tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nguyễn Trãi viết bài “Vọng Doanh” khi nào?  [đối thoại]

 

Trong bài “Khi nhà văn tham dự thế sự” Black Racoon đăng 4 câu đầu bài thơ “Vọng Doanh” của Nguyễn Trãi và nhận xét:

Đó là 4 câu thơ đầu bài “Vọng Doanh” của Ức Trai Nguyễn Trãi. Bài thơ tả cảnh tả tình vùng bến nước Vọng Doanh Dục Thuý thật xinh đẹp.
 
Và, nếu chúng ta nhớ lại thời điểm của bài thơ được làm ra, chúng ta sẽ không khỏi kinh ngạc. Bài thơ được làm trong thời kỳ chiến trận kháng Minh 1418-1429.
 
Thời điểm này, Nguyễn Trãi có làm khoảng hơn 30 bài. Bài nào cũng vậy, tả cảnh tả tình cũng như bày tỏ ước mong thái bình thịnh trị cho toàn dân.
 
Có lạ không, một ông quân sư trong thời điểm xung yếu của thế trận đao kiếm, vẫn ung dung neo chiếc thuyền văn ngắm nhìn trời chiều mênh mông mây nước.
 

Không rõ ông Black Racoon đã dựa theo sự kiện hay tài liệu văn học nào để kết luận bài thơ “Vọng Doanh” được Nguyễn Trãi “làm trong thời kỳ chiến trận kháng Minh 1418-1429”? Và không rõ hơn 30 bài thơ viết trong thời kỳ đó là những bài nào?

Chúng ta được biết là sau khi Nguyễn Trãi bị giết, các tác phẩm của ông bị thất lạc mãi đến khi vua Lê Thánh Tông ra lệnh “Sai tìm kiếm mhững di cảo thơ văn của cố hàn lâm thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi” [1] vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467). Toàn Việt Thi Lục của Lê Quý Đôn và sau này Ức Trai Thi Tập của Dương Bá Cung thời Tự Đức liệt kê 105 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi. Khi Đào Duy Anh dịch thơ Nguyễn Trãi, cụ dựa trên bản của Dương Bá Cung làm căn cứ, và so sánh với các bản của Lê Quý Đôn và Nguyễn Năng Tĩnh, sắp xếp lại 99 bài theo thứ tự như sau:[2]

1. Thơ làm trong khi chưa thành công (17 bài).
2. Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở Triều đình [nhà Lê] (31 bài).
3. Thơ tỏ ý chán nản và muốn về nghỉ (22 bài).
4. Thơ làm trong thời ở ẩn tại Côn Sơn (17 bài).
5. Thơ làm trong thời đoán là sang Trung quốc (12 bài).

Bài “Vọng Doanh” được Đào Duy Anh đánh số 38 và xếp vào giai đoạn 2 (Khi Nguyễn Trãi làm quan).

Quan điểm của Đào Duy Anh và Black Racoon như vậy rất khác nhau về thời gian Nguyễn Trãi viết bài “Vọng Doanh”.

Xin chú ý hai câu cuối của bài này, khi so sánh với cuộc chơi trên sông Xích Bích của Tô Đông Pha, Nguyễn Trãi viết:

Tam thập niên tiền hồ hải thú      三十年前湖海趣
Tư du kỳ tuyệt thắng Tô tiên        茲遊奇絕勝蘇仙
[Ba mươi năm trước hải hồ
Cuộc chơi lạ tuyệt hơn Tô thi thần]

Nguyễn Trãi đã trải qua thú hải hồ lúc xưa vào giai đoạn nào?

Khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm Canh Thìn (1400), đến tháng 8 cho thi thái học sinh. Trong danh sách 20 vị tiến sĩ khóa này, ta thấy có tên Nguyễn Trãi (1380-1442). Sau đó ông được trao chức Ngự sử đài chánh chưởng. Cuộc đời làm quan với nhà Hồ của Nguyễn Trãi khá ngắn ngũi, vì quân Minh đến xâm chiếm Việt Nam năm 1407. Tướng quân Minh là Trượng Phụ định giết Nguyễn Trãi, nhưng được Hoàng Phúc can ngăn. Không rõ Nguyễn Trãi ở đâu sau đó cho đến khi tìm gặp Lê Lợi dâng Bình Ngô Sách và có tên trong Hội Thề Lũng Nhai cùng với Lê Lợi và 17 người khác đầu tháng 2 năm Bính Thân 1416.[3]

Trước khi thi đậu, Nguyễn Trãi còn trẻ chắc hẳn phải lo học hành, khó có thì giờ cho những chuyến hải hồ. Cuộc đời ông luân lạc chắc chắn nhiều nhất là sau khi giặc Minh chiếm nước ta. Sớm nhất thì là sau khi thi đậu Thái học sinh năm 1400 trong lúc rảnh rỗi khi nhậm chức với nhà Hồ. Như vậy khi ông viết bài “Vọng Doanh” này thì phải sau năm 1430; lúc ấy quân Minh đã bại trận và rút khỏi nước ta.

