tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Việt Nam - nhỏ mới đẹp  [đối thoại]

 

Xã hội loài người đang dần đi vào thế chật hẹp và khan hiếm, vì thế, “to” đã và đang thành thứ lỗi thời, còn “nhỏ” thì mới khả dụng, mới đẹp. Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội thuộc phạm trù “to”, vậy nên, rất có nguy cơ bị lỗi thời ngay khi nó diễn ra, hoặc khi vừa kết thúc.

 

Nhỏ mới đẹp

Nhỏ mới đẹp (small is beautiful) có lẽ là khái niệm nổi lên từ tập tiểu luận của nhà kinh tế E. F. Schumacher (người Anh), tác phẩm có tên Small Is Beautiful: Economics As If People Mattered ra đời năm 1973. Thế nhưng, từ xa xưa, với những dân tộc nhỏ, đất nước nhỏ; hay từ thời bắt đầu canh tân (1868), Nhật Bản đã xem “nhỏ mới đẹp” như là tôn chỉ để xây dựng đất nước.

So về diện tích, Nhật Bản vào khoảng 377.944 km², Việt Nam khoảng 331.690 km², Nhật Bản rộng hơn. Dân số của họ cũng nhiều hơn, vào khoảng 127.380.000 người. Đức cũng thế, diện tích khoảng 357.050 km², dân số ước lượng năm 2005 vào khoảng 82.443.000 người. Nhìn một cách thông thoáng, ba nước này trong quá khứ và cả hiện tại, ngoài các tương đồng về diện tích và dân số, cũng có nhiều tương đồng khác, ví dụ như các biến cố lịch sử. Thế nhưng, Nhật và Đức thì chọn “nhỏ mới đẹp” để ứng dụng vào phần lớn các công việc của mình, từ hàng không vũ trụ, công nghiệp nặng cho đến vi điện tử, hàng tiêu dùng... Nhỏ mới đẹp đã giúp cho họ tiết kiệm và chi xài hợp lý, nên khái niệm “dân là hệ trọng” (people mattered) mới có thể thành hiện thực, và được đề cao.

Đại lễ 1000 năm Thăng Long của Việt Nam cái gì cũng to. Đành rằng, to có thể có cái đẹp của to, nhưng quá tốn kém. Nếu số tiền 94 ngàn tỷ đồng là đúng với thực tế chi tiêu, thì kể ra vụ Vinashin “cũng thường thôi”(!), vì suốt một thời gian dài cũng chỉ xài hơn Đại lễ một khúc. Nhiều báo đài ước tính bão lụt miền Trung (vừa và đang diễn ra) gây thiệt hại trên 2.000 tỷ đồng, một số tiền rất lớn so với thực tế đời sống người dân, nhưng chỉ bằng khoảng 1/45 số tiền chi cho Đại lễ.

Việt Nam chỉ là một nước lớn, khi xét về dân số (xếp thứ 12 trên toàn thế giới) và ngôn ngữ. Còn xét nhiều tiêu chí khác, Việt Nam là một nước nhỏ; mà nhỏ có cái hay, cái thuận lợi của nhỏ. Nhỏ mới đẹp! Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt Bắc Âu, đã nghĩ thế. Những nước gần Việt Nam như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand... cũng đã nghĩ và hành xử như thế — nên trong một thời gian ngắn, họ đã “đẹp hơn” rất nhiều.

Cũng chính vì nhỏ mới đẹp, nên những sản phẩm tiêu dùng và điện tử của Nhật, Hàn Quốc (vốn là xứ nông nghiệp)... mới ăn đứt mọi xuất khẩu nông nghiệp khác, ví dụ xuất khẩu gạo. Mà xuất khẩu nông nghiệp thì lúc nào cũng cồng kềnh, phụ thuộc quá nhiều vào thiên tai, thời tiết.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 8 tháng đầu năm 2010, việc xuất nhập khẩu các mặt hàng nông-lâm-thủy sản đã mang lại khoảng 12,2 tỷ USD cho Việt Nam, trong đó gạo chiếm 2,4 tỷ USD. Theo báo Đầu tư, năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt khoảng 15 tỷ USD, bằng 1/6 số tiền chi cho Đại lễ.

 

Tính ảo giác

Bản chất của những sự kiện văn hóa thiên về trình diễn và sân khấu thường phải đạt tới tính ảo giác thì mới được xem là thành công. Bởi vì tất cả những chuẩn bị trước đó, dù lâu dài, tốn kém bao nhiêu đi nữa... nhưng khi trình diễn, diễu hành, lên sân khấu, truyền hình trực tiếp... xong, thì coi như xong, chẳng thể giữ lại các mô hình đó. Mọi thứ sẽ trở về bình thường. Cho nên, trong quá trình chuẩn bị, người làm sự kiện giỏi phải làm sao tạo ra cho được ảo giác cấp thiết cho ban tổ chức, nghĩa là không làm không được, không chi tiền là không xong. Ai làm sự kiện mà không tạo ra được ảo giác này, thì khi sự kiện diễn ra xong, mọi ảo giác tan biến, hiện thực ê chề hiện về, tiền rất khó đòi, khó lấy, dù hợp đồng giấy trắng mực đen rõ ràng.

