tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Cần phải chẩn và trị căn bệnh giáo dục ở Việt Nam  [đối thoại]

 

Là người học cùng trường với Ngô Hương Giang, chúng tôi cảm thấy vui khi đọc “Lời xin lỗi muộn màng” của Giang. Hoan nghênh tinh thần cầu tiến và phục thiện của Giang. Ít ra vụ án đạo văn này kết thúc vậy là có hậu. Mặc dù đúng ra Giang phải xin lỗi ngay từ đầu vụ này thay vì cố cãi bướng rồi mới chịu thua. Đúng hơn nữa Giang phải xin lỗi cả hai học giả Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn vì lúc đó Giang đã theo quán tính tự vệ mù quáng tung ra ba bài viết đánh ngược lại rất điên rồ trên trang Văn thơ trẻ, bài “Bàn thêm về cái gọi là “đạo văn” của Nguyễn Hưng Quốc” , bài “Phút tống tiễn Hoàng Ngọc-Tuấn về phía bên kia của quỹ đạo học thuật” và bài “Nguyễn Hưng Quốc và Chủ nghĩa không tưởng suy đồi sẽ thất bại…”. Bây giờ chúng tôi nghĩ tốt nhất Giang nên thành thật xin lỗi và cảm ơn cả hai vị rồi Giang xóa ba bài điên rồ ấy đi thì càng có hậu hơn.

Trong vụ này Giang rõ ràng là có lỗi lầm nặng nhưng Giang nói rất đúng ở nguyên nhân cái lỗi lầm đó là do “không-có-gốc về tinh thần học thuật”. Không chỉ riêng Giang mà cả chúng tôi cũng không có cái gốc đó. Thế hệ chúng tôi nếu so với tiêu chí ở các nước văn minh thì đúng là chúng tôi chỉ được học hành lem nhem trong một môi trường giáo dục lem nhem. Nếu đem những tiêu chí trong bài “Văn hóa chú thích” của nhà phê bình giáo dục/văn học Nguyễn Hưng Quốc ra mà làm chuẩn thì phải nói là ngay cả những cuốn sách dày cộm của các GS.TS. ở Việt Nam trước nay cũng khó mà đạt được. Thử giở xem phần chú thích với mục sách tham khảo trong những cuốn của các vị GS.TS. mà chúng tôi đã phải dùng để học thì thấy phần nhiều là thiếu sót, lộn xộn không theo một chuẩn mực nào cả.

Gần đây hàng loạt bài phê phán nạn đạo văn và kêu gọi chỉnh sửa tình trạng giáo dục Việt Nam trên báo Tiền Vệ rất là hữu ích. Lúc chưa ra trường tôi có lần tình cờ phát hiện trong sách của một vị GS.TS. có nguyên một đoạn văn rập khuôn như dịch theo một đoạn văn của Foucault nhưng không có một chú thích trích dẫn nào, ra vẻ như đoạn đó là tài sản tinh thần của vị GS.TS. Tôi đánh bạo nói với vị GS.TS “Thưa thầy, có người nói trong sách thầy có đoạn văn này giống y như một đoạn của Foucault”. Thầy hỏi tôi “Đoạn nào?” Khi tôi trình ra cho thầy xem thì thầy trừng mắt, gằn giọng “Cô có biết đọc không? Cô nên xem lại cái thái độ của cô!” Rồi thầy hầm hầm bỏ đi. Lúc đó tôi chưa tốt nghiệp nên tôi không dám làm gì, chỉ kể riêng cho các bạn tôi nghe. Hôm nào tôi tìm sẽ lại cuốn sách của Foucault để so nhau rồi viết một bài báo cáo công khai cho mọi người xem có phải tôi là người không biết đọc, mất dạy, hay ông GS.TS. đó chính là một người đạo văn.

Để kết thúc bài viết, tôi xin chép lại một đoạn trong bài “Văn hóa chú thích” của nhà phê bình giáo dục/văn học Nguyễn Hưng Quốc:

“Bởi vậy, trước nạn đạo văn dường như lan tràn như một thứ bệnh dịch tại Việt Nam hiện nay, nơi cần được chẩn bệnh và trị bệnh đầu tiên có lẽ chính là giáo dục.”

 

 

--------------

Bài liên hệ:

02.08.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Theo tinh thần bài viết, Ngô Hương Giang đã thừa nhận đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Người mà Ngô Hương Giang phải xin lỗi đầu tiên là Nguyễn Hưng Quốc. Nhưng sự thực thì sao? [...] Ngô Hương Giang “Mong bạn đọc xa gần cảm thông và lượng thứ”, chứ đâu phải mong Nguyễn Hưng Quốc!... (...)
 
