Phan Nhiên Hạo
tiểu sử &  tác phẩm 

Phan Nhiên Hạo sinh tại Kontum, Việt Nam, sống ở Hoa Kỳ từ 1991. Học xong khoa Văn, ĐH Sư Phạm, 1989, Sài Gòn. Cử Nhân Văn Chương Anh-Mỹ, 1998 và Cao Học Thư viện-Thông Tin, 2000 tại University of California-Los Angeles (UCLA).

Hiện làm việc trong một thư viện đại học gần Chicago.

Đã in:
Thiên Đường Chuông Giấy (thơ, 1998).
Chế Tạo Thơ Ca 99-04 (thơ, 2004)

Nhiều sáng tác thơ, truyện ngắn, tùy bút, tiểu luận,và dịch thuật in trên:
• tạp chí Việt, Hợp Lưu, Văn, TC Thơ, Văn Học, Văn Uyển;
• báo Việt Mercury;
• hợp tuyển 26 Nhà Thơ Việt Nam Đương Đại (Tân Thư, 2002);
• trên Talawas (www.talawas.org) , Tiền Vệ (www.tienve.org)

Một số thơ được dịch sang Anh ngữ in trong các tuyển tập:
Of Vietnam Identities in Dialogue (Palgrave, 2001),
Three Vietnamese Poets (Tinfish, 2001).

Các tạp chí:
The Literary Review (Dickinson University)
MANOA (University of Hawaii)
Filling Station

tác phẩm

Buổi sáng Jakarta  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Thiên tài của Phạm Công Thiện là điên được trong văn chương, một cách chân thành, rực rỡ. Ngoài đời ông có điên hay không tôi không biết, không chắc, không quan trọng. Phạm Công Thiện điên được cũng vì ông sống ở miền Nam, nơi có tự do. Những con chim trong lồng không hiểu được điều này, chúng sẽ nói tự do không làm nên tác phẩm lớn. Chúng không biết rằng điều quan trọng đối với phần lớn thi sĩ không phải tác phẩm lớn hay bé, mà là quyền được điên. Điên mà không sợ bị kiểm điểm, bị phê bình, bị trừng phạt bởi lợn... (...)

Đông đây và đó  (thơ) 
Đây đường vắng / trói quanh / đông dày / trời mù tịt / cứ rơi / những hạt mùa / liền lĩ / mà không mọc / thành cây / chỉ tan trong / bùn đất / ợ hai lần / trong đêm / khi trăng mu / đã lõm / cứ tìm cách / cố thủ / với những trái / thông nâu / lựu đạn gai / rất lạt / nhưng lịch sử / mặn màu / máu đỏ / phải không?...

Nhân bài thơ “Hoà giải” của Nguyễn Quốc Chánh  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Hoà giải đích thực và cần thiết hiện nay là hoà giải giữa nhà nước và nhân dân, giữa quyền lực và tội ác lịch sử, giữa độc tài và dân chủ, giữa áp chế và tự do. Đây là loại hoà giải đòi hỏi nhà văn tư thế đối diện với nhà cầm quyền. Nó rất khác loại hoà giải đàn đúm, vuốt ve, và “sống chung với lũ”...

Bàn thêm về tác quyền văn chương mạng  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Đinh Bá Anh đã đưa ra những luận đề hợp lý, và tôi phải nói ngay rằng sẽ không có câu trả lời thoả mãn ngay lập tức cho những luận đề này. Là một người làm trong ngành thư viện ở Mỹ, tôi biết khá rõ chuyện đau đầu của việc bảo quản các sản phẩm văn hóa trên mạng...

Của các loại nhảm  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Yêu cầu lấy bài xuống khỏi Da Màu của tôi, như đã nói, xuất phát từ lo ngại về việc mất hoàn toàn quyền kiểm soát tác phẩm của mình. Nó không phải một hành động “hờn dỗi” như ông Phùng Nguyễn trịch thượng nói. Nó cũng không phải chuyện “trao khăn” rồi đòi lại kiểu cải lương như Đinh Bá Anh ví von. Và dĩ nhiên nó khác rất xa hành động thu hồi sách nhằm đàn áp chính trị của Ban Tuyên Giáo...

