tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Anh có thấy nhục không?”  [đối thoại]

 

Những hình ảnh chua chát / chảy nước mắt trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn ngày 12.6.2011 làm tôi chạnh nhớ đến anh Cao Xuân Huy, nhà văn từng mặc áo lính, lại là lính thứ thiệt, thứ dữ.

Tôi không phải là người thân của anh, dù từng thù tạc bên bàn tiệc, dù đã nhiều lần liên lạc trao đổi khi anh thay nhà văn Nguyễn Mộng Giác phụ trách tạp chí Văn Học. Tôi biết đến anh lần đầu trong trại tỵ nạn qua Tháng Ba Gãy Súng từ người bạn vong niên Vy Nhi Hùng, cũng một thân phận “gãy súng tháng Ba”. Chuyện gãy súng từ Tháng Ba Gãy Súng trên trang sách họ Cao và chuyện gãy súng mang hơi thở chiến trường của người lính gốc Nùng họ Vy đã đeo bám tôi, một người viết văn, như là hai phiên bản khác nhau của trải nghiệm đời sống và trải nghiệm văn học. Nhưng tôi không nghĩ đến anh qua chuyện văn, chuyện súng hay chuyện riêng tư. Tôi nghĩ đến anh trong vị chát và đắng của nỗi nhục như anh đã thốt lên ngày nào:

“Anh có thấy nhục không?”

Khi còn sống, anh đã u uất cái nỗi nhục mang đến cuối đời, và bây giờ chúng tôi, những người Việt, cũng đau đáu cái nỗi nhục đang mỗi ngày mỗi đau hơn.

Đó là nỗi nhục mà anh đã kể trong bút ký Nếu đi hết biển của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, tác giả phim Chuyện tử tế từng làm sôi nổi dư luận một thời.[1] Được hỏi về điều mình “đinh ninh” trong thời chiến với tư cách là một người cầm súng, anh tâm sự:

“Có một điều, khoan hãy nói tôi đinh ninh điều gì. Ngoài ba mươi tuổi, tôi, ở lính hơn bảy năm và ở tù gần năm năm. Những kỷ niệm về chiến trận, những kỷ niệm về tù đày thì nhiều, nhiều lắm. Vui buồn đều có cả. Nhưng điều đáng nhớ nhất lại không ở chuyện đánh trận hay chuyện tù đày, mà lại là chuyện không bảo vệ được lãnh thổ, anh ạ. Tôi kể anh nghe. Tết năm 74, tiểu đoàn tôi đang nằm ứng chiến ở Phú Bài, Huế, thì Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Quân Đoàn I, tiểu đoàn tôi là lực lượng trừ bị của Quân Đoàn, được lệnh chuẩn bị ra đánh lấy lại Hoàng Sa. Đơn vị thuỷ xa của Sư Đoàn đã từ Sài Gòn ra đến Đà Nẵng, tiểu đoàn tôi đã ở trong tư thế sẵn sàng, đợi lệnh xuống tàu. Thuỷ Quân Lục Chiến đi lấy lại Hoàng Sa là đúng "chỉ số" rồi. Gì chứ đánh nhau để bảo toàn lãnh thổ, lính tráng tụi tôi thằng nào cũng háo hức, tuy biết rõ rằng đi là chết, nhưng đánh nhau để giành lại đất nước, từ quan đến lính chúng tôi, thằng nào cũng hăm hở. Nhưng, ngay lúc đó, mặt trận trong nội địa miền Trung cùng lúc nở rộ, những cuộc tấn công lớn của các đơn vị Bắc Việt đã cầm chân chúng tôi, chúng tôi đã không có lệnh xuất quân đến Hoàng Sa. Tin tức và hình ảnh về những chiếc tàu của Hải Quân trên đường ra cứu Hoàng Sa bị bắn chìm, những người lính đồn trú ở Hoàng Sa bị Trung Cộng bắt, rồi được trao trả từ tận... bên Tàu, làm chúng tôi thấy nhục. Nhục chứ anh, địa danh nào trong tay Miền Bắc hay Miền Nam thì cũng vẫn là của người Việt Nam, Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm, mà không lấy lại, tôi nghĩ, miền Bắc và cả miền Nam, đều có tội với tổ tiên, với cha ông, dung túng cho đô hộ hay nô lệ Tàu hay Tây thì tội cũng ngang nhau. "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu", Hoàng Sa còn. "Một trăm năm đô hộ giặc Tây", Hoàng Sa còn. Ông cha ta chèo thuyền, giong buồm mà vẫn bảo vệ được những hòn đảo nhỏ xíu ở tít tận mù khơi. Vậy mà bây giờ, quân đội hai miền tự nhận là thiện chiến nhất nhì thế giới, lại bỏ mặc một phần lãnh thổ lọt vào tay ngoại bang. Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không? Một trăm năm, một nghìn năm nữa, hay đến tận bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng Sa? Đã mất, hay sẽ còn mất thêm?

