tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
danh mục chuyên đề
 
chuyên đề  VĂN NGHỆ HẬU HIỆN ĐẠI

dẫn nhập



17.02.2003
Chủ nghĩa h(ậu h)iện đại và văn học Việt Nam -  Nguyễn Hưng Quốc
Cho đến nay, với người Việt Nam, ngay cả với giới trí thức, từ giới trí thức trong nước đến giới trí thức hải ngoại, chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ, hơn nữa, còn bị nhìn một cách đầy ngờ vực, thậm chí thù nghịch. (...)

Viết: từ hiện đại đến hậu hiện đại -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Như một tổng quan, bài viết sẽ chỉ trình bày những nét lớn, và do đó, những góc cạnh cá biệt, tuy đặc sắc, nhiều khi phải bị hy sinh: những khái niệm "văn chương hiện đại" và "văn chương hậu hiện đại" được dùng ở đây như hai chiếc khung lớn; trong mỗi khung, những cảm thức dị biệt một cách tinh tế giữa các nhà văn cùng một thời đại bị gộp chung vào nhau để làm thành một bức tranh đơn giản hơn. (...)

nhận định



04.01.2009
Chủ nghĩa hậu hiện đại — Những mảnh nghĩ rời -  Nguyễn Hưng Quốc
[50 mảnh nghĩ rời về chủ nghĩa hậu hiện đại] ... Lịch sử văn học, ở một khía cạnh nào đó, có thể nói là lịch sử các định nghĩa về văn học. Tổng số các định nghĩa ấy càng nhiều và càng đa dạng, diện tích của văn học càng rộng. Diện tích văn học càng rộng, sự phủ định nó càng gặp nhiều thử thách: Đó là những thử thách đáng mơ ước của chủ nghĩa hậu hiện đại... (...)

06.12.2008
Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa tiền vệ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Chủ nghĩa tiền vệ tự nó chết khi nó chiến thắng: khi những bước khai phá của tiền vệ trở thành lối mòn, nó không còn là tiền vệ nữa: nó trở thành lịch sử: nếu hay, nó trở thành cổ điển; nếu dở, nó trở thành giai thoại; nếu không hay không dở nhưng gây được nhiều ảnh hưởng, nó trở thành một dấu mốc, một điểm phân thuỷ (watershed) trong tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật; nếu không hay không dở nhưng đủ gây chú ý trong dư luận, nó trở thành một hiện tượng... (...)

28.11.2008
Chủ nghĩa hậu hiện đại và những cái (cần) chết trong văn học Việt Nam [bản mới] -  Nguyễn Hưng Quốc
... Có nhiều cách tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong bài này, tôi chọn cách tiếp cận từ một góc độ: những cái chết. Và cũng chỉ giới hạn ở vài cái chết chính trực tiếp liên quan đến văn học: cái chết của chân lý, cái chết của đại tự sự, cái chết của hiện thực, và cuối cùng, cái chết của các điển phạm và những thiết chế gắn liền với các điển phạm ấy. (...)

04.11.2008
Hậu hiện đại / Hậu thuộc địa / Toàn cầu hoá [và mỹ thuật thổ dân Canada] -  McMaster, Gerald
... Phe hậu hiện đại được ủng hộ bởi những người đã nhìn thấy thời kỳ hiện đại như một thời có mối quan hệ quyền lực bất công, trong đó các dân tộc thiểu số, chẳng hạn như thổ dân ở Bắc Mỹ, hầu như bị loại trừ hay bị gạt ra ngoài lề của xã hội hiện đại; thế nhưng, họ lại bị cưỡng bách phải đồng hoá và hội nhập vào văn hoá chính mạch. Trái lại, trào lưu hậu hiện đại đã lôi kéo sự chú tâm của mọi người vào những ý niệm như dân quyền và cơ hội bình đẳng, biểu hiện qua các phong trào nữ quyền và đa văn hoá... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

31.10.2008
Chủ nghĩa hậu hiện đại: Những sự phát triển gần đây trong mỹ thuật ở Pakistan và Bangladesh -  Ali, Atteqa
[G]iới nghệ sĩ thử sức với các ý tưởng về những gì được xem là nghệ thuật đương đại, và đặc biệt với cái vị thế của nghệ sĩ hậu thuộc địa trong cuộc tranh luận này. Những thế hệ mới của nghệ sĩ ở Bangladesh và Pakistan có những suy nghĩ mang tính phê phán đối với xã hội và di sản nghệ thuật của nó... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

