tỏi ớt chanh... (...)

R
Tôi rơi đầu ở phía dưới chân chọc lên trời hai tay rụng trước ngực vẫn cố thở đều đặn. Tôi rơi đầu vẫn ở phía dưới. Không nhìn thấy gì nhưng biết rõ hai đùi đã lìa khỏi khớp... (...)

B
Khởi đầu và kết thúc của ảo tưởng về vô tận biển chết cho những con tàu được sống... (...)

L
Tôi ăn gạo từ những cây lúa bà cắt bằng liềm. / Mặt trời ăn tôi chín trong những hạt thóc... (...)

Thư gửi Trần Văn Lục
... Dù sao tôi cũng tin rằng bài viết của anh được viết trong tinh thần xây dựng và thiện chí, ngoài ra không có một động cơ nào khác. Nếu không, những người làm văn học như tôi, làm văn học trong một điều kiện như điều kiện của chúng ta hiện nay, chắc sẽ không còn đủ tâm huyết để tiếp tục nghề của mình... (...)

Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực trong Thiên Đường Chuông Giấy
Có lẽ điều quan trọng nhất mà Phan Nhiên Hạo tiếp thu từ chủ nghĩa siêu thực chính là thái độ siêu thực: sự nổi loạn từ bên trong. Vậy không có gì khó hiểu khi trong thời đại lên ngôi của kỹ thuật và các thể nghiệm về hình thức mà Phan Nhiên Hạo lại đòi hỏi nhà văn phải có ý thức và trách nhiệm chính trị... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021