Ðặng Hữu Phúc
tiểu sử &  tác phẩm 

Vài dòng tiểu sử Đặng Hữu Phúc:
(Tổng hợp từ các báo chí và internet)

Sinh năm 1953, học nhạc từ năm lên 10 tuổi, Đặng Hữu Phúc là một nhạc sĩ được đào tạo chính quy cả hai chuyên ngành sáng tác và biểu diễn piano tại Nhạc viện Hà Nội. Bản Prélude Es cho piano, viết năm anh 18 tuổi, hiện vẫn là tác phẩm được sử dụng trong các nhạc viện ở Việt Nam. Anh đã từng đi tu nghiệp ở Nhạc viện Quốc gia Paris (Cộng hoà Pháp, năm 1991-1992). Và đã từng độc tấu piano bản Sonate của anh, năm 1988, tại Liên Xô (cũ).

Một số tác phẩm viết cho piano của anh, như SuiteSonate polyphonique, đã được Đặng Thái Sơn (Giải nhất cuộc thi Chopin Quốc tế lần thứ 10) biểu diễn ở trong và ngoài nước.

Anh đã thể nghiệm nhiều phong cách khác nhau trong sáng tác, từ cổ điển (classique) tới nhạc tiền vệ (avant-garde).

Ngoài mảng viết cho nhạc giao hưởng, thính phòng, anh còn viết cho hợp xướng và hàng trăm ca khúc, romance, đặc biệt là tập Tuyển chọn 60 Romances và Ca khúc cho Giọng hát và Piano là một tuyển tập viết cho thanh nhạc đầu tiên và duy nhất của một nhạc sĩ Việt Nam có đầy đủ cả phần piano. Trong đó có những bài đã được biết rộng rãi trong công chúng như “Trăng chiều”, “Hai phía dòng sông”, “Ru con mùa đông”, “Tôi vẫn hát” v.v... Bản hợp xướng và dàn nhạc Đất nước (lời thơ Nguyễn Đinh Thi) viết năm 1973, và tập 10 bài viết cho hợp xướng không nhạc đệm a cappella, đã được biểu diễn 2 đêm vào tháng 4/2005 tại nhà hát lớn Hà Nội, do chính tác giả dàn dựng và chỉ huy dàn hợp xướng 50 người của nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam

Anh cũng đã viết nhạc cho hàng trăm film và nhiều vở diễn sân khấu, như các film (nhựa): Ngõ hẹp, Người đàn bà nghịch cát, Tướng về hưu, Người đàn bà bị săn đuổi, Dòng sông hoa trắng, Đêm bến tre, v.v… Tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 13 tháng 12/2001, anh đã giành tất cả hai giải âm nhạc xuất sắc nhất cho phim nhựa Mùa ổi và film video Nắng chiều. Anh là nhạc sĩ đầu tiên của Việt Nam giành giải “Nhạc phim xuất sắc nhất”, tại liên hoan phim quốc tế (Giải Kim Tước, LHPQT Thượng Hải lần thứ 8 tháng 6/2005), sau khi vượt qua 375 phim của 40 nước. Nhận xét của Ban giám khảo Quốc tế về nhạc phim Thời xa vắng như sau:

“Những nét nhạc trong phim đẹp như thể nét vẽ của người hoạ sĩ. Nhạc gây ấn tượng mạnh và làm lay động tâm hồn chúng ta, Nhờ có âm nhạc, số phận của các nhân vật chính đã trở nên rõ nét hơn.”

Bản ouverture Ngày Hội viết cho dàn nhạc giao hưởng của anh trong vòng chưa đầy 1 năm (2004-2005) đã được biểu diễn tới 10 buổi tại Nhà hát lớn Hà Nội với 3 chỉ huy dàn nhạc người nước ngoài là: Anh, Pháp, Nhật Bản. Nhạc trưởng Xavier Rist người Pháp (người đã giành 7 giải nhất về chỉ huy tại Nhạc viện quôc gia Paris) viết về tác phẩm này như sau:

“Ngày Hội là một tác phẩm xuất sắc, nhạc sĩ đã chuyển đổi và tái tạo chất liệu nhạc truyền thống Việt Nam dưới lăng kính của ngôn ngữ giao hưởng đương đại với một cảm nhận về nhịp điệu và màu sắc tinh tế.”

Tháng 5/2007, dàn nhạc giao hưởng của Việt nam lần đầu tiên đi biểu diễn ở châu Âu, đã biểu diễn bản Ngày hội trong 3 đêm diễn tại Pháp (trong đó có một đêm ở vùng Paris), dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Pháp Xavier Rist, đã được thính giả Pháp đón nhận nhiệt tình, thành công vượt cả sự mong đợi.