[xem tiếp]

tác phẩm



10.01.2011
Ngoại nhân IV -  Kratochvíl, Jiří
... Một trong những thói quen ấy là thói quen viết những văn bản ngắn. Nếu tôi cần duy trì vẻ bình thường, tôi phải giữ cái thói quen xấu này của Kratochvíl. Tại sao không? Ngay bây giờ, tôi đang viết một truyện ngắn có cái nhan đề là “Ngoại nhân IV”... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

30.12.2010
Bức tranh -  Keret, Etgar
... Người đối tác có một khuôn mặt xinh đẹp, và một cơ thể thật sự khiến cho bạn nổi nứng. Giả sử bạn bị cái cơ thể ấy cám dỗ dữ dội. Bạn đang toát mồ hôi. Biết gì không? Hãy để tôi làm cái tình hình này dễ dàng hơn cho bạn: Giả sử người đối tác là một cô gái. Một cô gái với một khuôn mặt rất quyến rũ và một cơ thể khiến bạn nổi nứng. Nào, hãy để tôi mở một cánh cửa sổ. Dễ thở hơn chứ?... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

28.12.2010
Borges viết từ bên kia thế giới -  Kratochvíl, Jiří
... Một lúc sau, tôi mới hiểu ra mọi sự: đó là một cuộc viết sinh động bằng hình tượng! Tôi nhận ra rằng, từ một cõi nào đó mà Borges đang trú ngụ, ông đang trả lời bức thư của tôi. Nhưng trong chốc lát sau đó, tôi lại nhận ra rằng tôi đã lầm. Đó không phải là một lời hồi đáp cho bức thư của tôi, mà đúng ra Borges muốn diễn tả sự tin cậy của ông đối với tôi một cách vô ngôn. Với cuộc viết sinh động bằng hình tượng của ông, ông đang trình bày cho tôi cái truyện mới nhất của ông từ một cõi nào đó mà ông đang trú ngụ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

08.10.2008
Lạc thú ẩm thực -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Hâm cháo vịt và xôi gà cho nóng. Dọn ra bàn theo đúng cách thức đã chỉ dẫn ở phần I và II. Để nâng cao khẩu vị, cần phải có nhiều bia hoặc rượu. Có thể mở nhạc để làm tăng thêm không khí nhộn nhịp. Rót bia hoặc rượu vào ly. Chúc mừng nhau. Uống cạn ly. Rồi bắt đầu ăn... (...)

02.10.2008
Tác giả và nhân vật -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Viết truyện qua nhãn quan đàn ông, tôi cảm thấy càng ngày càng chán. Nhiều lần tôi đã muốn thử viết truyện qua nhãn quan đàn bà. Thế rồi, một hôm, tôi thật sự bắt tay vào việc... (...)

17.09.2008
Di chúc -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Nhà đại trí thức lão thành nổi tiếng bậc nhất của đất nước vừa tạ thế. Báo chí rầm rộ đưa tin trên trang nhất. Các cơ quan văn hoá và phi văn hoá đua nhau đăng lời phân ưu, gửi vòng hoa phúng điếu. Nhà Nước long trọng đứng ra tổ chức tang lễ. Các nhân vật quan chức chen chúc đến thắp hương, đọc và nghe các diễn văn, rồi đi theo linh cữu để tiễn nhà đại trí thức lão thành đến nơi an nghỉ cuối cùng. Thế nhưng, ít ai biết, trước khi nhắm mắt... (...)

04.07.2008
Bài thơ -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Tôi dứt khoát đứng dậy, lấy chiếc áo khoác và chùm chìa khoá, quyết định đi ra ngoài để ăn tối và uống vài ly rượu. Thế nhưng, ngay khi tôi vừa mở cánh cửa lớn để bước ra, thì một tứ thơ nhanh nhẹn lách vào nhà... (...)

13.04.2008
Một câu chuyện rất đơn giản và vài biến điệu -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Một thanh niên bước ra khỏi quán café. Anh có một mái tóc rối và mặc một chiếc áo khoác, nút cài lộn hàng. Anh đi bộ chầm chậm đến một góc đường, dừng lại vài giây đồng hồ, rồi rẽ sang con đường bên phải, bước nhanh thoăn thoắt... (...)

24.03.2008
Ghen -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Nàng yêu chàng, và chàng yêu nàng, và họ đã trải qua những ngày tháng đầy hạnh phúc. Thậm chí có những lúc họ nghĩ chẳng có mấy ai may mắn như họ. Thế nhưng, bầu không khí ngọt ngào của họ bắt đầu nhuốm vị chua chát, kể từ một hôm... (...)

