Lê Thành Nhơn (1940-2002)
tiểu sử &  tác phẩm 

Lê Thành Nhơn sinh ngày 17 tháng 11 năm 1940 tại Thủ Dầu Một, nằm ở phía đông Sài Gòn. Cha là Lê Văn Nguyện và mẹ Chung Thị Duyên, một người Việt gốc Chàm lai Trung Hoa.

Lê Thành Nhơn say mê nghệ thuật từ nhỏ. Ông học trung học tại trường Mỹ Nghệ Thực hành Bình Dương, một trường chuyên về trang trí, thiết kế đồ gỗ, đồ gốm và đặc biệt là sơn mài, nguồn cung cấp nghệ nhân chủ yếu cho các trung tâm sơn mài nổi tiếng tại Việt Nam như Thành Lễ và Trần Hà.

Sau đó, Lê Thành Nhơn thi đỗ vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn Gia Định. Năm 1963, lúc đang còn là sinh viên, tượng của ông đã được tuyển chọn để tham dự cuộc triển lãm mỹ thuật quốc tế lần thứ tư được tổ chức tại Paris. Năm sau, ông tốt nghiệp thủ khoa ngành điêu khắc, cùng khoá với Đỗ Quang Em, một trong những người bạn thân nhất của ông.

Tốt nghiệp, ông về dạy học tại trường Mỹ Nghệ Thực Hành Bình Dương. Hai năm sau, tháng 3 năm 1966, ông bị động viên. Ông ở trong quân đội cả thảy bốn năm, đến tháng 6 năm 1970 thì được giải ngũ với cấp bậc thiếu uý, sau khi bị thương nhẹ trong một cuộc hành quân. (Nhẹ, nhưng chất chì trong viên đạn bắn vào người ông, đến giữa thập niên 90, vẫn còn làm độc, khiến ông phải nằm viện mấy tuần lễ!)

Ngay khi vừa phục viên, ông được mời làm giáo sư điêu khắc tại trường Mỹ Thuật Sài Gòn Gia Định, đồng thời làm giáo sư thỉnh giảng tại trường Mỹ Thuật Huế. Mấy năm sau, từ năm 1973, ông được mời giảng dạy tại trường Đại học cộng đồng Duyên Hải tại Nha Trang. Mặc dù phải dạy học ở nhiều nơi như vậy, Lê Thành Nhơn vẫn dành nhiều thì giờ và tâm huyết cho công việc sáng tác. Các sáng tác của ông thời gian này phần nhiều có kích thước khá lớn, trong đó nổi bật nhất là bức tượng Quan Thế Âm bằng đồng tại trung tâm Liễu Quán ở Huế cũng như bức tượng Phan Bội Châu bằng đồng, cao đến 3,5 mét cũng tại Huế. Bằng cement thì có bức tượng Phật Thích Ca hiện dựng tại trung tâm Phật học Huệ Nghiêm ở Phú Lâm, Sài Gòn, cao đến 4,5 mét; bức tượng Phan Thanh Giảng cao hơn 3 mét đã bị đập phá vào năm 1975, và bức tượng Thiếu Nữ Việt Nam cao 4 mét hiện còn trong tư gia người nhà của ông tại Sài Gòn.

Cuối tháng 4 năm 1975, gia đình Lê Thành Nhơn may mắn nằm trong danh sách những người đầu tiên thoát khỏi Việt Nam. Sau mấy tháng tạm trú ở đảo Guam, gia đình ông được định cư tại Úc vào tháng 9 cùng năm. Để mưu sinh, thoạt đầu Lê Thành Nhơn làm nghề sơn xe trong hãng xe hơi ToyOta; sau đó, ông đổi sang làm nghề bán vé xe điện trong suốt mười năm, từ 1976 đến 1986. Năm 1987, Lê Thành Nhơn được mời dạy kiến trúc tại đại học RMIT, Melbourne. Năm sau, nghỉ dạy, ông cùng một người bạn mở trung tâm Bình Dương Ceramic chuyên sản xuất các tác phẩm nghệ thuật bằng gốm. Tác phẩm thì đẹp nhưng hoạt động thương mại rất mực èo uột, không mang lại lợi tức bao nhiêu. Đến năm 1996 thì ông nghỉ hẳn, chỉ ở nhà vẽ tranh.

Mấy chục năm định cư tại Úc, Lê Thành Nhơn sáng tác khá nhiều. Về điêu khắc, ông có một số tác phẩm được đúc đồng như tượng Dr Phillip Law hiện đang bày tại đại học Monash ở Melbourne và đại học Tasmania tại tiểu bang Tasmania, Úc; tượng Joy cao khoảng 2m5 hiện dựng trước sân trường đại học Monash (Caulfield campus), tượng “Đừng bỏ rơi tôi tự do” hiện bày tại Mekong Club tại Sydney, tượng Phật Thích Ca hiện bày tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc tại thủ đô Canberra, v.v... Về hội hoạ, Lê Thành Nhơn có khoảng vài trăm bức tranh thuộc nhiều khổ khác nhau, trong đó có nhiều bức có kích thước rất lớn, như bức Yarra River dài 4 mét, bộ Tứ Đại gồm bốn bức (“Đất”, “Nước”, “Gió”, “Lửa”), mỗi bức cao 2 mét và dài 6 mét (riêng bức “Gió” dài đến 6,5 mét), v.v...

