Ðỗ Trung Quân
tiểu sử &  tác phẩm 

Sinh năm 1955, làm thơ, viết văn.
Đã xuất bản: Cỏ hoa cần gặp (Thuận Hóa, 1991) – tập thơ đã được Trình bầy tái bản năm 2004.
Hiện sống và viết tại Sài Gòn.



(chân dung Đỗ Trung Quân, do Nhã Bình thực hiện)

tác phẩm

Ảo giác của một người buồn bã  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào năm 2017

Giấc ngủ của Jesus  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác năm 2017-2018...

Thời chịu nạn  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2017...

Hồi ấy ngang qua B’lao mùa dã quỳ  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 5 năm 2017...

Nóng tháng tư  (hội họa) 
Sơn dầu trên carton, sáng tác vào tháng 4 năm 2017...

... cơm cá ngày nào... [II]  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào đầu năm 2017...

Thiên sứ  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2016...

cơm cá ngày xưa...  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2016...

... cơm cá ngày nào...  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 9/2016...

mùa vọng  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 7/2016...

một dạ tiệc vỡ nát  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 6/2016...

Sài Gòn — Chủ nhật của tôi  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 6/2016...

một giấc mơ bị bức tử  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 5/2016...

nghĩa trang biển  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 5/2016...

hồi ức tháng tư  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 4/2016...

và đấy là ánh sáng của que diêm bé mọn  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2012...

giao thừa  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào cuối tháng 12 năm 2015...

nghe bảo mùa thu trườn qua mái phố  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

giấc ngủ buổi chiều  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2015...

Lời buồn thánh [II]  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

Lời buồn thánh  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

chớm thu thì phải?  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

phiên chợ âm dương  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic & sơn dầu trên giấy, sáng tác vào tháng 7 năm 2015...

phía xa kia là biển  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu & acrylic trên bố, sáng tác vào năm 2015...

Dead man walking  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

ngày xưa biển...  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

Những tu nữ Bảo Lộc  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2015...

và những hàng cây trong ký ức mịt mù...  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào cuối tháng 4 năm 2015...

em ơi, có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời...  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic trên bố, sáng tác vào năm 2015...

ai vừa chơi guitar ngoài khuya khoắt vườn xanh?  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào đầu năm 2015...

Dấu Cổ Loa thành  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào thượng tuần tháng 2 năm 2015...

kẻ ăn giấc ngủ của mình  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào đầu tháng 2 năm 2015...

giọt nước mắt thương em... trên vận nước điêu linh...  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic trên giấy, sáng tác vào năm 2014...

và họ đi theo dấu chỉ của ngôi sao lạ ấy...  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic & sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 11/2014...

đêm Jerusalem  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic & sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

bài luân vũ cuối cùng trong khu vườn bí mật [2]  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

ký ức San Jose - nhớ anh Hoàng Ngọc Biên  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 10/2014...

bài luân vũ mùa mưa  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 9/2014...

Vàng & Đen  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bìa phim phổi, sáng tác vào đầu tháng 10 năm 2014...

khiêu vũ giữa bầy sói  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

thồ rượu về nhà  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

bóng trinh  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, vẽ bằng ngón tay, sáng tác vào năm 2014...

“... nàng đứng ôm con... xem chàng về hay chưa...”  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic & mực tàu trên giấy, sáng tác vào năm 2014...

“em ơi! Sài Gòn pipe...”  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic & sơn dầu trên giấy, sáng tác vào năm 2014...

“làm ơn bớt máy lạnh giùm em, ông kwan”  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

Bà Picasso thăm bà Tô Ngọc Vân  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2012...

“xin đi lại từ đầu...”  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

thời thổ tả  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic trên giấy, sáng tác vào năm 2014...

nhà có hoa giấy trắng  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic trên giấy, sáng tác vào năm 2014...

này thì trong đầm gì đẹp bằng sen!  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2012...

nàng ngậm tẩu  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào đầu tháng 6/2014...

những ngày giam lỏng cuối tuần [tự hoạ]  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic trên giấy, sáng tác vào tháng 5/2014...

có gì như nắng mới đi qua  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2014...

phố & người những ngày hỗn độn [II]  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic trên giấy, sáng tác vào tháng 5/2014...

phố & người những ngày hỗn độn [I]  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic trên giấy, sáng tác vào tháng 5/2014...

Maria Madalena  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 5/2014...

Ngày sinh của Gióng  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2012...

trong niềm tuyệt vọng có mầm hồi sinh  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 3/2014...

những ngày biển đục  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 3/2014...

mùa hôn ám...  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào đầu năm 2014...

Chân dung dịch giả Nguyễn Thu Hồng 1956  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên gỗ, sáng tác vào đầu năm 2014...

“vỡ mất rồi!”  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào đầu năm 2014...

diều không đứt dây diều vướng cành cây sao gọi là diều...  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào đầu năm 2014...

nhìn ra mùa chuyển theo mùa  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2012...

một nửa giấc mơ dịu dàng đêm tháng giêng  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào đầu năm 2014...

Santana Row — mùa trắng  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên gỗ, sáng tác vào năm 2013...

Vẫn nón vải áo nâu các anh lặng lẽ lẩn vào qua cõi nhân sinh...  (thơ) 
Nón vải và túi vải / Anh lững thững đi vào đám đông sau bữa ăn trưa / Đo đo quán / Lạ thật / Thế hệ các anh ai cũng lững thững / Túi vải áo nâu / Sơ sài / Chìm khuất vào cõi nhân sinh mù mịt / Nhưng ai cũng tài danh / Ai cũng uyên thâm / Và ai cũng vô cùng khiêm nhã...

Chân dung Marcel Proust  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên gỗ, sáng tác vào năm 2013...

B’lao — những nữ tu  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2012...

ngựa vàng  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

bây giờ cây đã nở hoa  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic & sơn dầu trên gỗ, sáng tác vào năm 2013...

những ngày đợi bão  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic & sơn dầu trên gỗ, sáng tác vào năm 2013...

ngoại ô 1970  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic trên carton, sáng tác vào năm 2013...

cửa trắng  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

mùa rêu hoài phố  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu & acrylic trên bố, sáng tác vào năm 2013...

thời ném đá  (hội họa) 
Tác phẩm acrylic & sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2012...

tháng 10 - vừa khóc vừa cười ăn 10...  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 10/2013...

đô thị ám ảnh  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

Phố miền Trung  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

“thì chúng ta vẫn sống đời sống của mình...”  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

tố cầm bổn vô huyền  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác trong đêm 11/8/2013...

sài gòn  (hội họa) 
Tác sơn dầu & acrylic trên gỗ, thực hiện vào năm 2013...

huyền trân - nước non ngàn dặm...  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2012...

người đạp xe vào thành phố buổi sáng  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào tháng 7/2013...

nhà có cửa màu tím  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên mảnh đất nung, sáng tác vào năm 2013...

