Trần Tiến Dũng
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà thơ. Sinh năm 1958 tại Gò Công và sống tại Saigon. Tác phẩm đã xuất bản: Khối Động (Sài Gòn: 1997), Hiện (Sài Gòn: 2000), Bầu Trời Lông Gà Lông Vịt [eBook] (Tiền Vệ, Australia: 2003) và Hai Đoá Hoa Trên Trán Cho Công Dân Hạng Hai [phát hành dưới hình thức photocopy] (Sài Gòn: 2006). Một số thơ đã được Đinh Linh dịch sang tiếng Anh và đăng trên tạp chí Manoa, và trong tuyển tập Contemporary Voices from the Eastern World: An Anthology of Poems (Norton 2007).

tác phẩm

bầu trời lông gà lông vịt  (tập thơ) 

MÂY BAY LÀ BAY RỒI  (tập thơ) 

bầu trời lông gà lông vịt  (tập thơ) 

MÂY BAY LÀ BAY RỒI  (tập thơ) 

Bài thơ trước giấc ngủ  (thơ) 
Sau 20 giờ ánh hoàng hôn rời đi / đêm hè Sydney lá cỏ bay các vì sao / quanh tôi thoảng một mùi hương / ánh lửa thuốc lá sẽ tự tắt / ly rượu tự ngã đổ / không ánh sao nào tắt vào ngày sẽ tới / quanh tôi thoảng mùi hương không thể gọi tên...

Vòng tay Sydney  (thơ) 
... Sydney yên tĩnh là vòng tay dịu êm / Lòng bàn tay ấy có cái ghế gỗ trên nền cỏ mới nhú / Đàn vịt trời có một cây cầu nối bờ hơi nước và mây / Tôi nói thầm, cần giấc ngủ dài trên ghế / Giấc ngủ hỗn loạn của người vừa rời Việt Nam...

Giọt nước tăng lữ  (thơ) 
... Mặt gạch lót sàn lại ẩm giấc mơ / Có giọt nước tăng lữ muốn được dơ / Trôi tuột qua miệng cống xả / Công tắc đèn đã off / Ánh mắt giác ngộ trên mạng nhện...

Con trùn tím và bàn chân tái mét  (thơ) 
... cái đầu tựa vào tiếng chuông chùa / tôi lén bước vào đoá hoa vừa nở từ ảo giác / bao giờ nàng thả chiếc lá vào giấc mơ tôi? / chiếc lá xanh! // Bỏ lại đôi giày / bàn chân đi theo con trùn nhỏ màu tím...

Tự Do! Cái tổ chim trống không nhưng tinh khiết  (thơ) 
... Bạn có nghe chăng tự do đang hát bằng sự vắng lặng / sẽ lại có máu và xác chim / sẽ lại có vết thương hoa lài / sẽ lại có ánh sáng ngọn nến bị cắt / em sẽ lại lấy tóc mình làm tổ / và đứa bé sẽ đưa cao bàn tay ngày mai // Chế độc tài dối trá không thể tước đoạt Tự Do...

Buổi hoà nhạc của hạt nước và mắt ánh sáng  (thơ) 
Khoảng cỏ / dưới mưa bong bóng / sân khấu của mắt ánh sáng chiều thu / những chuyến xe mây / chuyến này đến chuyến khác bay qua trạm xe bus / không thấy ngôi sao nào đến buổi diễn. // Cánh tay phụ nữ trắng ngần / trái ổi thối lăn từ bàn tay ấy / trái ổi thối là khán giả duy nhất / bản hoà điệu hạt nước đọng và mắt ánh sáng vang lên...

Năm thứ bốn mốt / cái quần jeans xà lỏn / tượng đài không thay quần  (thơ) 
Nhánh cây khô là bàn tay tìm thấy tờ lịch / bị ám bởi năm thứ bốn mốt / gã thi sĩ không đọc ra ngày - tháng - năm / cả đô thị không tìm thấy buổi sáng / ở góc mắt tôi / có đôi mắt loài nấm mọc hoang / chúng tôi đã mất khung cửa chờ ánh sáng. // Trong guồng bụi Sài Gòn / bầy xe gắn máy tiến hoá thành đàn cá mù / triệu đôi mắt trắng của người của cá...

Trần Tiến Dũng đọc bài thơ “Khi Linh Hồn Mất Biển”  (thơ) 
[ĐỌC THƠ CHO ĐẤT NƯỚC] ... “Khi từ bỏ biển đến linh hồn của chúng ta cũng bị dồn vào ngõ cụt / em muốn anh nói, và lặp lại, lặp lại mãi với linh hồn sắp tan rã của em điều đó” ...

Ngay lúc ngày mai bị bắt  (thơ) 
Trong sâu rộng chiều tro than / sự thật nhìn thấy / tiếng nói ngày hôm sau vừa bị bắt. // Trên đường ước mơ cuộc sống khác / chú bé và cái chong chóng giấy, cả hai / cùng tình trạng mù tương lai đang tìm hy vọng / ước mơ luôn trẻ hơn cho mỗi cuộc đời / nhóm lên ngọn lửa quyền con người / lửa loan tin đang sáng rực...

Viết trong ngày 4 tháng 6, về mỗi một điều đơn giản  (thơ) 
Lúa giống gieo hết luống gặp chim / chim bay hết đường gió gặp người / không chỉ người nhớ kẻ gây ra đường máu để thành ác thú. / Auschwitz / Katyn / Cải cách ruộng đất / Thiên An Môn... // Lúa kể cho chim / và cả hai cùng kể về ác thú / gió kể cho người / và tất cả cùng kể về ác thú...

Bức tường đá đen: đài tưởng niệm cho hiện tại sâu thẳm  (truyện / tuỳ bút) 
[1975-2015: BỐN MƯƠI NĂM, NHÌN LẠI] ... Tôi không bao giờ quên được một ông Mỹ trắng đã dùng bàn tay to bè phất phới lông vàng nắm lấy chân tôi, tay còn lại cầm kéo kẹp miếng gạc rửa ráy, xức thuốc mụt ghẻ mấy ngày liền, mỗi lần như vậy tôi đau đái ra quần. Mụt ghẻ trên còn để lại vết thẹo trên chân tôi, còn ông Mỹ trằng với tóc vàng mắt xanh, lờ mờ trong ký ức ấy không biết bây giờ ở đâu!... (...)

Cửa trên đầu gối người đàn bà tự do luôn đẹp  (thơ) 
... Lịch sổ tay nhánh khô / năm thứ bốn mươi — ma quái / đám cột sắt đội nón đỏ mua vé vào / rạp hát quỉ — coi phim ma. // Tôi qua đường bỏ lại phía sau / tượng đài không thay quần lót...

Nàng khoả thân bên ly bia màu nắng  (thơ) 
... tôi và con chó cùng tìm nỗi ám ảnh xuân xa / đi hết con đường mang tên: Rượu / tôi sẽ ngồi chờ nàng ở cái quán trong giấc mơ / nàng khoả thân bên ly bia màu nắng...

Tôi mơ được nhậu với em và vú lần nữa  (thơ) 
... Ai đó nói / em về đô thị ngập rượu / phố cộng hoà phế tích đầy dấu nanh villa cộng sản / thời đại dối trá mở ra hàng loạt quảng trường / chế độ pha sữa cho trẻ sơ sinh bằng sơn đỏ...

Chờ năm mới, đọc thấy bí ẩn của con ngựa ô ấy  (thơ) 
... Giờ đây, tôi / trở lại và vuốt ve con ngựa của tôi / con ngựa / chỉ phi về miền bản năng / hướng đôi chân tôi qua bình nguyên động tình / rung mưa sương xuống hoa / ủ nhựa cây rừng / và ngẩng đầu / phi bất tận trên vòng tròn chiếc nhẫn tình yêu / mặt trời mặt trăng là lục lạc reo mùa sinh sản...

Ứng [1 & 2]  (thơ) 
... Cái đầu tôi / Nghỉ ngơi đi! / Đừng nở nữa / Kìa, biên giới cuối / Bùm! / Tiếng đầu bể / Trộn tiếng cười trong đầu lúc tắt thở...

Trò chuyện với con lân xanh về nơi trăng và ánh mắt bị bỏ quên  (truyện / tuỳ bút) 
Con lân gốm xanh của tôi, bấy lâu nay đâu chỉ là cái gạt tàn. Lân xanh hiện hữu để bầu bạn với mảnh tàn tro trăng già. Vào mỗi mùa trăng chín vàng, chúng tôi lại mơ màng về thời trăng non. Này lân xanh, bây giờ chỉ đang chiều, đừng nóng ruột mà làm lấm lem cái áo xanh. Bánh-lá-thu nướng bằng ánh sáng vẫn chưa chín, mẹ Nguyệt Lâm trong bếp đang quạt lửa thời gian... (...)

Chuyện dễ nghe dễ thấy  (thơ) 
... Một kẻ nhà giàu dắt con chó giống Bắc Cực đi ị / màu lông chó lềnh kem như ly cà phê cappuccino - Starbucks / thế giới mới đi ngang hẻm nghèo với màu lông chó / thế giới mới đi tới tấm bảng thông tin khu phố văn hoá...

Trong nhà hát mang tên: Một Mình  (thơ) 
... Này ông! / Tôi biết cảm giác cô độc là tường vách / mấy quyển sách vớ vẩn cách âm rất tốt / nhưng vẫn có giọng ca yêu ông trong cái gạt tàn / có thêm nhiều giọng ca khác ư? / Cái gọng kính mờ nghe tiếng nàng hát trong phòng tắm sao? / Lẽ nào có cả tiếng nàng ru làn da êm dịu!...

Miền im lặng  (thơ) 
... Dẫu dạ mai nồng nàn / đèn chùm và hương cà-phê kết hôn vào năm mới / dẫu tôi gật đầu chào nhiều gương mặt / kể nhiều câu chuyện, tặng nhau nụ cười / em biết không / thời khắc năm cũ phục sinh / dẫu gì đi nữa / miền im lặng của tôi / chỉ là năm khác của cuộc tình / giữa thơ và người lạc lõng...