Sự nghiệp của Lê Thành Nhơn được đánh giá rất cao. Bức tượng Phan Bội Châu của ông được xem như một bộ phận trong quần thể di sản văn hoá cần được bảo tồn tại Huế dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Tại Úc, Lê Thành Nhơn là một trong số ít nghệ sĩ có tác phẩm được trưng bày vĩnh viễn tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc cũng như Viện Bảo Tàng Di Dân tại tiểu bang Victoria.

Vào đầu tháng 2 năm 2002, Lê Thành Nhơn bị bệnh, được chở vào bệnh viện, và được các bác sĩ cho biết là ông bị ung thư gan. Lê Thành Nhơn được chở về nhà, mỗi tuần một lần vào bệnh viện để được chữa bằng hoá liệu pháp (chemotherapy). Có lúc ông rất lạc quan, ngỡ có thể vượt qua được căn bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên đến cuối tháng 10 thì bệnh ông đột ngột trở nặng. Lê Thành Nhơn được chở vào Royal Melbourne Hospital vào trưa Thứ Sáu, 1.11.2002. Đến 4giờ30 chiều Thứ Hai, ngày 4 tháng 11, thì ông trút hơi thở cuối cùng.

Lê Thành Nhơn ra đi, để lại một vợ và bốn con. Tất cả các con ông đều đã trưởng thành, trong đó, người con trai thứ hai, Hưng Lê, là một danh hài của Úc.

(Nguyễn Hưng Quốc soạn dựa trên lời kể và một số tài liệu do Lê Thành Nhơn cung cấp)

tác phẩm

Chân dung Ông Tù  (điêu khắc) 
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN CHÍ THIỆN (1939-2012)] ... Tác phẩm điêu khắc bằng đồng đen, hoàn tất năm 1987, trong thời gian nhà thơ Nguyễn Chí Thiện còn bị giam cầm trong nhà tù Hỏa Lò...

Vẽ Kiều  (hội họa) 
7 bức tranh Kiều ở lầu xanh, trong loạt tranh về Truyện Kiều, do Lê Thành Nhơn vẽ bằng bút chì trên giấy (1993-1996) ...

Vẽ Kiều  (hội họa) 
Bốn lần Kiều đàn: 1. "Trong như tiếng hạc bay qua" | 2. "Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm" | 3. "Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay" | 4. "Phím đàn dìu dặt tay tiên"

Sitting Buddha  (điêu khắc) 

Phỏng vấn Lê Thành Nhơn  (nhận định mỹ thuật) 
[Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 57-60.] Minh Nguyệt: Thưa anh Lê Thành Nhơn, thay vì hỏi tiểu sử của anh như thường lệ, MN xin hỏi ngay vào con đường dẫn anh đến với nghệ thuật. Anh có nhớ là anh đã đi vào hoạt động vẽ tranh và dựng tượng như thế nào không? (...)

Red cloak and haze  (hội họa) 

Four seasons in one day  (điêu khắc) 

Winter  (hội họa) 

Spiral  (hội họa) 

Shell  (hội họa) 

Pietà  (hội họa) 

Kiss  (hội họa) 

Birds of paradise  (hội họa) 

Phan Bội Châu  (điêu khắc) 

Louise Carbines  (điêu khắc) 

Joy  (điêu khắc) 

Head of the young girl  (điêu khắc) 

Dr. Phillip Law  (điêu khắc) 

Sitting Buddha at Hue Nghiem temple  (điêu khắc) 

Do not abandon me, Freedom  (điêu khắc) 

Sanh, Lão, Bịnh, Tử  (điêu khắc) 

Viết về Lê Thành Nhơn

Introduction to Lê Thành Nhơn (nhận định mỹ thuật) - Nguyễn Hưng Quốc [An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] Lê Thành Nhơn was born in the province of Bình Dương, in the southern part of Vietnam, in 1940, and has been living in Melbourne, Australia since 1975.

Gracefully to Lê Thành Nhơn (nhận định mỹ thuật) - Hoàng Ngọc-Tuấn [An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] I should never hesitate to admit that I regard Lê Thành Nhơn as one of the few artists whose power of creativity impresses me so immensely.

A note on Lê Thành Nhơn (nhận định mỹ thuật) - Tiền Vệ [An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] In Vietnam Lê Thành Nhơn lectured in fine arts and was known throughout the country as a talented sculptor and painter and as a master craftsman in lacquer.

Phan Bội Châu's Bronze bust by Lê Thành Nhơn (nhận định mỹ thuật) - Tôn Thất Quỳnh Du [An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] What is striking about Lê Thành Nhơn's huge bronze portrait of Phan Bội Châu is that it's so different from the usual commemorative statues of national heroes.