1979 - rừng đào linh hiển vẫn ra hoa  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2012...

"Hãy để ngày ấy lụi tàn"  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

ngày nắng hạn  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

tàn sen  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

"nhìn ra biển đi em!"  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

công viên không ghế đá  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên gỗ, sáng tác vào năm 2013...

giẻ lau palette  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

chân dung hoàng ngọc biên  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

nàng bảo: "sao làm tôi nhớ ký ức chiến tranh..."  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

đêm vỡ  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

phượng tháng tư  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

Và ta vẽ bài đồng dao đã mất [1 & 2]  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

bài thơ nhỏ về hoa loa kèn và violet  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

B’lao  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

thành vách sương mù  (hội họa) 
Tác phẩm sơn dầu trên bố, sáng tác vào năm 2013...

đúng thế! thưa thượng đế!  (thơ) 
... thưa thượng đế / hôm nay tôi quay về thành kính xin ngài / tôi sẽ lại nhận được email như xưa nay / “này Q!. tôi B đây / thu xếp qua ngồi garage nhậu chớ. / bia của ông vẫn còn / rượu của ông vẫn còn / tôi cứ để đấy. / chiếc cầu hoa hồng mùa này lại lộng lẫy hoa / tôi vẫn thường chở ông đi qua, ông hay nói ‘a! vậy là sắp đến nhà!’” / xin ngài...

Đã từng có lúc...  (thơ) 
Đã từng có lúc trong khốn khó / Vẫn hiện lên gương mặt của con người / Như bó hoa cúc vàng gói trong giấy báo / Cài lên cánh cổng ngôi nhà cũ kỹ - chủ nhân đi vắng / Hoa đợi người về đến lúc úa tàn...

không phải thơ, chỉ là nghĩ...  (đối thoại) 
[CHUYỆN QUÊ HƯƠNG] ... khi tôi chết đừng đem tôi ra biển / mặt mũi nào nhìn lại những hương linh / thôi / cúi xuống / ngón chân mình / mà đếm / thà làm ma-trơi-đom-đóm / một mình...

Có gì... có gì...như không có gì...  (thơ) 
... có gì ngổn ngang như nỗi niềm / khi ta chọn bình yên / khoác chiếc tạp dề tượng trưng / cho một phần đời mỏi mệt / chỉ còn nghĩ về tiền / cố tập lờ tịt cảnh những con người lây lất bên lề đường / đi khiếu kiện / cố tập lơ đãng đi qua ngày Gạc-Ma bị thống / Ngày tiếng Hoa lần mò từ biển đông / vào tận bảng đen phấn trắng...

ơn người-hoá-dại-hoá-điên  (thơ) 
ơn người lặn tận khổ đau / vớt lên một khối ngọc màu thiên thu / ơn người lặn tận sa mù / hái về nửa hạt phù du trong ngần / ơn người nhỏ máu bàn chân...

cuối năm...  (thơ) 
trong bóng tối quán cà phê / cuối năm / một người phụ nữ / già dần đi / vì tôi...

“Tiền mãn... teen”  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Thưa anh Nguyễn Anh Thăng: Cảm ơn anh đã góp ý, và tôi xin lĩnh ý. Nhân tiện cũng nói qua vài thói quen như anh đã nêu ra. Quả thật ở Việt Nam lâu nay có một số từ hầu như đã được “Việt hoá” như các từ “teen”, “cute”, v.v...

vài note cuối năm nghĩ về viết  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... thì ra cách đọc thơ như là sống / thơ hay hoặc dở / thích hoặc không thích / không nên “mặc định” thơ phải là... / tác giả ấy phải là... / nếu tác giả ấy “đã là” thì không được viết là...

ngày người chết – chim chóc cũng qua đời  (thơ) 
ta–đi–đái–ướt–dép / dép–ướt–ta–đi–đái / đái–đi–dép–ta–ướt / ướt–đi–dép–ta–đái / Kim chủ tịch đi đời / chim chóc khóc không thôi...

buổi trưa bờ kè – chúa 12 giờ tuổi  (thơ) 
... quán xá chỉ có bia. thằng bếp còn ngủ / ta chưa có mồi / ta lấy tập thơ của mi / làm–đồ–nhậu / hết một chai / nhậu một bài / hết một bài / nhậu bài khác...

món quà từ thượng đế — nửa đêm...  (thơ) 
và thượng đế đã gửi tới hắn ngọn gió tháng mười hai / nửa đêm lành lạnh... / ban mai lành lạnh... / buổi chiều lành lạnh... / hắn mềm đi sau mùa hè khô khốc, căng cứng những sợi thần kinh / hắn sống nửa năm bằng cả một đời / những cơn điên đóng băng óc...

bài hiền lành cho tháng mười hai và chiếc chuồng bồ câu còn nguyên vẹn  (thơ) 
thức dậy bởi tiếng chuông nhà thờ / vang vọng từ tuổi nhỏ / nơi xóm đạo ta đã bỏ đi / tháng mười hai sắp về / đêm sẽ xanh như sa mạc hai nghìn năm trước / góc nhà ta sẽ ấm màu chúa hài đồng / [phía bên kia là bàn phật] / ta nhớ con người có gương mặt buồn ngay cả lúc cười / từng ra vào chiếc chuồng bồ câu trương-minh-giảng...

Những bài thơ 2011  (thơ) 
Tôi chọn cách làm thơ đơn giản nhất / ít nhất trong giai đoạn này / vì lẽ / họ không thể đọc được dưới xác chữ / nên họ luôn đoán mò / đoán mò nhưng cấm thật / vì thế / tôi chọn cách làm thơ đơn giản nhất / dễ hiểu nhất / chỉ cần biết chữ, biết ký tên và có con dấu trên bàn là hiểu được. / Tôi viết thế này...

tình ca người hết ý  (thơ) 
... tôi có người yêu / xuống đường hôm nao / tôi có người yêu / bị đánh ra chao / đánh thật ngọt ngào / đánh tựa bột nhào / ngay chỗ hiểm nghèo / nằm chết cong queo...

Vĩnh cửu trong lòng người  (đối thoại) 
[CHUYỆN TƯỢNG ĐÀI] ... Con cái chết hết, các mẹ cần gì vào tuổi già cô quạnh. Các mẹ cần được chăm sóc chia sẻ, an ủi.Các mẹ cần cơm ăn áo mặc như mọi người. Tượng đài hàng trăm tỉ trong lúc đất nước còn khốn đốn đủ thứ, thật sự có cần không?...

Thân gửi chị Phan Quỳnh Trâm  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Tiểu luận “Thế nào thì gọi là thơ?” của chị hoàn toàn thuyết phục đối với cá nhân tôi. Nhân tiện chỉ xin thưa lại vài dòng. Trước tiên, tôi khẳng định cá nhân mình ngay từ đầu khi đọc các anh Lý Đợi , Bùi Chát, tôi đã ngưỡng mộ những bài thơ của họ...