Cello đêm lạnh  (thơ) 
... Tôi biết đàn đâu. / Tình không cất tiếng / cello, cello! // Không người kéo đàn / cuối năm quán vắng / cello không thổn thức / về kẻ thất tình / riêng bóng đàn buồn / đèn trắng rất lạnh...

Giai điệu nước xả bồn cầu  (thơ) 
... ấn nút xả toilet nghe giai điệu tử tế quen thuộc / sắp đặt những câu chuyện thời sự thành một thứ giấy vệ sinh / em có thể tin như anh / đám đông bu quanh các tượng đài đỏ đang thiếu giấy chùi sự dối trá...

Và ta khóc và ta rống lên gọi tên nàng  (thơ) 
... Không, trái tim ta không chấp nhận bị đè dưới xác thời gian / thứ xác giống như xác chuột chết. // Dù khóc, dù rống / trong im lặng hay trong giấc mơ / ta không bao giờ chối bỏ nỗi nhớ người tình tuổi hai mươi của ta. // Trong biển nước mắt nhớ nàng / ta không hề có tuổi...

Đôi ta ngủ và mơ trong cái tổ làm bằng mùi ái ân  (thơ) 
Ngày / em phủ mùi hương em lên đời tôi / lá thơm là da thịt của ái ân / cánh trắng là hướng đến lần ái ân khác. // Đôi ta hứng nước sướng của nhau / khuấy động cánh rừng lông tơ. // Đôi ta / rời khỏi bờ bến lạt lẽo kiếp người / mãi mãi tìm thấy nhau trong hũ kẹo của Thượng Đế / từng viên kẹo là cánh bướm gọi thức ái ân...

Đô thị của con chó yêu nỗi buồn  (thơ) 
... Con chó yêu nỗi buồn đến nỗi nhảy vào thùng rác tự tử / Hàng triệu thị dân nhổ hết răng để bú thú vui / Từng cái răng tưa máu chửi đụ má cái miệng / Có cái nghĩa địa răng kề bên uỷ ban nhân dân / Đó là một nghĩa địa đẹp, luôn treo cờ, cờ màu chân răng không cầm máu...

Đỉnh lửa  (thơ) 
Tháng tư, cánh cửa ký ức lại mở. Từ lâu, tôi biết những gì tôi mong chờ đều bặt tin, nhưng tôi luôn nhìn về hướng cánh cửa. Ký ức tôi đã nuôi sống gì ở phía ngoài cánh cửa, ký ức tôi đã yêu gì khi ngoài kia thấp thoáng bóng Sài Gòn tự do màu lục. Tôi đã nuôi sống và yêu hy vọng, bởi đó là cách giúp giấc mơ về tự do luôn được sạch trước sự dơ đỏ độc tài đang trí trá núp trong cơn nóng tháng tư săn đuổi con người. Tháng tư, tôi chạy mãi về phía trước...

Tháng tư nóng / Ta đặt tên bài thơ của bạn là Bé Cây  (thơ) 
... Đi cùng ta, đừng để Bé Cây chịu lạnh, đừng để những con mọt sách và bọn kiểm duyệt của chế độ độc tài sinh sôi quanh Bé Cây, đừng để những làn nước đỏ của thảm hoạ chủ nghĩa cộng sản thấm quanh Bé Cây, đừng để thứ giọng ì ầm dối trá của bọn lãnh tụ làm ồn thêm nữa. // Tôi gọi Bé Cây vang dội, hãy lên tiếng cùng tôi bởi đó là cách làm bài thơ rực lên với ánh sáng tự do...

Hương núi từ bình trà quê  (truyện / tuỳ bút) 
... Miền Nam quê tôi là cánh đồng không có điểm dừng, nên chuyện nhớ núi, nhớ đại ngàn là một phần cảm xúc luôn ngọ nguậy trong lòng người. Nhớ núi! Với người miền Nam đó là cảm xúc trồi lên từ tiềm thức... Không gian tiềm thức trong lòng mỗi người miền Nam là một không gian bao la, nơi luôn ẩn hiện những đỉnh núi cố hương mờ mịt và bí ẩn... (...)

Bụi đỏ, vàng trên nắp hộp nhựa  (thơ) 
Sài Gòn cuối năm, trong ánh sáng giả / bầy xe gắn máy lấp đầy triệu triệu con mắt / chất thải đỏ vàng bắn lên cao ốc, tháp chuông, cổng chùa... / quay cuồng lũ ruồi vo ve / đỏ vàng, vàng đỏ... rịn nhớt nhầy / người đi ngó người trong cái hộp nhựa phình trương...

Rung vang như những đứa trẻ chơi trên đồi  (thơ) 
... Tôi đã rời đi, không đâu! / Trong cái nôi lá non, bạn ru tôi xa xôi mà gần gũi / không cần đánh thức mình, vẫn là ánh sáng / tôi đã rời đi, không đâu / ngày hè Úc, ánh sáng mở tĩnh lặng / cơn mưa nhỏ lóng lánh cái nhìn tò mò: / “Kìa, rung vang như những đứa trẻ chơi trên đồi / đúng thế, họ đều là những đứa trẻ tự do.”...

Bài thơ tưởng nhớ con chó Ghim của tôi  (thơ) 
... Thắp lên! Ghim đã thắp lên / mỗi ngày của đời chó là một ngày đại xá / không có vĩnh cửu nào cho người và chó / chỉ bữa ăn chung gia đình, chó và người, câu chuyện đời thường là thánh kinh. // ... Giờ đây / thẳng tắp và đơn giản / mỗi sáng, mỗi tối mày chạy trước tao / trong sương mù và ánh chớp...

Sydney bốn mươi ba độ, hôm nay  (thơ) 
Cởi quần áo nhảy vào dòng sông mồ hôi / con cá trắng theo tôi như nhân viên cấp cứu / phao, thuốc chống nắng... tôi cần thêm bia lạnh. / Tôi được hấp ở đây / cái nồi thiệt bự có nắp xanh da trời / chim sáo Úc đến gần, đôi mắt đen mát rượi / hoa hồng quẹt cho tôi mùi bóng râm...

Nước Úc / két trắng / khu picnic Bundeena  (thơ) 
... Bài hát hướng về những người vượt biển thiếu may mắn, kéo về từ nơi chốn mây trời lấm chấm nước mắt, nơi linh hồn người vượt biển vẫn không phai ký ức về cơn khát nhân quyền // Và két trắng là sự khác biệt ngự giữa sự sống và sự chết, quí ông Tự Do mở cửa đất hứa đón linh hồn Việt khuất nghẹn biển sâu...

Không có sự cô độc nào  (tiểu luận / nhận định) 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Giờ đây nhìn lại, tôi thấy mình chính xác khi đã tin rằng Tiền Vệ là miền đất hứa của phẩm chất văn học tiên phong và ý thức tự do... Không có sự cô độc nào trước bóng tối ác hiểm của hệ thống độc tài kiểm duyệt và đặt bẫy. Đã chọn là thi sĩ và nhà văn tự do thì không có sự cô độc nào, cho dẫu là vẻ ngoài. Sự thật là vậy, bởi sự kiên nhẫn khinh thường loại chữ nghĩa chuồng trại luôn có không khí sạch và cần thiết hơn cho ý thức và sáng tạo... (...)

Bến Bình Đông / túi rác / nước đen  (thơ) 
... Từ kè đá, từ cống / chảy ra dòng nước đen / ghê sợ hơn là thứ ứ đọng không chảy / khẩu hiệu của thể chế dối trá làm hoảng loạn cột đèn...

Màu trăng rằm, từ những thứ tầm thường  (truyện / tuỳ bút) 
... Kìa trăng lên! Trăng không non, không già. Tôi bỗng thấy bối rối khi nhận ra mùi miếng bánh hạt sen, mùi hủ tíu gõ, mùi khói xe, mùi nước mưa, mùi nước hoa không lạ không quen... và hốt nhiên một cảm giác tràn đầy ánh sáng trăng làm nhịp tim tôi dịu dàng... (...)

Đi qua ngày sinh của tôi  (thơ) 
... bạn và tôi / mưa và tôi / chúng ta quấn quít trong đất nước nhỏ bé này / bạn và tôi luôn muốn níu ngày sinh chậm một chút / chúng ta sẽ hứng từng giọt mưa để đánh thức ước mơ thầm kín / mọi người đều là đứa trẻ đi qua ngày sinh của mình / nhưng không ai có thể lừa gạt để cướp tự do / và mưa biết cả điều chúng ta căm giận / con người không phải là bột trong khuôn bánh độc tài...

Đây quán ngã tư câm  (thơ) 
... Em nghe chăng, không có tiếng người / cành lá từ sân vườn một cơ quan chính quyền đang ra vẻ đáng sống hơn tất cả các màu xanh. / Có gì đáng để nói! / mọi câu chuyện của đời người ở ngoài cái hàng rào chế độ đều kết thúc dưới cái hố câm...

Thủ Đức / cái cà-vạt đen / cặp vú bự  (thơ) 
... Thủ Đức, tôi từng đến vài trăm lần / Tôi vẫn gọi xa lộ Biên Hoà, dù có kẻ gọi tên khác / đường nhựa này giống cái cà-vạt đen / cán bộ Việt Cộng giờ đã mặc áo vét nhưng chẳng tay nào đeo cà-vạt đen / nhưng Sài Gòn vẫn đeo cà-vạt đen...

Biển ký ức  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi đã tìm thấy biển tự do trôi qua tôi. Tôi đã tìm thấy con tàu vượt biên cũ lướt qua như một linh hồn. Tôi đã tìm thấy thân xác những người Việt Nam vượt biển tìm tự do. Tôi đã tìm thấy nơi chốn mà bóng tối đỏ cầm tù thời gian, nhưng khát vọng của hàng triệu người mong cầu tự do và quyền con người vẫn mãi là màu xanh vĩnh cửu... (...)