Anh đã đau và nhục, và hôm nay chúng tôi, già hay trẻ, cầm bút hay không, từng mặc áo lính hay chưa từng, cũng đau nhục như vậy. Mỗi ngày mỗi đau hơn, với nỗi nhục càng hằn sâu hơn. Anh đau và nhục trước cảnh những người lính Việt bị Trung Cộng bắn gục. Chúng tôi cũng nhục và đau hơn vì công dân Việt Nam cũng bị Trung Cộng đánh gục, và đánh bằng bàn tay của chính bộ máy nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Anh hãy nghe nhà thơ Đỗ Trung Quân nói về cái cảnh chua chát ngày 12.6.2011, ở Sài Gòn:

“Nhìn hình ảnh những công an chìm Việt Nam rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném những công dân trẻ tuổi Việt Nam trong cuộc tuần hành biểu thị lòng yêu nước trước họa ngoại xâm, chỉ thấy một điều: đàn áp, đánh đập, bắt bớ họ là cách tự giới thiệu rõ nhất về mình.
 
Chua chát quá!”[2]

Anh hãy nghe nhà báo Huy Đức kể lại cảnh “chảy nước mắt” hôm đó, ở hai đầu đất nước:

“Người dân ở Hà Nội và Sài Gòn đã lại xuống đường. Mặc dù mục tiêu của những cuộc tuần hành sáng 12-6-2011 vẫn là Trung Quốc, chính quyền đã cứng rắn hơn. Có lẽ, họ đã quên mất, mỗi khi đất nước có hiểm họa xâm lăng thì mục tiêu của dân chúng là những kẻ đang rập rình ngoài bờ cõi. Người dân vẫn còn nhớ, đất đai của tiền nhân thường hay bị mất mỗi khi “ở trong tường vách, da thịt tàn nhau”. […]
 
Kinh nghiệm từ “Trận tử chiến Hoàng Sa” năm 1974, mọi hành động trên biển đông là để giữ đảo chứ không phải để chứng minh lòng dũng cảm. Nhưng, trước cùng một sự kiện, Hải quân và thường dân đôi khi vẫn có những sứ mệnh khác nhau. Người dân không có trách nhiệm phải cân nhắc mối tương quan sức mạnh giữa hai quốc gia. Người dân có khát vọng chứng minh: Một dân tộc nhỏ hơn không có nghĩa là cam lòng sợ hãi.
 
Những thanh niên, trí thức, thường dân hôm nay, 12-6-2011, biết chính quyền đang phải chịu những sức ép nào và những sức ép ấy giờ đây lại dồn lên vai họ. Nhưng, hàng ngàn người dân vẫn phải xuống đường. Họ không chỉ đòi lại đoạn cáp thứ hai bị chính quyền hải tặc Trung Quốc cắt trong vòng chỉ hơn một tuần. Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được.
 
Không phủ nhận những lý do dẫn đến nỗi sợ mơ hồ trong những ngày này. Nhưng, cũng trong những ngày này, chính quyền có cơ hội không hề mơ hồ để đứng bên cạnh nhân dân, đoàn kết mọi người Việt Nam, không chỉ để cho mục tiêu chống ngoại xâm mà còn có thể cho mục tiêu “ổn định”.
 