Thưa, chỉ là cảm nghĩ có vần...  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới...

Khi nào thành “phiên bang” mới thôi...  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý. Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng một chiến lược lâu dài. Ông nhận định đúng. Riêng tôi nghĩ việc nghiên cứu ấy của Trung Quốc sẽ không chỉ diễn ra hôm nay mà còn kéo dài cho đến ngày họ thực hiện được cái tham vọng biến Việt Nam thành “phiên bang” của họ...

Nghĩ trong ngày 2 tháng 9  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... 2 tháng 9. Nhìn cờ như rũ rượi trong lòng mình. Báo chí bốc phét một tấc tới giời, đao to búa lớn: “Tết độc lập”. Chắc không? Thật không? Tự do còn không có, lấy gì độc lập? Độc lập sao hệt như một “phiên bang” của Tàu khựa thế này?...

Đỉnh điểm & Tận đáy  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bức công văn trả lời yêu cầu đính chính và xin lỗi của các nhân sĩ, trí thức của ông Tổng giám đốc Đài truyền hình Hà Nội với nội dung của nó, đã lập ngay 2 kỷ lục: Đỉnh điểm và Tận đáy. / Đỉnh điểm: Là sự ngạo mạn sau khi vu cáo, bôi nhọ, vẫn khinh thường trí thức để được đứng trên pháp luật. Không xin lỗi – không đính chính. Sặc mùi trơ tráo dối trá... / Tận đáy: Là tận đáy của sự suy đồi đạo đức, văn hoá, nhân cách...

San Francisco / Haight & Trieste...  (truyện / tuỳ bút) 
... Vỉa hè gió lạnh căm căm, hai bàn tay được sưởi ấm bằng cách ôm tròn ly cà-phê bằng giấy nóng bỏng. Nhưng còn hơn thế nữa, cái ấm áp được truyền đi từ Hoàng Ngọc Biên, người bạn già, con người không muốn ai gọi là uyên bác, chỉ làm thơ cho vui, chàng beatnik thuở nào giờ thanh thản kín đáo quan sát niềm vui của gã trẻ tuổi... (...)

Quốc tịch nào cũng vậy thôi em  (đối thoại) 
[THƠ HÔM NAY] ... Khổ quá! / Nói đến thế mà em gái chả hiểu / Ta làm thơ bây giờ không phải để em chê dở hay khen hay / Ta làm thơ bây giờ chỉ có một tôn chỉ / Lũ sai nha đọc biết ngay / Lũ chỉ điểm đọc biết ngay / Lũ bồi bút đọc biết ngay...

bài thơ nhỏ cho những chiếc ghế mây trong garage...  (thơ) 
lẽ ra / tôi lại đến kéo chiếc ghế mây trong garage ấy / lần thứ ba / lẽ ra / tôi đã ngồi vào chiếc bàn nhỏ với ánh đèn vừa đủ ấm / cho ly cà phê mỗi sáng ngon nhất đời mình / chiếc bánh mì nóng ăn theo kiểu nhà quê của mình / vàng của bơ / nâu của nước tương / đỏ của ớt...

Thư Sài Gòn [2]  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Cái có thể chỉ là những trò không xứng tầm làm trò cười cho những người Việt trong lẫn ngoài nước đang đau đáu lo âu, chia sẻ nhìn về đất nước. Đặc biệt là bọn nuôi chí xâm lược yên tâm cười khà khà bên chén Mao đài: “Chúng nó dễ bảo và dễ thương thật .Chỉ thích ca hát.Vậy cho chúng nó ca hát dài dài cho đến khi muốn hát tiếng Việt phải xin phép ta”...

Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Cứ đàn áp đi... / Cứ bóp cổ đi... / Cứ kung-fu đi... / Cứ triệu tập đi... / Cứ lo hữu nghị đi... / Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng / Hãy thử sờ lên đầu mình / Xem... / Đã mọc đuôi sam?...

Lại một cuộc đối thoại  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Nhìn hình ảnh những công an chìm Việt Nam rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném những công dân trẻ tuổi Việt Nam trong cuộc tuần hành biểu thị lòng yêu nước trước họa ngoại xâm, chỉ thấy một điều: đàn áp, đánh đập, bắt bớ họ là cách tự giới thiệu rõ nhất về mình. Chua chát quá!...

Thơ cho một nhà thơ  (thơ) 
... trầm tĩnh / không làm người hùng / cũng chẳng người khùng / im lặng không là vàng / im lặng là tàn // trầm tĩnh / ở sài gòn / ở hà nội / ở đà nẵng / chỉ cái tên / nghe đăng đắng / tằng hắng: / chát! ...

thơ gửi một người pha rượu  (thơ) 
nửa chai rượu còn phải không? / pha giùm tôi ly cocktail công thức đơn giản: / một tí sương mù – một tí mù sương, / và xin chạm cốc...

không tin cứ hỏi sương mù & con sóc nhỏ  (thơ) 
nói thật nhé / ai hỏi tôi nước Mỹ chỗ nào thú vị nhất? / tôi chọn cái garage không để xe / [chiếc xe màu vàng thì để ngoài đường] / chỗ ấy ngoài sách còn chứa tàn thuốc của một người đã bỏ thuốc / chiếc tẩu cũ đã đốt hết tuổi trẻ / để lại một ông già có giọng nói rất quyến rũ / thứ mà thời gian không lấy đi được..

Đáp lời anh Hoàng Hưng  (đối thoại) 
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Và thưa anh, nếu anh không ở Hội Nhà Văn nào cả như anh vừa nói thì việc trao giải thưởng này không rõ có hợp lệ hay không, bởi anh không phải là hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội. Nhưng nếu là ngoại lệ, Hội Nhà Văn Hà Nội “xé rào “trong trường hợp của anh, cá nhân tôi hoan nghênh nhiệt liệt cái cách nhìn nhận ấy của họ...

Hòn vọng phu  (truyện / tuỳ bút) 
... Chị Dậu vẫn cắp rổ chó con đứng ngóng về phía xa mù mịt. Cái bóng cô đơn in dài trên bãi cát làng. Người làng cảm thán cho chị Dậu, buông tiếng thở dài: “Tiên sư bọn Cờ đen. Chả tin được chúng đâu. Khéo làng ta lại có thêm vài cái hòn vọng phu mất!”... (...)

Sau hội làng  (truyện / tuỳ bút) 
Hắn vừa đi vừa chửi. Thoạt đầu hắn chửi đứa nào ném rác, vặt hoa cái lò gạch nhà hắn. Nhưng chả ai lên tiếng [đứa nào mà không xả rác, vặt hoa]. Hắn bèn chửi cả làng Vũ Đại lợi dụng hội làng đứa nào cũng lôi con vợ Thị Nở của hắn vào bụi chuối, góc vườn, bến sông, thậm chí lôi tuột lên ngọn đa... (...)