Người độc thoại với cột đèn ở đường Bolsa | Monologuist with Light Pole on Bolsa Avenue  (thơ) 
... Tôi đến đây từ biển. / Biển là miệng một loài quái vật là đôi cánh tự do. / Tôi đứng đây với những cột đèn Bolsa / sợ nơi chốn dung chứa sợ nơi chốn trốn đi. / Tôi đứng trong bình minh biển / đối diện với nỗi sợ không bao giờ bị phân huỷ... | ... I came here from the sea. / The sea is a monster is a pair of free wings. / I stand here with the Bolsa light poles / fearing the place of refuge the place escaped from. / I stand inside the sea dawn / facing an everlasting fear... [Bản dịch tiếng Anh của Đinh Linh]

Người đàn ông mang tên Lưu Vong  (truyện / tuỳ bút) 
Lần thứ ba mươi bảy, tháng Tư, Sài Gòn. Tôi nhìn vào khoảng trống của bố trắng mong tìm điều gì đó, ai đó... và tôi gặp hình ảnh một người đàn ông: ông ta có thể ở góc khuất nào đó trên xứ sở này, có thể ở giữa tường rào nhà tù, có thể tự do ở bên kia bờ đại dương, có thể thân xác và linh hồn ở trong lòng đất, trong lòng biển sâu, có thể không ở đâu cả nhưng ông hiện hữu ở mọi nơi chốn, dù nơi chốn đó là cõi thật hay cõi hư vô.... (...)

Và cháy ngọn lửa từ những người không đi đâu cả  (thơ) 
... “Không đi với thể chế độc tài.” / Em luôn lặp lại. // Nơi đây, lúc này / chỉ có rác là có những chuyến đi / lấp đầy ngõ ngách lấp đầy mọi con mắt / và cháy ngọn lửa từ những người không đi đâu cả / không gì điên rồ hơn khi ca ngợi đôi chân đứng yên là tự do...

Lúc này, điều tôi nói về mưa  (truyện / tuỳ bút) 
... Và rồi trong cơn mưa có một hạt mưa đượm mùi hương rất lạ, không giống bất cứ mùi hương nào mà tôi biết suốt từ bé cho đến thời điểm đó, tôi cũng chắc rằng mùi hương đó là duy nhất, không giống mùi của bất cứ hạt mưa nào trong cái vườn mưa ngập tràn ánh sáng... (...)

Sông Sài Gòn / tháng 12  (thơ) 
... Gió làm đau ngực tôi / cơn đau này / như khoảng tối tăm tôi bỏ lại / để thành rác ra với dòng sông // Trọn thế giới dừng lại với cao ốc sặc sỡ, mạn tàu rỉ sét / chỉ dòng Sài Gòn dâng mãi cùng tôi // Tôi sẽ trôi về nơi tôi giấu kín...

Ánh mắt trẻ nhỏ  (truyện / tuỳ bút) 
Khi đi qua ánh mắt và gương mặt trẻ nhỏ, lần nào tôi cũng nhớ đến một đoạn thơ văn xuôi trong tập Con Lừa và Tôi của thi hào người Tây-ban-nha (Nobel văn chương năm 1956) Juan Ramon Jimenez: Xinh xắn mà dơ như đồng tiền, mắt đen láy, môi mọng và dày, lấm tấm mồ hóng xung quanh, đứa con gái bác bán than... (...)

Những con ếch khác sẽ hát như cầu nguyện  (thơ) 
... Em trở lại với căn bếp bẩn thỉu / đây những con ếch bị cắt đầu / đây mớ rau úng nước... // Và em nói / những con ếch sẽ trở lại bữa ăn vào mùa mưa năm sau / những con ếch khác sẽ hát như cầu nguyện...

Đô thị im lìm  (thơ) 
... Không có tiếng hát nào // Buông xuống từng chùm rễ / cây bồ đề tự cột mình / như một người chống chế độ độc tài trở lại nhà tù / tiếng hát từ phía đông không thể tới...

Nhớ lá kim  (thơ) 
Ở đâu / chiếc lá kim của một loài thông / khoảng trống trở nên ghê gớm quá / chẳng thấy đâu lá nhỏ úa vàng. // Đừng vỗ vai, đừng / tôi sẽ không ngoái lại. / Chiếc lá không sống hết mùa hè / tôi treo ngực trước nghìn cơn gió / con dốc trơn chúi về phía nỗi buồn...

Tìm thấy  (thơ) 
... Tôi thích nhìn giờ tôi sinh đã trôi qua / bàn phím và chữ thay màu trong ngày sinh / tôi thích giây phút này đây / ngọn gió rất nhẹ đứng chờ ở cửa...

Đó là một buổi chiều [5]  (thơ) 
... Nghiêng một chút, khoảng trống đầy dấu răng / nghiêng một chút nữa, khoảng trống lại nguyên vẹn. // Dây leo trên giàn buông xuống từng chùm dây / cột vỏ lon / cột cái đầu mới cạo của tôi / giật kéo những quả chuông câm / đu đưa. // Những quả chuông câm cũng đâu quá tệ...

Đó là một buổi chiều [4]  (thơ) 
... Tôi và em nhìn cùng hướng / biết là phía xa không có gì mới / chúng ta, ở đây tự làm mới mình với mắt mưa trên mặt // Và hóc tối có tiếng hát // Chúng ta yêu ngày mai, bởi vì / luôn luôn trần trụi hơn, đau đớn hơn / những mảnh chai óng ánh...

Đó là một buổi chiều [3]  (thơ) 
... Cổ gà và tháp chuông / nhà thờ và mô đất / ánh nắng trồi lên mặt đất cong xuống / gà vỗ cánh / ngửa cổ gáy / hai chân bươi bươi trên mặt đất. / “Ta không cất tiếng để xiểng niểng / ta không cất tiếng để hụt hơi / ta không trói cột tiếng hát, / tiếng ta tròn như cốc rượu / tiếng ta làm nên cơn say” // Ấy, một con gà thiệt bảnh...

Đó là một buổi chiều [2]  (thơ) 
... Đó là một buổi chiều / mọi cánh cửa khạc ra trứng của một loài ếch trắng / bầy nòng nọc sẽ chết non dưới ánh đèn / từ vũng sâu nỗi buồn em / đô thị trắng hát: / “Em khinh chế độ độc tài bằng nỗi buồn của em...” / Từng mảng ánh sáng bể nát kéo lê cơn buồn nhức buốt...

Đó là một buổi chiều [1]  (thơ) 
... Tôi không tin chậu lan kêu cứu / có quá nhiều màn kịch lừa gạt ở xứ này / bán dâm, có thể lắm, một cành lan cũng có thể làm đĩ / cướp của, một đài hoa khô cũng có thể đâm xuyên tim / chụp mũ phản động, cái màu thu héo úa có thể hất tôi vô tù / Tôi không sợ tất cả những âm mưu đang ẩn sau tiếng hoa lan kêu cửa / tôi chỉ hãi hùng / lúc thoáng thấy mình tin nhánh lan cần cứu vớt...

Nhìn nước Nhật rồi lại soi mình vào tấm gương sợ hãi  (thơ) 
Tôi đã chạy qua hàng ngàn con đường, cánh đồng, qua cả giường chiếu và biết bao giấc mơ, càng già tôi càng cảm nhận bàn tay của sự chết càng dịu dàng, chính vì thế nỗi sợ chết càng lúc càng khiếp đảm hơn. / Không thể hỏi con bò ở lò giết thịt, con thằn lằn vừa rớt khỏi bức tường, bầy kiến co rúm trước hơi bình xịt thuốc sát trùng, rằng: Khi cái chết hốt chúng ta đi có phải giống như sóng thần đã hốt một đồng rác gồm nhà, xe, máy bay...

Cảm hứng khi nhận thiệp xuân của hoạ sĩ Lê Thiết Cương  (truyện / tuỳ bút) 
Lại một cái Tết nữa và những ai nhạy cảm đều thấy đang dần mất đi những tấm thiệp xuân. Phải chăng giờ đây và tương lai, Tết Việt chỉ là bánh kẹo, rượu, thịt... thứ văn hoá thoả mãn tình trạng đói của cái bụng hơn là tìm tới những món ăn tinh thần!... (...)

Trước cô nàng đó, cái mùi đó  (thơ) 
Quán cà phê - nhà chứa gái / cái chợ và phòng trọ / ánh đèn thù ghét tắm gội / tôi chán cái gương long lanh // Tôi vừa chạy lúp xúp vừa tuột quần / cục xà bông tự tử trong bồn cầu / vì sao tôi cứu sống cục xà bông / bản năng tôi kêu lên: / “Chẳng gì đáng sống bằng cục xà bông. / Mày là thằng tốt.” ...

Tôi thử phát minh ra tình trạng của tôi [5]  (truyện / tuỳ bút) 
... Em đừng hỏi tôi “bọn đức hạnh dỏm, chúng là ai?” Thứ bản mặt thò ra từ giấy, từ màn hình, từ loa... không phải là màu sắc, không phải là âm thanh, mà là thứ dòi bọ sẽ tạo ra gương mặt và ý muốn của chúng ngay trong não trạng mỗi chúng ta... (...)

Cởi truồng cùng dế chó  (thơ) 
... Này, về đi kẻ đi dạo trên cây / tôi cũng về khoá miệng cùng bóng tối / và cởi truồng để da cọ vào đêm / lâu lắm rồi / ôi tiếng hát thịt da / khúc bi ca hoà âm cùng dế chó / hãy lắng nghe và cầm lấy dao / cứa vào da, máu dẫn vào bi phẫn...

Chuyện tình nước đái  (thơ) 
Khi cái cần cẩu khoét thủng đường phố Sài Gòn và đặt xuống những ống cống / Tôi mừng vì nước đái của tôi sẽ có nhà mới. Dù em đang ở cùng hẻm hoặc em ở bất kỳ đại lộ hay khu ngoại ô nào, tôi biết em cũng mừng như tôi. Nước đái đôi ta đã có có hộ khẩu mới...