Chảy nước mắt khi cảm thấy dân mình đơn độc.”[3]

Chua chát quá!, Chảy nước mắt, và câu hỏi của anh quay về ám ảnh.

“Anh có thấy nhục không?”

Anh hỏi người tử tế: “Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không?” thì cũng phải thôi. Bởi có vạch trần đến điểm tối nhất của sự ô nhục thì may ra chúng ta mới có thể nâng đến mức sáng nhất những gì khả dĩ gọi là “tử tế” của con người. Có lẽ Chuyện tử tế của Trần Văn Thuỷ ngày nào — tập phim xoay quanh câu hỏi về sự tử tế — chỉ nên là khúc dạo, nên là “tập một” và phải tiếp nối bằng một Chuyện ô nhục như là lời đáp tương thích trong ngôn ngữ điện ảnh.[4] Để đi cho “hết” Chuyện tử tế thì tác giả Nếu đi hết biển cũng cần phải đi cho “hết” với câu hỏi của anh để tầng tầng lớp lớp công dân cùng nhau tìm ra một câu trả lời chung cho cái nhục hôm nay.

“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những “công dân trẻ tuổi”, những “thanh niên, trí thức, thường dân” trong cuộc tuần hành?

“Anh có thấy nhục không?”, hỡi người ăn xin đã vứt bị gậy xuống đường để vung tay hoà chung tiếng nói, vì nước không còn thì cũng không còn chỗ để ăn xin?

Họ thấy đau và thấy nhục chứ. Và vì không chịu nhục nên họ càng đau. Đau vì họ đơn độc. Đau vì bọn cướp biển hung hãn đang lảng vảng ngoài khơi, và đau vì sự toa rập của bọn cướp đất ngay trên đất liền.

“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những công an chìm/nổi đã “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” người dân đơn độc trong cuộc tuần hành yêu nước ấy?

Chắc là không. Nếu thấy nhục, họ đâu đã tiếp tay cho cái trò “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” đáng lẽ chỉ nên dành cho quân ăn cướp!

“Anh có thấy nhục không?, hỡi những ông lãnh đạo đã ra lệnh đàn áp, đánh đập, bắt bớ những công dân yêu nuớc của mình theo sức ép từ bên ngoài?

Sẽ hỏi họ như thế nào? Ông tổng biên tập, ông có thấy nhục không? Ông bộ trưởng và các ông bí thư đảng đoàn, các ông có thấy nhục không? Các đại tướng và trung tướng, các ông có thấy nhục không? Ông chủ tịch, ông thủ tướng và ông tổng bí thư, các ông có thấy nhục không?

Có lẽ các ông ấy là thứ người không biết nhục.

Nếu biết nhục, các ông ấy đã không vô liêm sỉ gọi bọn giặc Tàu Ô thế kỷ 21 là “đồng chí”; đã không ca ngợi mối quan hệ kỳ dị ấy bằng mười mấy chữ vàng; không muối mặt ra lệnh “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” những công dân yêu nước của mình; không thách thức sự thật đến mức diễn tả cả ngàn người tuần hành biểu thị lòng yêu nước thành một “nhúm người đi ngang”.

Và nếu biết nhục, họ đã không ồn ào kỷ niệm trận này, trận kia, đều đều hằng năm, đến hẹn lại lên; đã không cắt ra một phần đất ngay giữa Hà Nội chật như nêm để xây “Cung Hữu nghị Việt – Trung”.[5]

Mà để có một Chuyện ô nhục ra đầu ra đũa thì nhà làm phim cũng phải sắm sanh nghi lễ chiêu hồn bác về hỏi luôn một thể.

Đạo diễn của Chuyện ô nhục cần dựng một cảnh lên đồng đâu đó ở quảng trường Ba Đình để gọi hồn của bác, trăm lạy bác, ngàn lạy bác, sống khôn thác thiêng, xin bác hãy tạm rời cái thân xác lạnh giá trong hòm kiếng giữa hầm đá nổi ở Ba Đình hay “Mác–Lê Nin thế giới người hiền” trong phút chốc để hiện về trả lời câu hỏi nhức nhối của cái thời đại mà bác xây móng dựng nền.