01.08.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Sau khi tác giả Hoàng Ngọc-Tuấn viết bài phê bình tôi đăng trên Tiền Vệ và Da Màu (tháng 2/2010), cái cảm giác về đạo đức người cầm bút luôn ám ảnh tôi. Nhiều lần tôi đã định viết lời xin lỗi tới nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, nhưng vẫn ngập ngừng chưa nói được. [...] Việc tôi muốn làm đầu tiên là gửi lời xin lỗi tới độc giả Tiền Vệ và Da Màu cùng nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc. Mong bạn đọc xa gần cảm thông và lượng thứ... (...)
 
28.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Trước nạn đạo văn dường như lan tràn như một thứ bệnh dịch tại Việt Nam hiện nay, nơi cần được chẩn bệnh và trị bệnh đầu tiên có lẽ chính là giáo dục. Lý do đơn giản: Người ta không thể biết điều họ không hề được học. Bởi vậy, cần để ý đến chương trình và cách thức giảng dạy từ những điều căn bản nhất: tìm tài liệu, trích dẫn tài liệu và ghi chú tài liệu. Những điều cực kỳ căn bản... (...)
 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Hôm nay (28/07/2010), anh Ngô Tự Lập vừa gửi email cho tôi, cho biết rằng báo Tiền Phong vừa đăng mẩu “Đính chính” về đoạn phi lộ của bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” (14/05/2005) của Ngô Tự Lập... (...)
 
27.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Anh Ngô Tự Lập vừa chuyển lại cho tôi một email của Alain Guillemin gửi cho Ngô Tự Lập (26/07/2010) cùng một email của Ngô Tự Lập gửi cho tôi và chuyển đến Alain Guillemin (27/07/2010). Ngay sau đó, tôi đã viết một email gửi chung cho Ngô Tự Lập và Alain Guillemin (27/07/2010). Nguyên văn của ba bức email ấy như sau... (...)
 
21.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Anh đã thấy được rằng những lời phê phán của tôi là rất công bằng và chính xác. Thành thật cảm ơn anh. Tuy nhiên, câu “nếu không có một uẩn khúc” và một số ý tưởng khác của anh khiến tôi phải viết bài này; và để cho mọi vấn đề được thực sự sáng tỏ, tôi sẽ nêu lên một loạt những câu hỏi và những nhận định mà tôi hoàn toàn đặt cơ sở trên lý luận. Tôi xin nói ngay rằng khi anh viết thêm “nếu không có một uẩn khúc”, thì tôi thấy rất lạ, vì cái “uẩn khúc” đó là cái gì chỉ riêng một mình anh biết, và hoàn toàn không dính dáng gì đến công việc của tôi như một người đọc và nhận định/phê phán về một văn bản... (...)
 
19.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Thưa ông Nguyễn Văn Dân, tôi không hề “khắt khe” để làm gì cả. Nếu Ngô Tự Lập là một nhà báo vớ vẩn thì tôi đâu có mất thì giờ để phê phán. Ngô Tự Lập cũng không phải là một người chỉ được đào tạo ở Việt Nam. Anh ta đã từng được đào tạo trong những trường đại học lớn ở Pháp và Mỹ. Nếu Ngô Tự Lập không sành sõi các nguyên tắc chính quy để viết essay, thì anh ta đã không thể tốt nghiệp từ những trường đại học ấy. Đáng lẽ anh ta phải làm gương cho học giới ở Việt Nam, chứ sao lại vi phạm những lỗi lầm giống như họ!... (...)
 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Bài viết mới nhất của Nguyễn Tôn Hiệt, nhan đề “Ngô Tự Lập không chỉ ‘kín đáo’ đạo văn của Brent Hayes Edwards, mà còn công khai đoạt văn của Alain Guillemin!” sẽ rất công bằng và chính xác, nếu không có một uẩn khúc. Uẩn khúc đó là... (...)
 
18.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Khi đạo văn của Brent Hayes Edwards, Ngô Tự Lập còn “kín đáo” sử dụng nhiều thủ thuật, nhưng khi đạo văn của Alain Guillemin, thì Ngô Tự Lập không còn lén lút nữa. Anh ta công khai chiếm hữu ý tưởng của Alain Guillemin ngay trước mắt độc giả... (...)
 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Chiến thuật của bác Ngô có thể ví như “chặt tay” (hay đúng hơn là “xẻo mồm”) thằng Tây kia, rồi đặt “tay” (hay “mồm”) mình thế vào chỗ ấy, rồi cứ thế ra sức “su-ka” (hoặc “thổi kèn”). Theo tôi thế là có tội “nhớn”, là đã làm giảm đi (rất nhiều) cái sự sung sướng của “nhân rân ta” cũng như “Công an nhân rân ta”, bác Ngô có biết như thế cho chăng? Tự sướng làm sao mà bằng người khác làm cho sướng được?!... [XIN LƯU Ý: Bài có hình khoả thân] (...)
 