Anh hiện đang tham gia giảng dậy bộ môn sáng tác tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Nội.

Tel: (84-4) 38251163
Mobile: 091.526.8853
email: [email protected]

Xem thêm: "Nhạc sĩ Việt Nam được vinh danh ở Thượng Hải và Paris”

tác phẩm

3. Ra ngó vào trông (cho violon và piano)  (nhạc hòa tấu) 
Nhạc phẩm khai triển từ dân ca Quan họ Bắc Ninh, trong tổ khúc (suite) "Năm bài dân ca Việt Nam" của Đặng Hữu Phúc, viết cho violon và piano. Trần Mạnh Hùng và Đặng Hữu Phúc trình tấu...

4. Hoa thơm bướm lượn (cho violon và piano)  (nhạc hòa tấu) 
Nhạc phẩm khai triển từ dân ca Quan họ Bắc Ninh, trong tổ khúc (suite) "Năm bài dân ca Việt Nam" của Đặng Hữu Phúc, viết cho violon và piano. Trần Mạnh Hùng và Đặng Hữu Phúc trình tấu...

1. Mùa xuân / 2. Mưa rơi (cho violon và piano)  (nhạc hòa tấu) 
Hai nhạc phẩm khai triển từ dân ca H’Mông và dân ca Xá, trong tổ khúc (suite) "Năm bài dân ca Việt Nam" của Đặng Hữu Phúc, viết cho violon và piano. Nguyễn Công Thắng và Đặng Hữu Phúc trình tấu...

5. Trống cơm (cho violon và piano)  (nhạc hòa tấu) 
Bài thứ 5, trong tổ khúc (suite) "Năm bài dân ca Việt Nam" của Đặng Hữu Phúc, viết cho violon và piano. Nguyễn Công Thắng và Đặng Hữu Phúc trình tấu...

Nghệ thuật và chức quyền  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Bài viết nói về tình trạng chọn tác phẩm Việt Nam để biểu diễn của các chương trình hòa nhạc, ca nhạc ở ta từ lâu nay, thường là tác phẩm của người có chức có quyền, hoặc ngồi trong Ban giám khảo...

Al tallone  (nhạc hòa tấu) 
Viết xong vào tháng 4/2012, Al tallone là nhạc khúc đầu tiên trong liên khúc VIET NAM – SUITE FOR STRINGS của Đặng Hữu Phúc...

Ru con trong mưa mùa xuân  (ca khúc) 
Ca khúc số 2 trong tập Năm bài về mùa xuân của Đặng Hữu Phúc, với ca từ của Phan Đan, qua giọng hát của Minh Ánh và tốp nữ...

Ngọn gió mùa xuân  (ca khúc) 
Ca khúc số 4 trong tập Năm bài về mùa xuân của Đặng Hữu Phúc, với ca từ của Phan Đan, qua giọng hát của Thu Phương...

Vài cảm nghĩ sau khi nghe Dàn nhạc Trẻ Châu Á  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ ÂM NHẠC] ... Thật không thể nói bằng lời để tả lại về những niềm cảm xúc khi nghe Dàn nhạc Trẻ châu Á đêm qua (16/8/2011). Chỉ những khán giả may mắn được tham dự, được đắm chìm trong những nỗi hân hoan bất tận của đêm hoà nhạc ở Nhà hát lớn Hà Nội mới hiểu được...

Sonate Polyphonique  (nhạc độc tấu) 
Nhạc phẩm độc tấu piano, gồm 3 phần: Introduction, Sonate & Final, do Đặng Hữu Phúc sáng tác, trình tấu và thu thanh năm 1978...

Bên dòng sông năm tháng  (ca khúc) 
BÊN DÒNG SÔNG NĂM THÁNG — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 60 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được viết năm 1997, và được thu âm với giọng hát của ca sĩ Minh Chuyên với tiếng đàn piano của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc...

Lời ru trống đồng  (ca khúc) 
LỜI RU TRỐNG ĐỒNG — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 59 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được viết năm 1988, và được thu âm với giọng hát của ca sĩ Minh Chuyên với tiếng đàn piano của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc...

Ánh trăng  (ca khúc) 
ÁNH TRĂNG — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 42 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được viết năm 1986, và được thu âm với giọng hát của ca sĩ Trung Đức cùng các nhạc khí: flute, cello, guitar và keyboard...

Tiếng chuông giao thừa  (ca khúc) 
TIẾNG CHUÔNG GIAO THỪA — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 17 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Trọng Tấn...