Cần thiết như thứ phân bón cây  (thơ) 
Còn lại gì đây / sự hí hửng của bọn độc tài / nhà đất, xe hơi của họ / con mèo đỏ, con chó điên / cô gái gọi và trò đĩ chính trị của họ... // Tôi ngồi đây uống hết ly cà phê, hai ly trà đá / vẫn còn thời gian để ngắm một gã vạch quần đái dưới những khẩu hiệu / người mắc đái cũng sướng lúc nhìn kẻ tìm được chỗ đái...

Tôi thử phát minh ra tình trạng của tôi [4]  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi biết có một Đà Lạt trong những cái khăn trắng! Dù là thứ khăn nồng thuốc tẩy hay thứ khăn giấy rẻ tiền. Màu trắng đó vẫn sạch hơn văn học nghệ thuật của thể chế say loạn âm thanh đỏ, màu đỏ, chữ đỏ... (...)

Tôi thử phát minh ra tình trạng của tôi [3]  (truyện / tuỳ bút) 
Em đến từ rừng, mắt là một cụm lá xanh đậm và rậm để che chở những cụm lá xanh khác. Em đang sợ con đường, sợ căn phòng, sợ tất cả ánh nhìn đô thị thèm thịt tươi. Em hát. Tiếng hát đầm đìa mưa rừng cho riêng phạm vi nỗi sợ của em nghe. Và em khóc. Tiếng khóc không mở được mặt trời cùng cánh cửa những vì sao. Em nói: “Em khóc vì em thấy em hát hay!” Không có giọng hát, bài ca nào hay bằng khi hát riêng cho nỗi sợ... (...)

Tôi thử phát minh ra tình trạng của tôi [2]  (truyện / tuỳ bút) 
Có người nhắc tôi về quốc tịch của nàng Hằng Nga và nói thêm: Dân tộc nào mà không chế được một nàng Hằng Nga thì yêu trăng sao cái con khỉ gì. Ừ, tôi khoái biến thành con khỉ, con khỉ như Kingkong càng khoái. Ôi đôi mắt đen đói tình của tôi đẹp diễm lệ quá chừng! Thật là kỳ diệu cơn đói tình. Dưới bầu trời đầy sao này... (...)

Tôi thử phát minh ra tình trạng của tôi [1]  (truyện / tuỳ bút) 
... Con người có khi rất ngu tưởng mình trốn được mưa nắng như trốn được bàn tay trong sạch hoặc bẩn thỉu. Thế kỷ kỳ lạ của những kẻ chạy trốn! Chạy trốn rồi tin rằng mình đang sống tốt... (...)

Trò chuyện trên đôi ống chân vướng bông cỏ | Cánh cửa im lặng  (thơ) 
... Tôi sẽ quẹt nước mắt bằng bàn tay lem luốc / Tin: Thơ là cái xẻng tốt / Tự Do đẹp biết dường nào / chiếc lá xanh vừa rơi vào đôi mắt của đất... | ... Im lặng — cái nền nhà đắp bằng đất phương Nam nén chặt. Tự do ở đất nước này là thứ vô nghĩa nhưng mãi mãi là thứ tôi muốn lắng nghe. Tiếng hát của những người đã khuất...

Lời tựa và 2 bài thơ trong tập MÂY BAY LÀ BAY RỒI  (thơ) 
... Bằng cách xác định tôi đang đứng trên một cái nền thấp và ngoài mọi cái lề mà tôi từ chối đặt chân, tôi yêu tình trạng thơ của tôi và nhìn đó là điểm nối kết với những vệt sáng hy vọng tuy mong manh nhưng giúp thấy được những khoảng trống. Thơ tôi được khai sinh từ hình ảnh tôi thấy khi nhìn ra khoảng trống, hoặc hình ảnh mà tôi tin đang hiện hữu trong khoảng trống hoác trước mặt tôi...

Bàn tay sơ sinh  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi ý thức được rằng bàn tay sơ sinh của tôi đang lần tìm mạch sữa. Nó ngậm nguồn sữa của sự sống để trôi đi, trôi về bến bờ của tuổi già. Như mọi người, tôi biết, để đến cửa của sự chết, ai cũng phải uống xong tiếng động của giọt nước mắt sâu kín đang chảy trong giấc ngủ gật buổi trưa của người mẹ, tiếng rên của hai cái thân cây treo hai đầu chiếc võng, tiếng buồn nhàm chán một con dế chó, tiếng nấc của một trái non vừa rơi... (...)

Máu xanh  (truyện / tuỳ bút) 
[BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30/4] ... Còn đứa bé bé gái thì kiên nhẫn chờ ta làm phép lạ. Đứa bé gái ngồi chò hỏ, những ngón tay của hai bàn tay đứa bé đan vào nhau giống như kiểu mấy ông bà già ở quê cung kính cầu nguyện trước bàn thờ Trời Phật - Tổ Tiên. Đứa bé này đang hy vọng rằng người lớn ai cũng có đủ quyền năng sửa sai, kiểu như vừa lặt chân cào cào lại vừa tìm cách ráp lại hai cái chân bé xíu cho những sinh linh oan uổng. Tự dưng ta thấy đứa bé này có máu màu xanh, dòng máu réo mãnh liệt đến thảm thương... (...)

Ảo giác về cái hồ tắm của những người bị lột  (thơ) 
[BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30/4] ... Tháng tư / ngày ba mươi / năm ấy tôi mười bảy / tháng tư này nữa / tôi vẫn kéo dài cuộc chơi với mùi tôi / trên ranh giới tỉnh và khùng / để ít dơ tôi tử tế với chính mình / dù chỉ chọn tử tế với chính mình cái đầu cũng bẩn dơ thê thảm...

Từ sân nhà của một căn nhà ngơ ngác  (thơ) 
... Trăng đường phố há miệng cùng tiếng kêu hú chó, mèo / thế nhưng con người vẫn mang nỗi sợ tới / làm mập cái xấu, thơm điều ác / rồi lại từ tốn / từ chối nói cho cái quyền được nói / rằng / nguyện đường Việt Nam đã sụp đổ ra sao / lương tri bị bứt xé như một miếng khăn giấy chùi miệng / phẩm giá là bãi lầy cho những ai còn rộng lòng...

Ở nơi có giấc mơ chèm nhẹp  (thơ) 
... Nơi đây / đường rầy không cưu mang nổi giấc mơ / hàng loạt chuyến tàu sẽ không đi xa hơn bầy ruồi và cục ghèn / thằng nhỏ / khối đá nhỏ khai nước đái / mang đôi mắt của đất / mang giấc mơ quá đẹp của trẻ // Và nhiều buổi chiều / nhiều buổi tối khác / sẽ thêm nhiều khối đá nhỏ đang mơ giấc mơ chèm nhẹp / và trên lầu quán nhậu gần với ngôi sao / những kẻ toàn quyền dẫn dắt mọi con đường / những kẻ bụng bự càng lúc càng mắc đái hơn / càng muốn đái nhiều lần / đái nhiều chỗ hơn...

Thầy tôi, từ một góc vỉa hè bình dị của Sài Gòn  (truyện / tuỳ bút) 
... Chọn nghề dạy học, có nghĩa thầy đã đi vào trọn vẹn dòng sông lớn nhất, nơi người thầy như những con tàu chở bản năng con người vươn tới sóng gió trí thức, ánh sáng nhân cách, nơi mỗi người học trò là một thuỷ thủ, mỗi người thầy là một người thuyền trưởng, cùng chia sẻ nhiều lần cái chết bản năng trong những đại dương bất trắc để phục sinh đúng tầm vóc văn minh Người... (...)

Em đừng thức, dù là ngày mai!  (thơ) 
... Giờ đây giữa chốn đầy người / người... người... người... / đất nước này còn có vỉa hè nào / cho chiếc xe hủ tíu mì một khoảng trống tị nạn / có thằng đàn ông nào vừa bỏ rượu ở thành phố này / hắn và những đêm ngắn còn lại / cùng em quên thức giấc trên giường ngày mai...

Gởi những người biết khóc trong hôm nay  (thơ) 
Những trái tim sống bằng ý thức / tôi không biết chúng ta còn lại bao nhiêu nhịp đập / hãy hát với tôi hôm nay / trái tim nóng / án cáo buộc các nhà dân chủ là lửa / chúng ta thấy mặt nhau giữa bóng tối độc tài / Hôm nay Sài Gòn mưa tối đất / trên bộ mặt nhầy nhụa của độc quyền...

Đôi lời với ông Nguyễn Quốc Trụ  (đối thoại) 
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Một bài thơ đến với độc giả thông qua văn bản bao giờ cũng rất rõ ràng, nhưng không gian của tác giả trước khi giọng thơ nổ ra thì khác. Về hai bài thơ của tôi và Nguyễn Tôn Hiệt, thì ông chỉ là một độc giả, ông có quyền thẩm định nghệ thuật. Thế nhưng, thay vì ông nhận đủ ánh sáng từ hai bài thơ hoàn chỉnh, ông lại phán xét, nhăn nhíu mày, cho bên này sáng là nhờ bên kia, và như vậy ông tự dành sự thiệt thòi cho ông...

Em, cái đồng hồ u sầu của tôi  (thơ) 
Chiều cuối năm tôi ngóng ra đường / kìa, những cái cọ sơn chỉ nhúng một màu / màu nắng cuối năm không bao giờ sơn kịp cánh cửa / những chiếc xe / đám đông người hối hả / sơn một chút nắng để gương mặt già hơn...

Biển chợ  (truyện / tuỳ bút) 
[TRUYỆN CỰC NGẮN] ... Tôi nghe hình như biển đang ho. Biển không hát nữa, biển chỉ còn lại những tràng ho bất tận. Phải chi hôm nay trời có mưa, mưa không ngừng đến tận đêm. Nhưng trời không mưa! Màu xanh của biển tọp lại, bé dần để còn giống như ánh nhìn kêu cứu... (...)

Tiếng ho của một người đi về phía bức tường  (thơ) 
... này em / anh ước muốn được điếc để không nghe bất kỳ ai khác / trước khi gã hớt tóc nhân danh cách mạng làm chảy máu tiếng em từ lỗ tai anh...

