tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Thưởng thức nhạc? Hay chỉ là tán phét nhảm nhí?  [đối thoại]

 

Sau bài “Đừng yêu lính bằng lời” của Chu Hà, cứ ngỡ câu chuyện vậy là đã rõ, đã xong. Nào ngờ lại còn có kẻ xông ra “liều mỉnh cứu... họ Lê”! Đọc bài “Có còn hơn không!” của Lê Long, có lẽ nhiều người sẽ không khỏi bật cười.

Trước hết, Lê Long nói bài viết “Có chăng mùi hương trong tiếng đàn vĩ cầm Đan Thọ?” (do Du Tử Lê viết) là “cách thưởng thức nhạc”,“chuyện thưởng thức và nhận định về âm nhạc” của ông Du Tử Lê.

Lê Long nói vậy là nói nhảm.

Bài viết “Có chăng mùi hương trong tiếng đàn vĩ cầm Đan Thọ?” chứng tỏ rằng ông Du Tử Lê đã không hề thưởng thức “tiếng đàn vĩ cầm Ðan Thọ” chút nào, vì:

- Du Tử Lê chỉ tán về phần lời ca của bài “Chiều tím” do thi sĩ Đinh Hùng viết.

- Bài “Chiều tím” là một ca khúc, chứ không phải là một nhạc phẩm độc tấu vĩ cầm.

- Trong video clip “Nhạc Sĩ Đan Thọ” (mà Du Tử Lê đã post trên trang www.dutule.com, link đến clip trên Youtube), từ phút 00:39 đến 00:56, có cảnh nhạc sĩ Đan Thọ đứng ở hiên nhà, dùng vĩ cầm kéo một đoạn giai điệu của bài hát “Chiều tím”. Chỉ kéo có vài câu trong vòng 17 giây đồng hồ, nhưng tiếng đàn của Đan Thọ đã có nhiều nốt rất lạc, rất “faux”, hiển nhiên là vì tuổi già, sức yếu. Chắc chắn Du Tử Lê không thể ca tụng một tiếng đàn yếu ớt, nhạt nhẽo và lạc nốt như vậy của người nhạc sĩ già nua là tiếng đàn “nồng nàn hương tình yêu” được.

- Bất cứ một người chơi vĩ cầm nào hôm nay cũng có thể chơi cái giai điệu hết sức đơn giản của bài hát “Chiều tím”, và khi một ông/bà/cô/cậu X. nào đó chơi cái giai điệu đó, thì không có nghĩa là lời ca “Chiều tím” của Đinh Hùng (viết từ năm 1960) mô tả tiếng vĩ cầm của ông/bà/cô/cậu X. đó. Nói cách khác, không phải hễ ông/bà/cô/cậu X. đó (kể cả ông Đan Thọ) mà kéo ò e cái giai điệu của bài hát “Chiều tím” là tự nhiên tiếng đàn thành ra “nồng nàn hương tình yêu”!

- Vì vậy, Du Tử Lê đã sai lầm một cách ngớ ngẩn khi dùng lời ca của Đinh Hùng để tán phét về tiếng vĩ cầm của Đan Thọ.

 

Lê Long nói:

Chuyện “lấy ca từ làm tiếng đàn” hoặc thay cho tiếng đàn của ông Du Tử Lê thì cũng chẳng phải là “nâng cái văn hóa nghe nhạc bằng lời lên một tầm cao mới” chi chi cả, mà theo tôi hiểu, đấy là nghệ thuật thưởng thức âm nhạc dưới góc nhìn và cảm quan tinh tế của một thi sĩ, người có những giác quan hết sức bén nhạy...

Lê Long nói vậy là quá nhảm.

Như đã trình bày ở trên, Du Tử Lê đọc lời ca của Đinh Hùng rồi tán ra thành tiếng vĩ cầm của Đan Thọ (mà Đan Thọ không hề trình diễn độc tấu bài hát này bằng vĩ cầm), thì rõ ràng đó không phải là “nghệ thuật thưởng thức âm nhạc dưới góc nhìn và cảm quan tinh tế của một thi sĩ” gì ráo.

Lê Long còn nhảm tới mức dám nói:

... chỉ bằng “lời ca, câu hát” thôi mà có thể “nghe” được thanh âm réo rắt của tiếng vĩ cầm rung lên từng nốt nhạc. Khả năng đặc biệt ấy được trời phú cho, không dễ gì có được.

“Lời ca, câu hát” là do thi sĩ Đinh Hùng viết. Làm sao Du Tử Lê chỉ đọc cái “lời ca, câu hát” đó thôi mà có thể “nghe” được thanh âm réo rắt của tiếng vĩ cầm rung lên từng nốt nhạc?