Du thuyền trên Hồ Tây  (ca khúc) 
DU THUYỀN TRÊN HỒ TÂY — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 54 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Hoàng Quyên...

Lá thu  (ca khúc) 
LÁ THU — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 24 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Hoàng Quyên...

Hát giữa chiều mưa  (ca khúc) 
HÁT GIỮA CHIỀU MƯA — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 33 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Hoàng Quyên...

Cơn giông  (ca khúc) 
CƠN GIÔNG — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 19 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Hoàng Quyên...

Tình ca ban đêm  (ca khúc) 
TÌNH CA BAN ĐÊM — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 50 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Hoàng Quyên...

Hoài niệm mùa thu  (ca khúc) 
HOÀI NIỆM MÙA THU — ca từ: Chu Hoạch & Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 28 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Hoàng Quyên...

Phác thảo mùa thu  (ca khúc) 
PHÁC THẢO MÙA THU — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 25 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Hoàng Quyên...

Mưa  (ca khúc) 
MƯA — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 35 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Hoàng Quyên...

Bên vườn khuya  (ca khúc) 
BÊN VƯỜN KHUYA — ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc — là tác phẩm thứ 49 trong tập Tuyển chọn 60 bài Romances và ca khúc cho giọng hát và piano của Đặng Hữu Phúc. Ca khúc này được thu âm với giọng hát của ca sĩ Hoàng Quyên...

Khúc hát Trương Chi  (ca khúc) 
KHÚC HÁT TRƯƠNG CHI — cho giọng hát, alto flute và piano — là một ca khúc được viết theo phong cách Quan họ Bắc Ninh. Ca từ: Phan Đan; âm nhạc: Đặng Hữu Phúc. Tác phẩm này là bài số 3, trong loạt 12 bài hát lấy cảm hứng từ dân ca Việt Nam...

Vài suy nghĩ về nền âm nhạc, hay nền ca khúc quần chúng không nhạc đệm ở Việt Nam  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Ở những nước có nền âm nhạc chuyên nghiệp phát triển, mỗi một ca khúc, kể cả ca khúc quần chúng, luôn luôn có một phần đệm cố định, thường thì do chính tác giả của phần giai điệu viết ra cho đàn piano. Đó là tính chuyên nghiệp của người nhạc sĩ. Riêng ở Việt Nam, hầu hết các nhạc sĩ (viết ca khúc) không viết được phần đệm cho các bài hát của chính mình sáng tác ra. Điều đó nói lên tính không chuyên nghiệp của nền âm nhạc Việt Nam...

Hồ trên núi  (nhạc độc tấu) 
Nhạc phẩm cho piano độc tấu, do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc chuyển soạn / phóng tác từ giai điệu bài hát Hồ trên núi của nhạc sĩ Phó Đức Phương...

Pizzicato Việt Nam  (nhạc hòa tấu) 
Tác phẩm cho dàn nhạc dây trình tấu với kỹ thuật pizzicato, do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc viết vào tháng Tư, 2009. Trong tác phẩm này, Đặng Hữu Phúc hoàn toàn sử dụng và phát triển các chất liệu âm nhạc Chèo (gồm các làn điệu “Con gà rừng”, “Xẩm xoan”, “Hề mồi”), và Chầu văn (gồm các làn điệu “Cờn” và “Xá”)...

Chùm hoa Việt Nam  (nhạc độc tấu) 
{Cập nhật 16.05.2009, có PDF cho từng bản nhạc} Tổ khúc CHÙM HOA VIỆT NAM [Bunches of Flowers of Vietnam] cho đàn piano độc tấu do nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc sáng tác và trình bày. Tổ khúc được viết vào đầu năm 2009, lấy cảm hứng từ dân ca Việt Nam, gồm 5 bài...

1/ Thú thưởng thức nhạc đàn của người xưa qua Truyện Kiều — 2/ Ngày xuân nói về âm nhạc trong Truyện Kiều  (nhận định âm nhạc) 
... Ngưòi Á Đông xưa cho rằng, biết chơi đàn, nghe đàn (Cầm), là thú vui đệ nhất trong bốn thú vui của các tài tử văn nhân. Cổ ngữ có câu: “Cầm, kỳ, thi, hoạ” chứ không phải là “Ca, kỳ, thi, hoạ”. Tức là nghe đàn, chứ không phải là nghe hát. Phải chăng thẩm mỹ của chúng ta đã trở nên quá dễ dãi và nhịp sống gấp rút, không có thời gian dành cho các thú chơi tao nhã “quý tộc” như trước?... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021