tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Về hai tập “Thơ đến từ đâu” và “Đối thoại văn chương”  [đối thoại]

 

Vừa qua tác phẩm “Đối thoại văn chương” được đăng trên DA MÀU, nhiều ý kiến khác nhau, tôi may mắn đã được đọc “Đối thoại văn chương” và cả “Thơ đến từ đâu”, xin nêu một vài ý nhỏ:

Cám ơn các tác giả có tấm lòng với văn chương với Thơ, đậm đà tự tình dân tộc. Cách viết hay và mới lạ; đưa những người ở phía bên này hay bên kia đến với nhau thông qua đối thoại.

Nhiều người Việt ai cũng có thời nhận định cảm tính, ngây ngô về xã hội, nhà thơ cũng như thế. Bỏ qua những sai lầm những nhận định ngây ngô đó, con người đáng quý với tấm lòng với dân tộc với nhân dân không phải bằng lý những lời lẽ sáo mòn mà bằng những hành động cụ thể dù họ ở bên này hay bên kia.

Tôi một thời là giáo viên, có nhiều bạn bè dạy học ở những bản làng xa xôi, họ khao khát được đọc sách, được tiếp cận với tri thức mới. Họ đang phải chiến đấu vất vả với cơm ăn áo mặc để tồn tại. Qua tiêp xúc và trao đổi tôi biết rằng họ trân trọng những cuốn sách như thế này.

Tôi cũng mơ giá như qua một đêm được sống trong xã hội văn minh, dân chủ. Nhưng tôi đang sống trên đất nước này, tôi hy vọng bạn đọc chê bai những chuyện bếp núc trong hai tác phẩm này, hãy về “du lịch” ở những vùng xa xôi trên đất nước hình chữ S này sẽ thấy những gì mà đa số dân chúng đang cần.

Những nhà thơ được phỏng vấn trong hai tập sách này, theo tôi, cũng chưa phải những nhà thơ xuất sắc nhất của thời đại. Nhưng dù sao qua đối thoại Văn chương họ tìm đến với nhau trước tiên là văn thơ và những điều xa hơn có thể. Riêng về tập “Đối thoại văn chương” hơi bị dài, đọc dễ chán, thơ chưa có gì xuất sắc cả ý tưởng và văn phong. Tuy vậy, tôi vẫn thấy tác giả không phải là người đáng để chê bai, dè bĩu, tôi đánh giá cao tác giả sự chân thành phản tỉnh.

Xin chào trân trọng.

Nguyễn Đặng Trí Tín

 

 

-------------------

Bài liên quan:

14.01.2013
[CHUYỆN THƠ] ... Trần Nhuận Minh là nhà thơ “quan trọng” như thế nào và có tầm nhận thức văn chương cao đến cỡ nào mà ông Nguyễn Đức Tùng đã phải dày công bỏ ra cả năm trời để phỏng vấn và viết thành cuốn sách Đối Thoại Văn Chương?... (...)
 
09.01.2013
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm qua, đọc cái bài “Đối thoại văn chương - Nguyễn Đức Tùng và Trần Nhuận Minh” đăng trên Damau.org, 7-1-2013, mà 3 lần phát hoảng. Hoảng vì mới đầu tuần, Lâm tui đụng phải cùng lúc 3 cái vĩ đại... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021