Võ Văn Nam
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Không cần thêm “s”  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Thiển nghĩ, khi đã mượn chữ “note” (hay một danh từ nào khác từ tiếng Anh hay các ngoại ngữ) vào văn cảnh tiếng Việt thì không nhất thiết phải thêm “s” cho số nhiều, vì người Việt trong khi nói tiếng Việt thì chẳng mấy ai phát âm thêm tiếng “xì” hay “xờ” vào sau một danh từ số nhiều...

Nhà văn vào Hội Nhà văn Việt Nam để làm gì?  (thảo luận) 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức chính trị của Đảng CSVN, chứ không phải là một hội văn học. Đại hội Nhà văn Việt Nam là một sự kiện chính trị, chứ không phải là một sự kiện văn học. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam là phục vụ các đường lối, chủ trương của Đảng, chứ không phải là phục vụ văn học. Thế thì nhà văn vào Hội để làm gì?... (...)

Nhai lại, nhai lại, nhai lại... chưa chịu mòn răng  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Chán chường nhất là những cụm từ “cái tôi bế tắc”, “cái tôi cực đoan”. Đó là những cụm từ mà các nhà lý luận văn học đầy “tính Đảng”, “tính nhân dân”, đã đem ra để chê bai, kết án những tác phẩm lãng mạn thời 1930-1945. Thế rồi suốt hơn nửa thế kỷ qua, bao thế hệ học sinh từ mái trường XHCN chui ra lại tiếp tục lải nhải những cụm từ đó. Trong mắt họ, hầu như bất cứ cái gì thiếu “tính Đảng”, thiếu “tính nhân dân”, không hồ hởi ca tụng Đảng và Nhà nước thì đều có thể dán cho những cái nhãn “cái tôi bế tắc”, “cái tôi cực đoan” ...

Vài hình ảnh “đẹp mắt” của sự “hòa giải” bằng văn chương: Trường hợp Phan Xuân Sinh  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong trường hợp của Phan Xuân Sinh, ta có thể thấy rằng nhà thơ đã lầm tưởng “hoà giải” là cái gì nhẹ nhàng, tình cảm, để rồi khi phát hiện ra rằng dù mình có tự nhún nhường, tránh né chính trị, thì vẫn bị nhà cầm quyền cố tình làm nhục. Từ cái vết thương đó, nhà thơ mới thấy rõ cái bản chất của sự “hoà giải”, và thẳng thắn thuật lại trường hợp của mình để các nhà thơ-văn khác ở hải ngoại rút kinh nghiệm...

Vài hình ảnh “đẹp mắt” của sự “hòa giải” bằng văn chương: Trường hợp Trần Nghi Hoàng  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trước kia, Trần Nghi Hoàng lớn tiếng chống “hòa giải”. Bây giờ Trần Nghi Hoàng thình lình lẳng lặng “hòa giải”. Suốt hơn một tháng qua, kể từ khi cuốn Thơ đến từ đâu được xuất bản, Trần Nghi Hoàng có nằm vắt tay lên trán mỗi đêm mà “không thấy hổ thẹn với chính mình”? Hay ông đã thình lình “giác ngộ” và hoàn toàn “đồng ý, đồng tình chảy chung với “cái mương” văn học của đảng và Nhà Nước” (chữ của chính Trần Nghi Hoàng), một thái độ mà chính ông đã từng phê phán và ghê tởm?...

Về yêu xứ Quảng! Nhưng “Quảng” nào? Và...  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Trần Vũ, sau khi tán sai về giọng Quảng, tán nhảm về bia Sông Hàn, tán trật về rượu Bầu Đá, thì kết thúc bằng câu nhắn nhủ: “Viết blog, cũng giống chế rượu Bầu Đá, cái cay phải lan tỏa. Phải làm ghiền.” Nhắn nhủ như vậy thì cũng thiệt là... rởm...

Huyền thoại và những kẻ tạo huyền thoại  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Phải nói thẳng là Nguyễn Austin rất yếu về kiến thức ngôn ngữ nên chỉ đoán mò ý nghĩa của các chữ “huyền thoại” và “huyền hoặc”. Nguyễn Austin viết: “Tôi không biết hai chữ ‘huyền thoại’ có gốc từ tiếng Anh, tiếng Pháp hay không?” Viết như vậy chứng tỏ anh ta không có một chút kiến thức gì về ngôn ngữ Việt Nam. Chữ “huyền thoại” làm sao “có gốc từ tiếng Anh, tiếng Pháp” mà anh ta thắc mắc nhỉ!...