Hoa nhài thơm phưng phức nghìn đêm...  (thơ) 
Những thảm cỏ vẫn còn tươi tốt / Những chậu hoa không ai cướp mang về nhà / Những chàng trai, cô gái chia nhau từng nhóm nhỏ / Băng bó lại từng nhành cây non bị thương / Thùng rác được vẽ hoa / Không chiếc lá vàng rụng nào được nằm trên phố / Mặt đường có thể soi gương...

Trái tim đồng cho Thánh Gióng!  (đối thoại) 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Thế là “nghìn năm Thăng Long” có thêm việc để làm. À quên! Để xài tiền. À quên! Để chia tiền. Gắn thêm trái tim bằng đồng cho tượng Thánh Gióng và con ngựa của ngài.”để thổi hồn cho thánh”. Hoá ra nghìn năm nay người được nhân dân phong là một trong “Tứ Bất Tử” của Việt Nam... chưa phải là thánh vì chưa... có trái tim?...

thương nhớ mười ba  (thơ) 
cuốn sách ấy giam cầm mẹ một đời / khôn nguôi / thương nhớ / mười ba / kẻ thứ mười ba không phải bố tôi / có lẽ đấy là một chàng hà nội hào hoa / không vào nam / có lẽ đấy là một chàng hà nội / nay đã ra ma... / kẻ bắt mẹ tôi suốt đời ngồi bên bậu cửa / “... ai lướt đi ngoài sương gió... không dừng chân đến em bẽ bàng...” ...

tí lý lịch trích ngang  (thơ) 
... qua đã tiêu sạch tuổi hai mươi / qua đã chơi hết tuổi hăm mốt / qua đã nốc cạn tuổi hăm hai / qua đã xả láng tuổi hăm ba / đã chơi hết ga với pol pot tuổi hăm bốn / đã tin / và đã hết tin / vậy với tất cả tâm tình / nhỏ nhẻ và chân thành qua nói: / làm ơn làm phúc chớ lên giọng dạy qua yêu nước / chớ bắt qua phải “yêu nước” giống đứa nào / chớ tay này đưa kẹo đường, tay kia lận dao...

cho dù còn trẻ, cho dù đã hết trẻ, cho dù...  (thơ) 
nếu còn trẻ / tôi sẽ văng: đụ má! / những thằng giả vờ / những thằng khốn nạn! / những thằng đố kỵ / những thằng bất tài / những thằng tưởng bở / bất hạnh của đất nước / nó cũng vơ vào / nó đổ cho bất hạnh của nó bởi vì đất nước bất hạnh / vì thế mà nó bất hạnh theo / như không hề nịnh nọt, mánh mung, háo danh và lường gạt tình tiền phụ nữ / này! / lẽ ra / nên xấu hổ với con đom đóm. / nó vẫn toả sáng được dù chỉ 24 giờ / rồi chết!...

Thôi đi mấy tía...  (đối thoại) 
[TƯ CÁCH NHÀ VĂN] ... Nghệ thuật đích thực là thứ đi giữa lòng lề đường. Xe cán thì ráng chịu. Không có thứ nghệ thuật hàng hai — vừa an toàn vừa có danh — nghen mấy tía... Không có “NHƯNG...”

Giáo sư Ngô Bảo Châu hãy cố mà chịu đựng!  (đối thoại) 
[VINH QUANG & BÁO CHÍ] ... Nước Pháp biểu lộ vừa đủ thái độ trân trọng và văn hoá ứng xử. Nước ta chưa kết thúc ở đấy. Tuổi nhỏ của giáo sư đã bị báo chí ta xới lên. Trang Blog của giáo sư đã bị trưng bày. Sắp tới sẽ là phòng ngủ và toilet... Giáo sư khổ rồi. Với kiểu cách của báo chí Việt Nam, đời tư của ông sẽ không còn là đời tư nữa...

Tổng kết gọn gàng  (thảo luận) 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Có thằng cha tổng kết Đại hội Nhà văn Việt Nam vừa qua thế này: Xưa các bác đánh giặc / Nay các bác làm thơ / Như con củ / c... (...)

Câu chuyện nhạc sến (để phân biệt với “câu chuyện đồ chơi”)  (đối thoại) 
[CHUYỆN... KIẾN NGHỊ] ... Xin cũng kiến nghị. Thở than cũng kiến nghị. Hết thư riêng lại thư chung. Thư gửi đi, lòng khắc khoải đợi chờ phản hồi từng ngày... từng ngày... Hy vọng rồi tuyệt vọng... Tuyệt vọng và... tuyệt thực. Và đây, nhạc sến đã “thay lời muốn nói” cho những nỗi lòng thảm thiết kia...

Vinh dự gì mà xưng danh cầm bút?  (thảo luận) 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Đại Hội Nhà Văn Việt Nam rồi cũng qua. Rồi cũng “thành công tốt đẹp”! Nhưng nó có ảnh hưởng gì đến đới sống tinh thần người dân? Xin nói thẳng: chẳng có một xu ảnh hưởng. Người dân vẫn sống, vẫn khổ. Còn nhà văn vẫn cứ “ tự sướng” bằng những trò “diễn ngâm” vô bổ với nhau... (...)

Thân gửi anh Nguyễn Hưng Quốc  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... hãy mắng nó / đừng khen nó / hãy cứ khen nó / những gì nó ngửi được / đấy là yêu nước / hãy chửi vào mặt nó / những gì nó không ngửi được / đấy là / yêu nước / vậy thôi / phải không chị? / phải không anh? / tôi nghĩ đơn giản thế đấy / chỉ thế thôi...

Chút quà mọn cho một người đẹp không phải vợ, cũng chẳng phải người yêu  (thơ) 
người phụ nữ nghiêng vào tai nói thầm: / “... sau thành công của một người đàn ông / luôn có một người phụ nữ. / sau thảm bại của một người đàn ông / luôn có... rất nhiều phụ nữ...” / tôi hoảng hồn rút lại bài thơ định tặng vợ mình. người phụ nữ đẹp một thời vừa nói với mình câu nói ấy. nụ cười tươi còn ghê gớm hơn buồn...

viết ba lăng nhăng từ mùa mưa sài gòn 2009-2010  (thơ) 
trời mưa tại nó muốn mưa / ta ngồi ta nhớ ngày xưa cởi truồng / cởi truồng mặt mũi như không... | trời mưa tại hết nắng thôi / ta ngồi ta nhớ cái hồi lông bông / quán mùi mẫn / người mùi diêm...