Ngày - tháng - năm của hoa  (thơ) 
... Bạn biết điều đó chăng! Trước màn hình máy tính chúng ta minh bạch đọc ý thức mình và hoa là ngôn ngữ trả lời cho thế giới: Tôi, người Việt Nam tự do. // Nhà tù lớn, nhà tù nhỏ? Cửa lớn hoặc cửa sổ nào? Anh nói gì nếu không phải là: Không toà án bán nước nào đủ quyền lực làm dừng một cú nhấp chuột...

Dưới cánh của hoa hồng và chim sẻ  (thơ) 
... Anh đây, nỗi buồn lại muốn bày tỏ trước khi lớp ánh sánh óng chuốt của sự chết kịp tới xoá bóng hai ta khỏi mặt hồ cuộc sống. Anh đây, vẫn tiếng ấm áp, tiếng tin cậy, vẫn chim sẻ và hoa hồng che chở cho hai ta...

Tiếng hát bất tận từ ngôi nhà cũ  (thơ) 
... Im lặng! Cái nền nhà đắp bằng đất phương Nam nén chặt. Tự do ở đất nước này là thứ vô nghĩa nhưng mãi mãi là thứ tôi muốn lắng nghe. Tiếng hát của những người đã khuất...

Tình cùi bắp  (thơ) 
Vậy đó! Cái đầu tôi / dài và tròn, cái đầu đàn ông có tuổi trẻ đã chết / một cục đất lăn ra cánh đồng / trong điệu bộ một chàng trai / tung mình lên trong mưa sữa mỗi bình minh. // Cái đầu tôi / khảy mầm trên mặt nước / chàng trai đã chết, bây giờ là trái bắp / trong rẫy bắp đi suốt sự sống mới màu xanh / gió luồn vào luống - tay lá bắp vẫy tay cười với thời gian của gió...

Một tư thế chào chính mình  (tiểu luận / nhận định) 
... Hôm nay tôi đứng dạng chân để nhìn tôi nằm úp mặt chồng lên bóng tối đô thị này, đó là tư thế chào chính tôi và ngôn ngữ của tôi trước một ngày quá dài trên xứ sở bị bôi đỏ đến tệ hại... (...)

Mùa vu lan của người đàn bà bán cá  (thơ) 
Người đàn bà ngồi xổm / nội tạng và những cục máu cá kết lại như tràng hạt / bà sống qua nửa thế kỷ nhờ bàn tay dính máu cá / mỗi ngày ngón tay thêm run như một cách cầu nguyện / những ngón tay run lật bật cầm dao / lời cầu nguyện được ứng / những ngón tay bà hoá thành những con cá nhỏ / chúng tìm thấy dòng nước thánh...

Ở cùng một nơi với những người vấp ngã  (thơ) 
... người dạy tôi hát / người dạy tôi phải vấp ngã để nhìn đôi mắt ý thức bay lên / ngôn ngữ về quyền con người là vết thương không bao giờ lành // Ở cùng nơi với những người vấp ngã / tôi gọi nàng là tự do! / người đàn-bà-tự-do của tôi / tự tay nàng đặt vào cái nhìn tôi hòn đá khác...

Hú!  (thơ) 
... Tiếng hú phận người đột nhiên vỡ ra / đó là quê hương hú cho ngày tự do đã chết / ánh sáng vụn thành bụi / bóng đêm sụt lún vũng lầy / đó là quê hương nơi hàng triệu người dung thân đang khóc lên mà như cười / từng người một có cách cười kỳ quái của người bất lực...

Khi linh hồn mất biển  (thơ) 
Đàn cá lội về hướng tây nam / bắt đầu từ cột cây số thứ ba trăm năm mươi lăm / rẽ trái lội về phía núi / núi Trung phần mở cánh tay xanh buồn của hoàng hôn / và tiếng em trong gió khô không bụi bờ để bám níu...

Lúc cánh tay với sâu vào giấc ngủ | Đêm qua người tình lại bỏ quên bàn tay trong quần  (thơ) 
... Lúc tôi trở thành khổng lồ với nỗi buồn của mình / Lúc bàn tay tôi không ai nắm / Lúc cánh tay với sâu vào giấc ngủ / bàn tay như một chiếc thuyền nhỏ đã ra đi với gió / và tôi biết là mọi khoảng trống chứa mùi hương sẽ khô đi... | Người đàn ông chỉ nhìn thấy bóng tối / hắn nói đúng là mắt hắn màu đen / hắn nói đúng là phía trước hắn chỉ toàn là bóng tối / hắn nói đúng là thể chế độc tài là một khối choán hết sắc đen, bóng tối...

Cách nói của những người tử tế  (thơ) 
... Tháng tư dội nắng trên đồi / những người tử tế đang bấu tay sâu vào cỏ / tất cả úp mặt / mỗi bàn tay như một con cóc đang nhóng lên / tìm cho mình tên một loài hoa / có rất nhiều người thân yêu của họ mang tên một loài hoa / hoa ở đây / cái nhìn từ nỗi đau yêu tự do / tấm thảm bất tận mở ra từ ký ức...

Tháng tư, nơi con chim chôn cục kẹo  (thơ) 
... một buổi sáng lê thê suốt ba mươi bốn năm / mây mù trong đô thị đủ nóng để hơi thở đứt đoạn / hơi thở của con chim tiên tri bươi đất bằng cái mỏ rất nhỏ / và ở đó nó chôn lấp bài ca tự do // Trên những con đường cô đơn mà cây đang đi/ những tường vách đỏ / những khẩu hiệu đỏ dồn đuổi...

Đi coi bọn thả quần xì  (thơ) 
... Sống trong một đất nước ngập mùi chuyên chế mọi thứ mùi hôi / mọi thứ mùi u mê treo cao trước cửa cái, cửa sổ... // “Ê, cái quần xì của lãnh tụ là cánh diều.” / Hắn sờ tay vào vũng tham và ngu của mình / mò tìm sợ dây diều để thả...

Gió tháng giêng ở phố Tàu  (thơ) 
Chợ Lớn / Chỉ là nơi mở cho tôi mọi cái Tết trẻ thơ / Và cắm cổ chạy theo tiếng cười của đồng xu lì xì / Chỉ là nơi tôi chọc phá mấy bà xẩm đang thắp nhang cúi lạy mâm đồ cúng / Mọi con đường đều thẳng trong một ngày xuân bình thản..

“Hoa tặc”, “cây tặc”, và sự xuống cấp chất lượng sống cộng đồng  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đã bắt đầu tiến trình tan rã của những nỗ lực giáo dục của cả gia đình và xã hội. Và thủ phạm chính, ai cũng có thể chỉ ra, là những “tấm gương” nhũng lạm tài sản tinh thần và vật chất công cộng, chính những kẻ núp bóng dưới danh từ “đầy tớ nhân dân” đang công khai thụ hưởng vinh hoa phú quí từ vô số những nguồn của cải bất minh...

Ngày trắng lạnh  (thơ) 
Bông gòn và mốp tạo hình băng tuyết trên đường Nguyễn Huệ / khu trung tâm Sài Gòn một màu trắng / tháng 12 trời còn mưa / tôi đã nhìn thấy số 9 buông xuống như một lưỡi câu / đám đông ngày cuối năm quần tụ như bầy cá nhỏ...

Đám ma ngày 6/12  (thơ) 
... Và anh chỉ cho tôi biết phía đó, ở một góc khuất có đám ma. Anh không nói là ai chết, chỉ nói là Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi... Và nhiều người nữa sẽ chẳng còn thấy bóng dáng đi về trên con đường giấy trắng mực đen...

Chỗ nào đó đang bị xé toạc  (thơ) 
... Những thiên thần sẽ tới với bước chân tro than, và ở chốn ấy một lần nữa bạn tôi lại làm thơ. Có lẽ thơ là thứ ngôn ngữ duy nhất ôm trọn đường chân trời phía tây, ôm lấy sự chết, ôm lấy tiếng những người thân và bè bạn theo bạn suốt cuộc hành trình. Cái chết chỉ là một cuộc hành trình bắt đầu từ lúc lửa sẽ từ bỏ chúng ta...

Chổng đầu và ngồi  (thơ) 
Ở góc một vỉa hè khác / đám trẻ hip hop đang chổng đầu xuống đất và xoay / có lẽ đó là một cách đặt chân lên nền trời / chỉ tụi nó có thể đi được trên trời. // Tôi nghĩ trước vực thẳm thời gian / Tụi nó chỉ cần dậm chân tại chỗ trên cái xứ đó là đủ lấp bằng mọi vực thẳm...

Chúng tôi đứng ở vỉa hè và đếm  (thơ) 
... Và mỗi người nhìn thấy mình có bước chạy của một chú ngựa non, những bước chạy sẽ làm khua sợi dây xích, ý thức buộc sợ dây xích phải khua lên chính là sự tự vệ cuối cùng trước chế độ độc tài...

Cánh cửa mở để đó  (thơ) 
Nó là đêm / đôi chân trẻ con chập choạng rời con đường hẹp / đầu giờ tối xác lá và giấy vụn cũng muốn đi xa. // Nó là đêm / đôi mắt cứ như ô bông gió đang chờ người thân sẽ đến / bao lâu rồi / và vì sao không ai đến...

Cốc kem trong buổi sáng nóng bức  (thơ) 
Những mảnh nắng vỡ kết thành một cái cốc / dựng lại cảnh di tản của cốc kem Sài Gòn trong một ngày tháng tư / dưới đáy cốc trái nho tím bầm lại hát / như thể có một người tên là Tự Do vừa trở lại...

Chuyện cá kèo  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi lúc nhỏ chỉ thích ăn phần đuôi cá. Và bây giờ mỗi lúc ăn món cá kèo tôi lại nhớ lời rầy la của má tôi ngày trước: "Con nhà nghèo, đừng học theo người ta mà bày đặt ăn cá bỏ ruột nghen con!" ... (...)

Ngẫu ký (XXVIII-XXX)  (truyện / tuỳ bút) 
... Ban mai như một cánh tay đàn bà đặt trên ngực tôi, không như cách an ủi, mà đơn giản muốn đi xuyên qua tôi, xuyên qua vô số những câu chuyện của tôi. Bằng mặt phẳng hẹp và mờ dần, ban mai chứa đựng sự ồn ào bên trong tôi... (...)