Trả lời ông Phùng Nguyễn  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Trong bài “Chia tay mùa hè” đăng trên Da Màu mới đây, ông Phùng Nguyễn đã viết một đoạn dài có tựa đề “Chia tay Phan Nhiên Hạo”, trong đó đề cập đến chuyện lấy bài của tôi xuống khỏi Da Màu. Cách viết của ông Phùng Nguyễn có thể gây ngộ nhận và không được đàng hoàng. Tôi thấy cần phải lên tiếng. Tôi hy vọng chuyện này cũng đem lại một kinh nghiệm bổ ích cho những người làm văn chương mạng Việt Nam hôm nay...

Đọc 26LẦNTỜBỜLỜ của Nguyễn Viện  (tiểu luận / nhận định) 
[Chuyên đề NGUYỄN VIỆN] ... 26LẦNTỜBỜLỜ tái tạo chính xác trạng thái tinh thần của xã hội Việt Nam hôm nay, nơi dục vọng thống trị và mọi chuẩn mực tinh thần gần như đã biến mất. Sự hỗn loạn, phức tạp, và mù mờ của một trạng thái tinh thần xã hội như vậy được nắm bắt hiệu quả với cấu trúc tiểu thuyết mà Nguyễn Viện chọn lựa: một cấu trúc có vẻ lỏng lẻo nhưng phức hợp và linh động, cho phép người đọc tự lắp ráp các mẩu rời lại với nhau, đôi khi bất khả, để tạo nên một hình ảnh lập phương về hiện thực, như trong một chiếc kính vạn hoa, dù với những sắc màu ảm đạm. Văn phong của Nguyễn Viện uyển chuyển và đẹp, nhưng là vẻ đẹp khỏe mạnh, không màu mè, ngôn ngữ trong sáng và rất chính xác... (...)

Võ Đình, người chưa gặp  (truyện / tuỳ bút) 
[TƯỞNG NIỆM VÕ ĐÌNH (1933-2009)] ... Tôi mong có dịp gặp Võ Đình để hỏi thời trẻ tuổi ông đã mộng ước gì cho riêng ông và cho nghệ thuật Việt Nam, và hôm nay sau bao nhiêu năm nhìn lại, ông có hạnh phúc với con đường sáng tạo ông đã đi qua. Nhưng trên hết, tôi muốn nghe những mẩu chuyện từ đời sống ông, những năm 60 ở châu Âu, những năm dài ông sống lặn hẳn vào thế giới của người bản xứ, và nhất là những chuyến trở về Việt Nam hiếm hoi của ông... (...)

Trả lời Nhã Thuyên  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Việc đòi hỏi văn học miền Nam trước 1975 được công nhận không phải là một tranh chấp “quyền lực” văn chương. Nó chỉ xuất phát từ nhu cầu công bằng và tôn trọng lịch sử. Đối với một nhà văn, và với những người tự trọng nói chung, cảm giác được đối xử công bằng và không dối trá là rất quan trọng. Chỉ với công bằng và sự thật thì những xung đột chính trị có nguồn gốc từ quá khứ mới có thể chấm dứt...

Góp ý về “nền thơ ca đương đại Việt Nam” của Nguyễn Quang Thiều  (tiểu luận / nhận định) 
... Cho đến nay, phần lớn những nhà văn nhà thơ có dịp ra nước ngoài để nói chuyện về văn chương Việt Nam là những người từ miền Bắc. Những người này, khi nói về “văn chương Việt Nam”, thật ra chỉ đang nói về nền văn chương của một địa phương. Nhưng cách trình bày của họ lại khiến khán giả ngoại quốc, những người hầu như mù tịt về văn chương Việt Nam, có cảm giác đang nghe nói về văn chương của cả nước Việt Nam. Điều này dĩ nhiên gây ngộ nhận... (...)

Thơ gởi một kẻ chế giễu 30 tháng 4  (thơ) 
... Mi chưa từng bị đe dọa / không phải vì mi can đảm / mà vì mi đã nhanh chân bốc hơi / trước khi nồi nước sôi đến độ / mi nên cảm ơn số phận về điều đó / nhưng đừng chế giễu / 30 tháng 4...

Xin kiếu ưu việt lẫn văn(g) minh  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi cho rằng lấy những tiêu chuẩn “trí thức” để phán xét người khác có văn minh hay không là thái độ trịch thượng. Đây không phải là thời để khai hoá. Sống trong xã hội dân chủ, cái gì không phạm pháp là được, còn khó có thể nói ai văn minh hơn ai...