ngồi quán bia chờ hết kẹt cầu để về nhà  (thơ) 
có con đường nào không lô cốt / cho ta nghĩ ngợi tí không? / có con đường nào đừng đào bới / cho ta vò đầu tí không? / bạn cũ còn vài thằng / nhìn lại có đứa thấy bỗng muốn chửi / cuộc đời còn mấy tí vẫn than khóc chút cặn thừa quyền lực / vẫn ấm ức... / thôi nhé chúng mày. / lẽ ra nên sám hối / xem ngày xưa khi còn làm ông nội / có bóp cổ ai không?...

paris không nguyên sa...  (thơ) 
... này! chuyện gì thì chuyện nhưng không sông seine, không apollinaire, không vườn lục xâm, không cột đèn, không sân ga, không sương mù, không nguyên sa, không cung trầm tưởng, không rượu đỏ, không tóc vàng sợi nhỏ nhá! giờ nói đi!... / “nhà mình bây giờ nhiều chuyện buồn ghê!” / — lại gì nữa đây, không chính chị chính em nhá! / “nhà mình bây giờ nhiều chuyện khôi hài ghê!” / — đã bảo không chính em chính chị! / “nhà mình bây giờ nhiều chuyện tái tê...” / — này! nhắc ba lần rồi nhá! / “nhà mình bây giờ...” / — này! có thôi không hả?...

chuông reo thì stop  (thơ) 
chuông reo / hắn phải ngưng nửa chừng cuộc làm tình / để trả lời điện thoại / người tình nhễ nhại tạm nín thở bất động / hắn trả lời một bài phỏng vấn / về hạnh phúc gia đình / hắn trả lời một lời mời ngày mốt lên truyền hình / nói về cách dạy dỗ con cái và lên án tệ nạn / người tình ra dấu “nhanh lên!” / hắn đưa một ngón tay lên môi “im nào!”...

thõng tay rời chợ... | mộng bình thường  (thơ) 
thõng tay rời khỏi chợ cười / thở phào suýt nữa đi đời nhà ma / thõng tay rời chợ phù hoa / thở ra suýt nữa thì ta đi đời / thõng tay rời khỏi chợ trời / hú hồn! thấy được cõi người bất minh / thõng tay rời khỏi chợ tình... | ... ngủ đi mộng vã mùi tiền / trăm con chim mộng nổi điên đầu giường... / ngủ đi mộng đã cởi truồng...

Thưa anh Hoàng Hưng  (đối thoại) 
[VĂN CHƯƠNG & GIẢI THƯỞNG] ... Anh nói: “từng ở Sài Gòn những hai nhăm năm mà không có duyên với giải thưởng nào,trong khi chỉ vừa về Hà Nội là đã được giải (Hội Nhà văn HN).” Tôi không buồn vì câu ấy. Tôi buồn thay cho một người bạn vong niên, người từng làm bìa và trình bày cho tập Ngựa biển những năm khó khăn không chỉ về kinh tế ở Sài Gòn (198...). Té ra anh vẫn muốn không phải là in thơ mà là giải thưởng ư?...

một bài thơ cho Sáu  (thơ) 
sự quyết liệt của Sáu, có lẽ cách mạng phải học tập / nhưng chắc chắn Sáu không phải Cộng sản / sự mềm mại của Sáu, chủ nghĩa lãng mạn phải học tập / nhưng chắc chắn Sáu không theo chủ nghĩa lãng mạn / sự mơ hồ của Sáu, Claude Debussy phải học tập / dù chắc chắn Sáu không theo trường phái ấn tượng...

may quá! tôi vô học  (đối thoại) 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... may quá! / tôi vô học / may quá! / tôi nhờ vô học mà không lươn lẹo / hoan hô bọn vô học! / hoan hô tôi! / nhưng tôi vẫn xin lỗi / những ai / có / học / thật / vẫn không lươn lẹo...

Lau lách thì buồn  (truyện / tuỳ bút) 
Chiều... Xe dừng lại đỉnh đèo cho mình nhảy xuống hút thuốc. Nắng chiều trên đèo quả nhiên không giống nắng chiều đồng bằng. Những sườn núi sáng rực bên cạnh cái vạt núi nắng không rọi tới thẫm một màu riêng. Mái nhà sàn người Tày nhả khói êm đềm. Bóng áo chàm lùa bầy trâu đủng đỉnh qua đèo, xuống con đường dẫn về thung lũng, tiếng mõ trâu lốc cốc. Cha mẹ ơi! Cái bài hát hơn nửa thế kỷ trước đây này, nó đang trước mắt... “Chiều ơi! Lúc chiều về rợp bóng nương khoai... trâu bò về giục mõ xa xôi... ới chiều!...” ... (...)

Bình tĩnh chứ!  (đối thoại) 
[VĂN HỌC NƯỚC TA] ... Thưa ông Ngô Huy Liễn, “Tránh né và nói láo đang trở thành tiêu chuẩn đạo đức của nhà văn nước ta”! E rằng ông quơ đũa cả nắm rồi. Nó dễ như tôi nói “Bọn nhà văn hải ngoại là bọn vong bản” vậy. Nói vậy là hàm hồ, thưa ông. Chỉ có một vài dòng giới thiệu một tác giả mà ông kết luận ngon lành tất tần tật “nhà văn nước ta”...

Về bài “Givral” của Đào Đào  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Tôi cứ tưởng cái tư duy “ngạo mạn” ấy chỉ có thể có nơi một số ít người, và trong một giai đoạn dài lắm là một thập niên — những ngày đầu còn say thắng lợi. Sau 35 năm, nhìn quanh, con người sẽ bình tĩnh hơn trong cách nhìn nhận vấn đề. Thú thật khi đọc bài “Givral” của anh/chị tôi mới nhận ra... nó vẫn chẳng khác xưa là mấy. Chết thật!...

V/v “phim 1-Đê” và cà phê Givral  (đối thoại) 
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Có người vừa bảo tôi “Tiệc tùng, ăn chơi nhảy múa, chỗ nào cũng thấy cái bản mặt, đang sướng thế lại muốn chê rượu mời. Muốn rượu phạt? Sướng quá hóa rồ à?” làm giật thót cả người, sợ hết cả vía, xanh tái cả mặt mũi suốt mấy hôm nay. Bảo không sợ là nói dối ạ...

Thay vì dâng 4.000 lít Vodka, sao không dâng “Tứ thiên trảm sớ”?  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & TRUYỀN THỐNG] ... Sao không ai nghĩ ra cái “ai-đia” này nhỉ? Kỷ niệm giỗ Cụ Tổ 4.000 năm thì nhân đây ta dâng Cụ Tổ cái “Tứ thiên trảm sớ” để Cụ duyệt chém cho đủ... 4.000 tên sâu mọt, lũ con cháu hỗn hào dối trên lừa dưới, vô lễ cả với tiền nhân, mà mặt mũi cứ vênh vênh váo váo...