On Lê Thành Nhơn (nhận định mỹ thuật) - Nhiều tác giả [An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] Lê Thành Nhơn conveys through his creative works a strong message of peace and harmony - peace with oneself and with others, and harmony amongst human beings as well as with the environment.

Over and above all these memories (nhận định mỹ thuật) - Bửu Ý [An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] Of all those days and moments laden with memories of Nhơn, I spent two substantial periods of time with him.

Lê Thành Nhơn và những trường thành của cái đẹp (nhận định mỹ thuật) - Nguyễn Hưng Quốc [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 9-11.] Nghĩ đến mỹ thuật Việt Nam đương đại, bên cạnh một số tên tuổi khác, tôi hay nghĩ đến Lê Thành Nhơn. Không phải vì anh là bạn của tôi. Mà chủ yếu vì trong nghệ thuật của anh có nét gì tôi tin là sẽ thuộc về vĩnh cửu.

Ấn Tượng Lê Thành Nhơn (nhận định mỹ thuật) - Nguyễn Hưng Quốc [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 6-8.] Điều tôi thích nhất ở Lê Thành Nhơn là sự say mê của anh đối với những cái lớn lao và hùng vĩ. Làm gì Lê Thành Nhơn cũng muốn làm thật lớn.

Lê Thành Nhơn: một nghệ sĩ lớn (nhận định mỹ thuật) - Hoàng Ngọc-Tuấn [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 12-16.] Suốt hơn hai mươi lăm năm qua, trong số bằng hữu nghệ sĩ người Việt, tôi chưa từng gặp ai đem đến cho tôi những ấn tượng mạnh mẽ về sức sáng tạo như Lê Thành Nhơn.

Lê Thành Nhơn: một mối ân ba suốt đời không trả hết (nhận định mỹ thuật) - Hoàng Ngọc-Tuấn [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 17-19.] Lê Thành Nhơn là một trong số vài nghệ sĩ mà năng lực sáng tạo nghệ thuật đã gây ấn tượng mãnh liệt trong tôi. Suốt mấy thập niên qua, mỗi lần đến thăm hoạ xưởng của anh, tôi không khỏi nghĩ đến một đại thụ liên lỉ sản sinh những hoa trái mới, và tôi bị choáng ngợp trong một niềm sung sướng.

Lê Thành Nhơn trong Diaspora Việt Nam (nhận định mỹ thuật) - Bội Trân [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 47-50.] Người ta sẽ nhớ gì về một tác giả sau khi tác giả đã qua đời? Dĩ nhiên trước hết là tác phẩm. Đó là căn cước cụ thể trung thực chứng minh cho tài năng.

Phỏng vấn Lê Thành Nhơn (nhận định mỹ thuật) - Lê Thành Nhơn (1940-2002)   Minh Nguyệt [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 57-60.] Minh Nguyệt: Thưa anh Lê Thành Nhơn, thay vì hỏi tiểu sử của anh như thường lệ, MN xin hỏi ngay vào con đường dẫn anh đến với nghệ thuật. Anh có nhớ là anh đã đi vào hoạt động vẽ tranh và dựng tượng như thế nào không?

Nhớ Lê Thành Nhơn (truyện / tuỳ bút) - Võ Quốc Linh [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 62-67.] Lê Trung Hưng, con trai đầu lòng của anh Lê Thành Nhơn, từ trên bục nói của nhà quàng John Allison/Monkhouse, nhìn xuống hàng người lớp lớp lặng lẽ ngồi.

Lê Thành Nhơn (truyện / tuỳ bút) - Võ Đình [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 20-21.] Trước đó, tôi từng gặp Lê Thành Nhơn. Gặp tác phẩm, không gặp người. Sau buổi nói chuyện ở trường Mỹ thuật, tôi cùng nhiều người bước ra sân. Không nhớ ai đã chỉ cho tôi xem tượng Phan Bội Châu. Ở Huế, người ta gọi là cụ Phan. Hay cụ Phan Sào Nam.

Trở về với Đất (truyện / tuỳ bút) - Ðinh Cường [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 25-30.] Hình ảnh còn đậm nét trong trí nhớ tôi, về một người bạn làm điêu khắc luôn nuôi hoài bão lớn. Đã nhồi hàng tấn đất sét để làm tượng, nay lại đành xuôi tay trở về với Đất.

Nhớ về Lê Thành Nhơn (truyện / tuỳ bút) - Bửu Ý [Trích tạp chí Văn, 72, tháng 12, 2002, số đặc biệt “Chia Tay hoạ sĩ – điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002)”, trang 22.] Ngoài những ngày, những lúc có kỷ niệm với Nhơn, tôi có sống hai lần khá lâu dài với bạn.

Thơ gởi Lê Thành Nhơn (thơ) - Uyên Nguyên

Chiều về (thơ) - Tạ Duy Bình

Nhớ Lê Thành Nhơn (thơ) - Nguyễn Hoàng Tranh


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021