Phạm Chí Diệp
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà giáo. Yêu thích tìm hiểu về văn học và nghệ thuật tạo hình. Đã sưu tầm và dịch một số bài nhận định của Marcel Duchamp, Robert Rauschenberg, Sonia Kolesnikov-Jessop, vân vân...

tác phẩm

Làm nhà văn thì nhất thiết phải có “lý tưởng”? Nhưng “lý tưởng” gì?  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Theo tôi, nếu hiểu lý tưởng là một mục đích tốt đẹp nào đó mà mỗi cá nhân muốn vươn tới, thì dù là nhà văn hay không là nhà văn, hậu-hiện đại hay không hậu-hiện đại, dường như không ai sống trên đời mà không có một lý tưởng của riêng mình, ngoại trừ những kẻ không còn thiết sống nữa. Do đó khi Khánh Phương nói làm nhà văn thì “nhất thiết phải có lý tưởng”, thì tôi e là câu này hoặc là thừa, hoặc là chị muốn nói đến một loại “lý tưởng lớn” nào đó, hơn hẳn những lý tưởng vốn có của mỗi cá nhân sống trên đời này...

Kết luận: The Great Gatsby = Gatsby Tuyệt Vời!  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Trong cuộc đối thoại này, tất cả những lối lý luận loanh quanh để bênh vực cho cái nhan đề “Đại gia Gatsby” đều không chịu hiểu một điều đơn giản nhất, căn bản nhất, và cần lưu ý nhất, là sự nhất quán giữa nội dung và nhan đề tác phẩm...

Great & Magnifique là tuyệt vời, nhưng “chiến” thuật đối thoại thì “ngoạn mục”!  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Tôi đoán là ông Phạm Quang Tuấn đã ứng dụng những “chiến” thuật cực kỳ “ngoạn mục” này để tranh cãi chơi vui, chứ không có chủ ý gì nghiêm trọng. Vì cãi để tiêu khiển, thì mới vui như vậy, mới “ngoạn mục” như vậy. Chứ tranh luận nghiêm túc mà ứng dụng những “chiến” thuật như vậy thì chẳng có chút xíu nào... tuyệt vời...

Chuyện văn hoá và ngữ nghĩa về “Vĩ đại” và VĨ ĐẠI  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Ngày hôm nay, thỉnh thoảng khi ta nghe người Việt nói “chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, thì không chắc gì họ “nói với một thái độ kính cẩn, thậm chí thần thánh hóa”, mà ngược lại, họ có thể nói với ý mỉa mai. Trừ khi được đọc lên trong những bài diễn văn ở các dịp lễ, câu “Bác Hồ vĩ đại” khi được dùng trong những câu chuyện thường đàm của người Việt ở quốc nội cũng như quốc ngoại thì hầu như phần lớn là hàm ý mỉa mai, giễu cợt...

Góp ý với Phong Vệ về các từ “chính trị” và “politics”  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] Trong bài “Về [đại] dịch [ma] thuật” của Phong Vệ, có vài chi tiết hơi thiếu sót hay lệch một chút. Vì thế tôi xin góp ý để bổ khuyết... Đúng ra, chữ “chính” 政 trong “chính trị” 政治 thì viết khác với chữ “chính” 正 trong “chính tà” 正邪...

Từ GREAT biến thành “đại gia”  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Cũng như chữ GREAT, những chữ “Magnifique”, “Große”, “Gran”, “Grande”, và “Μέγας” đều có nghĩa là “tuyệt vời”, “vĩ đại”, “to tát”, “cao quý”... Từ những nghĩa đó biến thành “đại gia” theo nghĩa của Trịnh Lữ thì quả là... ngoài sức tưởng tượng...

Phải chăng Lý Đợi [và/hay nhóm Mở Miệng] có tuyên ngôn “không làm thơ”?  (tiểu luận / nhận định) 
... Thoạt tiên, câu “Chúng tôi không làm thơ!” hiển nhiên chỉ là [một phần của] một cái nhan đề [của một bài tiểu luận] của Lý Đợi — “Thơ, và chúng tôi không làm thơ!” — công bố trên Talawas ngày 16.4.2004. Thế nhưng, bây giờ dường như ở đâu ta cũng nghe người này người kia nhắc đến câu đó như một lời “tuyên bố”, hay một “tuyên ngôn”, mỗi khi họ đề cập đến Lý Đợi [và/hay nhóm Mở Miệng]. Vậy ta thử xem lại để thấy cái hành trình đó đã diễn ra như thế nào... (...)

Mona Lisa ở thế kỷ 20  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... Giả sử Leonardo da Vinci sống lại vào năm 1919 và nhìn thấy bức L.H.O.O.Q. của Marcel Duchamp, chắc hẳn ông phải té ngửa ra vì bị sốc!...

Hình ảnh Người/Máy: Những thông điệp gì phát ra từ đó?  (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... Nếu thông điệp ấy là lời báo động về một đời sống bị cơ giới hoá, bị tràn ngập bởi máy móc, thì thông điệp ấy không có gì mới mẻ... Tôi đoán Lê Quảng Hà muốn đưa ra một thứ thông điệp khác...

Tác phẩm văn học lớn thì phải đơn giản? — "Giản dị" và "đơn giản": Liệu có nên sửa lại từ điển?  (thảo luận) 
[THẢO LUẬN - THÁNG 8/2007] ... Liệu có nên sửa lại định nghĩa của hai từ "đơn giản" và "giản dị" trong tất cả từ điển tiếng Việt không? Tôi nghĩ là không, vì các từ điển giải thích như thế thì nhìn chung là đúng. Người ta chỉ nên bổ sung những ví dụ chính xác về cách dùng hai từ mang ý nghĩa tương đương này ở những ngữ cảnh khác nhau một cách thích nghi... (...)

Coi chừng! Ðừng để Duchamp phải ném cái bồn tiểu...  (tiểu luận / nhận định) 
"Tôi đã ném cái kệ để chai và chiếc bồn tiểu vào mặt họ như một sự thách đố và bây giờ họ lại cảm phục chúng vì cái đẹp mỹ học của chúng" (Marcel Duchamp). (...)

Phải chăng Mùa Sạch là "nghệ thuật ý niệm"?  (tiểu luận / nhận định) 
Ðọc bài tham luận của Như Huy, "Tác phẩm Mùa Sạch của Trần Dần qua góc nhìn của nghệ thuật khái niệm", ngay từ câu nhập đề tôi đã thấy một lối khẳng định quá trớn. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021