“Bác có thấy nhục không?”

Có lẽ bác cũng không thấy nhục.

Bác không thấy nhục bởi đó chỉ là đất đai biển cả của tổ tiên. Mà bác thì, ngay cả trong những giờ phút cuối đời, lúc con người trở nên thành thật nhất, bác cũng không giành lấy một chữ cho tổ tiên. Bác chỉ lăm lăm đi gặp cụ Mác, cụ Lê.

Bác không thấy nhục bởi, làm gì thì làm, các “đồng chí” kể trên cũng chỉ dốc lòng “theo chân bác” thế thôi. Xưa bác hô hào “Dù đốt cháy cả Trường Sơn cũng phải giành được chính quyền” [6] và nay họ cũng chỉ tiếp tục cái công việc ấy để giữ cho bằng được chính quyền! Xưa bác thề hy sinh cả dãy Trường Sơn thì nay họ hy sinh một chút Tây Nguyên, một chút “rừng phòng hộ đầu nguồn”, chỉ là những phần rất nhỏ của dãy núi hùng vĩ ấy, sá gì! Dãy núi ấy là nguồn sống và môi trường sống của bao người mà bác còn thề bỏ được thì nói gì chút biển, chút tôm cá và chút trò nắn gân “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” cỏn con!

Anh có thấy không, anh Cao Xuân Huy?

Từ lời thề “đốt cháy Trường Sơn” năm 1945 cho đến những ngày anh hăm hở chờ xuất trận năm 1974 và những ngày ê chề chua chát hôm nay là một chuỗi dài những hành động nhất quán.

Chỉ để giành và giữ chính quyền!

Để giành chính quyền, họ thề thốt là sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn. Để giữ được chính quyền đã có trên nửa nước Việt Nam ngày đó, họ cũng có thể đốt cháy Hoàng Sa trên bản đồ Việt Nam. Thế mới có công hàm năm 1958 của ông thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Để mở rộng cái chính quyền ấy trên toàn nước họ đã không ngần ngại mở những cuộc tấn công gây sức ép ngay giữa lúc một phần da thịt của tổ quốc đang bị ngoại bang chiếm đoạt khiến anh phải đau đáu cái nỗi nhục mất nước.

Và để giữ được chính quyền của hôm nay họ đã không ngần ngại đốt cháy lòng yêu nước của dân mình, thứ tài sản tinh thần quý giá nhất để giữ nước.

Chỉ để giữ chính quyền thôi, họ sẵn sàng bỏ nước.

Bởi thế, bác sẽ không hề thấy nhục. Như thế thì, mê tín hay không mê tín, tin hay không tin chuyện lên đồng, nhất định đạo diễn của chúng ta phải dựng cho bằng được cảnh gọi hồn bác nhập đồng.

Mà, cái cảnh sinh hoạt của cái bọn gọi nhau là “đồng chí” có khác nào cảnh lên đồng? Cái cảnh tình “hữu nghị chữ vàng” khi “thăng” khi “nhập”; cảnh réo tên nhớ bác, học tập theo chân bác, khi “thăng” khi “nhập”; cảnh ca tụng sự nghiệp tụng công lao cũng khi “thăng” khi “nhập”; nhìn lại có khác nào cảnh lên đồng?

Mà, không chừng, chữ “đồng” trong tiếng “đồng chí” bọn họ gọi nhau cũng bao hàm luôn nghĩa của chữ “con đồng”. Bởi thế, anh Cao Xuân Huy, nhớ anh, tôi lại nhớ Tú Xương:

Đồng giỏi sao đồng không giúp nước…

 

14.6.2011

 

_________________________

Chú thích & tài liệu tham khảo:

[1]Thuộc dự án nghiên cứu do University of Massachusetts bảo trợ đã gây tranh cãi một dạo.

[2]Đỗ Trung Quân, “Lại một cuộc đối thoại”, Tiền Vệ (13.06.2011).

[3]Huy Đức, “Đơn độc”, Blog Quê Choa (12.06.2011).