Ngẫu ký (XXV-XXVII)  (truyện / tuỳ bút) 
Trong ánh sáng, một cái lọ sứ cũ nói với tôi: “Có lúc tôi gọi ký ức con người là phường kẻ cắp. Nơi đó như một cái kho khổng lồ chứa quá nhiều cái đẹp. Không chỉ là gương mặt người bị nhốt, trong bóng tối ký ức có núi, biển, nhiều làng quê, đô thị, một chiếc lá, khoảng bụi mờ, và tôi nữa... (...)

Vết cắt  (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Và ánh sáng ngày chủ nhật bắn lên như vòi phun / trên một đất nước không có Thượng Đế. / Em là gương mặt thiên thần phát sáng, / thiên thần chỉ là một cô bé ngồi muốn khóc / trước sự phản bội...

Đôi chân sợ hãi, tôi chọn bước ra  (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Ngày mùa đông phải rời căn nhà mình / Ngơ ngác từng nhóm người Việt biểu tình tìm mảnh đất sống đã mất / U uất những cư dân blog đưa tiếng Việt đi tìm sự minh bạch để lòng yêu nước còn phản ứng, / để tỏ thật hư hai quần đảo trong số phận biển Đông...

Ngẫu ký (XXII-XXIV)  (truyện / tuỳ bút) 
... Có một con bướm, gió không quăng con bướm tới treo xác của nó trong cái nhìn tôi, mà chỉ là sự dại dột của một con bướm uỷ mỵ trước cám dỗ của sắc màu đóng giả mùa trái chín. Bây giờ hình vóc và ý thức của tôi không phải là một quả chín nguyên sơ mà một con kiến, con sâu có thể cắn được... (...)

Ngẫu ký (XIX-XXI)  (truyện / tuỳ bút) 
Những hôm mưa lớn, bàn tay nước thò ra khỏi cái máng xối, gội đầu cho tôi. Lúc mưa sắp tạnh, cũng bàn tay nước ấy kỳ cọ nhè nhẹ trên lưng tôi. Tôi có cả một ký ức tuổi thơ tắm mưa để tin rằng chưa có bàn tay phụ nữ nào lại nghiêm khắc và dịu dàng với tôi bằng bàn tay mưa... (...)

Ngẫu ký (XVI-XVIII)  (truyện / tuỳ bút) 
Lúc gió gào khắp mọi nơi để đón những cụm mây hơi nước, qua trung gian một tấm vách, tôi nghe cái chuông giấy hát. Vậy rồi những chuyện trong quá khứ không có đoạn kết của tôi cao hứng hát theo. Tiếng hát của cái chuông giấy lúc bấy giờ rộng lòng như một chiếc thuyền... (...)

Ngẫu ký (XIII-XV)  (truyện / tuỳ bút) 
... Chùa, nhà thờ, đình sắc phong, lăng xác ướp, trường học, trại, nhà, chuồng... là nhà tù nhốt trắng. Tôi gọi xứ sở tôi là trắng. Tôi gọi thế giới này là trắng. Tôi gọi tự do là trắng! ... (...)

Ngọn lửa mòn đi qua khoảng trống  (thơ) 
... Đừng trở nên khó hiểu khi đi qua lịch sử chế độ độc tài / những thế hệ gối lên nhau và chết ngay lúc vẫn ăn, thở và đọc sách / Đi, khoảng không nhỏ của máu và đất / Bóng nước lấp lánh những linh hồn ngơ ngác... Đi, và được chăn dắt / bởi những người cùng dân tộc, những người tự cho có đặc quyền, / quyền vạch ra những ô vuông tăm tối...

Ngẫu ký (X-XII)  (truyện / tuỳ bút) 
Rác! có lẽ là tất cả cái mà tôi sẽ để lại. Tôi tin rằng rác đã cho tôi nhận thức về sự chuyển dịch thời gian sống của tôi. Mỗi thứ rác cụ thể mà tôi xả ra hàng ngày gởi đến cho tôi một thông điệp: Khi mọi chuyện kết thúc, không phải là mất tất cả... (...)

Ngẫu ký (VII-IX)  (truyện / tuỳ bút) 
Gương mặt tôi lau hôm trước đã trở lại. Thời gian và nước rửa mặt đã đưa gương mặt cũ của tôi tới một nơi có ánh sáng trộn với gió thành một thứ bột mịn... (...)

Ngẫu ký (IV-VI)  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi thấy sợ hãi khi đang ngồi trong ngôi nhà của mình. Sợ không biết đường về trong chính ngôi nhà của mình, đó là nỗi sợ kinh khủng nhất... (...)

Ngẫu ký (I-III)  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi bắt gặp một hình thù bất thường hù doạ đè bẹp cái đẹp. Tôi không biết hình thù đó là cái gì và nó cũng quá đẹp. Tôi biết chắc rồi sẽ có cái đè chết tôi, nhưng tôi không biết chắc là thứ quái quỷ ấy có đẹp không! Chuyện đó cũng đủ làm cho tôi phải cầu nguyện mỗi ngày... (...)

Thực phẩm cho ảo ảnh  (thơ) 
Thằng này đứt bóng rồi / bóng là núi của nó, ngọn núi kéo lê một hành trình / đừng nói có ngọn núi khác làm bạn / chỉ có bóng đứt và ráp lại / đứt và ráp lại / đứt và ráp lại...

Người độc thoại với cột đèn ở đường Bolsa  (thơ) 
Ông đứng trên đường Bolsa với những cột đèn vàng / từng cột đèn là bạn của một người lưu vong, / ông đến đây chỉ màu vàng là bạn / màu vàng cao và rộng...

Tình trạng nghệ thuật dễ thương  (thơ) 
... “Tao vấp vào ngọn đèn, mặt bị bức tranh treo tường cào sướt / hoạ sĩ vẽ hoa như chấm nốt ruồi / thi sĩ đang diễn hề rất tốt / thơ lung linh trên mép bọt bia nhà giàu đỏ / tao còn thấy nhà văn nói chuyện với quyền lực như cục kẹo biết tâm sự / những nhà văn thấp bé và / tuyệt đối dễ thương.” ...

Gởi theo con của người nông dân  (thơ) 
Cây hướng về em trong mùa mưa / hình hài trong suốt / cái thấy trong suốt // ở một nơi cửa đóng trước ngày và đêm / ở một nơi đóng đinh tình trạng tỉnh và ngủ / vì đâu em trong suốt...

Từ vỉa hè Sài Gòn đến miền đông Hoa Kỳ  (thơ) 
Xa lộ Mỹ-hành trình dài / Rừng cây xe hơi nối nhau trên đường chân trời / Không điểm dừng / tất cả kéo dài, lao tới / Nước Mỹ biết gì khi xô vào bất tận / Chúng ta biết gì...

Một trong nhiều vụ tai nạn trên đường Main  (thơ) 
Bánh xe cán chết một hàng đinh nhựa trên đường / thành phố Garden Grove trở nên trong suốt / giấc mơ về Việt Nam treo trước mắt thấy ghét...

Bữa ăn sáng ở Boston của người đàn ông màu lục  (thơ) 
đi qua cơn mưa nhỏ lúc nào / người đàn ông màu lục / bước vào bếp ăn có nước mắm và chuyện đàn bà / bữa ăn ở Boston-nước Mỹ // đến nước Mỹ để thấy cây hôm nay có lá...

Gió tháng tư nhẹ hều  (thơ) 
Tôi chạy theo tiếng khóc đồng xu, hẻm cụt có mười hai bà xẩm thắp nhang cúi lạy con vịt quay. Mọi con đường đều gãy trong một ngày bình thản. Ông Tàu có mười hai bà xẩm, ánh sáng có màu vịt quay làm lương khô. Ai cũng có tuổi thơ để chơi, ai cũng có một con đường gãy để làm đồ chơi trên đường đi tới cái chết...

Úp mặt vào tường với cái chụp đèn lắc lư trên đầu  (thơ) 
Ôm rượu ở quán Bà Tám / bên kia đường một bờ tường nước đái / tràn ánh đèn. / Bên kia đường tôi có một thửa ruộng / hương hoả giữa đô thị. / Hơi ẩm mốc, mùi khai / là khoảng không biết nhớ người...

Mây bay rồi  (thơ) 
Mây bay là bay rồi / trên nền trời không nóc / ngày hôm qua mây / bay. Đó là điều rõ ràng tôi biết / điều tôi biết nặng trĩu khát khao tìm / như người tự ngã sấp như / người chết úp mặt...

Núi Lạnh — Hành trình tìm về những nấm mồ hoang [4: “Cầu nguyện giữa núi lạnh”]  (ký sự / tường thuật) 
... Sẽ không bao giờ có sự bình an đúng nghĩa cho một cá nhân, một dân tộc nếu cho đến tận hôm nay đêm đêm vẫn còn những linh hồn khóc giữa núi lạnh... Một dân tộc cao thượng không có núi lạnh... [Bài viết có kèm danh sách những ngôi mộ còn nằm lại ở Yên Bái] (...)

Núi Lạnh — Hành trình tìm về những nấm mồ hoang [3. “Suối nước mắt”]  (ký sự / tường thuật) 
... Trong suốt những năm dài đằng đẵng ấy người chồng vẫn cứ tìm vào giấc mơ người vợ chỉ để nói mỗi một câu. “Anh nằm cạnh con suối, lạnh lắm!”... (...)

Núi Lạnh — Hành trình tìm về những nấm mồ hoang [2. “Ba mươi mốt năm trên đồi sương giá”]  (ký sự / tường thuật) 
... Chiến tranh tuy đã kết thúc nhưng sao cuối cùng chỉ mỗi nắm xương tàn và linh hồn không tan của những người này phải tiếp tục trả giá, phải tiếp tục chịu mọi hậu quả của cuộc chiến tàn khốc đó... (...)