Chẳng nhằm nhò gì Hollywood  (thơ) 
những con robot / đi / đứng / và nói / hollywood đừng lên mặt / avatar chẳng là cái đinh gì / phim 3-Đê của quí vị chẳng là cái quái gì / phim xứ ta chỉ 1-Đê / một Đê vẫn chiếu hoài chiếu mãi / chiếu đến máy mòn mà phim cứ không mòn...

Chào – không còn gặp lại một nơi lịch sử từng đi qua  (truyện / tuỳ bút) 
Quán cà phê Trieste ở San Francisco cứ ám ảnh tôi mãi... Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi những quán cà phê của mình, những nơi lẽ ra cũng phải trở thành địa chỉ văn hoá, phải được gìn giữ và bảo tồn cho một thành phố thu hút du khách mọi nơi không chỉ vì cái danh xưng cố tình bị thu nhỏ – thành phố “kinh tế” – mà còn ẩn hiện, nhưng là ẩn hiện tràn lan, đầy ấn tượng trong cuộc sống tinh thấn của nhiều thế hệ thanh niên, những cánh cửa văn hoá tưởng như không toan tính nào có đủ sức niêm phong, hay xoá mờ... (...)

Tháng tư nào đó ở thị xã Cần Thạnh  (thơ) 
thị xã im ắng khô cong dưới nắng / xoài rụng trong vườn không người nhặt / tiếng bộp khô khốc đủ làm ve giật mình ầm ĩ một chút rồi thôi / mùi gió biển trắng mầu muối / năm ngoài anh đã ghé đây chẳng để làm gì chỉ để nghe trưa xoài rụng / ngủ yên không ác mộng / trên chiếc võng cũ / thế thôi...

Ta thoả thuận thế này nhé  (thơ) 
... Bỗng dưng nghĩ ngợi. Này! Thôi nhá các anh. Ta thoả thuận thế này đi. Khi nào tới tuổi đi đái không tự kiểm soát nổi thì ta nên về. Ta nên rời ghế, ta nên nhường chỗ cho người khác làm. Khỏi bầu bán, khỏi bỏ phiếu, khỏi đưa tay biểu quyết, khỏi chơi trò dân chủ mần chi cho nó vừa mệt vừa mang tiếng giả vờ. // Ta, từ nay cứ căn cứ vào cái dấu ngôi sao loang ướt át trên quần ấy nhá. Đứa nào không kiểm soát nổi chuyện nhỏ ấy sao có đủ minh mẫn mà kiểm soát nổi chuyện to. Nhể!...

Thì ra cả đời ta đã xong phim  (thơ) 
ao động là vinh quang / làm việc phải được trả tiền ai cũng biết // ví dụ đánh giày / ví dụ đứng đường / ví dụ bán vé số dạo / ví dụ trai bao gái gọi / ví dụ quét rác, lao công, gác động mại dâm... / làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu...

Từ lay tôi đã hết bùn...  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ... CHỮ] ... Đùa với nhau tí, chat chit với nhau tí chút trên mạng chứ có nàm thơ, xáng tác hay biểu diễn chữ nghĩa nơi công cộng thế lày đâu mà đã được các pác, các chú hớt hơ, hột hoảng, hậm hực, hầm hừ kêu váng cả giời “làm mất chong xáng của tiếng Việt...”

Một linh hồn chết không hái được sao  (thơ) 
Trên chiếc chuồng bồ câu ở tầng ba một ngôi nhà bình thường như mọi ngôi nhà / nhiều đêm từ ô cửa của căn phòng bé nhỏ / tôi thò tay chạm vào những vì sao / lạnh và ướt / những vì sao từ miền cối xay gió - alphonse daudet... / quên mất chiếc áo rách của mình / tôi sống...

Bùn roài!  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ... CHỮ] ... Bùn! Bùn roài!Bùn qwé! Bùn thảm thít... Bèn lục ảnh ra coi. Chẳng biết ai chụp nhưng ai đó đã gửi kẻ hèn này với lời nhắn nhủ “coi cho đỡ bùn!” Coi rồi,cười rồi mà vẫn chưa hết bùn. Là seo? Ai bít? Xin trả lời cho kẻ đang bùn quá xá quà xa này...

Hiểu nhầm, thì cũng vui thôi mà...  (đối thoại) 
[CHUYỆN XÃ HỘI] ... Thưa văn hữu Trà Đoá, quả tình tại hạ hoàn toàn không có ý chỉ trích văn hữu bất cứ điều gì. Nếu văn hữu hiểu nhầm thì do tại hạ viết lách, trình bày vấn đề vụng về. Chân thành xin lỗi về sự vụng ấy. Đám khoác áo Khổng Tử ấy văn hữu cũng như tại hạ nhìn đâu chẳng thấy, có khó chi mà không nhận ra...

Lại vui tí thôi mà...  (đối thoại) 
[CHUYỆN XÃ HỘI] ... Cái “nhất, nhất, nhất...” ấy thật ra tại hạ thấy đâu có ai ngại nói. Trên các trang quảng cáo vẫn thấy đấy chứ: “... Một người khoẻ hai người vui...”

Diệu Thủ Thư Sinh và Lăng Ba Vi Bộ  (đối thoại) 
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Đầu năm, nghe thở than: Đào tạo trí thức trẻ thế nào mà chưa chi đã khởi đầu sự nghiệp bằng trò trộm đạo. Nghiên cứu thì đạo văn. Kiến trúc, hội họa, điêu khắc thì đạo ý tưởng. Sân khấu điện ảnh thì đạo kịch bản. Nhạc sĩ thì đạo nhạc... Trò này của tay Diệu Thủ Thư Sinh (trong truyện chưởng Kim Dung) nay khối kẻ đang lấy ông ta làm “Tổ Nghề”...

Vui thôi mà  (đối thoại) 
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Nhân nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh trao đổi về “song thoại” và “ăn chữ” với nhà nghiên cứu phê bình Inrasara — vấn đề này tôi ngoại cuộc, nhưng thấy anh Nguyễn Hữu Hồng Minh có nhắc “vấn đề của văn chương hình như không phải chỉ dừng lại ở ‘lập biên bản’, thổi còi xác định ai là người làm đầu tiên…” —, tôi nhớ đến bài viết của anh Inrasara “Lục bát có phải là thơ thuần Việt?”...

Và tôi biết điều gì vừa tìm gặp  (thơ) 
... tôi không quen chửi thề / tôi từ hạt sương đi ra / tôi từ mùi hương trở lại / tôi thề tôi không quen chửi thề / một hôm / tôi văng tục như thơ / đụ má! // tôi không quen chửi thề / tôi từ bài thánh ca xanh ảo huyền đi ra / tôi từ mùi hoa huệ đi vào / tôi thề linh hồn tôi ướp đẫm mùi trầm / một hôm tôi thấy mình văng tục bâng khuâng...