[4]Chuyện tử tế là phim tài liệu của đạo diễn Trần Văn Thuỷ như là phần 2 của phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai. Phim hoàn tất năm 1985 nhưng bị cấm cho tới năm 1987 mới được phép chiếu. Cuốn phim sau đó giật giải Bồ câu bạc tại Đại hội điện ảnh Leipzig ở Đông Đức và được nhiều đài truyền hình mua bản quyền để phát lại, trong đó có đài SBS tại Úc với phụ đề Anh ngữ của Hoàng Ngọc-Tuấn. Xoay quanh câu hỏi: "Thế nào là sự tử tế?", phim tìm câu trả lời thông qua nhiều con người, hoàn cảnh sống nghèo khó và trớ trêu khác nhau.

[5]Ngày 2.6.2011 Cổng thông tin chính phủ Việt Nam (Chinhphu.vn) đăng bản tin “Xây dựng Cung hữu nghị Việt – Trung” của Đức Nam:

“(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Cung hữu nghị Việt - Trung. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Xây dựng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đưa dự án đầu tư xây dựng công trình Cung hữu nghị Việt - Trung vào kế hoạch nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng. […] Tổng số tiền Trung Quốc cam kết tài trợ cho dự án là 200 triệu nhân dân tệ trích từ 4 hiệp định hợp tác kinh tế, kỹ thuật mà hai bên đã ký kết. Ngoài ra, một phần kinh phí của dự án được trích từ ngân sách của Việt Nam để thực hiện một số hạng mục như giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà khách Hữu Nghị…”
 
Thật không thể tin nổi! Nhất là khi việc này diễn ra chỉ một tuần sau vụ cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh (25.6.2011) và giữa lúc quan chức TQ liên tiếp doạ nạt và dạy đời VN.
 
Có lẽ nhận ra phản ứng của người Việt, trang web trên đã rút tin này đi, tuy nhiên vẫn không kịp vì nhiều blogger đã lưu lại. (Xem: http://www.xuandien.com/2011/06/chinh-phu-vn-muon-som-co-cung-huu-nghi.html)

[6]Câu này đang có nguy cơ bị tẩy xoá với mục tiêu “phải đạo chính trị”.

Thí dụ bài “Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9-1945” trong trang web của Quốc hội CHXHCNVN viết:
 
“Thực hiện Nghị quyết Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Quốc dân đại hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước, triệu người như một, nhất tề nổi dậy với ý chí “dù có hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng quyết tâm giành cho được chính quyền trong toàn quốc”.
 
 
Tuy nhiên trên rất nhiều tài liệu khác, hiện chữ “chính quyền” đang có âm mưu sửa lại thành chữ “độc lập”.
 
Thí dụ: “Một hôm, lên lán báo cáo công việc, thấy Người sốt, đồng chí Võ Nguyên Giáp xin ở lại lán với Người. Người mở mắt, khẽ gật đầu. Đêm ấy, tỉnh lại sau cơn sốt, Người nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
 

 

 

-----------------

Bài liên quan:

15.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Hôm nay chúng tôi ngồi đây / Cách xa quê hương vạn dặm / Nhìn về Sài Gòn, nhìn về Hà Nội / Trong lòng như có muối xát / Đường Sài Gòn bốc lửa / Phố Hà Nội sục sôi / Những tiếng hô vang vang, dội vào bốn ngàn năm lịch sử... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Lài chưa từng chơi trò chụp mũ ai là Hán gian cả, Võ Tấn Phong hãy đọc kỹ lại toàn đoạn văn của Lài xem có dấu vết gì của trò này không, làm ơn đọc kỹ nghen... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Ông Nguyễn Tôn Hiệt hỏi tôi “muốn cái đất nước Việt Nam hiện nay bị cướp như thế nào và ai cướp?” Ái chà, thưa ông, hiện nay tôi không còn đất nước nào nữa, lí do là nó đã bị Vi Xi cướp sống kể từ cuối tháng Tư 1975. Trên mảnh đất này tôi thực sự là một kẻ người lưu vong... (...)
 