16.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Tất cả những ai nghiêm túc thì chắc chắn đều đồng ý rằng: Ngô Tự Lập đã đạo văn của Hayes Howards. Rằng: Ngô Tự Lập đã tự biện hộ bằng những lập luận không hợp lý, và tránh né hầu hết những bằng chứng về sự đạo văn mà tôi đã nêu ra trong bài “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập”. Ngô Tự Lập chỉ không đạo văn nếu anh ta đi ngược thời gian để viết những điều này trước năm 2003... (...)
 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Chắc chắn Nguyễn Tôn Hiệt vẫn không, hoặc cố tình không, đọc cẩn thận 2 bài viết của tôi, “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ” (2005) và “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” (2010). Vì thế, bài viết “Đạo văn: lý thuyết và thực hành của Ngô Tự Lập” của ông vô tình hoặc hữu ý đã xuyên tạc sự thật... (...)
 
15.07.2010
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Có một câu hỏi cần phải nêu ra là: Khi Ngô Tự Lập đạo văn, liệu anh ta có suy nghĩ giống như những gì anh ta đã phê phán về phương diện đạo đức của hành động đạo văn? Chỉ mong Ngô Tự Lập đọc lại thật kỹ và tự suy gẫm về những gì anh ta đã nói về nạn đạo văn. Và tự biết xấu hổ... (...)

 

--------------

Những bài khác có liên hệ về chuyện VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG và chuyện ĐẠO VĂN:

 
Chuyện VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG:
 
06.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Những ngày qua (từ ngày 31/5/2010 đến ngày 3 6/2010) Tiền Vệ đăng liên tiếp những bài tranh luận của Ngô Tự Lập và Nguyễn Tôn Hiệt, ngẫm nghĩ một hồi, tôi thấy có những ngộ nhận trong học thuật Việt Nam gần đây đã đến hồi phân giải rõ ràng, tránh lối quy chụp và ảo tưởng... (...)
 
03.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... may quá! / tôi vô học / may quá! / tôi nhờ vô học mà không lươn lẹo / hoan hô bọn vô học! / hoan hô tôi! / nhưng tôi vẫn xin lỗi / những ai / có / học / thật / vẫn không lươn lẹo... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Trong bài “Thêm một lần với Nguyễn Tôn Hiệt”, ông nghè Ngô Tự Lập hùng hồn khẳng định: “Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri)...” Ông nghè Lập nói vậy là không thiệt thà chút nào. Tại hạ có thể nêu ra bằng chứng rành rành ngay trong bài viết của ông để cho thấy cái không thiệt thà của ông... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bác Hồ, vị cha già dân tộc, đẻ ra cả một dân tộc còn được, nhằm nhò gì cái “văn học viễn tưởng Việt Nam” ấy, ngài đẻ ra mấy hồi. Đâu cần tiến sĩ Ngô Tự Lập nhọc công chứng minh điều ấy... (...)
 
02.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải làm cho ra lẽ / Những đứa nào bất nhân / Những đứa nào vô đạo / Những kẻ không có chút con người / Không thương xót ngay cả người mà chúng đang “thánh hoá” ... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tôi dám cá với quí ông Nguyễn Tôn Hiệt rắng cả tác giả bài viết lẫn người trao đổi với quí ông mấy ngày nay chỉ là một kẻ mạo danh đó thôi. Trò này ở đất này lúc nào cũng thịnh hành (Ngày xưa ngay cả bác Hồ đáng kính của chúng ta cũng đã chẳng từng giả danh người khác để viết bài đăng báo đấy ư?) Sao độ rày quí ông Nguyễn Tôn Hiệt lại có thể mụ mị đến độ mất cảnh giác như vậy kìa?... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Bài viết của tôi là về văn học viễn tưởng, nói đúng hơn là truyện viễn tưởng (mô tả thế giới trong tương lai), chứ không phải là về tính tiên tri (mặc dù tôi có nhận xét rằng 2 tác phẩm của Hồ Chí Minh có tính tiên tri). Có nhiều hình thức tiên tri khác, như sấm hay bói toán, nhưng tôi không bàn ở đây... Tôi nhận định rằng truyện “Con người biết mùi hun khói” in năm 1922 của Hồ Chí Minh có lẽ (tôi nhấn mạnh) là truyện viễn tưởng hiện đại đầu tiên của Việt Nam... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Lẽ ra... / Phải biết ngượng / Vì nói dối quá lâu nên tin luôn mình nói thật / Lẽ ra... / Cứ để ông ấy (tức cụ Hồ) / Sống, làm việc và chết theo pháp luật / Như một người bình thường / Lẽ ra... (...)
 