Nói nhảm tới mức đó là “hết thuốc”, vì không lẽ chỉ cần đọc “lời ca, câu hát” bản Sérénade (lời ca của Ludwig Rellstab, nhạc của Franz Schubert) thì ông Du Tử Lê, với cái “khả năng đặc biệt được trời phú cho, không dễ gì có được” ấy, liền “nghe” được thanh âm réo rắt của tiếng vĩ cầm của Franz Schubert rung lên từng nốt nhạc?

 

Nói nhảm vậy chưa đủ, Lê Long lại nói nhảm tiếp:

Ông Chu Hà cũng chẳng nên ngờ vực hay thắc mắc khiếu nại làm gì vụ thi sĩ họ Lê chỉ qua ca từ mà “nghe được tiếng đàn, ngửi được mùi hương”. Cái chính là ông ấy enjoy được bài nhạc qua cách thưởng thức ấy và cũng đã viết ra trung thực như thế, còn người đọc có enjoy cùng với ông ấy hay không thì là chuyện khác.

“Enjoy” tiếng đàn bằng cách đọc lời ca (mà không cần nghe tiếng đàn)!!! Rồi viết nó ra “trung thực như thế”!!! Rồi yêu cầu người đọc “chẳng nên ngờ vực hay thắc mắc khiếu nại làm gì”, thì đúng là một lối suy nghĩ nhảm nhí quá trớn.

 

 

------------------

Bài liên quan:

24.08.2013
[CHUYỆN NHẠC] ... Đọc bài ông Chu Hà viết, tôi thấy có đúng, chỉ có điều là cách thưởng thức nhạc của nhà thơ Du Tử Lê cũng không phải chuyện mới mẻ và lạ lùng gì. Chuyện “yêu nhạc bằng lời” là khá phổ biến trong giới yêu nhạc người Việt mình, từ xưa nay vẫn có khuynh hướng nghe “nhạc” là nghe... “lời” của bài nhạc ấy… (...)
 
17.08.2013
[CHUYỆN NHẠC] ... Lấy ca từ thay cho tiếng đàn, hay nói chung là cái cách thế nghe nhạc bằng lời như thế thì cũng, trên một phương diện nào đó, đồng nghĩa hay tương tự như xức dầu cù là lên âm nhạc, không hơn. Như thế, nếu không chỉ là để làm kiểng, thì cũng chỉ là để làm dáng?... (...)
 
07.08.2013
[ĐỌC VĂN] ... Theo tôi thì ông Chu Hà chớ có phí sức mà càm nhàm phê bình làm chi cho mệt vì lẽ bài viết của ông Du Tử Lê viết về mục âm nhạc nghệ thuật thông tin mang tính cách quần chúng, đại chúng tràn trề, không chuyên sâu, không mang tính chất hàn lâm, không có giá trị âm nhạc kinh điển gì rốt ráo... (...)
 
30.07.2013
[ĐỌC VĂN] ... Đọc bài của ông Thomas Chu: Tại sao ông Chu Hà lại “mổ bụng con bò ‘Mộng’”? tôi thấy có nhiều điều lấn cấn. Ông Thomas Chu viết một bài rất ngắn, đâu chừng 100 chữ, nhưng lại mắc phải khá nhiều lỗi. Ông bênh vực cho ông Du Tử Lê mà hoá ra lại làm cho nhảm hơn... (...)
 
29.07.2013
[ĐỌC VĂN] ... Tại sao ông Chu Hà lại “mổ bụng con bò ‘Mộng’” về ba cái tin tức “pop/lá cải” của Người Việt Online làm chi cho rách việc? Chuyện “Tiếng Đàn Violon của nhạc sĩ Đan Thọ” do nhà thơ Du Tử Lê viết thì chỉ là viết tiếng Việt cho vui và có chi đâu xê-ri-ớt đâu mà bác Hà của tôi lại bứt rứt khó chịu... (...)
 
27.07.2013
[ĐỌC VĂN] ... Đọc thấy nhan đề “Có chăng mùi hương trong tiếng đàn vĩ cầm Đan Thọ?” trên Người Việt Online do nhà thơ tên tuổi Du Tử Lê biên soạn, tôi nghĩ bụng: Mùi hương của tiếng đàn là một đề tài nghe hơi bị khác thường. Tuy có thể chưa hẳn đã phải là hoàn toàn huyễn hoặc, nhưng quả là có phần nào đó kỳ dị và không chừng là luôn cả kỳ bí... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021