Việc Đại lễ được tổ chức theo hướng ảo giác, nên chi tiền ào ạt cũng là thuận theo quy luật của ảo giác này. Nhưng sau Đại lễ, hẳn sẽ có nhiều vụ đòi nợ ồn ào, vì có nhiều trường hợp sự kiện đã xong mà tiền chưa được chi, biến thành nợ khó đòi.

 

*

 

Có nhiều ý kiến nhận xét việc dừng bắn pháo hoa tại 29 địa điểm là một điểm nhấn đẹp của Đại lễ. Điều này được tỏ ra là hành động có tính thiết thực, “đơn độc” chống lại ảo giác và tính thôi miên cộng đồng của Đại lễ. Nhưng hành động đơn lẻ và bất thường này có biến Đại lễ thành một cơ hội của lòng tốt, của từ tâm hay không... thì chắc không thể. Vì bản chất của sự kiện văn hóa bề nổi vốn không cần những gì quá thiết thực, cụ thể... như từ thiện, hay cứu nạn nhân bão lụt.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc dừng bắn pháo hoa tại 29 điểm là do vụ nổ trước đó gây chết nhiều người, nhà cầm quyền và ban tổ chức lo ngại nhiều phát sinh khác từ những tiếng nổ mà họ không kiểm soát được.

Các sự kiện diễn ra trong 10 ngày, phần lớn thiên về ảo giác, nên cũng khó mà yêu cầu Đại lễ tiết kiệm một phần để làm những việc thiết thực như xây 1.000 cây cầu, 1.000 trường học, 1.000 giếng nước... cho học sinh vùng sâu vùng xa. Dù một phần thuế của cha mẹ họ đã góp mặt vào Đại lễ.

Hơn nữa, Hà Nội và người dân ở thành phố này vốn không có nhiều thói quen làm từ thiện, trong khi TP.HCM thì ngược lại. Xét về mặt công khai những con số từ thiện trên thông tin đại chúng trong khoảng 10 năm qua, việc ủng hộ cho thiên tai, tai nạn nói chung, nếu so với người dân TP.HCM, người dân ở Hà Nội thường ủng hộ ít hơn rất nhiều. Với bão lụt miền Trung năm này cũng thế, chỉ cần lướt qua các mặt báo thì đủ rõ.

TP.HCM là đơn vị đóng thuế nhiều nhất nước, nên Đại lễ dù diễn ra tại Hà Nội, thành phố này chỉ làm lễ để hưởng ứng, nhưng số tiền mà họ bỏ ra cho Đại Lễ, chắc cũng nhiều nhất nước.

Người Hà Nội thường thích lo cho gia đình riêng, nên có vẻ thực dụng với cộng đồng. Nhưng vì sao một thành phố gồm phần lớn các gia đình thực dụng như vậy lại có thể làm một Đại lễ tốn kém và nhiều ảo giác như thế? Trước câu hỏi này, kiểu gì nhiều người dân cũng nghĩ rằng tiền chi thật sự cho Đại lễ thì ít, mà tiền chi nhân Đại lễ thì nhiều — đại nạn tham nhũng vẫn là bài toán khó. Nghĩ như vậy nên: Đại lễ, ngoài ảo giác về sự kiện, còn là một cơ hội thực dụng.

 

__________

 

Hình: Bão lụt tại khu vực Bắc Trung bộ (tháng 10/2010) làm thiệt hại một số tiền khổng lồ, tương đương với khoảng 1/45 số tiền làm Đại lễ. (Ảnh: sưu tầm).
 

 

 

----------------

Bài liên hệ:

13.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Hai bức hình. Một, sự thất vọng ê chề trong cái xa xỉ. Một, dù tan tác vẫn thắp cho chúng ta một niềm hy vọng: chính những đứa trẻ nghèo khổ nhưng khát chữ, chứ không thiếu chữ trong bão lũ này, với lòng hiếu học sẽ hứa hẹn một thế hệ trí thức thật sự. Ngày mai... (...)
 
09.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Vào khoảng 12 giờ trưa thứ Bảy 9-10-2010, trước vườn hoa Lý Thái Tổ tại Hà Nội, một nhóm người yêu nước mang áo và biểu ngữ màu xanh da trời đã thực hiện một cuộc biểu tình để bày tỏ ý chí chống hiểm hoạ Bắc triều và bảo vệ Hoàng Sa & Trường Sa... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Anh phải về thôi, em ơi / Dẫu anh yêu vô cùng thủ đô nghìn năm tuổi / Dẫu anh rất yêu em - người em Hà Nội / Nhưng không thể nào yêu hội chứng nghìn năm // Người ta có thể nào vô tư tiêu tiền thuế của dân / Mua một trận cười, đốt bao nhiêu vàng mã / Mà quên đi những người nghèo đứt bữa / Những trẻ em phải đu dây đến trường? // Anh phải về miền Trung yêu thương / Khi không thể chịu được bao nhiêu trò giả dối... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 
03.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Khắp Hà Nội đâu đâu cũng cờ hoa đỏ rực. Màu đó được giải thích chính thống là màu máu. Màu đó trông cũng đỏ rực giống như biển cờ hoa đại lễ đang diễn ra cùng ngày trên dải đất phương Bắc ngoài biên cương. Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội trùng ngày quốc khánh Trung Quốc. Họng súng chinh phạt và chiếc lưỡi bò từ đại lục thì vẫn lăm le ngoài biển đông kia!... (...)
 