Núi Lạnh — Hành trình tìm về những nấm mồ hoang [1. “Sinh Nam, Tử Bắc”]  (ký sự / tường thuật) 
... Không hề có một ý thức hệ, một giá trị tư tưởng nào biết tổn thương, chỉ sự thật của số phận con người mới biết đau đớn. Từng số phận con người mới chính là lịch sử chân thật nhất, phần vô giá nhất của lương tri dân tộc... (...)

Xứ sở cúi xuống  (thơ) 
Lại chảy vào lồn giấc mơ hoa / trắng. Cánh đồng, tiếng chim, gương mặt / ngày và đêm. Chảy màu trăng! thứ / ánh sáng mà chúng ta gặp nhau / cái miệng, bàn tay, lông và mùi / khoảng lời tình và tiếng rên được xoá...

Đi mình không  (thơ) 
Vì sao chim chạm mỏ vào màu / đen. Đứa đầu lòng chị tôi đẻ: / Cục đá Quảng Nam có đôi mắt / đẹp. “Anh chỉ mới trả giá tới / bắp vế em”. Đường phố không vắng...

Phèn-mực-cò  (thơ) 
... Ta xác nhận tụi bây đã run rẩy trong ánh sáng trắng buốt của chuyện chết. Là người, chó xác nhận cho ta tánh tham sống đến mức hèn. Phèn-mực-cò! Chuyện chúng ta tham sống là chất phác. Nhưng chó ơi! Lời nói dối có định hướng đang giữ quyền xác nhận trọn giá trị làm người...

Những cụm mây trại vịt / Hồ Lá Dầu  (thơ) 
Tháng tư hoá loà. Mỗi nhà cắm một bông vạn thọ. Ông ra tiệm sắm con thuyền. Tất nhiên con cá vẫn bơi trong cái nhìn của ông. Cá bơi đi đâu? ... | ... Sài Gòn không còn cao. Không kiêu hãnh nữa. Nơi đây, cho tới ngày hôm qua gương mặt khuất tối và hoa vẫn lặng lẽ trong nồi rau luộc. Lặng lẽ dựng Sài Gòn kỷ niệm...

[Phỏng vấn Nguyễn Đăng Thường] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN  (phỏng vấn) 
Có thể coi như là sách samizdat của thời điện tử. Samizdat, tiếng Nga, có nghĩa là "tự xuất bản". Nếu như chúng không ít tốn kém, không ít nguy hiểm hơn, thì chắc cũng đỡ nhọc nhằn hơn in thạch (xu xoa), đánh máy, quay ronéo. Có ảnh hưởng gì hay không thì tôi không thể trả lời... (...)

[Phỏng vấn Lưu Hy Lạc] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN  (phỏng vấn) 
Hỏi tôi nghĩ sao? Trời ơi, được quá đi chứ... Theo tôi, đó là một chiều hướng mới mẻ thật tích cực. Chắc chắn trong tương lai nó sẽ có sức ảnh hưởng ghê lắm đến diện mạo của văn học đương đại ở ta... (...)

[Phỏng vấn Trịnh Thanh Thuỷ] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN  (phỏng vấn) 
Nói đến ảnh hưởng của phương pháp xuất bản này đối với diện mạo văn học Việt Nam, tôi nghĩ còn quá sớm để đánh giá một thử nghiệm nhưng không ít thì nhiều nó cũng thoả mãn được nhu cầu xuất bản các tác phẩm đang hay sẽ bị cấm đoán và nó còn là lối thoát cho những người nghệ sĩ yêu tự do, thể hiện được tư duy, tiếng nói của mình một cách trung thực... (...)

[Phỏng vấn Đoàn Cầm Thi] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN  (phỏng vấn) 
Theo tôi đây là cách xuất bản có thể phù hợp với hiện trạng Việt Nam, nhờ những ưu điểm: gọn nhẹ, nhanh, không tốn nhiều kinh phí, chủ động, tránh được kiểm duyệt. Tuy nhiên, điều này vẫn không giải quyết được các vấn đề liên quan đến sinh mạng của một ấn phẩm văn học: phát hành và giới thiệu... (...)

[Phỏng vấn Đặng Thơ Thơ] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN  (phỏng vấn) 
Ngoài luồng nếu so sánh với trong luồng thì bao giờ cũng mới lạ, táo bạo, can đảm và đa dạng hơn, về mặt nghệ thuật cũng như ý thức. Tôi nghĩ đến ngoài luồng như tất cả những gì không thuộc trong luồng: kể cả văn học bán/phi chính thức, văn học miền Nam trước 75, văn học hải ngoại và quốc tế, văn học báo giấy, báo mạng, và báo miệng. Tức là những sáng tạo tự do vượt ngoài vòng kiểm duyệt... (...)

[Phỏng vấn Mai Ninh] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN  (phỏng vấn) 
Nếu xuất bản ngoài luồng đưa đến cho người đọc những tác phẩm có giá trị nhưng vì áp lực kiểm duyệt nên không được chính thức ra mắt công chúng thì tôi thấy là một điều nên làm. Điều này có khác chi trường hợp tác giả viết xong tự in ra gửi/chia sẻ với mọi người... (...)

[Phỏng vấn Đinh Trường Chinh] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN  (phỏng vấn) 
... một phần nào các tác phẩm photocopy/e-book có thể được đánh giá (ngầm) bởi “giới trong nghề” như một diện mạo mới của nền văn học Việt Nam đương đại, vượt ngoài biên giới địa lý. Các tác giả / tác phẩm “photocopy” này góp phần làm cục cựa một cái gì đó... (...)

[Phỏng vấn Nguyễn Hương] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN  (phỏng vấn) 
Tôi đã được đọc một số tác phẩm xuất bản dưới dạng photocopy: một tuyển tập truyện ngắn và nhiều tập thơ tôi có thể kể bằng tên tác phẩm và tác giả, nhưng có lẽ đa số bạn đọc trong giới văn nghệ đã biết rồi. Biết rồi vì nhất là trong lãnh vực thơ, các tác giả này đang là những cây bút hàng đầu của thơ tiếng Việt... (...)

Quanh vụ tập thơ DỰ BÁO PHI THỜI TIẾT bị thu hồi  (phỏng vấn) 
Trần Tiến Dũng phỏng vấn 5 tác giả trong nhóm Những Con Ngựa Trời về sự kiện tập thơ Dự Báo Phi Thời Tiết của họ bị thu hồi ngay sau khi được xuất bản tại Hà Nội... (...)

. /.  (thơ) 
Tôi vẽ đi vẽ lại Thượng đế khốn-khổ-nạn như vầy . /. khổn hơn chó ghẻ... khổ hơn điếm già... nạn bằng bản mặt thi sĩ Sài Gòn bị cướp chỗ chơi . /. bản mặt bình đẳng cho tất cả những ai cong lưỡi xì thành tiếng vào bản chất bồi bút...

lộng lẫy con cặc Việt Nam  (thơ) 
anh ngồi chờ đôi mắt chảy dòng lệ tinh trùng / gió nào chán chê đường Nguyễn Du – Đồng Khởi đang nằm mở háng dài suốt chiều sâu Công Xã Pari vô vọng đứng lên ngồi xuống...

Lần tới... là bao giờ!  (thơ) 
mưa và nước đái chảy qua thành phố ngây ngất ướt / tiếp tục đi dưới mưa tháng mười hai / ngóng dòng sông người và ngó xuống...

Ánh sáng lướt trong vô vọng  (thơ) 
cột đèn và tôi / em là dòng chảy là con sông gió / Sài gòn thơ ngây sao níu đôi chân / em là bụi cỏ phía trước và sau bức tường cũ / giữa bức tường và tôi / em là tấm gương của người hớt tóc lề đường là / khung tranh rẻ tiền chờ bước qua ngã tư số phận...

một chút cao nữa là vượt tường  (thơ) 
nhón chân chút nữa nhón chân chút nữa em / anh đang thấy cái đế guốc kiêu hãnh / một tấc cao xô ngã thân thể thơm vào / con đực khác / cái giường mặt trời khác // lòng kiêu hãnh là hình thức treo cổ...

Thánh địa Hoà Hảo trong mùa nước lũ  (sổ tay) 
"... Rồi cô gái đi xuyên qua vách buồng. Đúng nửa đêm các vị trị sự mở cửa buồng thì không thấy cô gái đâu, chỉ thấy đôi guốc của Đức Thầy còn để lại..." (...)

Châu Đốc - Tịnh Biên, núi trong mưa, đất trong nước  (sổ tay) 
Đi qua khỏi bến phà Châu Giang (thị xã Châu Đốc, An Giang) một đoạn, tay chạy xe đạp lôi chỉ vào một con hẻm xuyên qua giữa hai cái nhà sàn cao cẳng, nói: "Mấy đại ca đi vô đó là tới quán bè. Em út không đẹp thì làm vài chai ngắm cảnh, rẻ rề, có mất mát gì. Tôi đợi ngoài này bao lâu cũng được." ... (...)

Như một cách chém, như một cách nguyện cầu  (truyện / tuỳ bút) 
... Chủ nhật 21/8, tôi thấy mắt những con ngựa trời đang từ từ tung bản năng quyến rũ, thứ cảm xúc lột trần xẻ thịt. Tôi cho rằng những thi sĩ ngựa trời này có khả năng cắt đầu mọi hình thái ngôn ngữ biểu hiện mang bao cao su cho cảm xúc... (...)

gửi một người bạn  (thơ) 
tôi nói với những cục u / cái lỗ giường mát-xa / một con tàu / một cái nhìn ra biển / tiếng chân trần hốt hoảng chạy trên lưng / dòng máu cặp mạn tàu / nước sẽ lớn và vũng lầy sẽ xoá / trong veo tiếng máu và cơn đau / chúng ta vượt biên một lần nữa!...

tôi trở mình trong lửa  (thơ) 
đó chẳng phải là điều tôi nghĩ sao / hôn phối / ảo tưởng cá nhân và tính dục đám đông / đêm qua tôi trở mình về sáng mơ thấy em / hi! / ông mơ thấy em là không phải em / cái nàng trong giấc mơ cần coi bói và / cái con của đám đông cần làm tình...

tôi bắn lên và  (thơ) 
cái vợt chuyên chế đập xuống / lại nuôi dưỡng sự bắn lên / những con người chảy máu mắt cụng đầu / đoá hoa dân chủ...

tôi hất mặt và  (thơ) 
các con đường trong tư thế động tình giống đực / chồm lên và rên / loài người chỉ là những con cái / tôi là con cái giống Việt / hít sâu và ói ụa / từ chối sanh bào thai độc tài...

tôi rướn đầu và  (thơ) 
tôi nghếch mũi hứng / mùi bóng tối trên bậc thang / rùng mình tiếng rên không gian gỗ mục / tôi hít mùi tôi trên tấm nệm cô điếm già / đồng không mông quạnh / mùa hoa tàn thuốc mọc không kiềm giữ / trái cuối mùa kinh...

tôi đã mang giày cho hy vọng  (thơ) 
em nhỏ bé, gọi / nào ta đi tới cái chết và đôi giày / ngóng hướng gió và khóc trong bàn tay gió / dân chủ! là tên biển của chúng tôi...