Từ cục gạch đến huyền thoại  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Nhìn lại thì thấy chuyện “cục gạch nướng” của Hồ Chí Minh mang ý nghĩa của cả “myth” và “legend”. Khi Bác Trần Dân Tiên đem “cục gạch nướng” vào trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, thì câu chuyện ấy là “myth”. Khi Chú Chế Lan Viên làm thơ ca tụng câu chuyện ấy, thì nó trở thành “legend”...

Vẫn còn tiếp tục “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Tôi viết bài “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]” để vạch ra sự bịa đặt hay thổi phồng quá trớn của một huyền thoại về sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn: “Tháng 7 2004 Diễm Xưa trở thành nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được viện đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của viện đại học trong bộ môn Văn Hoá và Âm Nhạc.”...

Vẫn còn là “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Định tiếp tục giải hoặc Trịnh Công Sơn, nhưng lại thấy có mấy lời góp ý của ông Nguyễn Đình Đăng, nên tôi phải dành thì giờ để đáp lời. Trước hết, tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Đình Đăng đã góp ý. Nhưng cũng xin nói ngay, những điều ông góp ý thì cũng chẳng cứu vớt gì được cái huyền thoại giả mà tôi đã phân tích trong “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”...

Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Những thứ huyền thoại này, một phần do chính Trịnh Công Sơn bịa ra, một phần do những người khác bịa ra vì những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng rất hữu hiệu đến tâm lý đám đông lười suy luận, và khi một chuyện bịa đặt được trang trọng lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì “lộng giả thành chơn”, nó sẽ được đại chúng tin là hoàn toàn có thật...

Sự “đái gốc cây” và chữ nghĩa  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ] ... Cái thú của sự đọc cũng giống như cái thú uống rượu hay cái thú “đái gốc cây” vậy. Đang nhậu ngon trớn, mà mắc cổ xương gà thì mất sướng. Đang “đái gốc cây” mà bị kiến đốt hai bàn chân vì đứng nhằm ổ kiến thì cũng mất cả sướng...

Khi nhà văn Fitzgerald bị biến thành... “đại gia”  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Quái đản thật! Lại thêm cái ý tưởng là “người Mỹ từng hình dung về chính F. Scott Fitzgerald và Gatsby” như những “đại gia”! Đã thế, dịch giả Trịnh Lữ và nhà xuất bản Nhã Nam còn dùng cái trò xuyên tạc ý nghĩa này như một phương tiện để “cảnh tỉnh” nhân dân Việt Nam...

Marx (chuyên ăn bám) + Engels (tư sản thứ thiệt)  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chủ nghĩa cộng sản, trớ trêu thay, đã được sáng tạo bởi một người chuyên ăn bám và một người tư sản thứ thiệt. Karl Marx chính là một người chuyên ăn bám, và Friedrich Engels chính là một người tư sản thứ thiệt...

Tấm lòng của Eleanor Marx đối với Freddy, người con vô thừa nhận của Karl Marx  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có lẽ em quá "cảm tính" — nhưng em không thể ngăn được cảm nghĩ rằng Freddy đã chịu đựng sự bất công to lớn suốt cả đời ông ấy. Không phải là điều tuyệt diệu hay sao khi mình quay lại để nhìn mọi sự một cách thẳng thắn, bởi dường như chúng mình quá hiếm khi thực hành những điều tốt lành mà chúng mình rao giảng — cho những kẻ khác?...

Tính cách của Karl Marx  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Marx luôn mồm hô hào tranh đấu cho quyền lợi của người lao động, nhưng chính ông lại là một kẻ bóc lột ghê tởm. Ông đã không hề trả một xu cho Helen Demuth — người đã làm đầy tớ suốt đời cho gia đình ông —, hơn nữa, ông còn lạm dụng tình dục Helen, làm cô ta có chửa, đẻ ra một đứa con trai nhưng không được lấy họ Marx...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021