Một bài thơ chưa làm bao giờ trong đời  (thơ) 
... Sáng ra nếu trên giàn là hoa kim đồng thì hoa vàng cũng rơi vào cứt chó (còn đâu hoa vàng mấy độ!!!) / Sáng ra nếu trên giàn là bông giấy đỏ thì bông giấy cũng phủ đầy cứt chó (còn đâu cuộc chia ly màu đỏ!!!) / Sáng ra nếu cành khế sà xuống rụng đầy hoa tím nhạt li ti thì hoa khế cũng rơi vào cứt chó (còn đâu khế ngọt với khế chua!!!)...

Ta cúi hôn màu hoa đào ấy  (thơ) 
... ta bảo em này. tết là của ông bà nghìn năm / chẳng phải của đảng này đảng nọ / ta cúi lạy anh linh những Tây Sơn nghĩa sĩ / thịt xương phơi ngoài Thăng Long thành / ta cúi lạy anh linh cả hai miền liệt sĩ / cuộc tương tàn đau đớn nhất trần gian...

Đố mà dám không trao giải!  (đối thoại) 
[VĂN HỌC & GIẢI THƯỞNG] ... Bó tay! Thơ của ông cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu trưởng ban Tư tưởng VHTT, cựu bộ trưởng VHTT. Dám không trao giải không các pác văn nghệ cố đô?...

“much ado about nothing”  (thơ) 
bốn giờ truyền hình trực tiếp / dành cho một chuyện cực khiếp: / ca tụng tình thầy trò việt-nga – tức liên xô hôm qua / bốn tiếng đạo nghĩa sáng ngời / bốn tiếng tuyệt vời tôn sư trọng đạo / quá tốt // nhưng có điều này chướng lắm: / những bài ca tâng bốc nước nga / tha hồ thi đua mọc cánh / cứ như không có nền giáo dục “made in russia” / không cách gì có văn chương có giáo dục việt nam...

ai đó nói với tôi câu chuyện này có thật  (thơ) 
tôi / người lính gác bên ngoài lãnh sự quán trung quốc / tôi hai mươi mốt tuổi / có đủ kỷ luật quân đội / tôi làm nhiệm vụ cấp trên giao / “này anh kia! ra khỏi khu vực này! khu cấm tụ tập!” / rồi tôi lại im lặng / chỉ nói thầm / “cứ phun bãi nước miếng vào chúng nó, rồi đi đi những người đồng tuổi! / cam đoan coi như tôi không thấy / thật đấy!” ...

ngày cuối cùng của 2009... | giờ cuối cùng của 2009...  (thơ) 
khi ngủ / tôi biết gương mặt hôm qua đã ra đi / sáng thức dậy kẻ xa lạ quen quen trong gương / không sao (mà có muốn sao cũng không được...) / tôi nhìn lại hình của B / 1950... 1960... 1970... 1980... | tôi biết em giận dỗi / thông cảm đi mà / bàn cà phê chỗ ngồi hôm qua / nhiều thứ hoa gì tim tím...

Đêm thì xanh  (thơ) 
Đêm thì xanh / Hang đá thì ấm / Chúa hài đồng thì đẹp / Tôi ra đường trong đêm hơn hai ngàn năm trước. Đường phố kẹt cứng. Có cú huých mạnh phía sau. / Tôi đỏ mặt tía tai “đi đứng như con...” / Có tiếng thì thầm bên tai: “Bình tĩnh nào! ta đây!” / Đêm vẫn xanh...

Trong bàn rượu | Gửi người em gái  (thơ) 
một người bảo: / - dân chủ là một trò chơi / người kia nói: / - xin phép sửa anh từ “trò chơi” / dân chủ là quà tặng lành sạch của thượng đế dành cho con người, nó không phải “trò chơi” / một người khẽ cau mày / một người tủm tỉm cười kín đáo... | ... Em tôi khẽ nói / Đầy đủ bằng chứng / Chủ quyền ta đây / Chủ quyền ta đây... / Em tôi khe khẽ nói / Một bài quen tai...

Bàn về cái chết  (thơ) 
Ông diễm châu khi sống bảo: / Chết là hết! / Tôi thì rụt rè phát biểu: / Chết vì ăn / - là cái chết băn khoăn! / Chết vì tình / - là cái chết thình lình! / Chết vì ngu / - là cái chết ruồi bu!...

Phổ ra thơ một chuyện tiếu lâm  (thơ) 
Hắn đứng trước cổng nhà nàng từ tinh mơ cho đến chiều mờ. / Rồi về. / Hôm sau lại đến đứng tiếp từ chiều mờ cho đến tinh mơ. / Hắn đi đòi một thứ trước khi có điện thoại di động, trước khi có thư điện tử (email) / Một thứ phải đòi — cà rá, vòng vàng, kiềng , hột xoàn hắn cho nàng tuốt — chỉ một thứ phải thu hồi...

Ai đồng ý xin đưa tay!  (thơ) 
Nghĩ về em cũng buồn bằng nghĩ về đất nước này // Anh thì khác / Nghĩ về đất nước này không vui bằng nghĩ về em / Nghĩ về em không bất trắc, nghĩ về em không âu lo, nghĩ về em cùng lắm là hồi hộp... // ... Nghĩ về em khoẻ hơn nghĩ về đất nước này / Cùng lắm thì thôi không nghĩ nữa / Không có gì gây sợ / Không có gì phải ám ảnh áo sọc rằn...

để sửa chữa một chút sai sót trong hộ tịch  (thơ) 
cu là một từ tượng hình / cu là một từ gợi cảm / cu là một từ hàm nghĩa / ngày xưa nghe mẹ kể “mẹ đặt tên mày là đỗ trung ku gã làm hộ tịch nhíu mày ‘ku hay cu?’ bà làm ơn nói rõ, phát âm cho chính xác” mẹ bảo “cu nào cũng là cu, cu (ba) nó hay nó cũng là cu.thế thôi!” ...

Ngày trở về anh bước lê...  (thơ) 
rổ chuối còn lại 8 quả / đang chuyển dần sang màu vàng / vàng là một màu. // na còn lại hai quả / đang chuyển dần qua nâu / nâu là một màu nữa / “...người em mắt nâu...” / có trời mới biết bây giờ em ở đâu?... // đu đủ hết rồi / chỉ còn vài chiếc vỏ tía / trong thùng rác / tía là một màu khác...

Không biết đêm ấy ta có say rượu không?  (thơ) 
... Ta nhảy một điệu nhảy cổ xưa trên mặt lộ / Thây kệ người đi đường / Ta nhảy trên đôi giày sũng ướt / Đẫm màu… / Đêm Sài Gòn mờ hơi sương lạnh / Quán bar bên kia đường sắp đóng cửa / Chẳng sao / Ta nhảy / Một điệu nhảy không biết tên gì trên mặt lộ / Một mình / Nhảy... / Nhảy... / Và nhảy...