Nhận định của Black Racoon thiếu thuyết phục.

Nhưng cho dù Nguyễn Trãi có viết bài “Vọng Doanh” trong thời kỳ kháng Minh, thì có gì phải để ta kinh ngạc? Thể loại văn thơ đồng loạt phải đạo kiểu “Nay ở trong thơ nên có thép” hình như chỉ xuất hiện khá gần đây…

 

__________

Sách đọc:

[1]Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Cao Huy Giu phiên dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng, NXB KHXH, in lần thứ hai, Hà Nội, Tập II (1971) và Tập III (1972).

[2]Nguyễn Trãi Toàn Tập, Viện Sử Học, NXB KHXH, in lần thứ hai, Hà Nội, (1976).

[3]Khởi Nghĩa Lam Sơn (1418-1427), Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, NXB KHXH, Hà Nội (1977).

 

 

-----------------

Bài liên quan:

28.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nhà thơ vừa được giải Nobel vừa rồi Tomas Transtromer đã từng phát biểu dứt khoát: “Ngôn ngữ đi chung nhịp bước với đao phủ thủ. Do đó chúng ta phải có một ngữ ngôn tinh mới.” Tui nghĩ rằng đó là tuyên ngôn cô đọng về thái độ văn học và chính trị của ông. Ông không chấp nhận nói chung tiếng nói với ác... (...)
 
26.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nam Cao, vì “sống mòn” với “tư cách nhà văn” của mình, nên đã để lại cho đời “những tư cách công dân” bất diệt là “Chí Phèo & Thị Nở”!... (...)
 
25.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài viết của Phan Quỳnh Trâm đặt sai câu hỏi, sai vấn đề, dựa trên quan niệm cũ ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tác giả dị ứng chính trị trong văn chương ta nói riêng và truyện có nội dung chính trị nói chung vì sự liên kết với văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Tác giả đã hiểu từ “chính trị” theo nghĩa xấu, nghĩa hẹp nhứt. Loại văn chương này (VCXHCN) dở, không phải vì nó chính trị, mà vì nó là văn chương tuyên truyền, không đến từ đời sống thật, tình huống bịa đặt, nhân vật là những con rối để chứng minh nọ kia kia nọ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nếu đọc kỹ bài của tôi, NĐT sẽ thấy là tôi không hề phủ nhận là trong chính trị thì người ta cần sự đóng góp của tất cả mọi người, kể cả một anh công nhân, một chị lao công hay một người không hề có nghề nghiệp gì. Hơn nữa, tôi còn cho có một số thành phần khác trong xã hội có thể đóng góp được cho chính trị nhiều hơn giới nhà văn... Tuy nhiên, tôi vẫn cho những sự tham gia ấy khác nhau về bản chất... (...)
 
23.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tiểu luận “Văn học và chính trị” tác giả Phan Quỳnh Trâm tự đặt ra một câu hỏi rồi tự trả lời. Nhưng câu trả lời đã cho thấy ngay lập luận lỏng lẻo, mâu thuẫn... (...)
 
22.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tư cách người đọc, tui nhận thấy, một chữ HAY được yêu cầu trong sáng tác phẩm, khả dĩ tóm lược và giải quyết được khá nhiều chuyện dài dòng... Vấn đề còn lại là làm sao biết được hay hay không. Cá nhân tui, tui biết được. Rất dễ. Và tui tin là mỗi một người đọc, cũng tự có thể đánh giá được tác phẩm nào đó. Tự mình thôi. Không ai có thể thay mình được... (...)
 
21.10.2011
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay, tôi thích Neruda, nhưng khi đọc bài của PQT, thấy nhận xét của Borges, tôi thất vọng về Neruda. Tôi không ngờ một nhà thơ lớn như ông mà để chính trị làm cho tha hoá đến không còn tư cách của một nhà trí thức như vậy... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021