Ưu việt răng giả  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thích hay không thì tùy, nhưng không thể căn cứ vào “lối suy nghĩ” để cho rằng ai đó là độc tài. Nếu nhà nước Việt Nam chỉ “suy nghĩ” mà không đàn áp bằng bạo lực, sẽ không ai gọi họ là nhà nước độc tài...

Lập lờ về độc tài  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lý lẽ kiểu ông Phạm Quang Tuấn, cho rằng phản ứng quyết liệt của người Việt hải ngoại (tất nhiên không phải tất cả) trước các biểu tượng cộng sản cũng tương tự như sự đàn áp của chế độ độc tài trong nước, là không thuyết phục...

BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Phan Nhiên Hạo]  (phỏng vấn) 
1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

Ngày mũ ấm  (thơ) 
Tháng Chạp / Hải Phòng / không đỏ / phượng / chỉ xám phùn / mưa./ Thiếu nữ bên đường / đội mũ len / ngồi sửa đồng hồ / thời gian còn hư hỏng...

Người nghèo Việt Nam, một khảo sát  (thơ) 
Với thu nhập bình quân 485 dollars đầu người năm 2003 / Việt Nam được xếp vào loại nghèo nhất thế giới / chín mươi phần trăm người nghèo sống ở nông thôn / nghèo nhất là miền núi phía Bắc, Tây nguyên, và Bắc Trung Bộ...

Chân dung 3 Việt kiều (hơi thiếu tinh thần yêu nước)  (thơ) 
Bà Lý sống hơn hai thập kỷ ở Colorado / nơi ít người Việt và mùa đông dài ngập tuyết / từng làm thợ trong nhà máy đóng giày... | Cặp vợ chồng này đầu bạc phơ / người vợ mặc áo dài và người chồng còn giữ thói quen mặc vét / ở Sàigòn trước kia ông là quan tòa / họ đến Mỹ cách đây 15 năm theo diện H.O... | Người thanh niên này ba mươi mấy tuổi / vào năm 1975 anh mất cha và cuốn album đầy những hình / hạnh phúc...

Hướng dẫn du lịch, Huế.  (thơ) 
Tỉnh Thừa Thiên có nhiều cửa biển được nhắc đến trong sử sách / như Thuận An có đền thờ cá voi / hành cung vua / nhà cửa sầm uất, / người Pháp từng gọi nơi này là phố Thuận An...

Làng trong người dân  (thơ) 
Người dân trong làng / sống ở đó mà chết cũng ở đó / đời này sang đời khác / gần như không tiếp xúc với người lạ / mức độ quen thuộc thật sâu sắc / họ biết cụ thể ruộng đất của nhau, súc vật của nhau, gia đình, tính nết…

Xe bus 1992  (thơ) 
Năm 1992 tôi đi một đường chéo Đông Nam-Tây Bắc / bằng xe bus từ Atlanta lên Seattle. / Tôi có ba trăm dollars và khoảng chừng đó vốn từ Anh ngữ / Ngang qua những cánh đồng bằng phẳng miền Trung Tây...

Sau cái chết xấu  (thơ) 
Ban nhạc mang chiêng đi đánh khắp các nhà / trong làng. Nhà tranh, nhà dài trong đó nhiều gia đình cùng ở. / Người ta tìm cách thay họ đổi tên sau khi bị bệnh nặng / nhằm đánh lạc hướng thần linh...

Hà Nội 1 (lược sử hình thái kiến trúc)  (thơ) 
Sự đổi thay của Hà Nội có thể được bắt đầu / bằng việc phân tích bản đồ 1873 do người Việt lập / mô tả thành phố trong môi trường tự nhiên / trước khi có những quy hoạch lớn của người Pháp...

Tại sao hỏi  (thơ) 

Ngôi nhà cũ  (thơ) 

Phở, sự thiết yếu  (thơ) 

Tấm ảnh những năm 60  (thơ) 

Gặp một người lái taxi ở New York  (thơ) 

Không chết cái chết khác  (thơ) 

Hoả thiêu  (truyện / tuỳ bút) 
Có dạo ở Sài gòn tôi được một thầy chùa cho ở nhờ trong nhà kho... (...)

Cải táng  (truyện / tuỳ bút) 
Trước khi qua đời chiều nào ông nội tôi cũng uống rượu. Ông mặc bộ đồ trắng... (...)

Thơ  (thơ) 

Ở nhà một người câu cá  (thơ) 

Sau bảy ngày trong khách sạn với T.  (thơ) 

Giữa mặt trăng và rong  (thơ) 

Xe điện mạ đồng  (thơ) 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021