01.06.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Thưa ông nghè Lập, cái ý chính của tại hạ là thế này: Ông nghè Lập đã vào ban hợp xướng của văn công để ca tụng cái loại văn “tự sướng” của Hồ Chí Minh là “văn học viễn tưởng Việt Nam”! Tại hạ đã nhấn mạnh ý này ở ngay nhan đề bài viết, nhưng ông nghè Lập khéo quá, né một cái vèo... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Có thể ông Hồ là người đầu tiên viết truyện có các chi tiết “mơ ngày toàn thắng”, viết theo kiểu phán đại, hay nổ sảng và... ăn may. Chứ ông ấy có “đẻ” ra cái “văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam” nào đâu. Nói như vậy là hàm hồ... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Chính vì có bác Hồ đã “tiên tri” ra nhiều điều hay ho (có phần quái gở) cỡ đó, nên đám hậu bối cũng được hưởng chút thần công lực. Sau khi đã oanh oanh liệt liệt “giải phóng” SÀI GÒN, đám hậu bối cũng lòi ra tài “tiên tri”, thể hiện qua vài cái tên đường cũng quái gở không kém cạnh... (...)
 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Sự thật là tất cả các bài ông dẫn ra đều lặp lại ý kiến của tôi đăng ngày 14-05-2005, trong bài “Nguyễn Ái Quốc và văn học Pháp ngữ”, đăng trên Tiền Phong. Bài báo cũng được rất nhiều báo mạng đăng lại. Điều này tôi đã viết ở đầu bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”... Ông phê phán tôi đã không nhắc đến Trạng Trình. Nhưng trong bài viết, tôi khẳng định Hồ Chí Minh là cha đẻ của văn học viễn tưởng hiện đại Việt Nam (Ngô Tự Lập nhấn mạnh)... (...)
 
31.05.2010
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tháng 6-1949, Hồ Chí Minh đã dùng bút danh Trần Lực viết truyện “Giấc ngủ mười năm” để “tiên tri” cái khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm!” Sau này, ông lại dùng bút danh Trần Dân Tiên để thần thánh hoá cá nhân “Bác”. Tại hạ tưởng nên gọi cái loại “văn học” này là loại “văn học tự sướng”. Nhưng ông nghè Ngô Tự Lập lại cùng với ban hợp xướng văn công ca ngợi đó là “văn học viễn tưởng Việt Nam” và tôn vinh ông Hồ là “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam”, thì tại hạ đành bái phục vậy!... (...)
 

____________________

 
Chuyện ĐẠO VĂN:
 
19.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... “Nhân” dư luận về chuyện đạo văn mươi ngày qua, nêu chuyện hôm qua, tôi muốn làm rõ vài khía cạnh ẩn khuất của vấn đề bên cạnh chỉ xem sự thể như một cái cớ để đưa ra vài “kiến nghị”. Kiến nghị nảy sinh từ trải nghiệm của tôi (và nhiều người khác) qua cuộc chữ nghĩa đầy cam go và cạm bẫy... (...)
 
17.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Y chang! Mà người sao chép lại quên khuấy đi dấu ngoặc kép, hử đỉnh cao trí tuệ XHCN đã từng “nếu theo dõi sự chuyển động của văn học những năm qua”??? Nếu nói tư tưởng lớn đụng nhau, thì tang chứng rành rành đây: Inrasara đã viết nhầm Mùi thơm của im lặng thành Mùi hương của im lặng, Phong Điệp đã cắt dán lại hệt cái sai kia!!!... (...)
 
14.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Tại sao lại thế nhỉ? Tại sao không hối cải? Vì tự ái? Vì tự cao? Vì mải lo noi gương sáng của Bác Hồ vĩ đại mà quên hết những đạo đức căn bản của một con người nhỏ bé nhưng lương thiện? Hay do mặc cảm? Hay do cá nhân mình thực sự chỉ là một tên ăn cắp đáng bị độc giả và dư luận khinh khi?... (...)
 
13.02.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Bài “Bàn thêm về cái gọi là ‘đạo văn’ của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc. Đầu đuôi câu chuyện như sau... (...)
 
17.01.2010
[ĐẠO ĐỨC TRÍ THỨC] ... Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp thì ở đâu cũng có. Nhưng, bình thường, bọn ăn cắp thường bị xã hội khinh miệt, do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút. Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ gì thẹn thùng cả. Nó cho thấy có sự xói mòn về phương diện đạo đức, đặc biệt, đạo đức trí thức... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021