Tiếng ai như thượng đế mỗi chiều  (thơ) 
... Ta muốn từ bỏ thói quen này? / Nửa đêm lồm cồm lần tìm vào bàn viết bật laptop gõ một điều gì đấy / Làm sao từ bỏ? Bỏ mẹ nó đi cho khoẻ! / Giá mà ta trời cho ta một đặc ân đang phây phây đi đường cây bỗng rớt trúng đầu xoá sạch sẽ trí nhớ / xoá sạch 24 chữ cái / xóa ráo trọi nhưng đừng chết...

“băng nào biết băng đó”  (thơ) 
... khi lục vân tiên vai khoác cái túi vải nâu một mình đến đây, rõ ràng là chàng chưa hết quạu... bữa nhậu chia tay ở đô đô lữ quán bên hông đường xe lửa nhấp nhô xe cộ qua lại, khói bay mịt mù, tiếng trẻ con và bố mẹ bất đồng ý kiến thản nhiên nổ như bắp rang, tưởng là vui, hoá ra không hẳn thế...

Chỗ mẹ xưa ngồi  (thơ) 
... Nhiều năm trôi qua, Cái xóm ổ chuột đã biến mất, Chung cư mới mọc lên xoá hẳn dấu tích cũ. Người phụ nữ bán chè cũng vắng bóng nơi đầu con hẻm đã gần 20 năm. Bà mất lâu rồi...

lốm đốm cuối năm...  (thơ) 
tống biệt chúng mày lũ chuột / một năm béo bở / một năm đục khoét / một năm chơi trò mèo // tống biệt một năm lũ lụt / một năm hoạn nạn / một năm thiên tai / một năm nhìn đâu cũng lộn ruột / nhìn đâu cũng muốn thở dài...

Tranh Tết  (hội họa) 
Ba bức tranh Tết...

anh có còn chút trí nhớ nào không? | trả lời một cái mail mở vội bên bờ hồ xuân hương dalat | thu với lại đông... kệ bà nó!  (thơ) 
... phía trước là bầu trời — cái tựa phim nghe kêu ra phết / nhưng ta cứ phải ngoái nhìn / cứ phải nhắc nhau một ngày nào đó... | ... cặp tình nhân hát điệp khúc của mình / của mình tất nhiên hơi khác: giọng nam: / trời ơi! hồ quá tanh! / trời ơi! hồ quá xành! / giọng nữ: / hồi xưa! bồ tán nhanh! / hồi nay! bồ đứt phành!... | trời lạnh bởi vì nó áp thấp / thu thiếc con khỉ khô! // ta làm thơ đã đủ lâu để ngu / làm nữa có mà phát rồ!...

HAI BÀI THƠ THÁNG MƯỜI  (thơ) 
anh nghe nói anh là nhà thơ / trực cảm tất nhiên có thể tốt hơn nhà... không thơ / anh đã tự biết thân mình trước cao một mét sáu lăm / cái lưng còm rút lại còn một mét năm sáu / ba mươi năm qua, may quá, vẫn giữ kỷ lục ba mươi chin ký lô... | nghĩ về em cũng buồn bằng nghĩ về đất nước này...* / anh thì khác / nghĩ về đất nước này không vui bằng nghĩ về em / nghĩ về em không bất trắc...

ở thị xã cần giờ – dịch từ nguyên tác tiếng cần giuộc...  (thơ) 
... cô quán thiu thiu rơi cả quạt võng đưa nhẹ. nửa muốn kêu tính tiền nửa lại muốn nhìn “thiếu nữ ngủ ngày” dù cô quán mặc đồ bộ màu hồng cánh sen bằng xoa mỏng ôm sát cái mông tròn chẳng có lấy nửa milimét “yếm đào trễ xuống dưới nương long” ...

Ba bài khai báo gửi các chú cá mè  (thơ) 
hỏi thăm hoa cỏ ven đường / ta về nhé! chuyện cũng bình thường thôi... | một cách cố ý / ta để lại / những mẩu thuốc lá khắp nơi / trong vườn... | ... ngồi và nhớ những ngăn sách buồn tênh / chỉ có bàn tay mỗi một người cầm lên, đặt xuống...

một bài thơ chưa đề tựa nhân ngày của mẹ  (thơ) 
trên bàn thờ nhà tôi / có mấy cha lạ hoắc / tôi chẳng biết là ai / cũng chẳng thèm thắc mắc...

Một khúc Nậm Thi  (thơ) 
người phụ nữ ấy gần trở lại như trẻ thơ khi cho dừng xe bên đường để tìm lại ngôi nhà cũ, ngôi nhà đã mất dấu sau 30 năm // chị trở ra sông Nậm Thi tìm tảng đá ngày xưa lên 8 tuổi chị thường ra tắm và nhặt sỏi / tảng đá còn nhưng tuổi thơ đi mất...

Những bông khuynh diệp để lại trên đường Trương Định cũ  (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] vẫn còn những bông hoa quắt queo trên đường Trương Định / chỉ lâu rồi không còn người nhặt / ngày xưa, / một người đạp xe chậm như không muốn đi / luôn bỏ đầy những bông hoa khô trong túi áo...

Lúc 5 giờ 10 phút sáng ở Sài Gòn  (thơ) 
Năm giờ mười phút sáng / ở Sài Gòn / người phụ nữ nhẹ nhàng rời nhà / tiếng chân nhẹ, tiếng mở khóa lách cách / công viên cũng gần / người phụ nữ đi bộ hối hả ngược thời gian / tìm lại thanh xuân đã mất...

Cuộc truy tìm một bản lý lịch khô héo  (thơ) 
đẹp giai-con nhà giàu-học giỏi. đấy là cha tôi / (tôi hình dung như thế). / đẹp gái-con nhà nghèo-học dở. đấy là mẹ tôi / (tôi biết chắc như thế) / đẹp giai-con nhà giàu hẳn chơi bời khiếp lắm. / đẹp gái-con nhà nghèo hẳn nhẹ dạ cả tin lắm...

một nhà thơ cũ mèm bày đặt làm thơ hậu hiện đại  (thơ) 
nhà báo (phỏng vấn) / này ông đỗ / nếu có em nào nhận ra ông và hét toáng lên ngưỡng mộ / A! đỗ trung quân, đỗ trung quân … / rồi nhào vô bá cổ hôn tưng bừng / ông sẽ mần răng? ...

Năm bài thơ trong "Chân mây cuối trời"  (thơ) 
Thỉnh thoảng bỗng nhớ chốn nào đó / mỗi ngày ra đường mỏi cổ / lêu nghêu cao ốc / mỗi trưa về nhà toé đom đóm mắt / thì ta lại nhớ một chốn nào / có gì mềm như lá ở trên cao... | thế kỷ / mặt trẻ thơ ám khói / thế kỷ phơi xương người già chết đói / đạn bom mang quà đến từng ngôi nhà / thế kỷ chia đều tai ương cho ta...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021