14.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Xin bạn Vương Thuý Kiều làm ơn giải thích rõ giùm điều này: Bạn muốn cái đất nước Việt Nam hiện nay bị cướp như thế nào và ai cướp? Tôi nghĩ có lẽ bạn mong cho đất nước này được giành lại. Chứ lẽ nào bạn mong đất nước này bị cướp mất thêm một lần nữa?... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Xin đề nghị tất cả người Việt Nam chúng ta dùng chữ “China” để chỉ nước láng giềng phương Bắc. Chữ “Trung quốc” có hàm ý “nước ở trung tâm” vốn là của bọn bá quyền Ðại Hán, xem khinh tất cả các nước khác trên thế giới đều chỉ là những nước phụ thuộc bao chung quanh “nước chính giữa” mà thôi!... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Ái dà, việc nghĩa thì cứ phải làm, không nên chỉ vì có người nói nặng nhẹ lại bỏ cuộc. Còn chuyện người ta phê bình, nếu đúng thì xin lỗi phục thiện, nếu sai thì tranh luận phản đối. Sao lại lấy lý do đoàn kết mà khuyên người ta đừng nói, hay là chụp mũ người ta là Hán gian hở trời... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Dạ thưa, đó là họ đang nhận ơn huệ từ nhà nước, để đi dự “hội thảo” bàn về những vấn đề cao siêu của xã hội, sau đó họ xuống Cần Giờ du hí. Nghe nói sau khi đọc thơ, họ còn chơi các trò... nhảy lò cò (?), kéo co... và thức xem cúp bóng đá C1 và... nhậu... (...)
 
13.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Nếu Trung Quốc mà vớ được mấy “lời vàng” của NMT và “ý ngọc” của Nguyễn Chí Vịnh, họ sẽ mừng rỡ khôn xiết: Các anh tuyên bố chủ quyền nhưng các anh không có quyền tài phán. Các anh không có quyền tổ chức tour du lịch ra Trường Sa. Các anh không có quyền thăm dò và khai thác dầu khí... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Có chăng tôi “chỉ mang lại tác động không tốt”, “chỉ gây chia rẽ và làm nản lòng người thôi”, và có thể gây thương tổn cho “những nhân tố tích cực nhất trong giai đoạn hiện tại trong” phong trào ái quốc & vệ quốc như chị Bùi Thị Lài đã có tình thương mến thương nhắn nhủ thì tôi xin ghi nhận, song cái dàn loa Tuyên Huấn quốc nội gần suốt một thế kỷ nay... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Giờ tôi thì chỉ (ngây thơ) mong thấy đến lượt quân cướp bị cướp, đơn giản vậy thôi, chàng Hsim và nàng Lài đáng mến ạ... (...)
 
12.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bây giờ thì tôi tin chắc cô Thúy Kiều họ Vương chính thị là người Trung Quốc: cô ấy đã loại Monsieur Menras ra khỏi đoàn người biểu tình chống nước Đại hán phương Bắc của cô ta mà không cần tới dùi cui mã tấu... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Có chuyện này nè, Lài nghĩ bài “Ông André Menras đáng mến ơi!” của Vương Thúy Kiều chỉ mang lại tác động không tốt khi có dụng ý khơi lại những chuyện xa xưa để khích bác, giễu cợt ông André Menras. Theo Lài thì kiểu giễu này không “duyên” chút nào... (...)
 