Số phận mắc kẹt  (truyện / tuỳ bút) 
“…Thôi mày ưng thì cứ đeo cái hột xoàn đó đi đón tao. Mấy năm qua mày không bỏ tao đi lấy chồng khác, mày đeo cũng đáng mặt…” (...)

Tôi nhớ đô thị màu lam  (thơ) 
mùa hè dưới hiên sấm sét / bầu vú non - những cái lưỡi / đô thị cộng hoà bị cướp khỏi mắt tôi đang kiêu hãnh khoả thân / ý thức không phản bội vầng trán / thân thể trong mưa sáng màu lam / đêm xuất tinh mưa...

Tháng Tư mùa ngứa  (truyện / tuỳ bút) 
Tháng Tư, lại được mùa mụt ngứa trên da ông Hường, những mụt đỏ rất tươi kết lại từng chùm trên da mặt, cổ, lúc lộ ra ở cánh tay đám mụt ngứa gồ lên rồi hùa nhau đùn đẩy chạy về phía hai mu bàn tay... (...)

tôi nhìn thấy những khúc quành  (thơ) 
cô gái nhuộm màu rượu / cơn say không ánh chớp / không thấy bàn tay tỳ lưng người kéo xe rác qua ngõ / tiếng mưa kết con đường tối...

tôi biết tôi chơi với hố thẳm  (thơ) 
đỉnh đầu một ngọn đèn tắt / điều duy nhất anh và tôi thấy khi nhắm mắt / không hải đăng trên đỉnh đầu người khác...

tôi không thích nói trắng ra  (thơ) 
những mây trắng - những cuộn giấy vệ sinh / cái nhìn lẩn khuất của lỗ đít và cánh chim / bầu trời dơ dưới chân phố / cái đẹp tối thiểu mà tự do đang trình bày / bãi phân chim, đôi mắt và bầu trời đã chết của chim...

Từ Duy Xuyên, một góc của Quảng Nam  (sổ tay) 
Đêm rằm Nguyên Tiêu mà trăng đục trong mây. Có lẽ chưa có miền đất nào mà ngay từ thuở mở xứ có nhiều người con đi xa đến mức đủ dệt thành đôi cánh cho những hy vọng lớn lao... (...)

Những công dân hạng hai [IV]  (thơ) 
Ý thức em không về. Sẽ có ngày như thế. Em đi bộ tới quán cơm bình dân trước ca tối. Sẽ có một ngày thân xác em chỉ là một ống nước chứa tiếng karaoke nhoè, tiếng những miếng sắt gọi đấm bóp...

Những công dân hạng hai [III]  (thơ) 
Em bán cho buổi sáng những bịch cào cào. Gã đảng viên đội tóc hiền nhân vừa tháo chân từng con cào cào vừa dạy chim: “Chúng ta là tập đoàn tội phạm kinh tế thành công!” Con chim quen bài cũ, nói: “Sài Gòn là cái túi đựng tiền!”...

Những công dân hạng hai [II]  (thơ) 
Tiếng mèo con vừa rớt khỏi máng nước. Và trăng treo dúm màu vàng ngon lành đó lên. Một miếng mồi! Nhiều cái đầu nghiêng nghiêng nhìn bằng mắt đục thuỷ tinh. Những người ấy đang muốn nghe tiếng họ kêu. Họ chưa bao giờ biết kêu...

Những công dân hạng hai [I]  (thơ) 
Gỡ mặt nạ ra, những bức tượng cho thấy toàn cảnh thành phố. Hãy gọi tượng là người anh em! Có thể thấy họ đang ở cuối con đường. Ánh lửa hoàn hảo tính bầy đàn đang đuổi theo người đàn bà goá, bông hồng khô bàn tay đen... [Bản dịch của nhà văn Nguyễn Đăng Thường]

Phỉ! dễ nể thiệt  (thơ) 
Ông ừa: nhờ nói dối mà qua có tiền. Nói dối là cục đất chọi chim, chọi hoài hoá phỉ! Vài ngàn đôla cho một mùa chọi chim...

Công việc của màu trắng  (thơ) 
Nên nói nước sông Đồng Nai là một loại kem tẩy trắng. Những đôi mắt Sài Gòn nhìn thần tiên khoả thân trên chính thân xác mình. Em mười bảy tuổi, em tập uống bia vừa tròn năm. Nên gọi số: 09033570…

Bình minh của xứ sở Alô!  (thơ) 
Năm giờ sáng. Cái loa sắt treo trên cột đèn bắt đầu bản tin: Đây xứ sở không biết buồn + tủi. Vú cô gái áo đỏ bắt đầu nói thứ tiếng nửa Tàu nửa Việt. Vũng nước trên tấm trải giường nho nhỏ mà vàng sóng sánh...

Miếng mồi trước miệng  (thơ) 
“… Bởi tao muốn nghèo chơi!” Anh Sáu ngồi câu rác trong khu Bình Trị Đông. Sau mưa, một ngày tháng tư rác về lềnh như cá. Sau mưa chuyện trúng mánh của kẻ nghèo là hội chợ của ruồi...

Sự tương ứng tinh khiết  (thơ) 
Ngày tốc độ con cu tương ứng nhịp nhạy cái đầu. Tháng tám tẩm hương nước mưa. Hoa mõm chó nở trắng trong cái nhìn đã qua cơn bịnh đỏ...

Hơi thở nhẹ thức khuya  (thơ) 
Tôi thích cái giường bệnh niệm lò xo nhún nhẩy xuất tinh giấc mơ, thải vào miệng tôi cục kẹo cao su, đẩy tôi trần truồng vào sóng điện thoại di động đến với em bán hột vịt lộn...

Hai đoá hoa trên trán  (thơ) 
Khi trăng liếm đít người đàn bà nằm sấp, tôi trở nên xanh lúc nhìn thấy những sinh viên Trung Hoa tinh khôi chất lửa. Bởi Bồ Tát từng trần truồng chạy qua quảng trường Thiên An Môn, da thịt người đã khóc khi không ngăn được máu của những que diêm...

Đường về vui vẻ cả làng  (thơ) 
Tôi đi coi bọ hung cập cảng Sài Gòn. Có chuồn chuồn có dế cơm… Tất cả chúng tôi đứng xa xa nhìn xuống bến Bạch Đằng, hình như trên sông có cái cột cờ ở truồng mà đội nón...

Mưa tinh dầu phao câu  (thơ) 
Mưa đái trên chiếc ô tô vàng. Gã tóc tím bung dù che cho gái tóc đỏ: “Mưa có mùi gái vị thành niên anh nhỉ!”...

Ngôn ngữ li bì  (thơ) 
Động cơ rác đã khởi động. Khói chia đều cho mọi cánh cửa...

Út Cụt, trở thành…  (thơ) 
-“Bị cáo Nguyễn Văn Út có cần toà chỉ định luật sư không?” / -“Dạ thôi, tui có tội, mấy ổng nói bậy bạ mắc công gỡ thêm lịch.”…

Đường chó đái!  (thơ) 
Hắn hỏi đường chó đái. Quanh một vòng trở lại hắn nói: “ Người thấy người không thấy, Sàigòn đường chó đái quen quá rồi… không biết ở đâu!”...

Ngủ đi sở thú  (thơ) 

Vời vợi hết biết  (thơ) 

Cô liêu hết biết  (thơ) 

Xanh sâu hết biết  (thơ) 

Ngày ống quyển bỏ đi  (tiểu luận / nhận định) 
[...] thơ trước tiên phải là lời. Từ điểm bắt là lời, tình cảm sâu kín của con người được đánh thức, và từ xúc cảm đó, bản thể thâm trầm con người run lên bước vào bài thơ, trong đó, ý nghĩ và cảm xúc con người là tự do. Không có thơ ngoài lời... (...)

Không đứng lại  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi không phải là kẻ muốn sở hữu và để lại con đường suy tư đã trưởng thành. Tôi không cầu nguyện, suy tư tôi là Đức Chúa Thanh Niên, nhưng suy tư tôi không là thầy tu, không bao giờ là một chiến binh tuân lệnh và chiến đấu cho một lý tưởng nào đó. Tôi là khoảng suy tư tự do... (...)

Vậy thì đẻ đi!  (thơ) 

Đúng, đúng, phải đó  (thơ) 
Buổi sáng ra khỏi vai hai dãy phố. Ở chỗ hôm qua phố đụng đầu cái nhìn của máu hắt lên. Cơ thể tôi bắt gặp linh hồn tôi quảy gánh mua bán ve chai. Nó đổi đầu đòn gánh, râu tóc chảy mà không rơi như mồ hôi...

Những đám mây Hưng Trinh  (truyện / tuỳ bút) 
... Không gì thú vị bằng việc phát hiện chính mình đang biến đổi trong tác phẩm của ông. (...)

Thằng bé tuổi hoà bình  (thơ) 

Thơ  (thơ) 

Một giờ trước một ngày mới  (thơ) 

Khoảng không hói  (thơ) 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021