tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Những thầy cô giỏi  [đối thoại]

 

Tôi rất vui khi đọc bài của chị Trần Thị Kim Lệ. Chị là giáo viên môn văn, và tôi tin chắc chị phải là giáo viên giỏi và tận tâm với nghề. Bởi nếu không vậy, không có cách nào “phản biện” lại nổi bài của tác giả Hoàng Lan.

Bài viết của Hoàng Lan đúng là một bài nằm ở dạng “dở hơi” nhất của phê bình văn học. Đọc bài này xong chẳng biết nên khóc hay nên cười. Còn để “phản biện” thì, thú thật, chẳng biết viết thế nào. Bởi đối với một bài viết như vậy thì những sự phản biện theo kiểu học thuật chỉ khiến cho tác giả của nó “cù nhầy, cù cứa” thêm mà thôi. Đây là chuyện đã xảy ra đối với mấy bài phản biện của các ông: Lâm Quang Thăn, Võ Văn NamNguyễn Đăng Thường.

Chuyện này sẽ chẳng có gì nếu như tác giả Hoàng Lan khiêm tốn hơn, đừng ảo tưởng về năng lực của mình.

Trong tình huống như vậy, một cái nhìn nghiêm khắc và sắc sảo của một cô giáo giỏi nghề là rất cần thiết. Bởi chì có những thầy cô có bản lĩnh nghề nghiệp cao mới mổ xẻ sự việc này một cách thấu đáo.

Đọc bài viết của chị tôi lại nhớ đến cuốn Thuật viết văn của ông Nguyễn Văn Hầu. Đây là một cuốn sách rất hay và hiếm có. Nó rất cần thiết cho bất kỳ ai trong giai đoạn đầu tập tò viết lách.

Ông Nguyễn Văn Hầu chỉ là giáo sư môn văn cấp trung học ở một tỉnh miền Tây trước năm 1975.

Quả thực, nền giáo dục Việt Nam hiện tại không phải đã cạn kiệt thầy cô giỏi và tận tâm, nhưng cũng chẳng thể đào tạo nổi trò giỏi.

Nguyên nhân thì rõ như “con voi nằm giữa phòng” thôi khỏi phải nhắc lại.

Những chuyện như của Hoàng Lan, hay mới đây là của một sinh viên văn ở Huế chôm bài của ông Nguyễn Hưng Quốc, là những câu chuyện dài và đau lòng của những thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.

Bởi nếu khi trẻ mà không có được sự giáo dục đúng đắn, thì có nguy cơ họ mất cả một cuộc đời.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

05.04.2010
[VĂN HỌC] ... Phải nói ngay là Hoàng Lan đã tự nâng mình quá cao so với sức mình. Qua con mắt của một giáo viên môn Văn, tôi thấy các bài của Hoàng Lan chứng tỏ người viết chỉ ở trình độ của một học sinh THPT bình thường, hoặc kém, nhưng Hoàng Lan lại cố đóng vai một nhà lí luận phê bình chuyên nghiệp và đã để lộ ra những lỗ hổng rất kì cục trong lí luận. Tôi in các bài của Hoàng Lan ra cho các bạn đồng nghiệp xem thì tất cả đều phì cười, ngao ngán... (...)
 
04.04.2010
[VĂN HỌC] ... HL xin cám ơn ý kiến trao đổi của hai ông Võ Văn Nam và Nguyễn Đăng Thường. Vì các vị đã quan tâm đến bài viết của HL, và đã dành thì giờ quý báu của các vị để trao đổi với HL. Xin bỏ qua những ngôn từ không trực tiếp bàn đến vấn đề. HL xin hầu chuyện hai ông... (...)
 
01.04.2010
[VĂN HỌC] ... dù đã to tiếng rằng “tác giả đã chết”, rằng ta đã “thiền ngộ”, rằng ta chỉ “tiếp cận theo Thi Pháp Học”, rằng ta “không đánh giá, không lý giải về các thành tựu và giá trị văn chương”, rằng ta “không quan tâm đến con người của tác giả là ai, trong nước hay ngoài nước, Nam hay Bắc”, nọ kia kia nọ tùm lum tà la, vân vân và vân vân, nhưng tiếc thay/tiếu lâm thay văn bản đã chứng minh... ngược lại! ... (...)
 
31.03.2010
[VĂN HỌC] ... Chán chường nhất là những cụm từ “cái tôi bế tắc”, “cái tôi cực đoan”. Đó là những cụm từ mà các nhà lý luận văn học đầy “tính Đảng”, “tính nhân dân”, đã đem ra để chê bai, kết án những tác phẩm lãng mạn thời 1930-1945. Thế rồi suốt hơn nửa thế kỷ qua, bao thế hệ học sinh từ mái trường XHCN chui ra lại tiếp tục lải nhải những cụm từ đó. Trong mắt họ, hầu như bất cứ cái gì thiếu “tính Đảng”, thiếu “tính nhân dân”, không hồ hởi ca tụng Đảng và Nhà nước thì đều có thể dán cho những cái nhãn “cái tôi bế tắc”, “cái tôi cực đoan” ... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Cảm hứng để HL viết bài này xuất phát từ sự trì trệ của thơ VN hiện nay, HL muốn tìm hiểu xem con đường thơ Việt đã trải qua là con đường thế nào, để có một cái nhìn vào tương lai. Tất nhiên đây là cái nhìn chủ quan của HL. Những nhà nghiên cứu, nhà thơ và bạn đọc khác sẽ có cái nhìn khác. Mỗi người chỉ có thể nhìn thấy một phía của chân lý... (...)
 
30.03.2010
[VĂN HỌC] ... Khóc Hoàng Lan là khóc cho cả nền giáo dục Việt Nam. Khóc tiễn đưa tang đầu óc trống rỗng mà ăn nói to tướng của các cây viết lách được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa vô cùng thân yêu. Khóc cho sự đọc lỗ mỗ, hiểu lôm côm, còn ăn nói thì to đại cồ... (...)
 
29.03.2010
[VĂN HỌC] ... Xin nói ngay, bài “Thơ Việt, một hành trình chưa ngừng nghỉ” của Hoàng Lan là một mớ kết hợp hổ lốn của các ý tưởng trong giờ học văn dưới mái trường XHCN cộng với những thông tin chắp vá lôm côm lệch lạc về thơ Việt Nam nói riêng, văn học nói chung, và cái nhìn chủ quan rất thiên vị Bắc/Nam, trong nước/ngoài nước... (...)
 
27.03.2010
[VĂN HỌC] ... Lướt qua một chút hành trình thơ Việt, ta có thể nhận ra điều gì? Đó là một tiến trình không ngừng nghỉ sáng tạo, một tiến trình đầy sức lực đi về phiá trước. Trong tiến trình ấy hiện lên những khuôn mặt rạng rỡ. Tuy vậy thơ Việt chưa có một nền thơ riêng. Cũng nhìn vào tiến trình ấy, tuy thơ Việt đã có những thành tựu, song thơ Việt luôn đi sau thơ thế giới... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021