11.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Bức ảnh này xuất hiện nhiều nơi trên internet. Không thấy ghi tác giả là ai. Bức ảnh mang rất nhiều ý nghĩa... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Anh sẽ làm gì khi mặt trời vừa mọc? / Em sẽ làm gì khi bóng đêm vừa tan? / Chúng ta sẽ làm gì khi ngày mai vừa đến? / Trên những con đường kia ta sẽ phải làm gì? // Ta sẽ phải làm gì đây / Trước hàng rào dây thép / Trước dùi cui súng ống chập chùng / Trước những bóng ma đang canh gác khắp nẻo đường / Ta sẽ phải làm gì khi nỗi cô đơn đang réo gọi / Hàng triệu nỗi cô đơn đang lũ lượt xuống đường... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đọc qua bài “Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc?”, tôi không khỏi cảm thấy tác giả là người cưỡng từ đoạt lý để bẻ cong các phát biểu của ông Vịnh. Tôi cũng xin đi theo bài trả lời của ông Vịnh để phân tích lại vấn đề... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Ôi ông André Menras, ngày xưa giá như không có những trí thức hào hiệp nhưng ngây thơ như ông ủng hộ Vi-Xi chống lại VNCH thì có lẽ Hà Nội chưa dễ gì xâm lược miền Nam của chúng tôi, và đến giờ họ đã thành Bình Nhưỡng văn minh dân chủ gấp triệu lần Sài Gòn (mà cùng lắm cũng chỉ lạc hậu nô lệ cỡ Seoul hôm nay), thì chẳng phải tốt hơn cho cả hai bên sao?... (...)
 
10.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Thế nhưng cả nước với mấy trăm tờ báo, Hà Nội và Sài Gòn có toà soạn của nhiều báo có đông bạn đọc, với cả trăm phóng viên lại không có bài tường thuật nào. Riêng Thông tấn xã Việt Nam chỉ có một bản tin ngắn cho rằng các tin quốc tế về biểu tình là sai sự thật. Đọc bản tin 270 chữ của cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam tôi tưởng đang đọc tin từ một nước lạ nào... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Có lúc cứ tưởng chúng ta đang sống vào / thời Lê Chiêu Thống. Yêu nước sao lại là / cái tội? // Vì sao / tôi không thể yêu nước công khai? / bạn không thể yêu nước công khai? / anh không thể yêu nước công khai? / chị không thể yêu nước công khai? / em không thể yêu nước công khai?... (...)
 
09.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Báo Tuần Việt Nam thường được xem là báo của giới trí thức ở Việt Nam, thế nhưng, qua những gì báo ấy đã hành xử đối với bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết, chúng ta có thể thấy rõ ràng báo ấy cũng chỉ là một loại tay sai rẻ tiền, phản trí thức... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Làm sao có thể trông mong vào sự ủng hộ của công luận thế giới nếu ta cấm đoán chính nhân dân ta lên tiếng? Phản ứng ngoại giao tất nhiên là cần thiết, nhưng không đủ để tranh thủ được sự đoàn kết quốc tế mà Việt Nam rất cần trong lúc này. Làm sao mà những người đã từng dựa vào sức mạnh của nhân dân để giải phóng và thống nhất đất nước, ngày nay lại có thể cản ngăn quyền thông tin và hành động của nhân dân?... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Tóm lại, những gì Nguyễn Chí Vịnh phát biểu làm người đọc ngơ ngác vì nhiều lúc người đọc tưởng ông ta là hoá thân của bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Đấu tranh với kẻ thù đâu chỉ phải chờ đợi và nghe theo lời bảo ban của Nhà nước? Nhân dân đã chờ đợi và thất vọng . Nhân dân phải có tiếng nói của mình, phải có lực lượng của mình, có cách biểu hiện của mình. Giáo điều hóa tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa đưa đến hệ quả tất yếu là Giáo hội hóa Đảng Cộng sản. Đừng loay hoay bảo vệ thuyền mà coi thường con nước... (...)
 
08.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Người ta bảo giới lãnh đạo sẽ đàm phán hay mặc cả với Trung Quốc hầu giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. Nhưng họ sẽ sử dụng vũ khí gì để đàm phán? Trong mọi thứ vũ khí mà người ta có thể sử dụng được trong những trường hợp như thế, từ kinh tế đến quốc phòng và hậu thuẫn quốc tế, Việt Nam đều ở thế yếu. Cực kỳ yếu. Chỉ có một vũ khí duy nhất thì người ta lại không dám sử dụng: lòng dân... (...)
 
07.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Lê Đức Anh bảo “Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ.” Lạ quá. Khi đang bị đe doạ chủ quyền, thì sợ “xung đột vũ trang”. Chờ đến khi mất chủ quyền rồi, thì còn “bảo vệ” cái gì? Nếu bảo vệ chủ quyền thì phải bảo vệ từ đầu, còn khi “chủ quyền” đã mất rồi thì phải chiến đấu để giành lại, lấy lại, chứ còn gì nữa mà “bảo vệ”?... (...)
 