29.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Có rất nhiều những tiêu cực xung quanh việc tổ chức đại lễ. Trong bài viết này, tôi xin đề cập tới một nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của văn hóa nước nhà, nguy cơ “bán hồn”, nguy cơ “đánh mất lòng tự tôn dân tộc của mình”, tiếp tay cho một tham vọng muốn đồng hóa Việt Nam hơn 1000 năm nay của Trung Quốc, đó là sự kiện xoay quanh việc Bộ Văn hóa Thông tin có ý định cho công chiếu bộ phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Từ huyền sử, từ lòng dân, đứa trẻ làng Gióng hiển thánh. // Từ những cái đầu méo mó, tâm linh thành u linh, thánh Gióng trở lại làm người phàm tục. // Họ phải “yểm tâm” cho ngài / và cho... con ngựa!!!... (...)
 
27.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Bố tôi không về Hà Nội được, còn tôi? Vì sao tôi vẫn co ro trong mùa đông Bắc Mỹ tuyết giá ngập trời này mà mơ mòng một khoảng trời thu trong vắt? Tôi vẫn chưa muốn về. Vì sao vậy? Vì một lý do nghe có vẻ thật vô lý và buồn cười: tôi sợ vỡ mộng. Tôi không về Hà Nội cũng chỉ vì tôi muốn Hà Nội đẹp mãi với những cơn huyễn tưởng trong tâm hồn mình... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Nghìn năm chạnh nhớ vua Hùng / bánh dầy mấy cặp, bánh chưng mấy đòn? / Trời tròn chẳng biết có tròn / không vuông sao ép đất vuông với đời?... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Dường như Hà Nội chỉ đẹp trong cái nhìn hoài niệm của người đã dứt áo lìa xa nó. Còn cái Hà Nội của thực tại thì be bét quá. Be bét từ cảnh vật đến con người... (...)
 
26.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Dạo này giới “trí thức” Hà thành đang xôn xao tranh nhau khoe bao nhiêu lời châu ngọc để mô tả cái “bản sắc” của Thăng Long 1000 năm... văn vật. Tại hạ không phải là người Hà Nội, chẳng dám lạm bàn, chỉ trộm nghĩ: để thấy rõ cái “bản sắc” ấy, có lẽ không gì cụ thể bằng xem người Thăng Long – Hà Nội ăn mặc, đi đứng, biểu hiện ra sao trong cái “đại lễ 1000 năm Thăng Long” cực kỳ hoành tráng, tốn kém đến hàng tỉ đô-la sắp diễn ra... (...)
 
26.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... tôi già lại ít chữ / cho nên sau khi đọc cái mẩu đối thoại trên tienve.org / nói về bản sắc văn hoá / hanoi trong văn học nghệ thuật thế kỷ XX / tôi liền viết thư nhờ một anh bạn gốc bắc kỳ / (cũng là dân saigon chính cống) / lục tìm mua ở thành phố hcm / và gửi gấp cho tôi một cuốn tự điển những từ phản nghĩa... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Xin phê bình bác Ngô Huy Liễn nói dài. Bác chỉ cần câu kết này thôi là đủ: Bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”... (...)
 
25.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... đoàn nữ vũ công / trong đêm Đại lễ 1000 năm Thăng Long / khoác áo nhung xanh vẽ phượng rồng / dàn hàng ngang mỏng / xoay lưng về phía đám đông... (...)
 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Nói tóm lại, phần lớn các nhà “trí thức Hà Nội” ở cái “Hội thảo về Bản sắc Văn hoá Hà Nội trong Văn học Nghệ thuật thế kỷ XX”đều cong đít lên mà nói những điều như thế. Khách dự thính nghe xong chỉ có thể kết luận thế này: nếu bản sắc của Hà Nội có thể biểu lộ qua lối suy nghĩ, qua lời ăn tiếng nói của các “trí thức Hà Nội”, thì bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”... (...)
 
24.09.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Thế là “nghìn năm Thăng Long” có thêm việc để làm. À quên! Để xài tiền. À quên! Để chia tiền. Gắn thêm trái tim bằng đồng cho tượng Thánh Gióng và con ngựa của ngài.”để thổi hồn cho thánh”. Hoá ra nghìn năm nay người được nhân dân phong là một trong “Tứ Bất Tử” của Việt Nam... chưa phải là thánh vì chưa... có trái tim?... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021