05.12.2005
Kinh quyển ở bên trong -  Schneemann, Carolee
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] Bài thơ trình diễn "Interior Scroll", một trong những tác phẩm tiêu biểu của Carolee Schneemann (1939~) — nghệ sĩ hậu hiện đại Hoa-kỳ, một tài năng đa diện, một trong những tên tuổi hàng đầu của nghệ thuật nữ quyền — được xây dựng từ những ý tưởng nẩy sinh từ một cuộc nghiên cứu về "vulvic space" (không gian âm hộ) mà Schneemann đã khởi sự từ năm 1960. "Tôi nghĩ về cái âm đạo (vagina) theo nhiều cách — như một phần thể xác và như một ý niệm: nó là một hình khối điêu khắc, một gợi ý về kiến trúc, cái nguyên uỷ của tri thức linh mật, sự cực khoái, đường ống sinh thực khí, sự chuyển hoá." [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]

27.09.2005
da Thịt XƯƠNG (bài xướng tụng) -  Waldman, Anne
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "skin Meat BONES (chant)", bài thơ để xướng tụng bằng ba giọng ở ba âm vực khác nhau như một bài hát ba bè, của Anne Waldman (1945~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ, một tên tuổi hàng đầu của thơ trình diễn và thơ đọc — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

15.05.2005
Chờ -  Wilding, Faith
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "Waiting", một bài thơ nổi tiếng của Faith Wilding (1943~) — nghệ sĩ đa diện và nhà vận động nữ quyền Hoa Kỳ. Đây là một tác phẩm thuộc thể loại "thơ trình diễn" (performance poetry), một thể loại phát triển rất mạnh trong nghệ thuật hậu hiện đại. Bài thơ này gói trọn cuộc sống của người phụ nữ dưới ách phụ quyền vào một chữ "chờ". Thân phận của họ là "chờ", mãi mãi "chờ", từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt. (Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)

26.04.2005
Cường ngôn -  di Prima, Diane
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "Rant", bài thơ như một tuyên ngôn, với câu thơ nổi tiếng: "Cuộc chiến hệ trọng duy nhất là cuộc chiến chống lại óc tưởng tượng / mọi cuộc chiến khác đều nằm trong đó". Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — đã diễn đọc bài thơ này rất nhiều lần, tại rất nhiều nơi, và luôn luôn chinh phục khán thính giả. Tiền Vệ xin gửi đến độc giả bản dịch Việt ngữ của Hoàng Ngọc-Tuấn.

22.04.2005
Gần ga Kitami trên tuyến Odakyu -  Hiromi Ito
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] Bài thơ của Hiromi Ito (1955~) — một đại biểu của dòng thơ nữ quyền hậu hiện đại Nhật Bản. Bài thơ này đánh ngã quan niệm thẩm mỹ cũ kỹ vốn cho rằng thơ của nữ giới là phải đoan trang, kín đáo, mỹ miều. Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

20.04.2005
Thực hành triệu linh bí nhiệm | Prophetissa | Những nghiên cứu về ánh sáng -  di Prima, Diane
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "The Practice of Magical Evocation", "Prophetissa", và "Studies in Light", ba bài thơ rất lạ, với những ẩn dụ và biểu tượng huyền bí xen lẫn vào ngôn ngữ thường nhật đương đại, của Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

04.03.2005
Bài hát chậm rãi cho Mark Rothko -  Taggart, John
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "Slow song for Mark Rothko", một bài thơ ứng dụng cấu trúc âm nhạc thiểu tố, của John Taggart (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

24.02.2005
Sói -  Fujii Sadakazu
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] Một bài thơ sử dụng huyền thoại dân gian về người đàn bà sói "tuyệt chủng" như một ẩn dụ để diễn tả lối tiếp cận thi ca mới, của Fujii Sadakazu (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Nhật Bản — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

21.02.2005
NĂM CUỐN SỔ GHI CHÉP CHO NGHỆ THUẬT GIẢI THOÁT -  Vicuña, Cecilia
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "FIVE NOTEBOOKS FOR EXIT ART", một bài thơ có hình thức mới lạ, trông như một bài nghiên cứu từ nguyên, của Cecilia Vicuña (1948~) — nhà thơ hậu hiện đại Chile — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

16.02.2005
Thất lạc và tìm thấy | Vú -  Chernoff, Maxine
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "Lost and Found" và "Breasts", hai bài thơ với những liên tưởng rất lạ, của Maxine Chernoff (1952~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