06.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Như một công dân vẫn theo dõi thời sự đất nước, tôi xin bày tỏ sự cảm mến và chia sẻ với những ai đã xuống đường ngày 5 tháng 6 năm 2011. Và tôi cũng dành sự trọng thị cho tất cả những ai có quan điểm riêng là không nên đi biểu tình, theo biểu tình là phản động... Đó là quan điểm của các bạn, nó phải được nhìn nhận như một dữ liệu có thật của thời cuộc trên đất nước này. Và nó cũng giúp tôi nhìn nhận rõ ai là bạn, ai không là bạn từ ngày hôm nay... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Tôi thật nể phục một anh trung niên người miền Trung khi anh ta đặt câu hỏi cho những anh công an: “Nếu chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng đánh kẻ thù? Chúng tôi hay các anh? Để bảo vệ ai? Bảo vệ con tôi, và con của các anh nữa!”... (...)
 
05.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Mặc dù vô số các trang blogs và webs dồn dập đưa tin, hình ảnh và video về cuộc biểu tình rầm rộ của những người Việt Nam yêu nước ngày 05.06.2011 tại Sài Gòn và Hà Nội, báo chí của Đảng và Nhà Nước lại lên tiếng phủ nhận sự kiện này. Tại sao báo chí của Đảng và Nhà Nước lại phải làm như thế?... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Một cuộc tuần hành rầm rộ lôi kéo theo những người đi đường. Họ đi một vòng qua đường Lê Duẩn – Pasteur trở lại Nguyễn Thị Minh Khai trước Lãnh sự quán Trung Quốc... Lúc này số người tham dự đã lên tới trên 1000 người. Khí thế hừng hực. Một cô bạn trẻ nói với tôi: “Sau hôm nay, nếu có bị bắt thì cũng rất đáng để trả giá”... (...)
 
04.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... NGĂN CHẶN NHÂN DÂN BIỂU THỊ LÒNG YÊU NƯỚC LÀ BÁN NƯỚC... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Công An và trường Đại Học ra sức ngăn chặn và đe doạ sinh viên, không cho sinh viên tham gia biểu tình ngày 5 tháng 6 năm 2011 phản đối Trung Quốc trong việc tranh chấp Biển Đông... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Hành động nhắc nhở kiêm thăm dò “quá đà” của Bắc Kinh vừa rồi đã khiến giới lãnh đạo tại Hà Nội nhận thấy họ phải đưa ra một phản ứng “quá đà” tương thích. Không làm thế thì, làn sóng “dân tộc chủ nghĩa” hiện tại sẽ bùng cháy và những bù nhìn chỉ biết có dâng nộp và triều cống có thể nào giữ được chỗ đứng hay cái đầu trên cần cổ? Chính vì thế họ mới tạm quên khẩu hiệu “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện” để ầm ĩ phản đối, như là những dao động chung quanh “vị trí điều hoà”... (...)
 
02.06.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Theo hội đồng bầu cử trung ương, đa số các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đạt trên 90% cử tri đi bầu cử... Chẳng hiểu khi họp quốc hội có BAO NHIÊU PHẦN TRĂM đại biểu lên tiếng phản đối tàu Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam???? (...)
 
31.05.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Lúc 8 giờ ngày 5.6.2011 tại góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch... (...)
 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... lên tiếng / đã đến lúc trong ngoài phải lên tiếng / đã đến lúc ăn miếng trả miếng / đâu Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo / đâu Hưng Đạo Vương với Hịch Tướng Sỹ hào hùng // xin đừng làm anh hèn... (...)
 
29.05.2011
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Trong vụ tàu Trung Quốc ngạo mạn xâm phạm lãnh hải Việt Nam, những người công nhân trẻ tuổi này có thái độ dứt khoát, không sợ hãi điều gì. Họ đơn giản là người Việt Nam... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021