15.02.2005
Bia tưởng niệm -  Yau, John
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "Cenotaph", một bài thơ ứng dụng kỹ thuật điện ảnh, qua đó, những đoạn thơ như những khúc phim ngắn xen vào nhau, nối tiếp nhau, của John Yau (1950~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

14.02.2005
Bảng tra cứu -  Violi, Paul
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "Index", một bài thơ rất khác thường, dưới dạng một bảng tra cứu ở cuối sách, của Paul Violi (1944~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

13.02.2005
Vợ chồng | Khỉ | Một cuộc trình diễn tại Nhà Hát Heo Thiến | Người làm đồ chơi | Đứa con phóng đãng về thị giác -  Edson, Russel
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "Conjugal", "Ape", "A Performance at Hog Theater", "The Toy-Maker" và "The Optical Prodigal", năm bài thơ văn xuôi với những hình tượng và liên tưởng rất khác thương, của Russel Edson (1935~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

12.02.2005
Rơi vào ái tình ở Tây-ban-nha hay Mễ-tây-cơ | Những điều tuyệt diệu | Không có gì cả trong ngăn kéo ấy | Who và Each -  Padgett, Ron
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "Falling in Love in Spain or Mexico", "Wonderful Things", "Nothing in That Drawer" và "Who and Each", bốn bài thơ với bốn thi pháp hoàn toàn khác nhau, của Ron Padgett (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

11.02.2005
Hiếp dâm -  Cortez, Jayne
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "Rape", một bài thơ chua cay, quyết liệt, của Jayne Cortez (1939~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

10.02.2005
Một bó hoa của những sự vật | Trong một giấc mộng đơn điệu | Một cuộc hẹn hò với Robbe-Grillet -  Equi, Elaine
[THƠ HẬU HIỆN ĐẠI] "A Bouquet of Objects", "In a Monotonous Dream" và "A Date with Robbe-Grillet", ba bài thơ ngắn, nhưng đầy những khám phá thú vị trong bút pháp, của Equi Elaine (1953~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

25.02.2003
(Một truyện giả tưởng cho tác giả của chính nó) -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Hẳn ông rất ngạc nhiên và tức giận khi thấy tên ông, Hoàng Ngọc-Tuấn, vẫn được in chính xác trên đây, nhưng nhan đề tác phẩm của ông đã bị thay đổi và đặt vào giữa hai dấu ngoặc đơn, và những dòng chữ này không phải là của ông. (...)

17.02.2003
Dự định về một truyện ngắn -  Trần Nhật Thổ
Từ lâu, tôi dự định viết một truyện ngắn như tôi sẽ trình bày dưới đây, nhưng mãi đến nay dự định ấy vẫn chưa thực hiện được. (...)

Bên kia khung kính -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Đang dọn rác trong một khoang tàu trống, người lao công tình cờ thấy một tờ báo hàng ngày ai vất trên ghế. Khi cúi xuống nhặt, một vài chữ in nơi nhan đề một bản tin làm anh hơi tò mò. (...)

Bên ngoài kinh Qur’an -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Đúng năm giờ mười. Đám mây vừa lọt vào bên trái khung cửa sổ. Chó sủa vu vơ dưới sân. Bản Folios của Takemitsu bắt đầu vào chương III (nốt móc=120-146). (...)

thảo luận



11.01.2005
Phải chăng “chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam”? -  Lê Chí Dũng
Phải chăng khi ông HNT nói về CNHHĐ, ông ấy còn che giấu một vài sự thật quan trọng? Phải chăng trả lời báo Thể thao & văn hóa, ông HNT không muốn thông tin trung thực về CNHHĐ, mà chỉ muốn cổ vũ cho trào lưu văn học này khi ông ấy về quê gốc của mình? Xin nói thật với ông Hoàng Ngọc-Tuấn: chủ nghĩa hậu hiện đại, với tư cách là một trào lưu văn học, không có tiền đồ ở Việt Nam. (...)

Chủ nghĩa hậu hiện đại có đáng sợ đến thế không? -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[...] trong điều kiện thông tin hoàn cầu hoá hôm nay, người ta có thể thâu lượm những kiến thức căn bản về chủ nghĩa hậu hiện đại chẳng mấy khó khăn. Chỉ có những kẻ lười nhác đến một mức nào đó mới có thể giữ cho mình một nỗi lo sợ vu vơ quá dài lâu. [đáp lại bài viết của Lê Chí Dũng] (...)

[xem tiếp]


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021